Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.91 KB, 8 trang )

Chương bốn

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ
HẬU TRẦN – phần 3
III. QUAN HỆ VỚI TRIỀU MINH CỦA NGƯỜI
HÁN Ở TRUNG QUỐC

Ở Trung Quốc, năm 1367, Chu Nguyên Chương lên
ngôi vua khởi lập triều Minh. Tháng tư năm Mậu
Thân (1368), nhà Minh cho sứ Dịch Tế Dân sang
thăm nước ta. Vua Trần cho thị lang Đào Văn Đích
sang Trung Quốc đáp lễ.

Năm 1374, nhà Trần xuống chiếu cho quân dân trong
nước không được mặc áo kiểu người phương Bắc, tức
không được mặc áo kiểu Trung Quốc và không được
bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm Thành, Ai
Lao.

Từ năm 1377, nhà Minh mưu đồ đánh chiếm nước ta,
hạch sách đủ điều, bắt cống nộp nhiều thứ: nộp
người, nộp lương thực, nộp súc vật và nộp một số
quan hoạn.

Năm 1384, nhà Minh đánh Vân Nam, đòi ta cấp
lương thực, đưa lên Vân Nam cho chúng. Nhà Trần
phải nhận lời. Các quan lại làm việc vận chuyển
lương thực lên huyện Thủy Vĩ, giáp Vân Nam, nhiều
người chết vì lam chướng.

Năm 1385, nhà Minh đòi nhà Trần phải nộp 20 nhà


sư. Yêu cầu hạch sách của chúng ngày càng tăng.

Năm 1386, chúng đòi nhà Trần nộp cây giống các
loại cây: cau, vải, mít, nhãn. Nhà Trần phải làm theo,
cho người mang cây giống sang Trung Quốc. Nhưng
cây không chịu được rét, đi nửa đường chết khô cả.
Nhà Minh cho người sang đòi ta nộp 50 con voi và
mở đường cho quân Minh đi qua vào đánh Chiêm
Thành. Nhà Trần phải đặt trạm cấp lương, cỏ suốt từ
Nghệ An tới Vân Nam để đưa 50 con voi cho nhà
Minh.

Năm 1395 ở Trung Quốc có cuộc khởi nghĩa của
người thiểu số ở miền nam Quảng Tây. Triều đình
nhà Minh mang quân đi đánh dẹp, cho người sang đòi
ta cấp 5 vạn quân, 50 con voi, 50 vạn hộc lương đưa
lên biên giới giáp Quảng Tây. Nhà Trần chỉ cấp một
ít lương cho người tải đến Đồng Đăng (Lạng Sơn) rồi
trở lại.

Nhà Minh lại cho sứ sang đòi ta nộp sư, nộp đàn bà
và đàn ông đã thiến. Nhà Trần cho một vài người.

Ở ta, cuối tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý
Ly lên làm vua lập nhà Hồ thay nhà Trần. Hồ Quý Ly
là người rất yêu nước và rất tự hào về đất nước mình.
Khi còn làm quan với nhà Trần, có người Trung
Quốc hỏi ông về phong tục nước Nam. Ông làm một
bài thơ chữ Hán, trả lời:


Nguyên văn chứ Hán là:

Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục

Dục vấn An Nam sự
An Nam phong tục thuần
Y quan Đường chế độ
Lễ nhạc Hán quân thần
Ngọc ưng khai tân tửu
Kim đao nghiễn tế lân
Niên niên nhị tam nguyệt
Đào lý nhất ban xuân.

Tạm dịch:

Muốn hỏi nước Nam ư
Nước Nam phong tục thuần
Áo quần như thời Đường
Lễ nhạc giống thời Hán
Bình ngọc rót rượu mới
Dao vàng mổ cá ngon
Hàng năm vài ba tháng
Đào mận suốt mùa xuân.


Khi Hồ Quý Ly làm vua, "ông lo làm thế nào có được
100 vạn quân để chống giặc Bắc" (Đại Việt sử ký
toàn thư, bản dịch đã dẫn ). Tuy vậy ông vẫn giữ
quan hệ bình thường với nhà Minh. Đầu năm 1401,
Hồ Quý Ly cho sứ sang triều Minh. Nhưng Minh

hạch sách ngày càng nhiều. Sử cũ ghi rằng: "Bấy giờ
sứ nước Minh đi lại liên tiếp ở đường, có người yêu
sách, có người trách hỏi. Hán Thương (Hồ Hán
Thương là con thứ Hồ Quý Ly) sai người tùy phương
cứu giải, vất vả về việc ứng tiếp" (Đại Việt sử ký
toàn thư, bản dịch đã dẫn ). Khi trước, nhà Minh
bắt nhà Trần nộp một số đàn ông đã thiến để chúng
dùng làm nội quan, tức quan hoạn, phục vụ chúng,
nay cho bọn hoạn quan này đi sứ về Việt Nam để bọn
chúng có điều kiện thăm hỏi thân thuộc họ hàng và bí
mật dặn thân thuộc họ hàng rằng: khi quân Minh
sang, thì thân thuộc họ hàng tập hợp lại, dựng cờ làm
nội ứng, cờ ghi rõ là thân thuộc của nội quan nào.
Việc tiết lộ, thân thuộc những tên nội quan này đều bị
Hồ Quý Ly xử tội.

Năm 1404, nhà Minh ngang ngược cho người sang
trách Hồ Quý Ly là đã nhận hai con voi của Chiêm
Thành tặng. Hồ Quý Ly cho đem hai con voi sang
cho nhà Minh.

Đáp lại nhà Minh cho một sứ giả sang ta. Tên này
ngạo nghễ, hống hách, tác oai, tác quái, đánh đập các
quan quân đi đón tiếp, hộ tống. Sứ phải tới Tây Kinh
ở Thanh Hóa, vì nhà Hồ đóng đô ở đây. Hành trình từ
Thăng Long vào Tây Kinh thường là 12 ngày. Viên
sứ này tên là Lý Ỷ đòi phải đi nhanh trong 8 ngày.
Khi đến nhà công giám, nơi tiếp sứ, Lý Ỷ đi xem
hình thế khắp nơi. Khi hắn trở về Trung Quốc, Hồ
Quý Ly thấy một số vấn đề cần giữ bí mật của nước

mình có thể bị lộ, cho người đuổi theo giết đi, nhưng
đuổi tới Lạng Sơn thì Lý Ỷ đã đi qua biên giới.

Cũng năm 1404, Hồ Hán Thương cho làm thuyền gỗ
đóng đinh sắt cỡ lớn, "trên có đường sàn đi thông
được để tiện chiến đấu” (Đại việt sử kỳ toàn thư, bản
dịch, tập II, tr.239) dưới có nhiều mái chèo, mỗi mái
chèo hai người chèo.

Năm 1405, nhà Minh cho sứ sang ép nhà Hồ cắt đất
Châu Lộc ở Lạng Sơn cho Minh, Hồ Quý Ly cho
Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ đi giải quyết vấn đề.
Hoàng Hối Khanh cắt đất nhiều quá, đem tất cả 59
thôn ở Cổ Lâu nộp cho Minh, Hồ Quý Ly tức giận,
trách mắng Hoàng Hối Khanh và cho người địa
phương ngầm đánh thuốc độc giết những quan lại của
Minh tới cai trị vùng này.

Biết thế nào vua quan nhà Minh cũng cho quân sang
đánh cướp nước ta, Hồ Hán Thương cho một sứ bộ
sang Minh xin giảng hòa. Nhà Minh giam giữ chánh
sứ Phạm Canh, chỉ cho phó sứ Lưu Quang Đình về
nước.

Mưu đồ xâm lược của nhà Minh đã rõ.

×