Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LỊCH SỬ NGHỆ AN - Phủ Diễn Châu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.53 KB, 7 trang )

NGHỆ AN
Phủ Diễn Châu

Có hai huyện :
Huyện Đông Thành (a) (1)
Huyện Quỳnh Lưu (b)

Phủ Diễn Châu ở phía bắc trấn Nghệ An, giáp liền
với Thanh Hoa. Huyện Quỳnh Lưu liên tiếp với
huyện Ngọc Sơn. Huyện Đông Thành phía nam giáp
huyện Hưng Nguyên, hai huyện này đều giáp bãi
biển. Phủ này địa giới rộng xa, người phần nhiều
thuần hoà, chăm học. Về việc đỗ đạt thì huyện Đông
Thành thịnh hơn. (c)




_____________________
(a) Có 76 xã, 4 thôn, 29 trang, 1 sách, 2 sở, 3 vạn, 4
quán.
(b) Có 33 xã, 9 thôn, 37 sách.
(c) Huyện Quỳnh Lưu 5 người đỗ, huyện Đông Thành
20 người.


(1) Nay có tên là huyện Yên Thành.
Về cổ tích, có đền Càn Hải, núi Mộ Dạ, vẫn còn
thiêng lắm.

( Đền Cản Hải ở cửa Cần Hải (1), huyện Quỳnh Lưu.


Tương truyền ngày xưa có ba mẹ con công chúa nhà
Nam Tống chết đuối ở biển, trôi dạt đến đấy, hình
dáng còn nguyên như lúc sống, nhân dân ở đấy lấy
làm lạ, đưa đi chôn cất cẩn thận. Về sau khi Trần
Thánh Tông (2) đi đánh giặc ở phía nam, đóng quân
ở cửa biển, đêm nằm thấy một người con gái báo
mộng rằng : " Thiếp là con gái họ Triệu, vì sóng gió
nên bị chết đuối. Thượng đế cho làm thần ở biển này
đã lâu. Nay thấy nhà vua đi đánh phía nam, thiếp xin
giúp". Hôm sau vua cho hỏi những người già lão ở
đấy, biết được rõ chuyện. Đến khi vua đi, biển im
không có sóng, vua mới sai lập đền để thờ. Từ đấy về
sau, vẫn linh thiêng lắm, miếu hiệu là Thánh Nương,
thờ làm Thượng đẳng thần. Việc chép rõ ở sách [Việt
điện] u linh [tập].
Chỉ Am Phan [Huy Ôn] có vịnh thơ :
Hương hỏa thiên thu âm tục Tống
Phong ba nhất mộng mặc phù Trần
[Dịch]
Có đền thờ hương khói nghìn thu là ngầm giúp cho
dòng dõi vua Tống được dài lâu
Hiện vào giấc mộng ngầm giúp cho vua nhà Trần đi
biển được yên sóng gió

Núi Mộ Da ở địa phận ba xã Tập Phúc, Hương Ái,
Hương Lan thuộc huyện Đông Thành, có miếu An
Dương Vương, có biển vàng viết chữ "Nam Hải đại
vương", vẫn có tiếng thiêng. Núi có nhiều chim công,
nhưng không ai dám bắn. Tục truyền An Dương
Vương mất nỏ thần móng rùa, chạy xuống mé biển

nam, bị [Mỵ Châu rắc] lông ngỗng dẫn đường cho
giặc đuổi, tức là chỗ này.
Ảm Chương Bùi [Huy Bích] có vịnh thơ rằng :
La Nham hải bạn thạch thôi ngôi
Thần nỗ hà niên khởi họa thai
Đạo xuất Diễn Châu vô cẩm nhục
Miếu tồn Mộ Dạ hữu kim bài
Diểu mang thủy thượng văn tê khứ
Đoạn tục lâm biên khổng tước lai

[Dịch]

Cửa biển La Nham có đá lởm chởm
Là nơi nỏ thần gây nên mối tai vạ ngày xưa
Đường ra Diễn Châu nay không còn nệm gấm nữa
Miếu ở núi Mộ Dạ vẫn còn cái biển vàng
Mông mênh trên nước, [An Dương Vương] đã cầm
sừng con văn tê đi mất
Chỉ thường thường thấy chim công ở rừng bên bay
lại thôi

Về vật lạ, thì có đầm Thủy Ô, bãi Bạng Cáp
( Đầm Thủy Ô ở xã Lịch Phúc, huyện Đông Thành,
tục truyền là Bầu Ác, giữa đầm có nhiều hoa sen.

Bãi Bạng Cáp (1) ở từ núi Mộ Dạ thuộc địa phần xã
Tập Phúc huyện Đông Thành đến xã Tiên Lý, xã Ông
Phùng (2). Những vỏ trai chồng chất lại từng đống
sâu bốn năm thước lẫn lộn với nhau, và lẫn với cả đất
sông nữa, người ta lấy ra đem phơi nắng để làm gạch,

làm đá tảng, hoặc đắp thành hình voi ngựa để cúng
vào miếu thờ thần ).


_________________
(1) Tức bãi Sò
(2) ĐNNTC chép là xã Hương Lan.
__________________
Cửa biển thì có năm cửa : Càn Hải, Quyền Môn, Thai
Môn, Bích Môn, Hiền Môn.
( Cửa Càn Hải thì bờ bên hữu có núi, bờ bên tả là bãi
cát phẳng. Cửa ăn sâu vào chỗ dân cư
Cửa Quyền Môn (1) ở xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh
Lưu. Cửa biển sâu mà hẹp, hai bên bờ có nhiều núi
ôm bọc lấy.
Cửa Thai Môn ở xã Thượng Viên huyện Đông
Thành, cửa này nông hẹp, bờ bên hữu là núi đá, bên
tả là bãi cát phẳng, trông dài rộng ngút ngàn.
Cửa Bích Môn ở huyện Đông Thành.
Cửa Hiền Môn ở làng La Nham huyện Đông Thành.
Cửa này rất hẹp rất nông, hai bờ đều có núi, thuyền
lớn không vào được. Trong sử chép An Dương
Vương cầm sừng con văn tê 7 tấc nhảy xuống nước,
tức là chỗ này ).


_________________
(1) Tức là cửa Quờn.

×