Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

XỬ TRÍ THUYÊN TẮC MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.74 KB, 6 trang )

XỬ TRÍ THUYÊN TẮC MẠCH
MÁU NGOẠI BIÊN



I. TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH:
1. Nguyên nhân:
- Xơ vữa đông mạch (đa số).
- Tiểu đường.
- Hút thuốc lá nhiều (hội chứng Bureger và hội chứng Raynauld)
- Bệnh Takazashu.
- Hội chứng Hurton(viêm tắc động mạch thái dương nong).
2. TCLS:
Theo Lertche – Fotain:
- GĐ1: không có triệu chứng, vô tình khám phát hiện mất mạch.
- GĐ2: đau cách hồi, đau chân khi đi, nghỉ thì bớt đau.
2A: đi >500m mới đau.
2B: đi <500m đã đau.
- GĐ3: đau khi nằm nghỉ.
- GĐ4: có dấu hiệu họai tử, chân teo, ổ lóet sâu, nham nhở, đen.
3. CLS:
- Siêu âm Doppler màu.
- CTA
- DS
4. Điều trị:
 Nội khoa: GĐ1
 Thay đổi lối sống (ngưng thuốc lá, tập thể dục, đi bộ càng nhiếu càng
tốt để tăng tuần hòan bàng hệ, )
 Điều trị yếu tố nguy cơ (THA, tăng lipid máu, tiểu đường, )
 Aspirin 81mg hoặc 100mg 1v x 1 (u).
 Buflomedyl 150mg 2v x 2 (u)


 Ngọai khoa:
 Lột nội mạc.
CĐ: động mạch lớn, tổn thương khoảng 2 cm.
 Cầu nối:
CĐ: tắc động mạch đùi, chậu hoặc tổn thương dài, tuần hòan bàng hệ
không tốt.
Cầu nối được sử dụng bằng: - protez ( động mạch giả)
- protez ( động mạch giả)
- Tĩnh mạch hiển.
 Nong động mạch : ít xâm lấn, gây tê tại chỗ.
CĐ: những tổ thương ngắn, lớn.
Động mạch lớn: nong động mạch làm gãy mảnh xơ vữa >không hẹp sau
nong.
Động mạch TB-lớn: cần đặt stent để chống hẹp sau nong.
CCĐ đặt stent: Động mạch nhỏ, động mạch vùng gấp khúc(vì dễ gây
cong stent)
Sau phẫu thuật diều trị thuốc kháng đông.
• Hội chứng Bureger: cắt TK giao cảm lưng.
• Hội chứng Raynauld: cắt TK giao cảm ngực.

II. TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH:
1. Nguyên nhân:
- Thuyên tắc: thường gặp ở các động mạch bình thường, do huyết khối
đuợc tạo ra do các bệnh:
 Rung nhĩ, hẹp van hai lá, NMCT,…
 Phình động mạch chủ bụng.
- Huyết khối tại chỗ: gặp ở các động mạch có bệnh lý xơ vữa, gặp những
sang chấn làm máu chảy chậm tạo huyết khối.
2. TCLS:5P
- Đau

- Tê.
- Lạnh, xanh.
- Mất mạch.
- Liệt
Giai đọan rất trễ có dấu hiệu họai tử.

3. CLS:
- Siêu âm Doppler màu.
- DSA.
4. Điều trị
 Nội khoa:
Hiệu quả trong trường hợp huyết khối tại chỗ.
Heparin 5000UI + 5ml nước cất > tiêm TM
Duy trì bằng bơm điện: 0.8 – 1ml/h
Thử TCK/28-30” = 1.5 – 2.5 lần
Thử lại sau mỗi 6h, nếu <1.5lần thì tăng liều thêm 0.2ml/h.
 Ngọai khoa:
 Xẻ Động mạch đùi: trường hợp đến sớm trước 6h
• Xẻ động mạch đùi, đưa ống Fogarty vào lấy cục huyết khối ra.
• sau đó chi sẽ hồng trở lại.
• Điều trị Heparin bằng bơm điện.
• Điều trị nguyên nhân gây thuyên tắc.
 Ly giải cục máu đông:
• Trong trường hợp đến trước 6h
• Sử dụng Urokinase hoặc Streptokinase tiêm vào cục máu đông.
• Trường hợp bệnh nặng(nổi bông nhiều, tím, họai tử,…) sẽ không mổ.
Nếu mổ sẽ dễ dẫn đến biến chứng: hội chứng tái tưới máu hoặc hội chứng
chèn ép khoang(căng cưng bắp chân).
**Bn có nguy cơ thuyên tắc, sau mổ phải điều trị:
- Kháng Vitamin K ( theo dõi TQ, INR)

- Courmarine hoặc Warfarin.


III. TẮC TĨNH MẠCH SÂU
1. Nguyên nhân:
Ba yếu tố Wirshow:
- Sự ứ trệ (nằm lâu, ngồi lâu, ít vận động,…)
- Vết thương thành mạch
- Tăng đông máu (bẩm sinh, nhiễm trùng, sau mổ, có thai, dùng thuốc
ngừa thai,…)
2. TCLS:
- Phù chân (cứng, ấn không lõm), đỏ.
- Đau dữ dội vùng bị tắc.
- Tăng nhiệt độ ở da.
- Giãn tĩnh mạch nông.
- Họai tử da.
3. CLS:
- Siêu âm Doppler màu.
- Chụp tĩnh mạch cản quang.
- D – dimère.
4. Điều trị:
 Nội khoa:
 Kết hợp Heparin và kháng Vitamin K.
Flaxiparin 2850UI tiêm DD 1 ống x 2 hoặc
Enoxiparin 0.4ml 1 ống x 2 tiêm DD
Sintrom 4mg (kháng Vit K) ½ - 1 viên
 Băng thun: trong 24h đầu nằn nghỉ, chân gác cao.
 7-10 ngày ổn thì xuất viện và tiếp tục điều trị kháng Vit K trong 3-6
tháng.
 Ngọai khoa:

Dùng ống Fogarty để lấy cục máu đông.
CĐ:
- tắc tĩnh mạch + thiếu máu chi dưới cấp tính.
- Nguy cơ thuyên tác phổi.
Hoặc đặt Filter(lọc): để cản cục máu đông, điều trị Heparin hoặc bơm
trực tiếp Streptokinase.
Sau 30 ngày rút bỏ, nếu tái phát thì phải đặt suốt đời.

IV. TẮC TĨNH MẠCH NÔNG ( TM HIỂN)
1. TCLS:
Đau, đỏ dọc đường đi của tĩnh mạch hiển, cứng.
2. Điều trị:
 Nội khoa:
Heparin, kháng viêm.
 Ngọai khoa:
CĐ: trường hợp huyết khối lên gần đến tĩnh mạch đùi sâu (co thể sẽ theo
tĩnh mach chủ về tim >phổi, gây thuyên tắc phổi > tử vong).
Cột chỗ tắc.
Sau đó ổn thì rút bỏ tĩnh mạch hiển.

×