Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.09 KB, 4 trang )

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ
LỜI MỞ ĐẦU


Ngày 23 tháng 9 năm 1945, dưới sự che chở của quân đội Anh, người Pháp mở cuộc tiến
công vũ trang đánh vào chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Cuộc chiến tranh
Đông Dương bắt đầu.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tại Điện Biên Phủ, Tướng De Castries bị quân đội nhân dân
Việt Nam bắt làm tù binh, sau một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm, đạo quân viễn chinh
Pháp bị mất 16000 người, đa số thuộc những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Pháp.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, các hiệp định đình chiến được ký kết tại Genève, theo đó
nước Pháp công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của nước
Việt Nam. Để cho việc tập kết của quân đội hai bên được thực hiện, nước Việt Nam tạm
thời được chia thành hai miền, Bắc và Nam, ngăn đôi bởi dòng sông Bến Hải chạy dọc
theo vĩ tuyến 17, miền Bắc được đặt dưới quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, còn bộ chỉ huy quân đội Pháp chịu trách nhiệm thi hành các điều khoản của
Hiệp định Genève tại miền Nam. Tổng tuyển cử phải được thực hiện chậm nhất vào
tháng 7 năm 1956, để bầu ra một chính phủ thống nhất cho toàn nước Việt Nam.

Trong khu vực miền Bắc,việc thi hành các hiệp định không thành vấn đề, Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nắm chắc sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam, đã
không ngừng tìm cách tạo mọi thuận lợi cho việc thi hành các hiệp định nhằm tiến tới
tổng tuyển cử và đẩy nhanh sự tái thống nhất đất nước.

Thế nhưng, mặc dù các hiệp định đã được ký kết giữa Pháp và Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, vẫn có một đối tác thứ ba sắp sửa nhúng tay can thiệp một cách quyết
định vào hướng diễn biến của tình hình ở miền Nam Việt Nam.

Thực ra, từ năm 1950, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có mặt tại chỗ rồi đóng góp một phần


lớn cho những chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương, và cuộc đình chiến đã được ký
kết ngược với ý muốn của họ. Do không ngăn đuowjc việc ý kết này, Hoa Kỳ chuẩn bị
huy động toàn bộ sức mạnh của mình nhằm làm cho các hiệp định đã được ký kết không
thể thực hiện được.

Ngày 7 tháng 7 năm 1954, viên cựu quan lại theo đạo Thiên CHúa là Ngô Đình Diệm
(mà trong cuốn sách này chúng tôi gọi tắt là Diệm, theo kiểu người Việt Nam vẫn gọi), từ
Mỹ trở về hất cẳng Bửu Lộc là người của Pháp, tự tay nắm lấy quyền điều khiển chính
phủ Bảo Đại.

Ngày 8 tháng 9 năm 1954, đúng 50 ngày sau khi đặt bút ký các Hiệp định Genève, nước
Pháp ký với Mỹ và Anh, hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) là vế thứ hai ở Viễn Đông
song đôi với hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở phía tây.
Chiếc chìa khóa mở cửa vào Nam Việt Nam được chuyển từ tay của Pháp sang tay Hoa
Kỳ, các Hiệp định Genève vừa được ký chưa ráo mực đã bị phủ nhận. Nhà nước Nam
Việt Nam đã ra đời như thế, cái Nhà nước mà lịch sử tiếp theo sau đó sẽ mang dấu ấn
không thể gột rửa của tất cả những nhân tố đã làm bà đỡ cho nó ra đời: sự chối bỏ trách
nhiệm của nước Pháp, ý chí của Hoa Kỳ quyết ngăn chặn phong trào cách mạng Việt
Nam, tập hợp lại tại miền Nam của các thế lực phong kiến Việt Nam.

Trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, miền Nam Việt Nam có diện tích rộng
170000km2. Với số dân khoảng 14 triệu người (so với 160000km2 và 16 triệu dân ở
miền Bắc[1]).

Vê mặt địa lý, có thể phân biệt ba vùng chính sau đây:

Nam Bộ, bao gồm chủ yếu vùng châu thổ sông Đồng Nai, là vùng đất của những cánh
đồng lúa rộng và phì nhiêu, Nam Bộ là vựa lúa của Việt Nam. Chỉ riêng châu thổ sông
Cửu Long đã có 2300000 héc-ta đất trồng trọt và Nam Bộ đã xuất khẩu 1500000 tấn gạo
mỗi năm.


Từ sông Bến Hải đến tận Nam bộ, dọc theo bờ biển, là một chuỗi dài những cánh đồng
nhỏ, bị kẹp giữa biển và núi, đông dân nhưng nghèo, điều kiện kinh tế và dân cư ở đây
gợi nhớ đến những điều kiện của miền Bắc. Đó là phần giữa và phía nam của Trung Bộ
(tên cũ là An Nam). Tổng diện tích đất canh tác vào khoảng 300000 héc-ta.

Cao Nguyên là một vùng rộng lớn trải dài từ thung lũng sông Đồng Nai ở phía nam đến
vĩ tuyến 17 ở phía bắc. Phần lớn đó là những cao nguyên có độ cao từ 700m đến 800m so
với mặt biển. Vùng đất đó được hình thành từ sự phân hủy của đá bazan, một loại đất rất
tốt, phù hợp một cách kỳ lạ với các loại cây công nghiệp: cao su, chè, cà phê vẫn còn
những diện tích rộng mênh mông chưa khai phá.

Trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt Nam, phải tính đến khoảng 400000 người Khơ
Me (hay Cao Miên), sống chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, 700000 người
Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở Chợ Lớn và hơn 600000 người bao gồm những
nhóm tộc người khác nhau sống trên các vùng cao nguyên. Trước đây, người ta gọi chung
họ là "mọi", chúng tôi sẽ không dùng thuật ngữ này vì trong tiếng Việt nó bao hàm một
ngụ ý không hay, và sẽ dùng các từ "cư dân" hay "nhóm tộc người" của Tây Nguyên.

Ngay từ đầu. có thể lưu ý rằng, khác với phần lớn các nước chậm phát triển, Nam Việt
Nam là một miền đất giàu nông sản, với một sản lượng lương thực rất dư thừa. Miền
Nam sẽ không phải trải qua những khó khăn cực lớn về cung cấp lương thực như miền
Bắc, chỉ cần bằng sự viện trợ của mình, Hoa Kỳ đã có thể dễ dàng khởi động việc công
nghiệp hóa để biến Nam Việt Nam thành một cái "tủ kính" thật sự, một cực hấp dẫn đối
với các nước khác ở Đông Nam Á. Thế nhưng, lịch sử lại đã quyết định một cách khác.
____________________________________________
[1] Các cơ quan chính thức cung cấp những con số sau đây về dân số năm 1960:
- Nam Bộ 63% tương đương với 8760933
- Đồng bằng miền Trung 31% tương đương với 4329761
- Tây Nguyên 6% tương đương 604823

Không nên ảo tưởng về sự chính xác của những số liệu này. Không một cuộc điều tra dân
số nào được tiến hành, lý do đơn giản vì chính quyền miền Nam chưa bao giờ kiểm soát
được toàn bộ vùng nông thôn, nơi tập trung đến 85% dân số.
Dự định của chúng tôi là vạch lại tiến trình lịch sử của miền Nam Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1963, một lịch sử đầy ắp sự kiện, bởi lịch sử của những chế độ bị khủng hoảng
triền miên thu hút sự quan tâm của các sử gia và ký giả nhiều hơn là những nước được
sống trong yên bình. CÓ thể phân biệt thành ba giai đoạn trong cái thời kỳ ngắn ngủi chỉ
kéo dài được tám năm này:

1. Từ ngày 21 tháng 7 năm 1954 đến ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội Pháp vẫn còn
đóng ở Nam Việt Nam. Trong khi Chính phủ Hoa Kỳ buộc nước Pháp phải từ bỏ xứ sở
này để trao quyền điều khiển vào tay họ, chính quyền Diệm dần dần loại bỏ tất cả các
nhóm thân Pháp, khi cần còn dùng cả vũ lực. Bộ máy quân sự của Mỹ và các thể chế của
chính quyền Diệm được thiết lập.

2. Sau khi quân đội Pháp rút, Hoa Kỳ lên ngôi ông chủ độc tôn, chính phủ Diệm từ chối
không chịu tổ chức tổng tuyển cử như đã dự kiến trong các hiệp định đình chiến. Những
hiệp định này bị lâm vào thế bất khả thi, một phần do sự chối bỏ trách nhiệm của một
trong số những đối tác chủ yếu có trách nhiệm thi hành hiệp định là Pháp. Phía Pháp đã
cẩn thận rút hết quân đội của mình trước thời hạn tổng tuyển cử tháng 7 năm 1956.

Thế là bắt đầu "thời đại hoàng kim" của chính quyền Diệm có thể tha hồ thi thố các dự
định của mình, dưới sự chỉ đạo của những cố vấn Hoa Kỳ. Nam Việt Nam trở thành tài
sản riêng của gia đình Diệm và như chính miệng Diệm nói, biên giới của Hoa Kỳ trải
rộng đến tận vĩ tuyến 17. "Thời đại hoàng kim" này kéo dài đến cuối năm 1960, là thời
điểm được đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng.

3. Bởi vì nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng; và chế độ nào càng tự cảm thấy
mình bị mất lòng dân thì lại càng ra tay đàn áp, mà càng ra tay đàn áp thì cường độ những
cuộc đấu tranh của nhân dân lại càng lên cao.


Ngày 11 tháng 11 năm 1960, một số quân nhân tổ chức một cuộc đảo chính không thành
với ý định lật đổ Diệm, một bằng chứng cho thấy toàn thân chế độ này đang bị lung lay.

Sau ngày đó, chính quyền Diệm chỉ còn là một cái bóng, duy nhất còn lại sự thống trị của
Hoa Kỳ và dần dần biến thành một cuộc can thiệp vũ trang thật sự. Một cuộc chiến tranh
không tuyên bố, theo cách nói của Thời báo New York, bắt đầu ở miền Nam Việt Nam.
Cuộc chiến tranh này vả chăng đã được Chính phủ Kennedy chính thức hóa ngày 8 tháng
2 năm 1962, khi họ thành lập một bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Sài Gòn.

Về phía mình, nhân dân Việt Nam đứng trước nguy cơ có thể bị tiêu diệt, bắt đầu có
những biện pháp tự vệ: đấu tranh vũ trang xuất hiện kết hợp với đấu tranh chính trị, và
ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Cuộc chiến tranh không tuyên bố này vẫn đang tiếp diễn.

Việc nghiên cứu những sự kiện xảy ra từ năm 1954 sẽ cung cấp cho chúng ta ý niệm về
một lối thoát khả dĩ cho một tình hình nguy hiểm như ở miền Nam Việt Nam thời đó.

Nam Việt Nam lúc đó là một trong những khu vực nhạy cảm của thế giới, tại đây cuộc
đối đầu Đông-Tây, những cuộc xung đột nổ ra từ phong trào giải phóng dân tộc và giải
phóng xã hội đang diễn ra dưới những hình thức nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, chứa
đựng nguy cơ đe dọa nền hòa bình thế giới.

Nghiên cứu một vấn đề mang tính thờ sự và nóng bỏng như thế là việc chẳng mấy dễ
dàng. Tư liệu thì tản mạn và nằm trên mặt các báo chí hàng ngày nhiều hơn là trên các
trang sách. Với những gì có thể tập hợp được từ trong các ấn phẩm của Việt Nam, Pháp
và Mỹ, chúng tôi đã thử chỉ ra một số cột mốc, cố gắng thử cung cấp chút ánh sáng cho
những ai đang phân vân tự hỏi về tương lai đất nước này.

Bở vì đất nước này là đất nước của chúng tôi, nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên nếu

những dòng dưới đây đôi khi ít nhiều nhuốm màu cảm xúc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức
khách quan càng nhiều càng tốt, nhưng lẽ tự nhiên, trái tim của một con người làm sao có
thể không rung động khi phải kể lại những tai họa đang giáng xuống quê hương mình,
hay khi mô tả lại những chiến tích anh hùng của đồng bào mình. Tính khách quan lịch sử
đâu phải là sự bàng quan lạnh lùng trước bất hạnh của những con người.
Paris, tháng 3 năm 1963.
__________________

×