Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

HỒI SỨC TIM-PHỔI (REANIMATION CARDIORESPIRATOIRE) PHẦN V ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 4 trang )

HỒI SỨC TIM-PHỔI
(REANIMATION CARDIORESPIRATOIRE)

PHẦN V
NGĂN NGỪA NHỮNG THƯƠNG TỔN NÃO BỘ
SAU THIẾU OXY MÔ
(LÉSIONS CÉRÉBRALES POSTANOXIQUE)

Việc sớm gây nên (trong vòng vài giờ) một hạ thân nhiệt mức độ trung bình
(đến 33 độ C) trong 12 đến 24 giờ cho phép làm giảm những thương tổn não
sau thiếu oxy mô (anoxie). Dĩ nhiên phải thực hiện hạ thân nhiệt lúc nào có thể
được (có thể đã ở trong xe cứu thương).

Sự làm lạnh có thể được thực hiện bằng nệm làm lạnh (matelas refroidissant)
hay nước đá tan (glace fondante), liên kết với tiêm truyền lạnh. Ta có thể nhờ
đến những hệ thống phức tạp hơn (và tốn kém) làm lạnh bên ngoài hay cả
những cathéter được trang bị bởi hệ thống làm lạnh máu. Những cathéter này
cũng tốn kém và dĩ nhiên việc đưa vào cần một thời gian nào đó.

Các Bảng I và II trình bày những tác dụng chủ yếu của hạ thân nhiệt và Bảng
III những nguy cơ gặp phải.
Bảng I - Các cơ chế khiến hạ thân nhiệt có thể bảo vệ não bộ sau ngừng
tim
 Làm giảm nhu cầu oxy :
o toàn bộ của các quá trình men (trong đó có glycolyse và hô hấp ty
lạp thể).
o dị biệt một độ C = dị biệt 6% VO2

 Làm giảm các thương tổn tái thông máu (các gốc tự do, NO và
pyroxynitrite, peroxydation lipidique )
 Làm giảm sự sản xuất các gốc tự do và NO


 Làm giảm các médiateur proinflammatoire
 Làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh kích thích (glutamate)
 Làm ổn định màng, làm giảm sự đi vào của calcium
 Làm giảm apoptose ức chế sự hoạt hoá các caspase - ngăn ngừa sự loạn
năng ty lạp thể
 Làm giảm tính thẩm thấu mạch máu và phù nề
 Làm giảm áp suất nội sọ


Bảng II - Các đặc điểm của hạ thân nhiệt
 Làm giảm lưu lượng tim (nhất là do giảm tần số tim)
 Co mạch
 Bài niệu gia tăng (“cold-induced diuresis ”)
 Huyết áp : lúc đầu thay đổi (gia tăng do co mạch, giảm do giảm lưu
lượng tim) rồi giảm.
 Giảm thể tích lưu thông và tần số hô hấp
 Lú lẫn, ngủ lịm, hôn mê
 Gia tăng hématocrite
 Gia tăng các men gan và amylase
 Giảm tỷ suất tiểu cầu
 Giảm magnie-huyết, giảm kali-huyết, giảm photpho-huyết
 Đề kháng với insuline
 Liệt ruột
 Điện tâm đồ bình thường (sóng J d’Osborne, khoảng QT kéo dài)


Bảng III Các nguy cơ liên kết với hạ thân nhiệt
 Run (với sự gia tăng nhu cầu oxy)
 Nguy cơ nhiễm trùng
 Những biến đổi của cầm máu (đông máu và các tiểu bảng)

 Những biến đổi của sự hóa sẹo, nguy cơ escarres
 Dung nạp kém đối với dinh dưỡng bằng đường ruột
 Tăng đường huyết (giảm đường huyết khi sưởi ấm)
 Giảm chuyển hóa của thuốc (các thuốc an thần)
 Rối loạn điện giải : giảm magie-huyết, giảm kali-huyết, giảm photpho-
huyết
 Loạn nhịp tim (ND 37 độ C) : Rung nhĩ, các loạn nhịp thất



PHẦN VI

NHỮNG YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA HỒI SỨC NGOÀI BỆNH VIỆN

Hai yếu tố chủ yếu có thể làm gia tăng nhưng cơ may sống còn của bệnh nhân :
 khởi đầu sớm hồi sức tim-phổi cơ bản (CPR de base) : do đó tầm
quan trọng của việc dạy CPR cho tất cả mọi người ;
 khử rung sớm : khả năng có sẵn các máy khử rung tự động trong
những nơi công cộng (phi trường, sân vận động ) hay có sẵn những
người đến nhanh tại chỗ (các nhân viên y tế xe cứu thương, nhân viên
cảnh sát) ; do đó quan niệm ABCD (airway, breathing, circulation,
defibrillation) của CPR, tuy nhiên với nhận xét rằng “ breathing ” không
quan trọng lắm đối với những người không phải phải nhân viên y tế (đối
với họ ACDB có thể thích đáng hơn).

Nếu hai điều kiện này hội đủ, tỷ lệ sống sót sau rung thất có thể đạt đến 50%.

×