Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.29 KB, 14 trang )

Lược sử ngoại giao VN các thời trước
Chương bốn

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ
HẬU TRẦN – phần 2
II- QUAN HỆ VỚI CHIÊM THÀNH

Sau chiến tranh chống Nguyên, quan hệ giữa ta và
Chiêm Thành có nhiều chuyển biến. Năm 1293,
Chiêm Thành đem tặng phẩm tới triều đình Đại Việt.
Tháng 2 âm lịch (1301), Chiêm Thành sang cống và
tháng sau Thượng hoàng Trần Minh Tông sang thăm
Chiêm Thành. Đấy là một điều rất đặc biệt. Từ
thượng cổ tới bấy giờ, chưa một vua Việt Nam nào
sang thăm chính thức nước khác. Điều đặc biệt nữa là
không những Thượng hoàng sang thăm Chiêm Thành
mà còn nhận lời gả một công chúa (con gái Thượng
hoàng) cho vua Chiêm là Chế Mân. Sử của người
phương Tây ghi vương hiệu Chế Mân là Jaya Simha -
Varman III. Chế Mân đã lấy công chúa vua Mã Lai
làm hoàng hậu, gọi là hoàng hậu Tapasi.

Năm 1305, vua Chiêm cho một phái đoàn hơn một
trăm người, đứng đầu là đại thần Chế Bồ Đài đem lễ
vật gồm vàng bạc, hương quý vật hiếm sang cầu hôn
công chúa vua Đại Việt. Giữa năm 1306, Thượng
hoàng Trần Nhân Tông cho đưa công chúa Huyền
Trân sang Chiêm. Vua Chiêm dâng hai châu Ô và Lý
làm của hồi môn, tức châu Thuận, châu Hóa, sau hợp
thành Thuận Hóa. Công chúa Huyền Trân lấy vua
Chiêm là Chế Mân sinh được một con trai là thái tử


Chế Đa Da. Giữa năm 1307, vua Chiêm Chế Mân
chết. Bốn tháng sau, triều đình Chiêm nhân danh thái
tử Chế Đa Da cho sứ thần là Bảo Lộc Kê đưa voi
trắng sang tặng vua Trần.

Tháng 11 năm 1307, Chiêm Thành làm lễ hỏa táng
thi thể vua Chế Mân. Theo tục lệ của Chiêm Thành,
khi nào làm hỏa táng một vua chết thì hoàng hậu của
vua đó phải lên dàn hỏa thiêu chết theo. Vua Trần sợ
công chúa Huyền Trân bị hại, cho một phái đoàn
sang Chiêm lấy danh nghĩa là viếng để tìm cách cứu
công chúa. Phái đoàn này do Trần Khắc Chung và
Đặng Văn cầm đầu. Đúng ngày làm lễ hỏa táng, phái
đoàn của vua Trần tìm cách đưa công chúa Huyền
Trân và con trai Đa Da ra biển, chạy về nước.

Khi Chế Mân chết, con Chế Mân là Chế Chí lên làm
vua Chiêm và cho sứ sang cống nhà Trần.

Nhưng lúc này vua Trần đã mưu đánh chiếm nước
Chiêm. Nên khi sứ Chiêm ra về thì vua Trần tổ chức
đại quân theo hai đường thủy bộ kéo sang. Vua thân
đem sáu quân đi đường bộ, cho Đoàn Nhữ Hài làm
Thiên tử chiêu dụ sứ đi trước. Nghe theo lời chiêu dụ,
vua Chiêm là Chế Chí đem vợ con, thân thuộc, đi
thuyền theo đường biển tới hàng vua Trần. Chiến
tranh kết thúc. Vua Trần trở về Thăng Long đem Chế
Chí cùng về. Vua Trần phong cho Chế Chí làm Hiệu
Trung vương, sau đổi làm Hiệu Thuận vương. Nhà
Trần cho Chế Chí ở hành cung Gia Lâm. Tháng 2

(âm lịch) năm sau (1313), Chế Chí chết, nhà Trần
theo tục của Chiêm Thành, làm lễ hỏa táng.

Khi Chế Chí sang Đại Việt, nhà Trần phong cho em
Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm á hầu, coi Chiêm
Thành là thuộc quốc. Nhưng Chế Đà vẫn xưng vương
hiệu, sử ghi là Chế Năng.

Năm 1318, Chế Năng chống lại triều đình Thăng
Long, tiến quân đánh lên Thuận Hóa. Nhà Trần cho
quân đi ứng cứu. Một tướng Trần là Lý Tất Kiến
đánh thua, chết tại trận, lão tướng Phạm Ngũ Lão tiến
quân đánh tan quân Chiêm, bắt tù binh rất nhiều. Vua
Chiêm Chế Năng chạy sang Ja-va.

Nhà Trần phong một tướng người Chiêm là Chế A
Nan làm Hiệu Thánh á vương, nước Chiêm lệ thuộc
Đại Việt. Ít lâu sau, người Chiêm từ bỏ sự lệ thuộc
đó. Năm 1326 nhà Trần cho Huệ Túc vương Trần Đại
Niên đem quân đi đánh, nhưng thất bại, phải quay về.

Năm 1342, vua Chiêm Thành Chế A Nan chết, con rể
là Trà Hòa Bố Để không cho con trai A Nan nối ngôi
mà tự lập làm vua. Từ đó vua Chiêm mới thoát ly dần
khỏi sự lệ thuộc triều đình Đại Việt.

Năm 1346, vua Trần cho Phạm Nguyên Hằng sang sứ
Chiêm Thành, trách Chiêm Thành thiếu lễ triều cống
hàng năm. Chưa muốn tỏ hẳn là chống lại, cuối năm
ấy vua Chiêm cho sứ sang cống nhà Trần, nhưng lễ

vật rất ít.

Năm 1352, Chế Mỗ là con trai Chế A Nan bị Trà Hòa
Bố Để cướp ngôi vua, đem voi trắng và nhiều cống
vật sang hiến vua Trần để xin vua Trần đem quân
đánh Trà Hòa Bố Để, lập Chế Mỗ làm vua Chiêm.
Giữa năm 1353, nhà Trần cho quân đưa Chế Mỗ về
Chiêm. Triều đình Chiêm cho quân chống lại. Quân
Trần phải quay về. Chế Mỗ ở lại Đại Việt. Ít lâu sau
thì chết.

Chiêm Thành tiến đánh Thuận Hóa (lúc ấy gọi là
châu Hóa). Quân Trần thua. Vua Trần cho Trương
Hán Siêu đem quân Thần Sách vào ứng cứu và trấn
giữ châu Hóa.

Từ năm 1361 trở đi, Chiêm Thành luôn luôn đánh
phá miền biên giới và miền ven biển Đại Việt. Vua
Chiêm Thành bấy giờ là Chế Bồng Nga, một vua giỏi
của Chiêm Thành, lên ngôi từ năm 1360.Tháng ba
(nhuận) năm Tân Hợi (1371), quân Chiêm Thành
đánh vào cửa biển Đại An, một cửa biển thuộc Nam
Hà ngày nay và tiến thẳng lên kinh thành Thăng
Long. Vua Trần phải bỏ chạy, đi thuyền sang sông
Đông Ngàn (tức sông Đuống) để tránh giặc. Quân
Chiêm vào thành đốt phá cung điện, sách vở, cướp
con gái, ngọc lụa đem về Chiêm.
Muốn trả thù, năm 1373 vua Trần Duệ Tông cho bổ
sung quân ngũ, sửa đóng thuyền chiến và xuống
chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành, nhưng chưa

đi mà cho Hành khiển tham mưa quân sự là Đỗ Tử
Bình vào trấn giữ châu Hóa. Vua Chiêm cầu hòa,
đem 10 mâm vàng tới nhờ Đỗ Tử Bình chuyển dâng
vua Trần. Đỗ Tử Bình lấy cả 10 mâm vàng đó và nói
dối vua Trần là vua Chiêm - Chế Bồng Nga ngạo
mạn, vô lễ, chống lại. Vì thế vua Trần tức giận, quyết
ý thân chinh.

Cuối năm Bính Thìn (đầu năm 1377) vua Trần Duệ
Tông đem 12 vạn quân từ kinh thành Thăng Long ra
đi, cho tham mưu quân sự Hồ Quý Ly đốc suất Nghệ
An, Tân Bình, Thuận Hóa cung cấp và chuyên chở
quân lương. Quân Trần đi tới cửa biển Di Luân, nay
là cửa Ròn, thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
thì chia thành hai bộ phận: một bộ phận đi đường
thủy, một bộ phận tiếp tục đi đường bộ.

Ngày 23 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377), quân Trần
tới cửa biển Thi Nại, tức Quy Nhơn ngày nay thì
đóng lại ở động Ỷ Mang. Chế Bồng Nga là người
mưu trí, cho dựng trại ở ngoài thành Chà Bàn, sai
một viên quan nhỏ là Thu Bà Ma giả đầu hàng, nói
dối là Chế Bồng Nga đã trốn đi, chỉ còn thành không,
khuyên vua Trần nhanh chóng đưa quân vào thành.
Ngày 24 tháng giêng, vua Trần Duệ Tông mặc áo
đen, cưỡi ngựa màu bùn (lông trắng xen lẫn lông đen)
cùng Ngự Câu vương Húc là con Thượng hoàng Trần
Nghệ Tông mặc áo trắng cưỡi ngựa trắng cùng đem
quân tiến vào thành Chà Bàn. Đại tướng Đỗ Lễ can
không nên đi như thế. Trần Duệ Tông chủ quan

không nghe, nói rằng: "Ta mình mặc áo giáp, tay cầm
gươm dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu
trong đất giặc, không một người nào dám chống lại,
đó là trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe tiếng bỏ
trốn, không có lòng đánh lại. Cổ nhân nói: "Dụng
binh quý ở nhanh chóng”. Nay lại dùng dằng không
tiến nhanh, thế là trời cho mà không lấy để nó lại có
mưu khác thì hối sao kịp. Ngươi là hạng đàn bà" (Đại
Việt sử ký toàn thư. Bản dịch Tập II, tr.187), và
Trần Duệ Tông lấy áo đàn bà bắt Đỗ Lễ phải mặc.

Quân Trần tiến đánh thành Chà Bàn. Sử ghi rằng:
"Quân nối gót nhau như xâu cá mà đi, trước và sau
cách nhau xa. Quân giặc thừa thế xông ra đánh chặn.
Độ một giờ thì quan quân tan vỡ” (Đại Việt sử ký
toàn thư. Bản dịch Tập II, tr.187). Vua Trần Duệ
Tông bị bao vây và chết tại trận. Các đại tướng Đỗ
Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, hành khiển Phạm Huyền Linh
đều chết trận. Ngự Câu vương Húc bị quân Chiêm
bắt sống. Tham mưu quân sự Đỗ Tử Bình lãnh hậu
quân không đến cứu vua, nên thoát chết. Hồ Quý Ly
đốc quân tải lương, nghe tin vua chết trận, bỏ chạy về
trước. Đỗ Tử Bình, theo lệnh Trần Nghệ Tông, bị
nhốt cũi đưa về Thăng Long và bị kết tội đồ làm lính.

Giữa năm 1377, Chiêm Thành lại tiến công vào cửa
biển Thần Phù (Ninh Bình) kéo lên Thăng Long,
nhưng mấy ngày sau lại rút về nước.

Triều đình nhà Trần sợ người Chiêm. Cuối năm

1379, vua Trần hai lần cho người đem tiền đi chôn
giấu nơi xa, đề phòng quân Chiêm vào Thăng Long
đốt phá cung điện.

Đầu năm 1380, quân Chiêm tiến đánh Nghệ An, Diễn
Châu, Thanh Hóa. Hồ Quý Ly đem thủy binh, Đỗ Tử
Bình đem bộ binh đi đánh. Hồ Quý Ly thắng trận.
Vua Chiêm - Chế Bồng Nga phải chạy về nước.

Tuy thắng trận, triều đình nhà Trần vẫn lo sợ, năm
1381 rước thần tượng ở các lăng Giác Hương, Thái
Đường, Long Hưng, Kiến Xương đưa về lăng lớn
Yên Sinh và bắt các nhà sư khỏe mạnh đương tu ở
các chùa làm lính đi đánh Chiêm Thành.

Đầu năm 1382, quân Chiêm Thành đánh Thanh Hóa.

Giữa năm 1383 vua Chiêm - Chế Bồng Nga cùng đại
tướng La Ngai đem quân đánh lên Thăng Long. Triều
đình nhà Trần phải chạy sang Tiên Du (vùng núi
huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ngày nay) dựng cung điện,
tạm lập kinh đô tại đây. Đầu năm 1384, quân Chiêm
rời khỏi Thăng Long, rút về nước. Triều đình nhà
Trần vẫn ở lại Tiên Du, mãi năm 1387 mới về Thăng
Long.

Cuối năm 1389, Chiêm Thành đánh cướp Thanh Hóa,
triều đình nhà Trần cử Hồ Quý Ly đem quân đi
chống giữ. Hồ Quý Ly thua to, quân tướng chết
nhiều, Hồ Quý Ly trốn về. Thượng hoàng Trần Nghệ

Tông phải sai tướng khác là Trần Khát Chân đem
quân đi đánh tiếp. Quân Chiêm tiến tới sông Hải
Triều, tức sông Luộc ngày nay. Nhờ có hàng tướng
Chiêm giúp sức, Trần Khát Chân dùng súng bắn chết
vua Chiêm - Chế Bồng Nga. Đại tướng Chiêm là La
Ngai trở về Chiêm, tự lập làm vua. Con của Chế
Bồng Nga cùng gia đình chạy sang Đại Việt. Vua
Trần phong con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà
Nan làm Hiệu Chính hầu.

Năm 1396, Trần Nghệ Tông cho quân đi đánh Chiêm
Thành, bắt được tướng Chiêm là Bố Đông đem về.

Năm 1397, hai tướng Chiêm là Chế Đa Biệt và em là
Mộ Hoa Tử Ca Diệp đem gia đình sang Đại Việt,
được nhà Trần thu dùng làm tướng và đổi sang tên họ
Việt Nam.

Đầu năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua lập nhà Hồ.
Năm 1401, Hồ Quý Ly lên làm Thái Thượng hoàng,
nhường ngôi vua cho con là Hồ Hán Thương.

Năm 1402, Hồ Hán Thương đem quân đi đánh Chiêm
Thành, chiếm giữ một phần đất phía bắc Chiêm
Thành.

Năm 1403, Hồ Hán Thương cho 20 vạn quân thủy bộ
đi đánh Chiêm. Quân của nhà Hồ đánh phá Chiêm
Thành 9 tháng, vây hãm kinh thành Chà Bàn của
Chiêm, nhưng không lấy được, hết lương ăn phải rút

về.

Tới đây quan hệ giữa Đại Việt - Chiêm Thành tạm
ngừng vì Đại Việt có xung đột vũ trang với Trung
Quốc.

×