Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ - PHẦN 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 7 trang )

LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI
TRONG KIẾN VIỆT NAM
NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ
THÊU
THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI
MỘ CỔ

Người Việt cổ đã để lại những công cụ đồ gốm có
hằn các dấu vết vải từ rất sớm. Những dấu vải đầu
tiên xuất hiện ở nước ta được hằn trên mảnh gốm ở di
chỉ khảo cổ Đồi Giàm, thuộc văn hóa Phùng Nguyên,
có tuổi cách đây 4000 năm, thời kì này đã xuất hiện
nhiều dọi sợi se bằng gốm. Một số dấu vết vải còn
hiện hữu trên một chiếc ấm đồng thau có tuổi 2500
năm. Ngoài ra còn thấy nhiều dấu vết vải trong các
ngôi mộ cổ đại.
Nội dung ẩn:



Trong ngôi mộ cổ Việt Khê ở Thủy Nguyên – Hải
Phòng khai quật năm 1958, và khu ngôi mộ ở xã
Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình (Hà
Tây cũ) khai quật năm 1974 đã thu thập được nhiều
loại vải khác nhau. Khu mộ ở Châu Can đã tìm được
những mảnh vải của trang phục, nhiều nhất là ngôi
mộ số 3 và số 6. Nhận xét bước đầu: “Những mảnh
vải sợi không được se lại mà để nguyên sợ tự nhiên,
sợi dọc thưa hơn sợi ngang và cách đều khoảng 2mm,
sợi ngang bé hơn đượt dệt dày xít nhau đều đặn”. Có
những mảnh vải có đường mép dọc và ngang, điều


này chứng tỏ sợi vải được dệt vòng đi vòng lại. Theo
ý kiến của kĩ sư phòng kĩ thuật dệt thuộc nhà máy dệt
kim Đông Xuân thì đây là loại vải sợi đay hay gai,
sợi dọc to và thưa hơn sợi ngang nhưng rất đều.
Chiều ngang và chiều đọc vải đều có đường biên, khổ
vải hẹp, có thể vải được dệt bằng phương thức con
thoi với khung cửi. Khi nói về thời đại kim khí, F.
Ăng-ghen nhận xét: “Thành tựu thứ nhất là khung dệt
vải, thành tựu thứ hai là việc nấu quặng và chế tác đồ
kim loại”, vậy từ những mảnh vải, lụa và kĩ thuật dệt
ở khu mộ Châu Can đã chứng tỏ trình độ văn minh
phát triển ở thời Hùng Vương.
Nội dung ẩn:



Theo TS Nguyễn Việt, năm 2000, trung tâm tiền sử
Đông Nam Á đã thu thập nghiên cứu cùng với người
nước ngoài để bảo quản thành công các miếng vải cổ
trong mộ thuyền Châu Can. Những mảnh vải này
thực sự đã cho ta thấy rõ nét kĩ thuật dệt, cấu tạo
trang trí, may cắt, các loại diềm tua và trang phục
thời Đông Sơn. Qua nghiên cứu 118 miếng vải lớn
nhỏ được chắt lọc ra từ 0,015m khối đất bùn vớt ra từ
lòng mộ Châu Can. Những mảnh vải hiện diện rõ
những phần khác nhau của trang phục. Trang phục ở
mộ mà chủ nhân được chôn là một thanh niên tuổi
khoảng 18 đến 20, mặc áo có diềm khâu, diềm tua.
Vạt áo trang trí dệt bằng hai loại sợi hỗn hợp: sợi
lanh (cannabis) và lụa (silk). Những mảnh thắt lưng ở

mộ Châu Can được dệt bằng chất liệu sợi vải gai
(boehmira) có bề ngang rộng khoảng 6cm. Kĩ thuật
dệt vải thắt lưng đều được se theo kĩ thuật xoắn
nhưng hoàn toàn khác so với kĩ thuật se xoắn S phổ
biến hiện nay. Những bằng chứng đầu tiên của kĩ
thuật thêu (embroidery) cũng đã tìm thấy ở trang
phục trong những ngôi mộ này.

Năm 2002, trung tâm tiền sử Đông Nam Á kết hợp
với bảo tàng Hưng Yên khai quật khu mộ táng hình
thuyền ở Động Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Từ khoảng 1200 miếng vải to nhỏ khai quật được
phát hiện ra 7 loại vả khác nhau, làm từ ba cỡ sợi của
hai lối dệt khác nhau. Nguyên vật liệu dệt ra những
miếng vải đó là: vải gai (90%), lanh (8%) và lụa
(2%), chưa thấy bằng chứng của sợi bông (cotton)
trong những ngôi mộ này.

Ngoài những phát hiện đặc trưng các loại vải khá
giống ở mộ Châu Can, mộ Động Xá còn tìm thấy hơn
20 miếng vải làm từ những băng sợi lanh màu nhuộm
chàm. Nền vải chính dệt xen kẽ những sợi gai cho
thấy sự đa dạng trong kiểu cách thời bấy giờ, có
những loại vải phục vụ riêng cho yêu cầu trang trí
hoặc để may cắt và thêu trang phục.

Những bằng chứng nghiên cứu khoa học và bảo quản
theo phương pháp hiện đại cho thấy các vật chất là
hữu cơ, hạt quả, đồ sơn, đồ da khai quật được đã
chứng minh và làm sống lại những phong cách trang

trí trên trang phục xưa. Chính các kiểu dáng, hoa tiết,
hoa văn mỹ thuật trên yếm, váy, thắt lưng, khăn mũ
của các tượng người, tượng đoản kiếm, tượng chuôi
dao găm, tượng chân đèn v.v… đã làm hiện dần lên
lịch sử trang phục Việt Nam.

Khu mộ Châu Can và Động Xá cho ta biết rõ nguồn
gốc về kiểu dệt các loại vải, suy ra những kiểu cách,
màu sắc riêng biệt độc đáo trong một khung niên đại
của văn hóa Đông Sơn thời Hùng vương hoàn toàn
không có dấu vết của văn hóa Hán. Những đồ tùy tán
và cách thức mai táng ở đây tương tự với mộ Việt
Khê: áo quan cũng làm bằng thân cây khoét rỗng,
cũng có nhiều đồ vật tương ứng như: đồ đồng thau,
đồ gỗ (khay gỗ, mái chèo, cán lao, cán rìu). Đặc biệt
vải mặc đã cho những khái niệm trang phục phong
phú của thời Hùng vương – giai đoạn cổ đại của
người Việt cổ trước khi bị giặc Hán xâm lược.

(còn tiếp)

×