Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TÀI LIỆU ÔN TẬP DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - ĐỊA 12_5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 12 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG - ĐỊA 12

-Về đk tự nhiên:
+đất đai ở Trung du miền núi phía Bắc rộnglớn mà chủ
yếu là đất Feralit điển hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi
rất tốt vói trồng các cây công nghiệp dàI ngày và ngắn ngày.
+ Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cao nguyên,
đồngbằng giữa núi như cao nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than
Nguyên, Nghĩa lộ, nhiều đồngbằng như đồng bằng Quang Huy,
Lộc Bình, Thất Khê là những địa bàn rất thuận lợi để hình
thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn
ngày như Chè Búp thuốc lá
- Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa nhưng có mùa Đông kéo dài từ tháng 11- tháng
5. đây là vùng có khí hậu mùa Đông lạnh nhất cả nước, đồng
thời lại phân hoá theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng này rất phù
hợp với trồng cây công nghiệp chịu lạnh như chè búp , sơn, hồi
và các loại dược liệu quí
Khí hậu không những phân hoá theo độ cao dẫn đến khí
hậu ở các vùng cao như Sapa rất thích hợp trồng các loại rau
quả ôn đới, những giống rau như Su hào, cải bắp . Đồng thời khí
hậu phana hoá rất rõ từ Đông sang Tây (vì có dãy Hoàng Liên
Sơn ngăn cách giữa Đông Bắc và TâyBắc) cho nên vùng Đông
Bắc rất rét, phù hợp trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có
khí hậu nóng hơn Đông Bắc do ít bị ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lạiphù
hợp với một số cây ưa nóng như Bông, cà phê và cả Xoài (nổi
tiếng Xoài Mộc Châu)
- Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi phía Bắc khá dồi
dào vì cólượng mưa trung bình từ 1400- 1600 mm nhưng lại


phân hoá khá rõ theo 2 mùa khô và mưa. Trong đó mùa khô
vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp đặc biệt ở các tỉnh
vùng cao biên giới.
- Địa hình Trung du miền núi phía Bắc khá phức tạp
ngoài những vùng đồng bằng giữa núi, những cao nguyên, bình
nguyên còn lại là địa hình đồi núi thấp trung bình ở Đông bắc ,
núi cao đồ sộ ở Tây bắc nên gây nhiều khó khăn cho việc hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. và
các vùng chuyên canh cây công nghiệp được hình thành lên do
điều kiện địa hình như vậy nên phân bố rất phân tán và manh
mún.
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên với phát triển cây
công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu diễn biến
thất thường hay nhiễu động , nhiều sương muối, sương giá, rét
đậm, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và lũ lụt vàomùa
mưa.
về điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều điều kiện để phát
triển cây công nghiệp vì: nguồn lao động trong vùng đã tích luỹ
được nhiều kinhnghiệm thâm canh cây công nghiệp điển hình
thâm canh cây chè búp. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến có
kỹ thuật tiên tiến như chế biến chè búp (Thái nguyên, Phú Thọ,
Hà Giang) Chế biến hoa quả hộp ở Vĩnh yên, Chế biến đường
mía ở Việt Trì những nhà máy, xí nghiệp này vừa là thị trường
tiêu thụ nguyên liệu cây công nghiệp vừa là nguồn lực thúc đẩy
cây công nghiệp phát triển . Nhiều năm qua do Nhà nước vạch
ra những chính sách khá phù hợp như chính sách ổn định
lương thực cho người trồng cây công nghiệp , chính sách giao
đất, giao rừng thu mua sản phẩm cây công nghiệp với giá
khuyến nông và mở rộng thị trường XNK đã thúc đẩy ngành
trồng cây công nghiệp ở vùng này phát triển nhanh. Tuyvậy,

các điều kiện kinhtế- xã hội vẫn còn nhiều hạn chế với phát
triển cây công nghiệp điển hình là:
+Trình độ thâm canh cây công nghiệp nói chung chưa
cao mà thể hiện rõ bởi trình độ KHKT của người lao động đồng
bào ít người còn thấp.
+ Các cơ sở chế biến với phương tiện kỹ thuật đã già cỗi,
cũ kỹ, cần được thay thế nhưng chưa có điều kiện dẫn đến sản
phẩm chế biến chất lượng chưa cao, chưa hợp với thị hiếu tiêu
dùng và XK.
Do ảnh hưởng nặng của cơ chế bao cấp, do nhiều năm
thiếu lương thực triền miên, do chưa có mối quan hệ chặt chẽ
giữa người trồng cây công nghiệp với các nhà máy chế biến
dẫn đến diện tích trồng cây công nghiệp bấp bênh và những
năm qua có xu thế giảm do sản phẩm cây công nghiệp làm ra
khó tiêu thụ.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các thế mạnh về tự nhiên,
kinh tế- xã hội nên Trung du miền núi phía Bắc đã hình thành
cơ cấu cây công nghiệp đa dạng.
+Hình thành nhiều vùng chuyên canh chè búp nổi tiếng
cả nước với S trồng chè búp chiếm 1/2 S chè cả nước với nhiều
vùng chè tập trung nổi tiếng như Thái Nguyên, Yên Bái, hà
Giang Tuyên Quang, Mộc Châu Trong đó nổi tiếng là chè Thái
Nguyên.
+Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp
cận nhiệt đới đặc sản như chuyên canh Sơn Phú Thọ, chuyên
canh Hồi ở Lạng Sơn
+Hình thành nhiều vùng chuyên canh thuốc lá nổi tiếng
như Lạng Sơn, Cao Bằng.
ở vùng Tây Bắc nhờ có KH nóng khô nên đã hình thành
vùng chuyên canh trồngbông như Nà Sản, Sơn la, chuyên canh

Cà phê trong các hộ kinh tế vườn rừng.
+Nhờ có khí hậu phân hoá theo chiều cao nên ở những
vùng núi cao dọc biên giới rất thuận lợi lợi trồng các loại hoa
quả cận nhiệt đới, ôn đới như đào, mận Lê nổi tiếng là mận hậu
ở Bắc Hà, đào Sa Pa, quýt bắc Sơn, Bưởi Đoan Hùng, Xoài Mộc
Châu
+Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều lợi thế trồng các
loại dược liệu quí trên các vùng núi cao như Tam Thất, Sầm
Quy, Đỗ Trọng, Hà thủ ô
+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có nhiều
thuận lợi với trồngvà gieo giống , nhiều loại giống rau ôn đới
như Su hào, cải Bắp, Súp Lơ
*Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
-Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều điều kiện thuận
lợi về tự nhiên cũng như về kinh tế như về kinhtế với phát triển
CN:
-về tự nhiên:
+ Trước hết trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên
rộng và tren đó có nhiều dồng cỏ tự nhiên lớn cùng với nhiều
thung lũng sườn đồi là địa bàn rất tốt để chăn thả trâu bò.
+về khí hậu: do khí hậu phân hoá rõ từ Đông sang Tây
trong đó vùng Đông Bắc khí hậu lạnh vào mùa Đông lại kéo
dài,ẩm ướt, nên thích hợp với chăn nuôi Trâu (vì Trâu chịu rét
giỏi) còn Tây Bắc không những có nhiều Cao Nguyên, nhiều
đồng cỏ lại có khí hậu khô hơn,nóng hơn nên thích hợp với
nuoi bò.
+Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là đông Bắc có
nhiều vùng trũng ngập nước lại có lượng mưa lớn có nhiều
trung tâm mưa lớn ở khu vực phía Bắc nổi tiếng như khu vực
Bắc Giang, Hà Giang chân núi Tây Côn Lĩnh càng phù hợp với

sinh thái nuôi trâu
+Trung du miền núi phía Bắc với địa hình đá vôi là phổ
nên rất phù hợp phát triển dàn Dê quy mô lớn.
+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có diện tích
rừng lớn với nhiều loại thực vật phong phú, nhiều loài hoa quả
đa dạng, nhiều loại dược liệu quí (điển hình như Vải, Nhãn,
đào ) chính là cơ sở để đẩy mạnh ngành chăn nuôi ong mật
quy mô lớn.
+Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh trồng nhiều
loại hoa màu, lương thực như Ngô, khoai, sắn, đặc biệt nhiều
năm gần đây do ổn định được vấn đề lượng thực cho con
người, nhờ chính sách đối lưu nông sản giữa miền núi và đồng
bằng nên có sản lượng hoa màu, lương thực dồi dào (ngô, khoai
sắn chính là nguồn thức ăn phát triển dàn lợn qui mô lớn)
+Nguồn năng lượng để phát triển chăn nuôi ở Trung du
miền núi phía Bắc rất dồi dào, đặc biệt có truyền thống nuôi
trâu,bò, lợn thả rông vừa chi phí ít về nhân lực, vừa có khả năng
mở rộng quy mô đàn gia súc.
+Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng với nhiều giống
gia súc địa phương với chất lượng tốt như lợn Mường Khương,
lợn Móng Cái, Trâu Tuyên Quang, Yên bái
+Trung du miền núi phía Bắc lại có thị trường tiêu thụ
nguồn thực phẩm gia súc rất lớn là ĐBSH.
Trên cơ sở các thế mạnh trên mà Trung du miền núi
phía Bắc đã phát triển ngành chăn nuôI gia súc, gia cầm quy mô
lớn biểu hiện là các chỉ tiêu sau:
.đàn trâu có quy mô lớn nhất cả nước khoảng 1,7 triệu
con chiếm 3/5 đàn trâu cả nước. Mà vùng nuôi nhiều là cá tỉnh
Yên Bái, Cao bằng, Lạng Sơn.
Đàn bò đứng thứ 2 cả nước với quy mô khoảng 800 ngàn

conchiếm khoảng 20% đàn bò cả nước. Vùng nuôi Bò nhiều
nhất ở Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh Sơn la, lai Châu.
tại đây có đàn bò sữa Mộc Châu có quy mô lớn nhất cả nước.
- Trung du miền núi phía Bắc có qui mô đàn Dê lớn nhất
cả nước chiếm trên 50% dàn Dê cả nước và ngành chăn nuôi
Dê được phát triển rộng khắp ở các tỉnh trong vùng nhưng
nuôI nhiều Dê nhất là các tỉnh Hoà Bình, Sơn la vì vùng này
ngoài có địa hình núi đá vôi còn có khí hậu khô thích hơp với
nuôi Dê.
.Nhờ có sản lượng hoa màu, lương thực Ngô, KHoai, Sắn
lớn nên có quy mô đàn Lợn lớn, năm 1999 đạt 5 tr con lợn
chiếm 26% đàn lợn cả nước.
Ngoài đàn gia súc, gia cầm lớn nêu trên Trung du miền
núi phía Bắc còn mạnh thứ 2 cả nước về nuôi ong mật trong
các hộ kinh tế gia đình (sau ĐBSCL).
Để tiếp tục thực hiện phát triển ngành chăn nuôi và phát
huy hết tiềm năng tụ nhiên kinhtế của vùng thì Trung du miền
núi phía Bắc cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển mạng lưới
giao thông thuận lợi để vận chuyển nhanh chóng sản phẩm thịt,
sữa về tiêu thụ ở Hà Nội và ĐBSh (tạo ra thị trường kích thích
CN phát triển)
Để phát triển mạnh ngành CN gia súc lớn Trâu Bò cần
phải dầu tư nghiencứu cải tạo đồng cỏ bằng cách quy hoạch
phát triển đồng cỏ tự nhiên, nhập các giống cỏ từ nước ngoài có
chất lượng cao để nuôi bò sữa như cỏ Goatêmala.
Cần phải nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn
gia súc tại chỗ để tạo ra thị trường tiêu thụ và đào tạo một đội
ngũ cán bộ thú y có tay nghề cao.
*Thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch
- Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển

kinh tế biển và du lịch là do những cơ sở sau:
+Trung du miền núi phía Bắc có bờ biển tỉnh Quảng Ninh
dài trên 200 km, chính đó là cửa thông ra biển rất quan trọng
của vùng. CHo nên Trung du miền núi phía Bắc không những
thuận lợi với mở rộng giao thông bằng đường biển với cac vùng
trong cả nước mà cả với các nước trong khu vực và châu á.
+Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên Trung du miền
núi phía Bắc có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú điển
hình là ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh lớn nhất khu vưc
phía Bắc với trữ lượng hải sản chiếm khoảng 20% cả nước.
Chính đó là cơ sở để phát triển chăn nuôi đánh bắt, chế biến hải
sản qui mô lớn.
+Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cửa sông thông ra
biển lớn như cửa sông Bạch đằng, nhiều vũng vịnh kín gió như
vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long là cơ sở xây dựng nhiều cảng
biển cảng sông biển quy mô lớn như cảng sài gòn, Cẩm Phả, Cái
lân trong đó cảng Cái lân là cảng lớn và là cảng nước sâu nhất
cả nước.
+Vùng biển Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng có vịnh
Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều hang động,
nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, chính là
nguồn tài nguyên vô giá để phát triển ngành du lịch trong
nước, quốc tế quy mô lớn.
+để phát huy được thế mạnh kinh tế biển và du lịch thì
cần thiết phải:
.Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá CSVcHT mà điển hình là
xây các khách sạn hiẹn đại; phát triển GTVT - TTLL để làm thoả
mãn cho nhu cầu của du khách quốc tế.
.nghiên cứu, quy hoạch lại phát triển kinh tế biển và du
lịch trong đó đầu tư nâng cấp hiện đại các cảng biển lớn mũi

nhọn là cảng Cái Lân, xây dựng nhiều khu du lịch mới như khu
du lịch Hùng Thắng- Quảng Ninh.
.Trên cơ sở phát triển CN điện, công nghiệp khai thác
than, đánh bắt hải sản cần phải được xâydựng thành 1 cụm
công nghiệp tổng hợp lấy cảng Cái Lân lâm tung tâm. để khai
thác triệt để các tàI nguyên ở vùng này và cũng tạo cơ sở để thu
hút vốn nước ngoài.












Câu 3: nêu mối quan hệ trong phát triển kinh tế- xã
hội giữa Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH.
Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có
vị trí địa lý giáp nhau trong phát triển kinh tế - xã hội 2 vùng
này có mối quan hệ khăng khít qua lại ràng buộc với nhau thể
hiện:
-Mối quan hệ giữa 2 vùng thể hiện trước tiên 2 vùng này
vừa là vùng nguyên liệu vừa là vùng tiêu thụ của nhau vì Trung
du miền núi phía Bắc là cơ sở cung cấp nguyên liệu khoáng sản,
lâm sản , nông sản nhiệt đới cho ĐBSH, ĐBSH lại là cơ sở cung
cấp lương thực, nhân lực cho TDMNPB . 2 vùng này có những

thế mạnh kinh tế- xã hội rất khác nhau: Trung du miền núi phía
Bắc có thế mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng thuỷ điện,
sản xuất cây công nghiệp , chăn nuôi gia súc nhưng lại có thể
là thiếu nhân lực , thiếu lượng thực, thiếu cán bộ KHKT, thiếu
công nghệ còn ĐBSH thì ngược lại. Vì thế sự tồn tạI phát triển
kinh tế giữa 2 vùng luôn, luôn quan hệ qua lại không thể thiếu
nhau được.
-Trong phát triển kinh tế thì ĐBSH cung cấp cho Trung
du miền núi phía Bắc trước tiên nguồn lương thực, thực phẩm
điển hình là lương thực, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lao
động có trình độ tay nghề cao, các loạithiết bị công nghệ, các
mặt hàng tiêu dùng.
Trung du miền núi phía Bắc lại cung cấp cho ĐBSH các
loại vật liệu như fe, thép,các loại khoáng sản Kl đen, màu, hoá
chất và cả phân bón. đặcbiệt Trung du miền núi phía Bắc cung
cấp cho ĐBSH gỗ, lâm sản quý, các sản phẩm cây công nghiệp
quý như Chè búp, Sơn, Hồi thuốc lá, các loại dược liệu quí, các
loại hoaquả cận nhiẹt đới, ôn đới đặcbiệt là thịt,sữa,gia súc
-ĐBSH khác với Trung du miền núi phía Bắc lại có thế mạnh
sản xuất lương thực thực phẩm, nguồn nhân lực dồi dào đặc
biệt có nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao, nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao chonên ĐBSH có khả năng cung cấp cho Trung
du miền núi phía Bắc trước hết là nguồn lương thực, thực
phẩm đặc biệt là thực phẩm từ biển; nguồn lao động với tay
nghề cao, thiết bị công nghệ hiện đại Vì vậy, giữa Trung du
miền núi phía Bắc và ĐBSH là 2 vùng kinh tế có mối quan hệ
khăng khít với nhau, vừa là vùng nguyên liệu, vừa là vùng tiêu
thụ của nhau.

×