Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN VÀ CHỨNG KHẬP KHIỄNG CÁCH HỒI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.58 KB, 4 trang )

BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN VÀ
CHỨNG KHẬP KHIỄNG CÁCH HỒI


Bệnh lý mạch máu ngoại vi (ngoại biên) là gì?
Bệnh lý mạch máu ngoại biên (BMMNB) là những vấn đề dòng chảy của máu
trong động mạch. Động mạch dẫn máu đến cơ & nội tạng trong cơ thể. Khi động
mạch có bệnh, lòng mạch bị hẹp lại & có thể bị lấp hẳn. Đa số các trường hợp là
do xơ vữa động mạch. Triệu chứng thường thấy nhất trong xơ vữa động mạch là
khập khiểng cách hồi. Nếu bị chứng này, hãy đi khám bệnh trước khi nó xảy ra
những hậu quả khó lường.
Khập khiễng cách hồi là gì?
Khập khiễng cách hồi (KKCH) là tình trạng đau ở bắp chân xảy ra khi Bạn đi lại
nhiều (khoảng một dãy phố hay hơn nữa). Cơn đau sẽ giảm đi hoặc hết đau khi
Bạn ngồi nghỉ ngơi. Thường thì cơn đau lặp lại sau một khoảng đường đi nhất
định nào đó và thời gian nghỉ ngơi để hết đau gần như giống với thời gian đi để bị
đau.
Bệnh mạch máu ngoại vi và chứng khập khiểng cách hồi liên quan với
nhau như thế nào?
Khập khiễng cách hồi là tình trạng không đủ máu đến nuôi các cơ đang hoạt động,
các động mạch bị hẹp lại và máu không thể đi đến các vùng phía xa nơi bị hẹp.
Khi Bạn nghỉ ngơi, lượng máu đó đủ để dùng cho nhu cầu của cơ khi nghỉ ngơi
cho nên triệu chứng đau giảm đi. Tình trạng hẹp lòng mạch máu chỉ đủ cung cấp
nhu cầu oxy của cơ khi nghỉ ngơi mà thôi. Do đó, khi đi lại cơ cần nhiều năng
lượng hơn và gây ra đau.
Những ai có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch?
Nguy cơ bị xơ vữa động mạch khi có những bệnh lý hoặc dấu hiệu dưới đây:
 Cao huyết áp
 Tiểu đường
 Cholesterol máu cao
 Hút thuốc


 Lớn tuổi
Khập khiễng cách hồi là triệu chứng báo trước đã có mãng xơ vữa động mạch.
Cách tốt nhất là phải đi chữa trị triệt để xơ vữa động mạch trước khi chúng có thể
gây ra nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.
Làm thế nào để BS có thể chẩn đoán xác định Bạn có bị xơ vữa động
mạch?
Siêu âm mạch máu có thể cho thấy hình ảnh lòng mạch máu lẫn nghe được âm
thanh của dòng máu chảy, từ đó có thể chẩn đoán xác định. BS cũng có thể dùng
ống nghe để nghe luồng máu chảy.
Ngoài ra, để chẩn đoán xơ vữa động mạch BS còn có thể kiểm tra dòng máu chảy
bên trong chân Bạn. Xét nghiệm này thường được tiến hành trong bệnh viện. Xét
nghiệm này có tên là thử nghiệm Doppler. Các vòng áp lực được quấn quanh bắp
chân & bắp tay cùng bên để đo áp lực máu (huyết áp) tại hai vị trí này. Nếu chỉ số
huyết áp đo được ở chân thấp hơn nhiều so với chỉ số huyết áp đo được ở bắp tay,
BS có thể nghĩ đến Bạn bị hẹp động mạch ở chân.
Nếu phẫu thuật giúp ích cho điều trị chứng khập khiễng cách hồi của Bạn, BS có
thể chỉ định làm xét nghiệm chụp hình động mạch có cản quang. Phim X quang
được chụp tại vùng mạch máu nghi ngờ bị hẹp sau khi BS đã đưa vào lòng mạch
thuốc cản quang. Hình ảnh của phim X quang có thể cho thấy sự phân bố máu
(hoặc hình ảnh mạch máu) để xác định chính xác vị trí hẹp trong khi mổ.
Vấn đề điều trị?
Bệnh lý MMNB & chứng KKCH có thể điều trị bằng chế độ ăn kiêng + tập thể
dục + thuốc. Ngoài ra cần phải từ bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp & lượng đường
trong máu.
Kết hợp với chương trình đi bộ rất giúp ích cho điều trị. Bạn nên đi bộ ít nhất 3 lần
mỗi tuần, mỗi lần từ 30 đến 45 phút. Bạn cần đi bộ cho đến khi Bạn không chịu
nổi cơn đau. Nghỉ ngơi cho đến khi hết đau rồi lại đi tiếp. Có thể thay việc đi bộ
bằng việc leo cầu thang. Nên bắt đầu từ từ và tăng dần thời gian cũng như quảng
đường đi bộ. Bạn sẽ thấy hiệu quả sau 2 tuần khổ luyện.
Một số thuốc có thể điều trị bệnh MMNB & chứng KKCH. Các hoạt chất

Pentoxifylline, hay Cilostazol là chọn lựa tốt. Nếu động mạch bị tắc hoàn toàn, cần
phải phẫu thuật để làm thông nó trở lại.

×