Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tổng hợp kiến thực cần quan tâm môn Mạch Điện Tử số docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.45 KB, 4 trang )

Tổng hợp kiến thực cần quan tâm môn Mạch Điện Tử
số
Chương 1: Hệ thống số đếm và khái niệm về mã
- Lưu ý cách đổi cơ số giữa các hệ nhị phân, bát phân, thập phân, thập lục phân. ( trang 4)
- Mã nhị phân :
*BCD có trọng số : cho phép phân tích thành đa thức theo trọng số
+ tự nhiên : 8421(hay dùng), 5421.
+ số học : 2421, 5121, 84-2-1 ( có đặc điểm là tổng trọng số = 9 )
*BCD không có trọng số : không cho phép phân tích thành đa thức theo trọng số
+ Mã Gray : ứng dụng trong việc làm bìa Karnaugh, được suy ra từ mã BCD 8421 bằng
cách các bit 0.1 đứng sau số 0 thì giữ nguyên, còn nếu sau số 1 thì đảo bit.
+ Mã Gray dư 3 : suy ra từ mã BCD quá 3
- Phân biệt mã BCD gói và không gói và cách hiệu chỉnh là cộng với 6.
Chương 2: Đại số Boole
- Các tiên đề và định lý, xem trong giáo trình, và cần làm các bài tập thầy cho để quen.
Trong đề thi thường có 1 câu về các tiên đề và đinh lý.
- Hàm Boole và các phương pháp biểu diễn. : dùng trong tối thiểu hóa bìa Karnaugh, làm
các bài tập thiết kế bộ đếm, cũng có thể là 1 câu nhỏ trong đề thi
* Dạng chính tắc 1 : tổng các tích
* Dạng chính tắc 2 : tích các tổng
Chú ý các nhận xét đối với 2 loại chính tắc :
Dạng chính tắc 1 :
- Chỉ cần liệt kê những tổ hợp biến làm giá trị hàm ra bằng 1
- Khi liệt kê, nếu biến tương ứng bằng 1 được viết ở dạng thật ( xi) nếu biến tương ứng
bằng 0 được viết ở dạng bù.
Dạng chính tắc 2 :
- Chỉ cần liệt kê những tổ hợp biến làm giá trị hàm ra bằng 0
- Khi liệt kê, nếu biến tương ứng bằng 0 được viết ở dạng thật ( xi) nếu biến tương ứng
bằng 1 được viết ở dạng bù.
- Bìa Karnaugh và các phương pháp tối thiểu hóa ( quan trọng) phần này rất cần thiết,
dùng nhiều trong các bài tập thiết kế. Cần xem kĩ các ví dụ trong sách và hiểu rõ, làm


nhiều bài tập để có thể tối thiểu hóa 1 cách nhanh chóng.
*Tối thiểu hóa theo chính tắc 1
*Tối thiểu hóa theo chính tắc 2
*Cách viết biểu thức rút gọn
Chương 3 : Các phần tử logic
Chương này cung cấp kiên thức về các cổng logic thường ứng dụng trong việc làm mạch
thực tế
*Giới thiệu về các cổng logic AND, OR, XOR, NOT, NAND, NOR, XNOR,
cần học các bản chân trị, và cách chuyển đổi giữa các loại cổng. Ứng dụng làm bài tập
trong phần thiết kế mạch chọn kênh và phân đường.
*Các kiến thức về họ cổng logic theo phương pháp chế tạo như họ RTL, TTL, MOSFET,
CMOS…
*Phân loại theo ngõ ra ( thường dùng trong thực tế thiết kế)
- Ngõ ra cột chạm
- Ngõ ra cực thu để hở
- Ngõ ra 3 trạng thái
Flip Flop
-Đồng bộ và không đồng bộ
Chú ý cách biểu diễn tín hiệu điều khiển theo mức, theo sườn :
-Theo sườn thì có hình tam giác, theo mức thì không có
- Tích cực mức 0 thì có hình tròn, tích cực mức 1 thì không có
Ví dụ trong hình sau :
hình a) là xung clk tác động theo sườn, tích cực mức 0
hình b) là xung clk tác động theo mức, tích cực mức 1.
Các loại RSFF, TFF,DFF, JKFF
-bảng đầu vào kích ( cần học thuộc)
-bảng chân trị
-đồ thị dạng sóng
2 cách chuyển đổi giữa các loại FF ( có 1 câu trong đề thi )
- Trực tiếp

- Gián tiếp
Chưong 4 : Hệ tổ hợp
-Mạch mã hóa và giải mã có ưu tiên, không ưu tiên ( có 1 câu tỏng đề thi)
Xem cách sử dụng các cổng logic để thiết kế mạch mã hóa và giải mã : Sach Kỹ thuật số
của Nguyễn Thúy Vân trang 19,20
Chú ý LED 7 đoạn : Anode/Katod chung, tích cực mức 0/1 . Có thể ra thi.
-Mạch MUX/DEMUX
-Mạch so sánh, mạch số học
Chương 5 : Hệ tuần tự
-So sánh hệ tổ hợp và hệ tuần tự
Hệ tuần tự
Hệ tổ hợp
Tín hiệu ra không phụ thuộc tín hiệu ra hiện tại
Tín hiệu ngõ kế tiếp vừa phụ thuộc tín hiệu vào, vừa phụ thuộc tín hiệu ra hiện tại
Thiết kế dựa trên phần tử Logic
Thiết kế dự trên Flip Flop
Có tính nhớ và tính đồng bộ
-Thiết kế bộ đếm ( 1 câu lớn trong đề thi )
*So sánh đếm nối tiếp và đếm song song
Đếm nối tiếp
Đếm song song
Chỉ dùng cho mã 8421
Ngõ ra FF trước nối với ngõ vào FF kế tiếp ( ghép nối tiếp các FF), các ngõ vào bằng 1
( TFF)
Chỉ dùng TFF và JKFF ( chuyển đổi thành TFF)
Cách thiết kế phụ thuộc xung Clk và hướng đếm
Có tính không đồng bộ
Dùng bất kì loại mã nào
Ghép song song các FF cùng 1 xung Clk
Dùng được bất kì loại FF nào

Thiết kế không phụ thuộc xung Clk mà phụ thuộc loại FF
Có tính đồng bộ
Các bước thiết kế bộ đếm nối tiếp :
B1: Xác đinhk số FF cần thiết
B2: Đếm lên hay đếm xuống, xung Clk tác động thế nào ?
B3: từ bước 2 suy ra phương trình xung Clk theo các Q ( cách lập phương trình như trong
giáo trình)
B4: Từ phương trình vẽ sơ đồ
B5: Lập giản đồ thời gian.
Các bước thiết kế bộ đếm song song:
B1:Xác định loại FF, loại mã, số FF cần dùng
B2: Lập bảng trạng thái
B3: Từ bảng đầu vào kích suy ra hàm giá trị của ngõ vào theo ngõ ra
B4: Tối thiểu hóa
B5: Vẽ sơ đồ
B6: Lập giản đồ thời gian.
Cần làm nhiều bài tập thiết kế để quen với cách thiết kế các loại bộ đếm.

×