Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.67 KB, 16 trang )

II. NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819)

Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lên
ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long và từ đây tiến hành
ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều
đại mới.

1. Ngoại giao với Trung Quốc

Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia
Long Nguyễn Ánh tiến hành ngoại giao là Trung
Quốc. Tháng 5 năm Nhâm Tuất, sau khi lên ngôi vua,
Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ uống sang
Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn
đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô
Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ
giả sang Quảng Tây, bọn quan lại nhà Thanh ở đây
nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ
ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên
Bắc Kinh triều yết hay không.

Nguyễn Ánh cho đoàn sứ đem theo mấy tên tướng
Tàu Ô Trung Quốc bị quân Nguyễn bắt để nộp cho
nhà Thanh. Triều đình Thanh lệnh cho quan tỉnh
Quảng Tây xử tử những tên tướng Tàu Ô, nhưng vẫn
chưa lệnh cho sứ giả của Gia Long lên Bắc Kinh.

Thấy sứ giả đi từ tháng 5 mà mấy tháng sau vẫn còn
ở Quảng Tây, Gia Long cho người lên cửa ải Nam
Quan, đưa thư sang hỏi quan tỉnh Quảng Tây và chờ
tin trả lời.



Ít lâu sau, Gia Long được triều đình Bắc Kinh báo
cho biết là đoàn sứ Trịnh Hoài Đức chỉ mới là đoàn
sứ đem nộp đồ cống, phải cho một đoàn sứ khác đem
biểu văn cầu phong sang. Khi đoàn sứ cầu phong tới
Quảng Tây sẽ cùng đoàn sứ Trịnh Hoài Đức lên Bắc
Kinh.

Gia Long phải nghe theo, lại cho một đoàn sứ nữa
gồm Lê Quang Định làm chánh sứ, Lê Chính Lộ và
Nguyễn Gia Cát làm phó sứ đem đồ cống và biểu văn
sang cầu phong. Đoàn sứ Lê Quang Định còn làm
thêm một nhiệm vụ là báo cho nhà Thanh biết Gia
Long đổi tên nước ta là Nam Việt. Nước ta lấy tên
nước là Đại Việt từ lâu đời. Có lẽ Gia Long sợ Trung
Quốc không bằng lòng: Trung Quốc là Đại Thanh, ta
là Đại Việt, hai nước cùng "Đại" cả, tức là ngang
hàng nhau, cho nên Gia Long tự ý đổi là Nam Việt.

Mùa thu năm 1803, triều đình Bắc Kinh cho viên án
sát tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Xâm đi sứ sang Việt
Nam tuyên phong cho Gia Long.

Sứ Trung Quốc Tề Bố Xâm chỉ sang Thăng Long để
làm lễ tuyên phong như các thời trước, không chịu
vào Phú Xuân.

Gia Long phải từ Phú Xuân tiến hành "ngự giá Bắc
tuần" để bái yết sứ Thanh và tiếp nhận chiếu phong
vương.


Đầu năm Giáp Tý (1804), sứ Trung Quốc tới Thăng
Long. Ngày 13 tháng giêng năm Giáp Tý, lễ tuyên
phong tổ chức tại điện Kính Thiên.

Vua Thanh cho sứ đem gấm, đoạn và nhiều phẩm vật
sang tặng vua Việt Nam. Về tên nước ta, vuaThanh
không muốn ta dùng tên Nam Việt là tên nước đã có
từ thời Triệu Đà, bao gồm cả hai tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây. Nên sau này tên nước được gọi là Việt
Nam như ngày nay.

Gia Long cho một đoàn sứ giả do Lê Bá Phẩm làm
chánh sứ, Trần Minh Nghĩa, Nguyễn Đăng Đệ làm
phó sứ đem thư, tặng phẩm sang tạ vua Thanh. Tặng
phẩm tức là lễ cống hàng năm, gồm 200 lạng vàng,
1.000 lạng bạc, 100 tấm lụa, 100 tấm the, 2 chiếc
sừng tê, 100 cân ngà voi và 100 cân quế tốt. Gia
Long lại xử hậu hĩ, nộp luôn cả cống phẩm năm sau
(1805) và cống phẩm năm trước (1803) chưa nộp.
Như vậy tổng cộng tặng phẩm do đoàn sứ Lê Bá
Phẩm đưa đi là 600 lạng vàng, 3.000 lạng bạc, 300
tấm lụa, 300 tấm the, 6 cái sừng tê, 300 cân ngà voi
và 300 cân quế tốt.

Năm 1809, triều đình nhà Nguyễn cho một đoàn sứ
36 người do Nguyễn Hữu Thận làm chánh sứ đem
nộp cống phẩm hai năm (1808-1809). Đoàn sứ 36
người, gồm có chánh sứ, 2 phó sứ, 9 hành nhân, 2 lục
sự, 4 thư ký, 1 điền hộ, 2 thông sự và 15 người theo

hầu.

Một tháng sau, tức tháng tư âm lịch, Gia Long lại cho
một đoàn sứ do Võ Trinh làm chánh sứ đem tặng vật
sang mừng “Khánh tiết ngũ tuần" tức mừng vua
Thanh 50 tuổi. Đồ mừng gồm có 2 đôi ngà voi, 4 bộ
sừng tê, 100 tấm trừu, 100 tấm the, 100 tấm lụa và
100 tấm vải.
__________________
2. Ngoại giao với Xiêm

Trước khi lên ngôi vua, Gia Long đã sống lưu vong
nhiều năm ở Xiêm, từng được Xiêm giúp đỡ nhiều
lần, khi giúp lương, khi giúp quân để chống lại phong
trào Tây Sơn. Năm 1806, Gia Long chính thức lên
ngôi vua, Xiêm lại cho đem biếu Gia Long ba chiếc
thuyền chiến.

Đáp lại, năm 1808, Gia Long cho sứ sang Xiêm, tặng
vua Xiêm 2 cân kỳ nam, 3 cân quế, 100 tấm lụa, 200
tấm the, 50 tấm vải đen và trắng.

Đầu năm 1810 (tháng 12 năm Kỷ Tỵ), nhân việc tang
vua Xiêm, Gia Long cho hai đoàn sứ sang Xiêm. Một
đoàn sang dự lễ tang, đem đồ phúng gồm 1.000 cân
đường phổi, 1.000 cân đường phèn, 1.500 cân đường
cát, 500 cân sáp ong, 100 tấm lụa trắng, 100 tấm vải
trắng.

Một đoàn sang tặng vua Xiêm mới lên ngôi. Lúc ấy

Xiêm có hai vua mới, Gia Long đưa quà tặng cả hai
vua. Tặng vua thứ nhất: 2 cân kỳ nam, 3 cân nhục
quế, 100 tấm lụa, 200 tấm the màu, 100 tấm sa màu,
100 tấm vải nhỏ. Tặng vua thứ hai: 1 cân kỳ nam, 1
cân 8 lạng nhục quế, 50 tấm lụa, 100 tấm the màu, 50
tấm sa màu, 50 tấm vải trắng.

Năm sau, tức năm 1811, Gia Long lại cho đem quà
tặng sang Xiêm. Tặng vua Xiêm thứ nhất: 120 tấm
lụa trắng, 100 tấm vải trắng, 2.000 cân đường cát,
500 đường phổi, 500 cân đường phèn. Tặng vua
Xiêm thứ hai: 80 tấm lụa trắng, 80 tấm vải trắng,
1.000 cân đường cát, 300 cân đường phổi, 300 cân
đường phèn.

Cuối năm 1813, Gia Long lại cho sứ đem tặng phẩm
sang Xiêm. Tặng vua Xiêm thứ nhất: 2 cân quế, 50
tấm lụa vàng, 40 tấm sa, 200 tấm lụa trắng, 500 cân
đường phổi, 500 cân đường phèn, 2.000 cân đường
cát, 16 tảng đá xanh. Tặng vua Xiêm thứ hai: 1 cân
quế, 25 tấm lụa vàng, 25 tấm sa, 100 tấm lụa trắng,
300 cân đường phổi, 300 cân đường phèn, 1.000 cân
đường cát.

Giữa năm 1814, vua Xiêm cho sứ đem tặng phẩm
sang biếu Gia Long. Gia Long hậu đãi sứ và gửi tặng
vua Xiêm thứ nhất: 40 lạng vàng, 500 lạng bạc; tặng
vua Xiêm thứ hai: 20 lạng vàng, 100 lạng bạc.

Cuối năm 1814, vua Xiêm cho sứ đem quà sang tặng

Gia Long. Gia Long đáp lại, tặng vua Xiêm thứ nhất:
40 lạng vàng, 500 lạng bạc; tặng vua Xiêm thứ hai:
20 lạng vàng, 300 lạng bạc.

Mùa thu năm 1816, vua Xiêm cho sứ đem quà tặng
Gia Long. Gia Long đáp lại, tặng vua Xiêm thứ nhất:
40 lạng vàng, 500 lạng bạc; tặng vua Xiêm thứ hai:
20 lạng vàng, 300 lạng bạc.

Mùa thu năm 1817, Xiêm báo tin vua Xiêm thứ hai
chết. Gia Long cho sứ sang tặng vua Xiêm thứ nhất:
300 tấm lụa trắng, 300 tấm the trắng, 300 tấm vải nhỏ
trắng. Phúng tang vua Xiêm thứ hai: 300 cân sáp ong,
100 tấm vải trắng, 300 cân đường phổi, 300 cân
đường phèn, 2.000 cân đường cát.

Như vậy trong suốt thời gian thời Gia Long, quan hệ
giữa ta với Xiêm là tốt, hòa hảo hữu nghị.

3. Quan hệ với Chân Lạp, Ai Lao và các nước Đông
Nam Á

Đối với Chân Lạp, mùa thu năm 1807, Chân Lạp cho
sứ sang cầu phong. Gia Long phong vua Chân Lạp là
Nặc Chân làm Cao Miên quốc vương và định lệ cho
Chân Lạp 3 năm cống một lần. Mấy năm sau, Chân
Lạp có biến, nội bộ hoàng tộc tranh giành ngôi vua,
quốc vương Chân Lạp Nặc Chân phải chạy sang Việt
Nam. Năm 1813 Gia Long cho tổng trấn Gia Định -
Lê Văn Duyệt đem 13.000 quân đưa Nặc Chân về

Chân Lạp, tiếp tục giữ ngôi vua.

Thấy của cải của triều đình Chân Lạp không có gì
Gia Long tặng vua Nặc Chân 3.500 lạng bạc, 5.000
quan tiền và 1 vạn hộc thóc. Gia Long còn cho quân
giúp Chân Lạp đắp hai thành lớn.

Tháng bảy năm Quý Dậu (1813), hai thành ở Chân
Lạp đắp xong, vua Chân Lạp cho đem tặng Gia Long
88 thớt voi. Biết triều đình Chân Lạp còn túng thiếu,
Gia Long không nhận biếu mà nhận mua 88 con voi
theo thời giá bấy giờ. Thời giá mua bán voi khi ấy là:

Voi cao 6 thước trở lên là hạng nhất, giá 50 lạng bạc .

Voi cao 5 thước 3 tấc là hạng nhì, giá 40 lạng bạc.

Voi cao 4 thước 4 tấc trở lên là hạng ba, giá 30 lạng
bạc.

Đối với nước láng giềng Ai Lao, Gia Long có thông
hiếu. Sứ ta và sứ Ai Lao thường qua lại, không có
vấn đề gì giữa hai nước.

Đối với các nước khác ở Đông Nam Á, nước ta thời
Gia Long, không có quan hệ ngoại giao cấp nhà
nước, nhưng nhân dân các nước trong khu vực
thường qua lại buôn bán với nhau.

4. Quan hệ với người phương Tây


Giữa năm 1803, nước Anh cho sứ tới thông hiếu, đưa
quà tặng và xin cho mở cửa hiệu buôn bán ở núi Trà
Sơn, cảng Đà Nẵng. Gia Long không đồng ý và
không nhận quà tặng.

Một năm sau, tức giữa năm 1804, chính phủ Anh lại
cho sứ đưa thư và đưa quà tặng, xin mở hiệu buôn ở
Đà Nẵng. Gia Long vẫn không chấp nhận.

Do chính sách bế quan của Gia Long như vậy nên
trong thời Gia Long, việc buôn bán với người phương
Tây bị hạn chế.

Năm 1817, Gia Long cho một số quan lại nghiên cứu
đo vẽ bản đồ vùng ven biển nước ta cùng với 143 cửa
biển từ Quảng Yên vào Hà Tiên. Giữa năm có thuyền
buôn của người phương Tây tới Đà Nẵng, họ nhân
dịp này tặng triều đình Gia Long bản đồ đảo Hoàng
Sa của ta do họ vẽ. Gia Long tặng họ 20 lạng bạc.

Cuối năm 1817, một tàu của Pháp tới Đà Nẵng xin
vào kính dâng tặng phẩm, Gia Long không nhận,
không để họ lên kinh đô Huế mà vẫn để các quan ở
Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp đãi họ.

Gia Long còn truyền lệnh: nếu tàu Pháp kéo cờ và
bắn 21 phát súng chào mừng thì trên đài Điện Hải
của ta cũng bắn 21 phát súng đáp lại. Nhưng từ đấy
về sau, tàu các nước khác đến, dù họ bắn súng chào

nhiều thế nào, ta cũng chỉ bắn ba phát súng làm hiệu
đáp, không bắn hơn.

Giữa năm 1818, Gia Long chuẩn y cho các thương
nhân nước ngoài, từ Ma Cao và các nước phương
Tây đến buôn ở Gia Định được nộp thuế cảng và thuế
hàng hóa bằng bạc ngoại quốc, hoặc bằng nửa bạc
nửa tiền, hoặc toàn bằng tiền đều được cả.

Thuế thuyền nước ngoài đến buôn bán, từ năm 1818,
định ngạch ở hai nơi, Thuận An, Đà Nẵng và Gia
Định khác nhau.

Tới buôn ở Thuận An, Đà Nẵng, thuyền chiều ngang
từ 25 đến 14 thước, mỗi thước đánh thuế 96 quan.
Thuyền chiều ngang từ 13 đến 7 thước, mỗi thước
đánh thuế 60 quan.

Tới buôn ở Gia Định, thuyền chiều ngang từ 25 thước
đến 14 thước, mỗi thước đánh thuế 160 quan. Thuyền
chiều ngang từ 13 thước đến 7 thước, mỗi thước đánh
thuế 100 quan.

Ngoài những thuế trên, thuyền buôn nước ngoài còn
phải nộp tiền cho ba thứ lễ, là lễ dâng vua, lễ dâng
hoàng thái hậu (mẹ vua) và lễ dâng hoàng thái tử
(con trưởng của vua), thêm một lễ thứ tư nữa là lễ
cho quan cai tàu. Riêng tiền lễ cai tàu mỗi năm cũng
thu được 8 - 9 nghìn quan.


Còn thuyền buôn của dân ta từ Quảng Bình trở vào đi
buôn ở Hạ Châu (Xanh-ga-po), phần nhiều là thuyền
nhỏ, từ giữa năm 1818, đánh thuế như sau: thuyền
chiều ngang 9 thước, đánh thuế mỗi thước 20 quan,
thuyền chiều ngang 10 thước trở lên, mỗi thước đánh
thuế 30 quan.

Ở thời Gia Long, tuy đã là hai thập kỷ đầu thế kỷ
XIX, quan hệ ngoại giao của nước ta vẫn còn bó hẹp,
quan hệ ngoại thương cũng rất hạn chế. Chưa có
ngoại thương song phương. Chỉ có người nước ngoài
đến buôn bán ở ta là chính. Nhà nước và nhân dân ta
chưa làm ngoại thương.

×