Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.69 KB, 41 trang )


1
















Kết quả hoạt động khoa học và công

nghệ ở địa phương

2

Lời giới thiệu

Những năm gần đây, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tại các địa phương) đã có những
khởi sắc và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển
kinh tế-xã hội tại các địa phương.
Để giới thiệu với bạn đọc trong cả nước về những kết quả họat động KH&CN


của mỗi địa phương một cách cụ thể, đầy đủ là một việc làm cần thiết. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của một Tổng luận không thể bao quát hết những vấn đề
mong muốn được giới thiệu, vì vậy trong Tổng luận này chúng tôi chỉ nêu khái
quát kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN của địa phương giai
đoạn 2001- 2005 tại:

Hai thành phố lớn: Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Và 6 vùng kinh tế:
1. Khu vực Đồng bằng sông Hồng,
2. Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc,
3. Khu vực Bắc Trung Bộ,
4. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,
5. Khu vực Đông Nam Bộ,
6. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Do không đầy đủ về nguồn số liệu để tham khảo, nên nội dung Tổng luận
không tránh khỏi những mặt hạn chế. Bạn đọc nào cần nghiên cứu sâu những
vấn đề mà nội dung mỗi phần trong Tổng luận chưa đáp ứng, xin đề nghị liên hệ
với Ban biên tập để được cung cấp thêm thông tin.

Xin trân trọng giới thiệu.


Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc Gia



3
Kết quả hoạt động
khoa học và công nghệ ở địa phương


Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
(KH&CN) tại các địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) tại các địa phương.
Trong khuôn khổ Tổng luận, chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát kết quả nghiên
cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN tại địa phương giai đoạn 2001-2005, cụ thể
là 2 TP lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 6 vùng kinh tế như sau:

I. Tp. Hà Nội
1.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, các đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ các luận
cứ khoa học, thực tiễn, xây dựng các giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản
lý nhà nước về kinh tế. Phân tích đánh giá các khía cạnh bất cập, vướng mắc
trong cơ chế chính sách và xây dựng giải pháp đổi mới phù hợp với yêu cầu
khách quan. Các kết quả nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2001-2005 đã góp
phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, khẳng định
các giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên
Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Kết quả nghiên
cứu của một số đề tài đã phân tích sâu sắc về vai trò, vị trí của Thủ đô Hà Nội
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đồng thời cũng đã
cụ thể hóa các nhiệm vụ chiến lược của Thủ đô, quá trình và bước đi trong giai
đoạn 2001-2005, dự báo các yếu tố tác động, thuận lợi, khó khăn, các điều kiện
cần thiết cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng kết đánh giá những kinh nghiệm và
bài học trong 20 năm đổi mới của Thủ đô, đóng góp nhiều luận cứ khoa học cho
các quy hoạch ngành và kế hoạch đầu tư để thực hiện “Các mục tiêu phát triển
KT-XH giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn tiếp theo". Các giải pháp đề xuất về cơ
bản có tính thực tiễn và khả thi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,
cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính quyền Thành phố. Nhiều nỗ lực
điều tra cơ bản, điều tra xã hội học, khảo sát thực nghiệm, các số liệu về điều
kiện tự nhiên và xã hội có giá trị sử dụng để nghiên cứu lâu dài. Nghiên cứu các

giải pháp thúc đẩy sự hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
trên địa bàn. Các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giải
pháp phát huy vai trò của khu vực kinh tế tập thể, phát triển khu vực kinh tế tập
thể chuyển đổi theo Luật hợp tác xã, các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Đề
xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển làng nghề, hợp tác xã ở Hà Nội. Đề xuất các

4
giải pháp đầu tư, hành lang pháp lý và phối hợp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy
phát triển hợp tác thương mại - dịch vụ nội địa giữa Hà Nội và các tỉnh vùng
kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ. Luận cứ khoa học cho các mục tiêu, định
hướng phát triển du lịch Hà Nội, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả KT-XH của ngành du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng và trình độ cao phục
vụ phát triển kinh tế.
Trong lĩnh vực công nghiệp, các đề tài đã tập trung nghiên cứu để tiếp thu và
ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, nghiên cứu, cải tiến và tối ưu
hóa dây chuyền thiết bị. Tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị công
nghệ về khuôn, hàn, hợp kim, đo lường, điều khiển tự động, thiết bị công nghệ
hiện đại nhằm chủ động trong sản xuất, giảm giá thành đầu tư, nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Đề tài "Nghiên cứu nâng cao chất lượng và
hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu mới gốm ZnO (MOV-ZnO) làm van chống
sét 35 kV". Đề tài "Nghiên cứu chế tạo vật liệu Polyme và sử dụng làm giá thể
vi sinh để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp", chế tạo ra đệm vi sinh Polyme
(VABCO-K và VABCO-H) để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, được chế
tạo trong nước từ nhựa tái chế. Đã nghiên cứu thành công việc cải tiến và tạo ra
nhiều sản phẩm mới như ống cấp nước bằng gang cầu của Công ty Mai Động,
khóa cửa tay nắm tròn của Công ty khóa Việt Tiệp, vỏ động cơ gắn máy của
Công ty Đồng Tháp. Đã nghiên cứu và tạo ra các thiết bị, phương tiện đo lường
chuyên dùng trong công nghệ sản xuất khung xe đạp, máy hàn bán tự động giao
tuyến ống đứng, thiết bị đẩy phôi vạn năng phục vụ tự động cho các máy đột
dập, động cơ điện một chiều không tiếp điểm dùng cho xe đạp điện. Nghiên cứu

ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tự động hóa quá trình sản xuất, quá
trình thiết kế CAD/CAM/CAE/CNC, gia công khuôn mẫu và cải tiến. Các đề tài
trong ngành dệt may đã tạo ra nhiều sản phẩm dệt may cao cấp như các loại sợi
sùi, sợi nhung, sợi cashmere acrylic, sợi pha chun, sợi tuýt-si pha len (PE/W)
của Công ty Dệt len Mùa Đông, sợi “không se” để sản xuất khăn bông chất
lượng cao, sợi OE để dệt vải bạt của Công ty Dệt 19/5 Đã nghiên cứu đổi mới
một số công nghệ trong sản xuất sơn nhiệt dẻo của Công ty Hóa chất Hà Nội,
công nghệ sản xuất bột CaCO
3
có tác nhân bề mặt, axit stearic có độ tinh khiết
cao thay thế nhập khẩu của Công ty Hóa Ba Nhất; công nghệ sản xuất giấy chất
lượng cao, giấy tráng Parafin bao gói chống ẩm, thiết bị khử mực in, công nghệ
sản xuất các mặt hàng pha lê cao cấp của Công ty Thủy tinh Hà Nội, công nghệ
nhuộm màu đồng đen, đồng sẫm màu giả cổ, công nghệ sản xuất hàng sứ ghép

5
thủy tinh, công nghệ tạo vân hoa bề mặt cong phức tạp; các sản phẩm chi tiết
nhựa cho xe ô tô của Công ty Nhựa Hà Nội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đối với cây trồng, đã nghiên cứu đề xuất được
các giải pháp công nghệ đồng bộ trồng cây ăn quả. Nghiên cứu sản xuất lúa lai 2
đòng, lúa lai bồi tạp Sơn Thanh theo mô hình thâm canh lúa chất lượng cao. Sản
xuất một số giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Xây
dựng quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chính cho rau vụ Xuân Hè để bổ
sung cho 5 quy trình tạo chồi về rau an toàn đối với dưa chuột, đậu đũa, bắp cải,
cải xanh và cà chua. "Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố", đã xây dựng được mô hình ghép kín, từ
tổ chức sản xuất đến tiêu thụ rau an toàn với quy mô phù hợp, đạt hiệu quả kinh
tế cao, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong chăn nuôi, đã
nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức, cung cấp giống lợn có tỷ lệ nạc cao,
hình thành mô hình nuôi lợn nái sinh sản bền vững, nghiên cứu cấy truyền phôi

tạo giống bò sữa cao sản. Nghiên cứu xây dựng một số mô hình an toàn dịch
bệnh đối với lợn, trâu bò. Đề xuất giải pháp ngăn chặn bệnh lở mồm, long móng,
các giải pháp chăn nuôi, kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y Đã nghiên
cứu bồi dục giống gà ri và tổ chức nuôi dưỡng bán công nghiệp. Nghiên cứu
thiết kế kiểu chuồng nuôi phù hợp, chuồng kín chăn nuôi gà bố, mẹ hiệu quả
nhằm cung cấp giống gà chất lượng cao, an toàn dịch bệnh phục vụ nhu cầu sản
xuất. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát, kỹ thuật an toàn vệ sinh thực
phẩm giết mổ gia cầm. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp kỹ thuật trong chăn
nuôi, đảm bảo chất lượng, năng suất và an toàn dịch bệnh. Hiện nay, đang tiếp
tục nghiên cứu về nguy cơ bùng phát nạn dịch cúm gia cầm. Đã thử nghiệm
thành công các quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh và cá chim trắng nước
ngọt. Đã nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học để xác định phạm vị bảo vệ
đê nội thành. Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế nông nghiệp được
tập trung vào việc đánh giá thực trạng KT-XH và đề xuất giải pháp chuyển đổi
cơ cấu kinh tế ở những khu vực Nhà nước đang thu hồi đất (thí điểm ở huyện
Đông Anh). Đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển một số ngành nghề
nông thôn và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái.

1.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực công nghiệp, các kết quả nghiên cứu thành công đã được đưa
vào ứng dụng và đã phát huy hiệu quả như lò đứng gió nóng đúc chi tiết máy và

6
ống gang cầu, máy ép động lực 250 tấn EĐS-25 của Công ty Mai Động, máy uốn
cầu tự động của Công ty khóa Việt Tiệp, cải tiến máy tự động ROSSO của Nhật
Bản và Hàn Quốc, máy tuyển từ các cơ sở của Viện Kỹ thuật và Kim khí Hà
Nội, dây chuyền cắt thép tấm từ thép lá cuộn của Công ty Sản xuất, xuất nhập
khẩu xe đạp, xe máy; chế tạo thành công xe lăn chạy điện. Đã thiết kế, chế tạo
thành công các thiết bị cho máy hàn TIG và máy hàn MAG tự động, máy mài
phẳng, máy nén khí, máy đánh bóng khuôn. Cải tiến hệ thống nồi hấp Suzuki

2124 trong sản xuất giày vải, thử nghiệm và chế tạo một số loại khuôn đúc áp
lực để sản xuất các chi tiết khác, khuôn đèn chiếu sáng, khuôn ép nhựa. Đồng
thời đã xây dựng các quy trình công nghệ phun phủ kẽm, hàn tự động, chế tạo
khuôn, công nghệ nhiệt luyện, công nghệ tạo mẫu nhanh. Đã xây dựng chương
trình phần mềm điều khiển trong các hệ thống đo lường và điều khiển, ứng dụng
các chíp chuyên dụng cho thiết bị đo lường điều khiển tự động trong công
nghiệp. ứng dụng phần mềm tính toán, so sánh mẫu chuẩn có sẵn vào công nghệ
tạo mẫu nhanh trong các sản phẩm chất dẻo và giày da. ứng dụng thành công các
công nghệ tiên tiến, nên đã tạo ra được nhiều sản phẩm ngành hóa nhựa, giấy,
thủy tinh của Hà Nội, đã và đang tiếp tục chiếm lĩnh thị trường trong nước và
xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản. Đã nghiên cứu ứng dụng thành
công công nghệ cào bóc mặt đường bê tông asphan ứng dụng trong thi công
đường phố, công nghệ sản xuất gạch không nung từ nguồn sỏi sạn đất đồi Sóc
Sơn, công nghệ tự động hóa quản lý điều hành các điểm đỗ xe. Cải tiến thiết bị
đùn ép chân không và hợp lý hóa dây chuyền tạo hình gạch. Xây dựng quy trình
quan trắc địa kỹ thuật và đo đạc phục vụ xây dựng công trình cao tầng, phương
pháp thử tải tĩnh bằng hộp tải trọng Osterberg để đánh giá sức chịu tải của cọc
khoan nhồi và cọc Barrette cho các công trình cao tầng. ứng dụng tiêu chuẩn
ASSHO (Mỹ) trong thiết kế đường giao thông. ứng dụng công nghệ GPS trong
quan trắc môi trường; công nghệ GIS trong quản lý các lớp thông tin đô thị.
Nhiều sản phẩm mới đã được nghiên cứu chế tạo thành công như các loại đèn
chiếu sáng, dây điện, cáp điện, xe chuyên dùng phục vụ vệ sinh môi trường đô
thị đã được đưa vào sử dụng, thay thế hàng nhập ngoại. Hướng dẫn các doanh
nghiệp triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 (phiên bản ISO
9001:2000), ISO 14000, TQM, HACCP và SA 8000.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu áp dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh
trưởng tạo giống cây ăn quả sạch bệnh vàng lá, bổ sung hoàn thiện quy trình
phòng chống tái nhiễm bệnh vàng lá. ứng dụng thành công quy trình sử dụng
phân bón sinh học cho mô hình trồng cây cà chua, bắp cải. Đánh giá hiệu lực
một số thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học làm cơ sở khuyến cáo sử


7
dụng trong sản xuất rau, quả an toàn. Đề xuất mô hình sản xuất rau quanh năm
chất lượng cao, mô hình sản xuất rau, hoa bằng công nghệ nhà kính. Đã sản xuất
một số giống rau mới như dưa chuột bao tử, súp lơ xanh, xà lách tím, cải lùn, cải
ngọt Đã áp dụng thử nghiệm các giải pháp công nghệ trồng rau, cây cảnh, thử
nghiệm nhân nhanh và chuyển giao công nghệ trồng các giống hoa nhập nội như
cúc Đài Loan, hồng Pháp, đồng tiền Hà Lan, lan Hồ Điệp, ly ly Hoàn thiện
quy trình khép kín từ sản xuất, bảo quản, tiêu thụ trong sản xuất hoa theo hướng
CNH. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất hoa chậu phục vụ trang trí nội,
ngoại thất làm đẹp cảnh quan. Đã hoàn thiện kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi
thương phẩm cá chim trắng nước ngọt và kỹ thuật nuôi ghép trong ao hồ và
ruộng lúa cho năng suất cao. Dự án nuôi tôm càng xanh đã tổ chức sản xuất thử
với diện tích 34 ha, cho năng suất 1-1,5 tấn/ha. Đã ứng dụng công nghệ bảo
quản vải tươi bằng màng bán thấm, công nghệ bảo quản thóc, ngô sau thu hoạch
quy mô hộ gia đình. Xây dựng các quy trình công nghệ chế biến nông sản, công
nghệ thanh trùng khép kín bằng nhiệt độ siêu cao trong chế biến các sản phẩm
như sữa, nước quả, quy trình công nghệ chế biến sản phẩm giàu dinh dưỡng từ
thóc, ngô nảy mầm, công nghệ chân không trong chế biến mứt dẻo. Xây dựng
phương pháp lên men 2 giai đoạn trong sản xuất rượu vang, tách chiết dịch quả
đạt tỷ lệ thu hồi cao.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đã tổ chức nghiên cứu
ứng dụng thành công một số quy trình kỹ thuật, phương pháp tiên tiến trong
chẩn đoán và điều trị bệnh như điều trị gãy thân các xương dài bằng phương
pháp mổ KEMPE cho kết quả phục hồi giải phẫu đạt 86,5%, điều trị tai biến
mạch máu não bằng kỹ thuật chọc hút lấy máu tụ, nâng tỷ lệ điều trị đạt từ
18,9% lên 55,3%. Điều trị nhồi máu cơ tim bằng Heparim trọng lượng phân tử
thấp. Đã xây dựng thành công bài thuốc “Thiên ma câu đẳng ẩm gia Hòe hoa, Hạ
khô thảo” để điều trị bệnh nhân cao huyết áp nguyên phát giai đoạn I và II,
không độc tính cấp và độc tính ván trường diễn, không làm ảnh hưởng đến các

chỉ số huyết học. Kết quả điều trị của thuốc cho thấy khả năng đưa huyết áp trở
về bình thường ở mức 83,3% số bệnh nhân, cải thiện các triệu chứng đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ. Bài thuốc cao lương “Thạch lâm hợp tễ gia giảm”
có tác dụng bài sỏi đạt hiệu quả 76% (đối với bệnh nhân sỏi niệu quản kích
thước 4-10mm), giảm viêm, lợi tiểu. Đã xây dựng tiêu chuẩn hóa trạm y tế cơ sở
phường, đầu tư tăng cường trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế, tổ chức tư vấn sức

8
khỏe tại các trung tâm y tế quận, huyện. Xây dựng nhiều chương trình nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, chăm sóc sức
khỏe sinh sản phụ nữ đang sử dụng viên thuốc tránh thai, chăm sóc sức khỏe cho
các vùng và các nhóm dân cư đặc thù của Hà Nội, các giải pháp can thiệp nhằm
giảm tỷ lệ lây truyền bệnh viêm gan B ở phụ nữ có thai, phát hiện sớm nhiễm
HIV do mẹ truyền. Xây dựng các giải pháp phòng chống ma túy ở thanh thiếu
niên, quản lý kiểm soát bệnh hen phế quản trẻ em lứa tuổi học đường, phục hồi
chức năng cho người tàn tật nhằm đưa họ tái hòa nhập cộng đồng. Phòng chống
một số bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi, tác dụng của tập dưỡng sinh
đối với sức khỏe người cao tuổi Những kết quả này đã góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giảm chi phí cho người
bệnh.
II. TP. Hồ Chí Minh
2.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, các đề tài đã tập trung nghiên cứu: các vấn đề về
nhân tố con người, gia đình, văn hóa; vấn đề nông dân và liên minh công-nông-
trí; về lịch sử, dân tộc và tôn giáo; các đề tài nghiên cứu định hướng, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm mới, phát triển dạy nghề,
nâng cao mức sống của người dân thành phố; cải cách hành chính; xây dựng
Đảng Một số đề tài nghiên cứu đã được dư luận xã hội chú ý và có tác động tới
sự phát triển KT-XH, văn hóa như: “Vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống và xây
dựng nền văn hóa hiện đại mang bản sắc dân tộc tại Tp. Hồ Chí Minh”, kết quả

nghiên cứu của đề tài đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ Tp. Hồ Chí
Minh. Đề tài “Định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành công
nghiệp và dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong tổng thể sự phát triển kinh
tế của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2010”, kết quả nghiên
cứu của đề tài được đưa vào thành một trong những nội dung của Nghị quyết
Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 5. Đề tài “Thực trạng sử dụng đội ngũ
KH&CN trên địa bàn Thành phố, nguyên nhân và các giải pháp phát huy hiệu
quả”, kết quả của đề tài đã kiến nghị đổi mới một số chính sách, cơ chế quản lý
nhằm sử dụng đội ngũ KH&CN hiệu quả hơn trong thời gian tới, đề tài cũng đã
phản ánh 100 ý kiến của các nhà khoa học tiêu biểu (và góp phần dẫn đến “Hội
nghị Diên Hồng” ngày 24/09/2005 tại Hà Nội) nhằm đưa KH&CN trở thành
động lực phát triển KT-XH.



9
Trong lĩnh vực công nghiệp:
Ngành cơ khí chế tạo của Thành phố đã vươn lên chế tạo được những máy
móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu như
máy xay xát lúa đạt chất lượng cao, các thiết bị cho ngành xây dựng, dược
phẩm, chế biến thực phẩm, tiêu dùng Nổi bật là “Chương trình thiết kế, chế
tạo thiết bị trong nước có trình độ công nghệ tiên tiến với giá thành hạ, thay thế
nhập khẩu”, kết quả là: đã chuyển giao gần 300 thiết bị, công nghệ cho các
doanh nghiệp Các đề tài nghiên cứu khác đã định hướng vào phát triển nhanh
quá trình tự động hóa sản xuất và rôbốt hóa để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm công nghiệp. Một số kết quả nghiên cứu quan trọng:
+ Nghiên cứu cải tạo và nâng cấp máy công cụ các dạng vạn năng và nghiên
cứu thành máy điều khiển theo chương trình số CNC (với phần mềm điều kiện
và phần mềm thiết kế CAM2,5D). Đã có 25 doanh nghiệp áp dụng để cải tạo và
nâng cấp máy công cụ.

+ Nghiên cứu hệ thống điều kiện giám sát ở phòng điều khiển trung tâm
(SCADA) trên tế bào sản xuất tự động (Worcell) của hệ thống CIM. Công dụng
của đề tài đã giúp làm chủ kỹ thuật điều khiển hệ thống sản xuất dạng quá trình
rời rạc thông qua kỹ thuật điều khiển giám sát SCADA.
+ Nghiên cứu thiết kế và chế tạo rôbốt phục vụ sản xuất trong các điều kiện
độc hại và không an toàn.
Chương trình vật liệu mới đã tập trung nghiên cứu vật liệu composit, kết quả
nghiên cứu đã tạo ra được nhiều loại sản phẩm với những tính năng đặc biệt và
được ứng dụng rộng rãi như:
- Vật liệu composit trên nền nhựa UPE và sợi thủy tinh được ứng dụng làm vỏ
canô và tàu đánh cá.
- Vật liệu composit trên nền nhựa Polyester không no và sợi thủy tinh được
ứng dụng làm vỏ tàu đánh cá xa bờ, tàu du lịch, cửa cống thủy lợi
- Vật liệu composit trên nền nhựa Epoxy và sợi carbon được ứng dụng chế tạo
xà hộp cho cánh quay trực thăng.
- Vật liệu composit có tính năng chống cháy, chống ăn mòn được ứng dụng
chế tạo xuồng cứu sinh chịu lửa, các công trình xử lý nước thải.
- Vật liệu composit có tính năng chịu áp lực cao và siêu nhẹ được ứng dụng
trong ngành hàng không.
“Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế
cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu”, gồm: “KH&CN hỗ trợ thiết kế,
chế tạo thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến với chi phí thấp thay thế nhập
khẩu” và “KH&CN nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu”, đây

10
là chương trình liên kết giữa Sở KH&CN và trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh từ năm 2000. “Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực
của Tp. Hồ Chí Minh, đến nay đã xét công nhận 11 sản phẩm chủ lực của Tp. Hồ
Chí Minh, trong số 43 sản phẩm gồm các ngành cơ khí, điện - điện tử, nhựa -
bao bì, cao su, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt may

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng hệ
thống đánh giá di truyền lợn ở Tp. Hồ Chí Minh, nghiên cứu thích nghi và nhân
rộng các giống gia cầm cao sản: vịt siêu thịt, siêu trứng, gà trứng Izabrown, các
giống gà thả vườn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và truyền cấy
phôi nhằm nhân nhanh giống bò sữa cao sản tại TP. Hồ Chí Minh. "Bước đầu
xây dựng hệ thống đánh giá di truyền heo ở TP. Hồ Chí Minh". Nghiên cứu, xây
dựng hệ thống đánh giá di truyền cho heo. Nghiên cứu thích nghi và nhân rộng
các giống gia cầm cao sản: vịt siêu thịt, siêu trứng, gà Izabrown (280 trứng/năm,
tăng 10-15% so với các loại gà khác, gà thịt AA (1,8-2,3 kg/7 tuần tuổi, tăng
20% so với các giống gà thịt hiện có) đã phát triển mạnh góp phần cải thiện,
nâng cao đời sống cho nhân dân Thành phố.

2.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực công nghiệp, “Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong
nước có trình độ công nghệ tiên tiến với giá thành hạ thay thế nhập khẩu”, Tp.
Hồ Chí Minh đã đầu tư 35 tỷ đồng từ ngân sách khoa học cho 51 loại thiết bị,
công nghệ, với kết quả là đã chuyển giao gần 300 thiết bị, công nghệ cho các
doanh nghiệp với giá bán chỉ bằng 35-70% giá nhập khẩu, tiết kiệm được 30
triệu USD nhập thiết bị. Có 9 loại thiết bị có chất lượng tương đương công nghệ
châu Âu như máy sản xuất nước đá tinh khiết, máy ép nhựa, máy sấy phun
sương Có 7 loại thiết bị đã xuất khẩu sang các nước như Thái Lan, Lào,
Cămpuchia, úc, Malaixia, Singapo, Srilanca và lãnh thổ Đài Loan: Cụm thiết bị
sản xuất linh kiện quạt điện, máy cán xà gồ, máy cán tôn với giá trị gần 3 triệu
USD. Hỗ trợ các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy ở Tp. Hồ Chí Minh
tham dự Hội chợ Triển lãm thiết bị quốc tế (Inter March 2005) tại Thái Lan để
xúc tiến sản phẩm KH&CN mang thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường khu vực ASEAN với kết quả: đã ký hợp đồng với một số công ty Thái
Lan, Inđônêxia, ấn Độ với tổng giá trị ước tính 110.000 USD.
Đối với CNTT, Tp. Hồ Chí Minh đã ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng CNTT
theo “Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT Tp. Hồ Chí Minh từ

năm 2002 đến 2005”, gần 9 chương trình ứng dụng và 12 dự án phát triển

11
CNTT. Đến nay, CNTT đã được ứng dụng trong nhiều ngành như: quản lý nhà
nước, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, an ninh - quốc phòng và đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Mặt khác Tp. Hồ Chí Minh rất chú trọng phát triển
nhanh cơ sở hạ tầng đường truyền Internet, xây dựng mạng phục vụ quản lý
chung của Thành phố và những hệ thống tin học hóa phục vụ quản lý nhà nước
(dự án 112), đào tạo từ xa v.v
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển đàn bò sữa lên đến 50.000 con, trong
đó có 24.000 con đang vắt sữa. Năng suất sữa bình quân đạt 4.500 lít/chu kỳ.
Sản lượng sữa hàng hóa đạt 120.000 tấn/năm, trị giá 400 tỷ đồng. "Nâng cao
năng suất ấp và nở cá trê bột". Thành phố đã có mô hình phát triển rau an toàn,
hiện nay nhiều tỉnh đã học tập mô hình này. Công nghệ và thiết bị chế biến thực
phẩm để sản xuất các dạng thực phẩm ăn liền giàu dinh dưỡng, phù hợp với lối
sống công nghiệp như cháo ăn liền, chè đậu xanh, chè ngô ăn liền, bánh snack,
canh chua ăn liền Sản xuất sản phẩm Enalaz (thực phẩm năng lượng cao) của
Trung tâm Dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh đã có tại 50 cửa hàng, nhà thuốc, đại
lý, siêu thị Cora, 10 siêu thị tại Tp. Hồ Chí Minh, các nhà trẻ, các trung tâm
phục hồi chức năng và một số tỉnh khác.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, "Cải tiến kỹ thuật nội
soi lồng ngực để điều trị chứng tăng tiết mô hôi tay". Nghiên cứu sử dụng B.
Subtilis làm chế phẩm phòng và điều trị bệnh tai-mũi-họng thông thường.
Nghiên cứu sử dụng san hô vùng biển Việt Nam làm vật liệu sinh học thay
xương trong y học. Nghiên cứu và giải mã thành công bộ gen của virus cúm A
H5N1 trên các mẫu bệnh phẩm Việt Nam (Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh thực
hiện) nhằm tối ưu hóa quy trình xét nghiệm phát hiện nhanh và chính xác virus
H5N1 ở Việt Nam và tạo điều kiện cho việc bào chế vắcxin phòng ngừa. Xác lập
kỹ thuật ARMS phát hiện các kiểu đột biến trên gene -globin gây bệnh -
Thalassemia tại Việt Nam. Trong lĩnh vực CNSH, Thành phố có đội ngũ cán bộ

khoa học về CNSH có trình độ cao làm chủ được các kỹ thuật sinh học phân tử,
các công nghệ cốt lõi của CNSH hiện đại như công nghệ gen, công nghệ tách
chiết tinh sạch Protein, công nghệ nuôi tế bào động vật và thực vật. Các công
nghệ này đã được ứng dụng trong việc phát triển, sản xuất các bộ Kit chẩn đoán
tác nhân bệnh ở người, vật nuôi, cây trồng, vi sinh gây bệnh trong thực phẩm
thay thế tốt các sản phẩm ngoại nhập. Đã triển khai ứng dụng thành công nhiều
công nghệ và sản phẩm chất lượng cao tương đương với sản phẩm của nước
ngoài, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước: quy trình tạo cây trồng sạch bệnh,

12
các quy trình sản xuất nhiều loại sinh phẩm phục vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
cây trồng, vật nuôi, các loại vắc-xin và thuốc thú y góp phần quan trọng giải
quyết các nhiệm vụ phát triển KT-XH của Tp. Hồ Chí Minh.

III. Khu vực Đồng bằng sông Hồng
Khu vực Đồng bằng sông Hồng (Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình) đã đạt
được một số kết quả như sau:

3.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, kết quả của các chương trình, đề tài cấp tỉnh, thành
phố hướng vào phục vụ nghiên cứu, soạn thảo các báo cáo chính chính trị Đại
hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần tổng kết
thực tiễn việc thực hiện một số vấn đề lớn, quan trọng trong các lĩnh vực phát
triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và
công tác dân vận. Đã nghiên cứu xây dựng được chính sách đầu tư, chính sách
ưu đãi, thu hút và sử dụng nhân tài, các giải pháp nâng cao chỉ số phát triển con
người HDI. Kết quả nghiên cứu của các đề tài cũng đã đề xuất nhiều giải pháp
thiết thực như giải pháp sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, sử dụng hiẹu quả vốn đầu tư; giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư trực

tiếp của nước ngoài; giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động nông thôn trong các hoạt động
kinh tế; giải pháp tăng cường sự ổn định trong quan hệ lao động và nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, cơ chế quản lý môi trường tại các cơ sở công nghiệp; giải pháp về
công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng
làng văn hóa; giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tài chính đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giải pháp tăng cuờng công tác dân vận của
chính quyền cơ sở, nâng cao năng lực xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KHXHNV đã mang lại nhiều
kết quả thiết thực trong công tác quản lý, hoạch định các chính sách, chiến lược
phát triển KT-XH tại các địa phương.
Trong lĩnh vực công nghiệp, "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe máy, quạt điện, giày
dép và dệt may", đã xác lập cơ sở lý luận để làm cơ sở định hướng cho việc quy
hoạch phát triển và đề xuất cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư
chế tạo linh kiện, phụ tùng và nguyên, phụ liệu nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

13
các sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã trợ giúp ngành công nghiệp phát
triển thêm bước mới như chủ động trong sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ, giảm nhập
khẩu, tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. "Nghiên cứu
công nghệ sản xuất một số phụ kiện đi kèm ống nhựa nhôm theo tiêu chuẩn
Trung Quốc với điều kiện sản xuất trong nước", đã tiến hành nghiên cứu và đưa
ra bản vẽ thiết kế của các loại sản phẩm. Các sản phẩm này phù hợp với công
nghệ chế tạo ở Việt Nam bằng phương pháp đúc chùm, cát đúc hỗn hợp, khuôn
lim loại, mẫu nhôm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định khả năng sản
xuất thành công các phụ kiện ống nhựa nhôm bằng nguồn vật liệu trong nước đạt
được các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại, có
tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sản phẩm sản xuất bằng

nguồn vật liệu trong nước đã mở ra hướng chủ động trong sản xuất, sử dụng
công nghệ nội sinh, tăng được tỷ lệ nội địa hóa và giảm chi phí nhập khẩu.
"Nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất chất Poly Aluminium Cloride (PAC)
bằng nguồn nguyên liệu trong nước", kết quả của đề tài đã khẳng định việc điều
chế và sản xuất thành công chất PAC bằng nguồn vật liệu trong nước đạt được
các yêu cầu đặt ra. PAC sản xuất bằng nguồn vật liệu trong nước đã mở ra
hướng chủ động sản xuất, tăng được tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu, ổn
định chất lượng sản phẩm, nâng cao được hiệu quả xử lý cho nhiều nguồn nước
có tính chất hóa lý khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng nước và giảm được
một phần chi phí nhập ngoại nguyên liệu. "Nghiên cứu sản xuất tấm thảm hút
dầu phục vụ xử lý sự cố dầu tràn", đã nghiên cứu và lựa chọn được vật liệu để
sản xuất tấm thảm hút dầu, thiết kế các kết cấu, kích thước của tấm thảm cho
phù hợp với hiện trường xử lý sự cố, đã sản xuất được các tấm thảm và thử
nghiệm khả năng hút các loại dầu: FO, Diesel, dầu nhờn. Đã tiến hành kiểm
định, kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật của tấm thảm hút dầu, so sánh với các
vật liệu hút dầu khác và đã có kết luận về các ưu điểm của tấm thảm hút dầu như
dễ sử dụng, khả năng hút dầu tốt, tái sử dụng nhiều lần, bền, thích ứng với việc
xử lý sự cố dầu tràn và ứng dụng hút dầu cho một số các thiết bị trên tàu thủy.
"Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị cắt Plasma CNC cỡ nhỏ phục vụ công
nghiệp đóng tàu", sản phẩm của đề tài là thiết bị cắt Plasma có các tính năng kỹ
thuật như: vật liệu cắt là thép, đồng, nhôm, inox; kích thước phôi: 2300 mm x
3500 mm; chiều dày cắt max là 30 mm; độ chính xác là 0,5 mm; tốc độ dịch
chuyển mỏ cắt: 100-3000 mm/ph. Sản phẩm có tính năng tương đương với máy
cắt Monograph Millennium Series của Hãng Koike Aronso Inc- Nhật Bản.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, "Đánh giá thực trạng bệnh héo xanh vi khuẩn hại
cà chua ở vụ sớm và vụ muộn tại Hải Phòng. Thực nghiệm một số biện pháp

14
phòng trừ có hiệu quả với giống cà chua VF10 phục vụ chế biến", đối với bệnh
héo xanh vi khuẩn hại cà chua thì mức độ phổ biến, nặng hay nhẹ liên quan đến

nhiều yếu tố nội tại của cây trồng, cũng như tác động của ngoại cảnh. Các yếu tố
này kết hợp tác động gây ảnh hưởng tới mức độ hại và sự phát sinh, phát triển
của bệnh. Vì vậy, đề tài đã tiến hành làm thực nghiệm các biện pháp tổng hợp
nhằm tìm giải pháp hạn chế tác hại của bệnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho
thấy, nếu áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác bệnh héo xanh giảm rõ rệt so
với điều kiện sản xuất bình thường và cho năng suất cao hơn. "Nghiên cứu thực
nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng bần, cây mắm trên bãi cát đen ven biển Hải
Phòng", trong điều kiện nghiên cứu thực nghiệm hạn chế, đề tài lựa chọn loài
cây mắm biển để trồng rừng ngập mặn hỗn giao với cây bần chua ở mật độ thưa
với mục đích chính là hỗ trợ cho loài cây bần trong giai đoạn đầu và lợi dụng
khả năng tái sinh tự nhiên của chúng trong giai đoạn sau để vừa hình thành nên
một vành đai rừng phòng hộ nhiều tầng, vừa cung cấp nguồn thức ăn phong phú
để nuôi trồng thủy sản theo hướng sinh thái và đáp ứng các yêu cầu dân sinh
kinh tế khác. Đây cũng là mục đích chính đặt ra cho công tác trồng rừng ngập
mặn hiện nay của Hải Phòng. "Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất hạt giống lúa
lai F1 hệ hai dòng, tổ hợp bồi tạp Sơn thanh", kết quả nghiên cứu của đề tài có
thể kết luận như sau: Tổ hợp giống bồi tạp Sơn thanh có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất lúa cao phù hợp với những vùng đất luân canh tăng vụ để đạt
mục tiêu thu nhập trên 50 triệu đồng/ha. Nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật
nắm vững quy trình công nghệ và đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ đó vào
sản xuất, đồng thời bổ sung cho quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai
F1 hệ 2 dòng hoàn chỉnh. "Nghiên cứu sử dụng nitơ và phốt pho có nguồn gốc từ
xương trâu, bò để sản xuất phân hữu cơ khoáng N.P.K trung, vi lượng", đề tài đã
xây dựng được công thức chế biến và quy trình sản xuất phân hữu cơ khoáng
N.P.K trung, vi lượng bằng phương pháp phối trộn. Kết quả phân tích các chỉ
tiêu chất lượng dinh dưỡng chủ yếu của phân hữu cơ khoáng đạt tiêu chuẩn quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả khảo nghiệm đồng
ruộng của 3 dạng phân hữu cơ khoáng có hiệu lực tốt đến quá trình sinh trưởng,
phát triển, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu dịch hại và chất lượng sản
phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Sản phẩm của đề tài là loại phân hữu cơ

khoáng N.P.K và các nguyên tố trung, vi lượng: BM1, BM2, BM3 bổ sung vào
nguồn phân bón hiện hành tại Việt Nam, góp phần cải tạo đất, xây dựng nền sản
xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Đã khảo nghiệm hơn 200 giống lúa có
nguồn gốc từ Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và từ các cơ quan
nghiên cứu trong nước, thuộc 4 nhóm: Lúa lai, Lúa thuần có năng suất cao, Lúa

15
thuần có chất lượng gạo cao, Lúa nếp. Kết quả khảo nghiệm là đã tuyển chọn
được những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện
sinh thái của địa phương.

3.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực công nghiệp, "Sản xuất thử nghiệm đệm chống va đập tàu
thuyền cao cấp hình Lambda", kết quả là đã chế tạo ra được các sản phẩm như
mục tiêu đề ra, với các kích thước khác nhau và đã lắp đặt, kiểm nghiệm thực tế
tại các cầu cảng như Cảng cá Hạ Long, nhà máy đóng tàu X51 Hải quân, Cảng
Gò dầu A - Đồng Nai. "ứng dụng công nghệ thông, rửa đường ống cấp nước
bằng quả mút", kết quả ứng dụng khẳng định được việc chế tạo thành công quả
mút bằng nguyên vật liệu có ở thị trường Việt Nam và cũng làm chủ được công
nghệ chế tạo loại quả mút này. "Sản xuất thử nghiệm phao đỡ ống hút bằng vật
liệu FRP", đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm và các sản
phẩm chế tạo ra đều đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng được yêu
cầu thực tế. "Sản xuất thử nghiệm vật liệu trải đường nhiệt dẻo phản quang", đã
tổ chức sản xuất thành công 600 tấn sản phẩm vật liệu trải đường nhiệt dẻo phản
quang theo quy trình công nghệ hoàn thiện: 400 tấn phẳng, 200 tấn loại gồ đạt
tiêu chuẩn BS3262. Sản phẩm đã được một số khách hàng sử dụng và đánh giá
là đạt được chất lượng cao."Sản xuất thử nghiệm men FRIT ENGOBE bằng lò
quay với nguyên liệu khoáng trong nước", đã hoàn thiện được công nghệ sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Các sản phẩm tạo ra đều đạt được tiêu chuẩn, chất
lượng, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hoàn thiện công nghệ sấy trong sản xuất

gạch đất sét nung, giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí giá thành cho sản
phẩm gạch đất sét nung. Việc ứng dụng mô hình xử lý nước sinh hoạt nông thôn
tổ hợp lắng đứng, lọc nhanh, công suất 5 m
3
/giờ đã đáp ứng nhu cầu nước sạch
cho nông dân vùng núi. Đã chế tạo thành công hệ thống hút khí xả làm mát trong
kiểm định cơ giới đường bộ. áp dụng kỹ thuật tiến bộ triển khai mở rộng mô
hình lò sản xuất gạch kiểu đứng hiệu suất cao, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hoàn thiện công nghệ thép đúc MN13 công suất 300 tấn/năm. Chế tạo được dây
chuyền mài đá hạt giúp tăng năng suất lao động lên 30%. Việc mở rộng mô hình
khí sinh học biogas ở các khu đô thị, nông thôn và miền núi đã giúp bảo vệ môi
trường và thay thế than. Hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật xử lý nước thải trong sản
xuất bia công suất 800 m
3
/ngày đạt loại B-TCVN bằng CNSH, đảm bảo vệ sinh
môi trường.

16
Trong lĩnh vực nông nghiệp, "ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma,
NPV, BT, V-BT để phòng trừ sâu bệnh hại cà chua, khoai tây, cải bắp", kết quả
đã được Chi cục Bảo vệ thực vật ứng dụng để phòng, trừ một số đối tượng sâu
bệnh hại trên rau màu theo yêu cầu của nông dân ở vùng chuyên sản xuất rau.
"Triển khai thực nghiệm giai đoạn nhà lưới và kiểm tra hoàn thiện công nghệ
thử nghiệm sản xuất giống cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô
tế bào thực vật", kết quả là đã thực hiện thành công các mục tiêu, nội dung và
quy mô đề ra, trên cơ sở đã có nhiều cải tiến về công nghệ, tiết kiệm nguồn
nhiên, vật liệu. "ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống khoai tây Hà
Lan sạch bệnh phục vụ chương trình khoai tây xuất khẩu". "áp dụng CNSH duy
trì giống bố, mẹ để sản xuất hạt giống F1 lúa lai 2 dòng", đã khảo nghiệm và sản
xuất thử các giống lúa lai, lúa thuần đạt kết quả tốt. Du nhập, khảo nghiệm một

số giống lúa lai mới của Trung Quốc và thế giới phù hợp với điều kiện của địa
phương, như: Phi ưu đa hệ số 1, Bắc ưu 213, D ưu 123, đã nhân rộng các giống
LT3, AYT01 và CL9. Đã ứng dụng công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai bố mẹ,
năng suất hạt F1 lúa lai hai dòng đạt 1,5 tấn/ha, hại lai F1 lúa lai ba dòng đạt 1,8
tấn/ha, đã sản xuất được lúa lai hai dòng, ba dòng thương phẩm, đạt 90-97% so
với giống của Trung Quốc, giá hạt giống giảm 70% so với nhập ngoại. áp dụng
công nghệ mới sản xuất các cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao. Di thực một số
giống chè nhập nội, nhân giống thành công một số giống chè Bạch Trà, Long
Tỉnh, Bát Tiên, Kim Tuyên, Ngọc Thúy và áp dụng chế phẩm vi sinh EM giúp
thay thế giống chè cũ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng vườn ươm để sản
xuất giống cây xanh đô thị, giảm giá thành cây giống từ 30-40%. Mô hình phát
triển cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, trồng tre lấy măng bằng giống Lục
Trúc và Bát Độ, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân vùng núi, bảo vệ môi
trường sinh thái. Mô hình trồng dứa Cayen công nghệ cao và lạc tiên trên gò đồi
nhằm khai thác đất gò đồi và cung cấp nguyên liệu dứa cho sản xuất. Sản xuất
thử nghiệm cây popu Đài Loan tạo sản phẩm xuất khẩu, tiến tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế giúp tăng thu nhập cho nông dân. Đã xây dựng bản đồ nông hóa, thổ
nhưỡng theo phương pháp FAO-UNESCO để cung cấp các thông tin đầy đủ cho
trồng trọt trên các loại đất, tạo năng suất cao hơn đối ứng từ 15-20%. áp dụng
các biện pháp kỹ thuật điều trị bệnh chậm sinh sản, viêm vú của bò sữa, với tỷ lệ
khỏi bệnh 90%. ứng dụng hoạt chất sinh học SHOI đối với rau và cây ăn quả
diệt sâu hại tới 95%. Đã xây dựng mô hình vùng chăn nuôi lợn nái sạch bệnh,
lợn sữa hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Việc ứng dụng phần mềm tin học để quản

17
lý giống trong chăn nuôi bò sữa giúp tăng chất lượng sữa của đàn bò. Đã ứng
dụng công nghệ cấy truyền phôi sản xuất giống bò sữa. Việc hoàn chỉnh quy
trình lai 3/4 máu ngoại tạo đàn lợn có tỷ lệ nạc cao hơn 50%, đã giúp sản xuất
được hàng trăm ngàn liều tinh phối giống lợn giá rẻ và kỹ thuật này đã bắt đầu
được nhân rộng. Đã sử dụng kháng huyết thanh leptospira để chữa bệnh cho lợn,

trâu và bò. Đã khảo nghiệm, xây dựng quy trình nuôi tôm he chân trắng Nam Mỹ
tại vùng nước lợ đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Hoàn thiện mô hình hộ gia đình
nuôi trồng thủy sản đạt năng suất trung bình 1.570kg/ha/vụ, mô hình đang được
nhân rộng. Đã cung cấp và hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật nuôi giữ cá rô phi
đơn tính xuất khẩu, nâng cao năng suất cá từ 1,5-2 tấn/ha/năm lên 10-12
tấn/ha/năm. "Sản xuất, thử nghiệm giống cua biển nhân tạo", kết quả đã hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cua biển nhân tạo và đã thử nghiệm sản
xuất thành công. "Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính và
cá chim trắng", kết quả của dự án là đã đạt năng suất và hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đã xây dựng được mạng
lưới tổ chức hoạt động y tế xã, thôn, cộng đồng ở một số địa phương để tạo cơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe.
Tăng cường năng lực cán bộ y tế xã, đặc biệt về khâu lập kế hoạch và quản lý
chương trình chăm sóc sức khỏe địa phương, phân tích, xác định vấn đề ưu tiên
trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã triển khai trên nhiều địa phương về việc
hướng dẫn, trang bị cho cộng đồng về kiến thức, thái độ, thực hành trong việc tự
chăm sóc sức khỏe cho gia đình, bản thân và cộng đồng, nâng cao sự đóng góp
của người dân nhằm hướng vào xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cộng đồng. Nhiều địa phương đã tiến hành triển khai ứng dụng các kết quả
của các đề tài như "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chủ
yếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm", "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp phòng chống bện lao kháng thuốc", "ứng dụng điều trị bệnh nhồi máu cơ
tim cấp bằng STREPTOKINASE", "Đánh giá thực trạng nhiễm virus viêm gan
C ", "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chống bệnh tăng huyết
áp cho cộng đồng ", "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý,
chăm sóc và phòng, chống bệnh đái tháo đường tại cộng đồng dân cư ", ứng
dụng các bài thuốc y học cổ truyền và phương pháp châm cứu, xoa bóp trong
chữa trị cai nghiện với chi phí thấp, có thể nhân rộng ra cộng đồng. Nhiều công
nghệ tiên tiến đã được ứng dụng có hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh như
ứng dụng kỹ thuật nội soi chẩn đoán và phẫu thuật nội soi trong ngoại khoa, tai-

mũi-họng. Phát triển kỹ thuật mổ nội soi trong sản phụ khoa và triển khai điều

18
trị vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh bằng công nghệ tiên tiến. Triển khai máy chụp
cắt lớp (CT-Scaner) cho nhiều bệnh nhân. Đã tiếp thu và ứng dụng thành công
phương pháp PHACO để phẫu thuật cho bệnh nhân đục thủy tinh thể đạt hiệu
quả tốt. Đã ứng dụng thành công công nghệ nội soi để phát hiện sớm và can
thiệp kịp thời nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Đã nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
học lâm sàng để xây dựng các giải pháp nhằm làm giảm tai biến mạch máu não.
IV. Khu vực Đông và Tây Bắc
Khu vực Đông và Tây Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình và Điện Biên) đã đạt được những kết quả như sau:

4.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, xây dựng và cung cấp các luận cứ khoa học cho
việc xây dựng các chính sách, chiến lược, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, giải
pháp phát triển KT-XH của cấp tỉnh. Các đề tài nghiên cứu đã tập trung bám sát
những vấn đề bức xúc tại cơ sở và kết quả nghiên cứu của các đề tài đã có tác
dụng giải quyết những vấn đề cấp bách của các ngành KT-XH và trong việc triển
khai thực hiện các Nghị quyết của các tỉnh Đảng bộ. Một số đề tài đã đề cập đến
việc khai thác giá trị văn hóa và nhân văn, trong quá trình nghiên cứu đã phát
hiện và làm phong phú thêm những tài sản văn hóa có giá trị tại địa phương như
nghiên cứu các di sản văn hóa dân tộc Nùng, nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa
Hán - Nôm. Nghiên cứu phát triển bản sắc văn hóa Tây Bắc. Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp, chính sách về tôn giáo vùng đồng bào dân tộc Mông.
Các đề tài khác đã tập trung nghiên cứu và giải quyết những ván đề bức xúc của
xã hội như phòng chống ma túy, mại dâm, tôn giáo, dân tộc và vấn đề xã hội hóa
y - tế. Nghiên cứu thiết lập hồ sơ khoa học Đền Hùng, nghiên cứu giải pháp khôi
phục và bảo tồn Hội Phết Hiền Quan, đánh giá thực trạng và giải pháp khoa học

phòng chống tội phạm hình sự tại cộng đồng dân cư.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Một số đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các
giải pháp công nghệ hợp lý, phục vụ sản xuất trong các khâu như khai thác, chế
biến nông - lâm sản, khoáng sản… Kết quả của các đề tài đã được hoàn thiện và
đưa vào phục vụ sản xuất, một số kết quả đã được khuyến nghị nhân rộng ra
những địa bàn khác có điều kiện tương tự. Đề tài nghiên cứu cải tiến sản xuất
màng mỏng PE của Công ty Cổ phần Nhựa (Bắc Giang) đã thành công phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp. Đề tài nghiên cứu hướng vào hỗ trợ doanh nghiệp xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO cung cấp thông tin chung về yêu cầu

19
khách quan trong hoạt động R&D. Nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ trong sản
xuất vật liệu xây dựng. Nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình quản lý điện
nông thôn đã đóng góp vào việc chuyển đổi thành công mô hình tổ chức quản lý
điện nông thôn. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp tỉnh đã đề xuất
được nhiều giải pháp thiết thực, nhiều quy trình công nghệ hợp lý áp dụng được
vào sản xuất như công nghệ hoàn nguyên Inmenhit trong sản xuất que hàn điện,
công nghệ sản xuất gạch tuy - nen, công nghệ sản xuất men nền, men lót từ
nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu trong sản xuất gạch Ceramic, công
nghệ làm chậm chín quả, công nghệ chế biến thức ăn cho đại gia súc qua đông…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung
nghiên cứu cây trồng, con giống phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Các
đề tài đã triển khai nghiên cứu, khảo nghiệm các loại cây trồng, con giống, xây
dựng mô hình trình diễn. Nhờ vậy, đã lựa chọn được các bộ giống cây trồng, vật
nuôi có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các địa phương. Nghiên cứu xử
lý các bệnh hại cây trồng và vật nuôi. Một số đề tài tập trung nghiên cứu cây chè
để nhân rộng tại các vùng đất thích hợp, như cây chè Đài Loan, Trung Quốc,
Nhật Bản đã được phát triển và nhân rộng tại vùng chè trọng điểm của tỉnh Sơn
La. Đã đưa các giống chè có chất lượng cao vào sản xuất như LDPI, IA, TRI
777, Bát Tiên, Ngọc Thúy, Kim Huyền trên đất Thái Nguyên. Mô hình phát triển

vùng chè Shan sạch, chè Shan tuyết ở Hà Giang. Loại chè chất lượng cao được
trồng bằng các giống mới như LDP1, LDP2 ở Phú Thọ. Giống lúa, đã sản xuất
thử thành công giống lúa lai F1 (tổ hợp 2 dòng) đảm bảo chất lượng cao. Từ việc
lựa chọn các giống lúa thuần, đến các giống lúa lai trong và ngoài nước, tạo ra
được những bộ giống có năng suất và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sản
xuất. Đã tổ chức sản xuất giống lúa Khang dân 18, ĐV108, Hương thơm số 1,
U17 tạo ra hàng ngàn tấn thóc giống nguyên chủng với mô hình người dân làm
giống tại cơ sở. Các loại giống lúa lai Bồi tạp Sơn thanh, Nông ưu 28, Nông ưu
29, các giống lúa thuần AYT77, NX30, Xi23. Cây ngô và cây lạc, đã nghiên
cứu lựa chọn giống ngô lai nhập nội như CP-DK, Bioo Seed, Pacivíc, đó là
những giống lai đơn cho năng suất cao, bên cạnh đó các giống ngô lai trong
nước cũng đã được triển khai mạnh mẽ như loại LVN10, HQ 2000. Các giống
lạc mới như MD7, LVT, L14 đã bắt đầu đưa vào sản xuất đại trà, đặc biệt việc
trồng các giống lạc mới với kỹ thuật che phủ nilon đã tạo ra bước đột phá về
năng suất, tăng 35-50%, được nhiều địa phương áp dụng. Các loại cây ăn quả, đã
thực hiện các đề tài nghiên cứu, điều tra lựa chọn những cây giống đầu dòng,
những cây đáp ứng cho sản xuất. Mô hình phát triển Hồng không hạt, Cam sành

20
và Thảo quả đỏ ở Hà Giang. Một số giống mới như xoài ghép, hồng Nhân hậu,
vải chín sớm đã được đưa vào sản xuất. Bộ giống cây ăn quả chất lượng tốt như
vải chín sớm Hùng Long, bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, hồng Gia Thanh đang
được phát triển tốt. Về lâm nghiệp, đã tập trung nghiên cứu nhân giống vô tính
bằng phương pháp nuôi cấy mô và dâm hom, tạo giống, trồng thử nghiệm một số
loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, xây dựng một số mô hình trồng
cây thâm canh. Về hải sản, các đề tài hướng vào nghiên cứu tạo giống mới và
nuôi thử nghiệm, một số đề tài đã thành công và đưa vào sản xuất như cá chim
trắng, cá rô phi siêu đực, sinh sản nhân tạo tôm sú, tôm he Nhật Bản. Các đề tài,
dự án khác về nuôi trồng thủy sản đã tập trung đáp ứng yêu cầu của thị trường
trong nước và xuất khẩu đối với các loại tôm sú, tôm he, cá vược, cá rô phi, cá

song… Lĩnh vực chăn nuôi, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu nạc hóa đàn
lợn đã góp phần đưa tỷ lệ hướng nạc trong tổng đàn lợn lên cao. Các chương
trình Sind hóa đàn bò đã thu được nhiều kết quả tốt ở nhiều địa phương, bò thịt
chất lượng cao, giống bò Zê Bu, nuôi dê Bách thảo theo phương pháp bán chăn
thả, nuôi gà Kabir, ngan Pháp đã đạt hiệu quả kinh tế cao.

4.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến các
dây chuyền, thiết bị để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường như xi măng Chiềng Sinh, nhà máy đường. Hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, chuyển
giao công nghệ, đổi mới công nghệ. Hỗ trợ đầu tư để áp dụng công nghệ sản
xuất chè Shan đặc sản, công nghệ chăm sóc và sử dụng các loại chế phẩm vi sinh
để nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành ở Hà Giang. ứng dụng công nghệ
tạo hình vật liệu đất sét nung bằng phương pháp ép bán khô, ứng dụng công
nghệ mới sản xuất gạch lò đứng liên hoàn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong
sản xuất, chế biến thực phẩm, ứng dụng công nghệ sản xuất rượu vang khô từ
nguyên liệu nho tươi trong nước. Đã hình thành một số ngành sản xuất công
nghiệp mới, từng bước khai thác và phát huy hiệu quả các lợi thế tài nguyên ở
địa phương như công nghiệp điện, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất và
chế biến gỗ giấy. Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất thủy tinh 2 lớp thành công
đã góp phần tạo ra sản phẩm mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà máy
Phân lân Bắc Giang đã cải tiển công nghệ nâng cao hàm lượng P
2
O
5
hh trong lân

21

nung chảy từ 13-14% lên 17-18%, Công ty Cổ phần Gốm sứ Bắc Giang đã cải
tiến công nghệ, đổi mới thiết bị sản xuất thành công gạch gốm cổ phục vụ cho
việc trùng tu, phục chế các công trình văn hóa cổ. Nhà máy In với công nghệ
truyền dẫn số liệu đã thực hiện in và phát hành trong ngày Báo Nhân dân cho 2
tỉnh Điện Biên, Lai Châu và một số huyện của tỉnh Sơn La.
Triển khai CNTT phục vụ quản lý nhà nước và các lĩnh vực khác có chuyển
biến mạnh mẽ, đạt hiệu quả rõ rệt, tổ chức đào tạo cán bộ, các phầm mềm được
sử dụng có hiệu qủa, CNTT đã thực sự đóng góp quan trọng vào hoạt động KT-
XH, từng bước được áp dụng mạnh mẽ đến tận cơ sở: phường, xã, doanh
nghiệp, người dân. Các trang Web của tỉnh, của ngành đã được xây dựng. Đã
ứng dụng công nghệ xây dựng cấu trúc mạng viễn thông theo đặc thù của các
tỉnh miền núi, đảm bảo thông tin thông suốt như truyền dẫn vi ba, thông tin vệ
tinh, đặt các trạm VSAT cho các xã đặc biệt khó khăn. ứng dụng hệ thống cáp
quang nâng cao chất lượng đường truyền tốc độ cao, nối mạng Internet cho một
số trường học.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã đưa giống lúa lai bồi tạp Sơn thanh, Nông ưu
28, Nông ưu 29, các giống lúa thuần AYT77, NX 30, Xi23, Khang dân 18,
ĐV108 vào sản xuất để thay thế các giống cũ như CR203, DT10, đến nay diện
tích trồng bằng các giống lúa mới đã đạt năng suất cao, chất lượng khá trên 80%.
Đã đưa giống lúa lai F1 sản xuất theo phương pháp lai 3 dòng Trung Quốc, đảm
bảo cung cấp cho 3.000 ha sản xuất đại trà. "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng
mô hình thâm canh cây lúa-đậu tương năng suất cao". Các dự án ứng dụng
chuyển giao tiến bộ KH&CN được triển khai và đã chuyển giao một số giống lúa
cao sản MT508-1, MT163, DT122, lạc L14, L18, rút ngắn thời gian chăm sóc.
Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 Bắc ưu 903 và Nhị ưu
838 đạt 1,8-2 tấn/ha, mô hình nhân rộng đạt 1,5-2 tấn/ha, đa dạng hoá được
nguồn giống và phù hợp với nhiều vùng. Việc ứng dụng quy trình sản xuất hạt
giống ngô lai P11, với hàng chục tấn hạt giống, đảm bảo cung ứng cho nông dân
trồng ngô thương phẩm năng suất 3 tấn/ha, giúp nông dân tăng thu nhập và chủ
động về giống ngô lai. Việc xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững đã trồng

trên 1000 ha sắn cao sản KM60, KM94, cho năng suất cao, thu nhập khá, tạo
vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Mô hình ứng dụng
KH&CN phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, với giống đậu tương
DT96 (năng suất 22,6 tạ/ha), dưa hấu An Tiêm F1 (18-20 tấn/ha), cà chua chịu
nhiệt T42 E1 (40-45 tấn/ha), giúp tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích từ 2
đến 15 lần. Việc xây dựng thành công các mô hình vườn ươm chè Shan và quy

22
trình sản xuất giống bằng phương pháp vô tính, quy mô 2,5 triệu bầu/năm, đã
cung cấp đủ giống mới, sản xuất tại chỗ bảo đảm chất lượng, khuyến khích nông
dân phát triển trồng chè, góp phần thực hiện chương trình 8.000 ha chè. Nhân
giống cây mầm bạch đàn lai, keo lai bằng nuôi cấy mô, phục vụ cho công tác
trồng rừng và nguyên liệu giấy. Dự án tuyển chọn và cải tạo giống nhãn có năng
suất cao đã xây dựng được vườn giống gốc đầu dòng, ghép các giống nhãn góp
phần tăng năng suất tại các vườn cải tạo từ 17-100%. Dự án sản xuất cá giống và
mô hình nuôi cá rô phi siêu đực, tôm he Nhật Bản, với công nghệ từ Nhật Bản,
đã góp phần thực hiện có kết quả chương trình giống thuỷ sản. Đã sản xuất
thành công bả chuột sinh học và đã cung cấp tại chỗ với giá rẻ, giúp nông dân
bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đã ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm EM của
Nhật Bản, công suất 5.000-10.000 lít/năm, phục vụ nhu cầu sản xuất nông
nghiệp sạch và xử lý môi trường. ứng dụng công nghệ phun nước giảm bụi cho
hệ thống nghiền sàng đá PDSU-90 giúp giảm bụi hiệu quả, đảm bảo sức khoẻ
cho người lao động và tăng năng suất lao động. ứng dụng công nghệ vật liệu mới
composit để làm bể và mái hứng chứa nước sinh hoạt, đảm bảo tích nước sạch
cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Đã xây dựng thành công hệ thống xử lý rác
thải bệnh viện, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đã làm chủ được công
nghệ cọc móng nhồi và công nghệ làm đường bê tông của Trung Quốc, rút ngắn
thời gian thi công, đảm bảo kỹ thuật và giảm giá thành.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các đề tài nghiên cứu đã
phát huy được hiệu quả như phát triển y học cổ truyền trong khám và điều trị

bệnh ở tuyến y tế cơ sở. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng bệnh lao,
HIV-AIDS, nghiên cứu các yếu tố y tế học đường ảnh hưởng đến bệnh cận thị và
biến dạng cột sống đối với học sinh ở các trường phổ thông. Đề tài nghiên cứu
cắt cơn nghiện ma túy bằng phương pháp điện châm. Tiến hành nghiên cứu dịch
tễ học bệnh Basedow và giải pháp quản lý, phòng trị bệnh nhằm đáp ứng nhu
cầu phòng trị bệnh của nhân dân. Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa tai nạn
và bệnh nghề nghiệp trong khai thác than, nghiên cứu khắc phục tình trạng
nhiễm khuẩn tại bệnh viện có giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn cao. Đề tài
nghiên cứu, điều tra, ứng dụng một số bài thuốc dân gian tại địa phương như
điều trị bệnh viêm gan mãn tính, bệnh viêm dại tràng, điều trị bệnh gãy xương
và bào chế một số bài thuốc nam thành viên nang trong điều trị bệnh có triển
vọng tốt.

23

V. Khu vực Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên-Huế) đã đạt được một số kết quả như sau:

5.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, kết quả nghiên cứu của các đề tài đã cung cấp các
luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KT-
XH của mỗi tỉnh. Một số đề tài đã tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề
bức xúc về cơ chế chính sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm, về
văn hóa xã hội, lịch sử, con người nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống của
địa phương. Kết quả của các đề tài nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, KT-XH, giáo
dục, y tế, du lịch-dịch vụ đã làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, luận cứ
khoa học cho công tác quy hoạch, lập các dự án phát triển KT-XH ở mỗi tỉnh.
Nghiên cứu đổi mới quá trình ban hành Nghị quyết của Đảng và nâng cao chất
lượng thực hiện các Nghị quyết đó. Đề tài "Tổng kết khoa học-thực tiễn các mô

hình và đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế trang trại ở Nghệ An", trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, đề tài đã đề
xuất một số giải pháp để đảm bảo phát triển bền vững và kiến nghị điều chỉnh,
bổ sung, ban hành một số cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ kinh phí để trang trại
phát triển. Đề tài "Nghiên cứu xây dựng một số mô hình văn hóa cơ sở" đã góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Các đề tài đã tập trung nghiên cứu về giá trị phi vật thể Huế như nhã nhạc Huế,
kiến trúc truyền thống, tư liệu Hán Nôm, phục vụ trùng tu, tôn tạo, phát huy
các giá trị di tích lịch sử.
Trong lĩnh vực công nghiệp, đã tiến hành các đề tài nghiên cứu đánh giá trình
độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu, phát triển một số
ngành nghề mới mà các địa phương có tiềm năng như nghiền clinke, khai thác
chế biến đá, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản Đề án "Xác định hàm
lượng dầu lẫn trong xăng", kết quả của đề án là đã xác định chính xác hàm lưọng
dầu pha trong xăng tại địa phương, khắc phục tình trạng đi Hà Nội thử nghiệm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các đề tài đã tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm,
chọn giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng thành công các mô hình ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, xóa dần thế độc canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm,
phát huy thế mạnh từng địa phương, sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên, góp
phần tăng năng suất lao động, xóa đói giảm nghèo. Đã làm chủ công nghệ sản

24
xuất hạt giống lúa lai F1. Khảo nghiệm, tuyển chọn và đưa vào sản xuất các
giống lạc, giống mía, sắn, đậu tương mới có năng suất chất lượng cao, phù hợp
với các vùng sinh thái đặc trưng của địa phương. "ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
nuôi cấy mô tế bào sản xuất các giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng
nguyên liệu", đến nay đã làm chủ được công nghệ nuôi cấy tế bào giống keo lai
và bạch đàn đỏ.

5.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005

Trong lĩnh vực công nghiệp, ứng dụng KH&CN vào sản xuất gạch không
nung, sản phẩm đạt TCVN, mẫu mã đẹp, được thị trường chấp nhận. ứng dụng
thành công công nghệ chưng cất dầu gió trầm. Xây lắp hoàn chỉnh và đưa vào sử
dụng các bộ thiết bị chế biến chè theo quy mô hộ gia đình. Hướng dẫn các doanh
nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo TCVN ISO
9001:2000, áp dụng hệ thống Q-Base, HACCP. Một số doanh nghiệp đã được
chính quyền địa phương tạo điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao
chất lượng sản phẩm, nên nhiều sản phẩm đã có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước như men frit, titan, bia, gạch tuy-nen, phân bón "Thử
nghiệm men Frit Huế tại các nhà máy gốm sứ" cho 10 nhà máy ở 3 miền Trung -
Nam - Bắc thành công, góp phần tăng mạnh tiêu thụ Frit Huế, đến nay nhà máy
sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết ngay đến đấy. ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu
khoa học về tăng thời gian sử dụng tấm lót trong máy nghiền đã làm lợi trong
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, "ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đề
phòng trừ sâu bore hại cà phê", đã thử nghiệm mô hình trên diện tích 6 ha, kết
quả đã đạt được năng suất tăng so với đại trà 10-20%. "Khảo nghiệm, tuyển
chọn bộ giống lúa cho các vùng sinh thái Nghệ An", qua 2 năm thực hiện cho
kết quả tốt và đề nghị đưa vào cơ cấu sản xuất: giống lúa HTS1 cho vùng sản
xuất hàng hóa, giống lúa số 4 cho vụ Hè - Thu, vụ mùa ở trung du và miền núi,
giống Xuyên Phong 2 cho vùng thâm canh và giống Bắc ưu 903 cho vụ mùa.
"Hoàn chỉnh công nghệ sản xuất giống cá chim trắng", đã sản xuất ra giống cá
chim trắng và cung ứng cho các vùng nuôi, đạt hiệu quả cao hơn 3 lần so với
nuôi cá truyền thống. Hoàn thiện công nghệ sản xuất ván dăm ép từ nguyên liệu
gỗ tạp và cành ngọn, tận dụng được hàng ngàn mét khối gỗ tận dụng và gỗ rừng
trồng, tạo ra mặt hàng mới chất lượng cao phục vụ xây dựng, dân dụng và xuất
khẩu. Kết quả nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị sấy kén tằm bằng bức xạ hồng

25
ngoại đã góp phần kéo dài thời gian bảo quản kén, khắc phục tính thời vụ trong

nghề ươm tơ, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các kết quả của các đề
tài nghiên trong lĩnh vực y dược đã được ứng dụng vào việc xây dựng các kế
hoạch hành động, các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng về
dự phòng, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chú trọng khám,
chữa những bệnh như lao, bệnh phổi, bệnh mắt, sốt rét, các bệnh gây dịch,
HIV/AIDS, bệnh viêm gan B, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng trẻ em Tập
trung nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới như mổ sọ não, mổ nội soi, kỹ
thuật sinh hóa, huyết học truyền máu Sản xuất thành công thuốc uống bổ
dưỡng Biofill, thuốc hoàn mềm đông dược và chất diệt khuẩn Bitendine dùng
trong bệnh viện. áp dụng thành công nhiều công nghệ mới như phẫu thuật nội
soi u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt Đặc biệt mô hình quân-dân y
kết hợp đã và đang phát huy hiệu quả tại cơ sở và các xã, huyện biên giới. Đã
tiếp nhận, làm chủ và tổ chức chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại,
các kỹ thuật mổ phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như mổ tim, mổ gan
khô, vi phẫu thuật phục vụ hiệu quả việc khám chữa bệnh cho cộng đồng.

VI. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên
6.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, trong 5 năm qua, việc lựa chọn các đề tài cơ bản
phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của các địa phương, phục vụ thiết
thực việc giải quyết các vấn đề bức xúc của mỗi tỉnh. Các đề tài tập trung vào
các lĩnh vực như KT-XH, du lịch, quản lý tài chính, giáo dục, y tế, công tác xây
dựng Đảng, công tác bảo vệ môi trường, văn hóa, đặc biệt nhiều đề tài tập trung
nghiên cứu cơ chế, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KT-XH, phục
vụ chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, chính quyền trong các lĩnh vực phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để cụ thể
hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương. Các kết quả nghiên
cứu của các đề tài trong lĩnh vực KHXHNV đã góp phần tích cực trong việc phát
huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền bảo tồn, phát

huy văn hóa lễ hội của đồng bào, giúp đồng bào có ý thức hơn trong việc xây
dựng buôn thôn văn hóa, xây dựng quy ước, hương ước thôn buôn bảo vệ gia
đình và các tài nguyên rừng, nước, bảo vệ môi trường. Đồng thời từng bước hệ
thống hóa được những tư liệu quý, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa
của các địa phương.

×