Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 8 Bài 6+7+8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 11 trang )

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN
MÔN SINH 8
Bài 6: PHẢN XẠ

* Nội dung cơ bản:
I. Cấu tạo và chức năng của neuron


1. Cấu tạo của nơ ron
- Thân
- Tua ngắn(sợi nhánh)
- Tua dài(sợi trục)

2. Chức năng
- Cảm ứng
- Dẫn truyền

3. Phân loại
- Nơron hướng tâm (cảm giác):
+ Vị trí: thân nằm ngoài TW thần kinh
+ Chức năng: truyền xung thần kinh từ cơ quan về TW

- Nơ ron trung gian (liên lạc)
+ Vị trí: nằm trong TW TK
+ Chức năng: liên hệ giữa các nơron

- Nơron li tâm (vận động)
+ Vị trí: thân nằm trong TW TK
+ Chức năng: truyền xung thần kinh tới cơ quan phản ứng

II. Cung phản xạ


1. Phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ mội trường
dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

2. Cung phản xạ
- Cung phản xạ để thực hiện phản xạ

- Cung phản xạ gồm 5 khâu:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Nơ ron hướng tâm(cảm giác)
+ TW TK (nơron trung gian)
+ Nơron li tâm (vận đông)
+ Cơ quan phản ứng.

3) Vòng phản xạ
Điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về TWTK


* Một số câu hỏi:
Hãy phân tích 1 cung phản xạ kim đâm vào tay.

Trả lời: Kim (kích thích) -> cơ quan thụ cảm ở da -> nơron
hướng tâm -> Tuỷ sống (phân tích) -> nơron li tâm -> cơ của
ngón tay co lại.

Bài 7: BỘ XƯƠNG

* Nội dung cơ bản:
I. Các phần chính của bộ xương
1. Thành phần cấu tạo của bộ xương:


Bộ xương gồm:
- Xương đầu:
+ Xương sọ: Phát triển.
+ Xương mặt (lồi cằm)

- Xương thân:
+ Cột sống:
Nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong.
+ Lồng ngực: Xương sườn, xương ức.

- Xương chi:
+ Đại xương: Đai vai, đai hông.
+ Các xương: Xương cánh, ống bàn,
ngón tay, xương đùi, ống bàn, ngón chân.

2. Vai trò của bộ xương:
- Nâng đỡ
- Bảo vệ cơ thể
- Nơi bám của các cơ

II. Phân biệt các loại xương
Dựa vào hình dạng và cấu tạo chia 3 loại xương.
+ Xương dài: Hình ống, ở giữa rỗng chứa tuỷ.
+ Xương ngắn: Ngắn, nhỏ.
+ Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng.

II. Các khớp xương
- Khái niệm: Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.


- Khớp bán động: Giữa 2 đầu xương là đĩa sụn, hạn chế cử
động.

- Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa,
không cử động được.

- Khớp động: cử động rễ dàng. Hai đầu xương có lớp sụn, giữa
là dịch khớp ( hoạt dịch), Ngoài: Dây chằng.

Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG

* Nội dung cơ bản:
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo và chức năng của xương dài
- Cấu tạo hình ống giúp xương nhẹ và vững chắc.
- Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực, làm tăng
khả năng chịu lực.

Trong xây dựng người ta đã vận dụng kiểu hình ống của xương
và cấu trúc hình vòm của nan xương vào thiết kế trụ cầu hoặc
vòm cửa để vừa đảm bảo độ bền vững mà lại tiết kiệm được
nguyên vật liệu khi thi công.

2. Cấu tạo và chức năng xương ngắn và xương dẹt
- Cấu tạo:
+ Ngoài là mô xương cứng.
+ Trong là mô xương xốp.

- Chức năng: Chứa tuỷ đỏ


II. Thành phần hoá học và tính chất của xương
Thí nghiệm 1:
Lấy xương đùi ếch ngâm trong dung dịch HCl 10% (10 - 15
phút)
Yêu cầu:
1. Kiểm tra xem xương cứng hay mềm.
2. Quan sát khi xương bỏ vào cốc axit HCl có hiện tượng gì?
Thử giải thích hiện tượng đó?

Thí nghiệm 2:
Đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không
cháy, không còn khói
Yêu cầu: Bóp nhẹ phần xương đã đốt em có nhận xét gì?


Nhận xét:
- Thí nghiệm 1:
Xương mất phần rắn bị hoà vào HCl chỉ có thể là chất có canxi
và cacbon.

- Thí nghiệm 2:
+ Cháy chỉ có thể là chất hữu cơ.
+ Bọt khí đó là CO2.


- Thành phần cấu tạo của xương gồm: + Chất vô cơ: Muối canxi.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao.

- Tính chất: Rắn chắc và đàn hồi.


III. Sự lớn lên dài ra của xương
- Xương dài ra: Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng
trưởng.
- Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.

* Một số câu hỏi:
1. Ở người già, xương rất giòn và rất dễ gãy là do:
b. Mô xương cứng bị mất.
c. Tỷ lệ chất cốt giao trong xương giảm.
a. Màng xương bị thoái hoá.

2. Khả năng liền của xương sau khi bị gãy là do:
Mô xương xốp
d. Mô xương cứng
c. Mô sụn ( sụn tăng trưởng)
b. Màng xương

3. Lứa tuổi nào sau đây dễ bị cong vẹo cột sống:
a. Trẻ em
b. Người lớn
c. Người già

4. Bộ phận nào sau đây của xương dài có chức năng giúp xương
chịu lực:
a. Sụn đầu xương
b. Mô xương xốp
c. Mô xương cứng
d. Màng xương

×