Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 8 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 20 trang )

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
339 / 407
Hình 9.92: Sao lưu đĩa DVD
9.9 Nghe nhạc và xem phim trực tuyến
Ubuntu có các công cụ để nghe nhạc và xem phim trực tuyến trên Internet. Bạn có thể nghe nhạc, xem phim trên trình duyệt web của mình,
nhưng phải cài thêm một số trình phát phim và nhạc đặc biệt. Chất lượng âm thanh và hình ảnh bạn có được sẽ khác biệt tuỳ vào nhà cung cấp
dịch vụ phim và nhạc bạn đăng ký dịch vụ.
9.9.1 Xem video trong trình duyệt web
Bạn có thể xem rất nhiều video có trên mạng trong trình duyệt của mình. Ví dụ, bạn có thể xem Google video và You Tube video trực tiếp trên
Firefox mà không cần cài thêm các trình phát phim đặc biệt hoặc các trình bổ sung cho trình duyệt. Hình dưới đây minh hoạ khi xem phim bên
trong cửa sổ Firefox:
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
340 / 407
Hình 9.93: Xem video trong trình duyệt Web
Tuy nhiên, tùy vào định dạng video mà bạn cần xem, đôi khi bạn cần cài thêm một số gói phần mềm và trình bổ sung cho trình duyệt. Một số
gói sẵn có cho Firefox là:
• Trình bổ sung Totem Xine: Cài gói totem-xine-firefox-plugin từ hạng mục "Universe".
• Trình bổ sung Totem gstreamer: Cài gói totem-gstreamer-firefox-plugin trong hạng mục "Universe".
• Trình bổ sung Mplayer: Cài gói mozilla-mplayer trong hạng mục "Universe"
• Trình bổ sung Flash: Cài gói flashplugin-nonfree trong hạng mục "Multiverse"
Quá trình cài đặt các trình bổ sung tuỳ thuộc vào gói bạn chọn. Nếu bạn dùng Totem-gstreamer, trình phát phim mặc định cài sẵn trên Ubuntu,
bạn phải cài đặt totem-gstreamer-firefox-plugin. Tuy nhiên, để xem phim trực tiếp trên cửa sổ trình duyệt, bạn phải cài các bộ mã hoá của
Microsoft Windows và cài đặt các trình bổ sung cho Totem.
Bạn cũng có thể cài thêm một trình phát phim bổ sung, như RealPlayer 10, để xem các phim trực tuyến ở định dạng Realmedia. Sau khi cài đặt
xong tất cả các gói nói trên và các bộ mã hoá, bạn có thể xem các tập tin RealMedia trên tất cả các trình phát phim có trong máy, như Totem
chả hạn, chứ không nhất thiết phải dùng RealPlayer10 (dĩ nhiên, RealPlayer hỗ trợ các tập tin RealMedia nhanh hơn các trình phát phim khác).
RealPlayer là chương trình phát phim và nhạc được RealNetworks phát triển, hỗ trợ một số bộ mã âm thanh và hình ảnh như realaudio, realvideo
10, mp3, ogg vorbis và theora, h263 và AAC. Trình RealPlayer cho Linux cũng nằm sẵn rong kho phần mềm thương mại của Canonical và trên
trang web RealPlayer.
Chú ý:
RealPlayer là một phần mềm có sở hữu và không được cộng đồng Ubuntu hỗ trợ.


Cài đặt RealPlayer
Như đã nói, trình realPlayer cho Linux nằm trong kho phần mềm thương mại của Canonical. Theo mặc định, Ubuntu không sử dụng kho phần
mềm này. Vì vậy, bạn phải thêm kho phần mềm thương mại của Canonical vào hệ thống. Sau khi hoàn tất việc thêm kho phần mềm mới, cập
nhật lại các thông tin phần mềm, bạn có thể cài đặt RealPlayer theo cách thông thường trên Synaptic Package Manager.
Xem phim trực tuyến bằng RealPlayer
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
341 / 407
1. Để mở RealPlayer, trên trình đơn Applications bạn chọn Sound & Video và chọn tiếp RealPlayer 10.
Hình 9.94: Chạy RealPlayer
2. Hộp thoại RealPlayer Setup Assistant xuất hiện để hướng dẫn bạn cách thiết lập RealPlayer. Nhấn Forward để tiếp tục.
Hình 9.95: Khởi động quá trình cài đặt RealPlayer
3. Sau khi xem qua chú ý khi phát hành của RealPlayer 10, bạn nhấn Forward thêm lần nữa.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
342 / 407
Hình 9.96: Xem chú ý khi phát hành của RealPlayer
4. Trước khi cài đặt RealPlayer lên máy, bạn phải xem giấy phép quyền hạn người dùng đầu cuối và chấp nhận nó. Nhấn Accept.
Hình 9.97: Đồng ý với những điều khoản trong giấy phép
5. Đến phần cuối cùng trong đồ thuật Realplayer setup Assistant, bạn cung cấp các thông tin cá nhân rồi nhấn OK để hoàn tất.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
343 / 407
Hình 9.98: Hoàn tất quá trình cài đặt
6. Cửa sổ RealPlayer sẽ hiện ra, báo hiệu rằng việc cài đặt đã hoàn tất. Giờ bạn có thể xem các luồng video và nhạc trực tuyến trên
RealPlayer.
Hình 9.99: Cửa sổ RealPlayer
7. Để xem video, bạn chạy Firefox và dán địa chỉ URL của trang Web chứa luồng video cần xem.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
344 / 407
Hình 9.100: Mở trang Web video
8. Trên trang Web, bấm vào liên kết để mở video mà mình thích.
Hình 9.101: Chọn liên kết tới bộ phim cần xem

9. Firefox sẽ hỏi xem bạn có muốn mở liên kết trên trong RealPlayer không, hay muốn lưu nó vào máy. Để xem phim trực tuyến, bạn chọn
mở liên kết trong RealPlayer và nhấn OK.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
345 / 407
Hình 9.102: Xem phim trực tuyến
10. Hộp thoại Downloads xuất hiện, báo hiệu tiến độ tải xuống. Sau khi tập tin đã được tải về thư mục Internet tạm thời, video bạn chọn sẽ
được phát lại trong cửa sổ RealPlayer.
Hình 9.103: Xem video trực tuyến trong RealPlayer
11. Bạn có thể thêm liên kết mình thích vào trong danh sách Favorites để sau này xem lại mà không cần lên mạng tìm lại liên kết. Để lưu
video vào trong danh sách Favorite,, trên trình đơn Favorites bạn chọn Add to Favorite.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
346 / 407
Hình 9.104: Lưu liên kết tới video vào trong Favourite
12. Từ giờ, nếu cần xem lại video vừa lưu, bạn chỉ việc chọn liên kết tương ứng trong trình đơn Favorites. Bạn cũng có thể xem một bộ phim
trực tuyến từ trong RealPlayer bằng cách cung cấp cho chương trình địa chỉ URL của nó. Trên trình đơn File bạn chọn Open Location.
Hình 9.105: Xem phim trực tuyến trực tiếp trên RealPlayer
13. Nhập địa chỉ URL hoặc đường dẫn tới tập tin video vào ô Open Location, sau đó nhấn nút OK.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
347 / 407
Hình 9.106: Nhập vị trí của tập tin video
9.10 Biên tập video
Bên cạnh việc thưởng thức phim và video, Ubuntu còn có các công cụ để bạn biên tập lại nội dung của các video mình thích. Các công cụ đó là:
Kino: Một trình biên tập video cao cấp, có chức năng thu video sang đĩa ở dạng Raw DV và AVI, cho phép mở nhiều đoạn video để cắt, dán và
sắp xếp lại, sau đó lưu vào một danh sách các thao tác hiệu đính ở dạng SMIL và XML.
Stopmotion: Stopmotion là một phần mềm tự do để tạo các phim hoạt hình tĩnh vật. Nó cho phép bạn tạo một bộ phim hoạt hình tĩnh vật từ
các bức ảnh được nhập vào từ camera số hoặc một ổ cứng khác, thêm các hiệu ứng âm thanh và xuất ra nhiều định dạng video khác nhau như
mpeg hay avi.
Subtitle Editor: Subtitle Editor là một công cụ để soạn thảo và chỉnh sửa phụ đề cho phim viết trên bộ công cụ GTK2+. Bạn có thể dùng
Subtitle Editor để chuyển dạng, sửa, đặt nhãn thời gian và hiệu đính nội dung cho phụ đề. Chương trình này cũng hiện các sóng âm để bạn dễ
dàng nhận ra chỗ nào có tiếng nói, và đặt phụ đề cho phù hợp.

Pitivi Video Editor: Pitivi Video Editor là một trình biên tập phi tuyến, cho phép bạn dễ dàng hiệu chỉnh âm thanh và video. Dùng Pitivi, bạn
có thể thu âm thanh và hình ảnh, trộn, thay đổi kích thước khung hình, cắt, dán, cũng như thêm một số hiệu ứng âm thanh và hình ảnh nếu
muốn. Nó cũng cho phép bạn lưu dự án của mình theo bất kỳ định dạng nào mà các trình bổ sung GStreamer hỗ trợ.
9.10.1 Biên tập video bằng Pitivi video editor
Pitivi Video Editor không được cài đặt sẵn trên Ubuntu, nên bạn phải lấy nó trên kho phần mềm từ Internet. Thao tác cài đặt Pitivi cũng giống
như cài đặt các ứng dụng khác bằng Synaptic Package Manager.
Để biên tập video bằng Pitivi Video Editor:
1. Trong trình đơn Applications bạn chỉ tới Sound & Video và nhấn chuột lên biểu tượng Pitivi Video Editor. Cửa sổ Pitivi vo 10.3 hiện
lên.
2. Giao diện chính của Pitivi được chia ra làm nhiều bảng. Bạn có thể dùng các nút trên thanh tác vụ để thực hiện các thao tác mở, nhập,
thêm, xem và lưu các đoạn video của mình lại. Để hiệu đính một đoạn video, trước hết bạn phải nhập nó vào trong Pitivi bằng cách bấm
lên nút Import Clips.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
348 / 407
Hình 9.107: Giao diện chương trình Pitivi
3. Trong hộp thoại Import a clip, mở thư mục bạn đặt tập tin video và chọn một hoặc nhiều tập tin mình cần. Sau khi đã chọn xong, nhấn
Add để nhập video vào trong cửa sổ Pitivi.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
349 / 407
Hình 9.108: Nhập các đoạn video vào trong Pitivi
4. Sau khi nhập xong, bạn có thể bấm đúp vào đoạn video trong cửa sổ Pitivi để xem nó trong bảng bên phải. Nhấn nút Stop trên thanh
điều khiển để dừng phát lại.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
350 / 407
Hình 9.109: Xem đoạn video đã nhập
5. Để sửa đoạn video vừa nhập, bạn phải kéo và thả nó xuống bảng dưới đáy để thêm vào trong thanh thời gian, sau đó chọn lệnh Project
Settings từ trình đơn File. Hộp thoại Projects Settings sẽ hiện ra.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
351 / 407
Hình 9.110: Mở hộp thoại Project Settings

6. Trong hộp thoại Projects Settings bạn có thể hiệu đính lại đoạn video đã chọn bằng cách điều chỉnh các thiết lập cho nó. Trong phần
Video Output, bạn có thể đặt chiều cao, chiều rộng và tốc độ hình (frame-rate) của đoạn phim. Tương tự, bạn cũng có thể đặt các tuỳ
chỉnh âm thanh trong phần Audio Output. Sau khi đã vừa ý, nhấn OK để đóng hộp thoại.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
352 / 407
Hình 9.111: Đặt các tuỳ thích cho đoạn video
7. Trở lại cửa sổ Pitivi, để áp dụng các thiết lập đã đặt, bạn nhấn vào nút Render project. Hộp thoại Render project sẽ hiện lên. Bạn
có thể dùng nút Modify trong hộp thoại Render project để sửa thêm một số tuỳ chỉnh cho đoạn video. Nếu đã hài lòng, nhấn vào nút
Choose file để lưu đoạn video đã sửa vào tập tin mới.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
353 / 407
Hình 9.112: Thiết lập tập tin đầu ra
8. Hộp thoại Choose file to render to sẽ xuất hiện để bạn đặt tên cho đoạn video vừa sửa và chọn thư mục chứa nó. Sau đó, nhấn OK để
thoát khỏi hộp thoại Choose file to render to.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
354 / 407
Hình 9.113: Chọn tập tin đầu ra
9. Tên tập tin đầu ra sẽ xuất hiện trên nút Output file. Để tiếp tục sửa đoạn video, bạn nhấn vào nút Record.
Hình 9.114: Sửa tập tin video
10. Pitivi Video Editor sẽ bắt đầu dựng một dự án video mới dựa trên các thiết lập mà bạn chọn. Bạn có thể xem tiến độ công việc trong
thanh tiến độ. Một khi đã hoàn tất việc dựng hình, nhấn vào nút Close ở góc bên phải phía trên để thoát khỏi hộp thoại Render project.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
355 / 407
Hình 9.115: Tiến độ tạo hình dự án
11. Đoạn video mới tạo sẽ được lưu trong vị trí bạn chọn.
Hình 9.116: Đoạn video đã được hiệu đính
9.11 Tổng kết bài giảng
Trong bài này, ta biết rằng:
• Việc sử dụng và phân phối các phần mềm tuân theo giới hạn pháp lý và đặc trưng cho từng quốc gia, đôi khi là từng vùng.
• Khi sử dụng hoặc phân phối các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu, bạn phải quan tâm đến tính bản quyền và các điều khoản giấy

phép gắn với chúng.
• Bạn có thể nghe nhạc và quản lý các tập tin âm thanh có trên máy, nghe radio trên Internet và nhập các tập tin từ CD bằng Rhythmbox.
• Dùng Sound Juicer, bạn có thể nghe và trích xuất đĩa CD âm thanh, rồi lưu các bài hát trên đĩa ra các định dạng âm thanh khác nhau. Ngoài
ra, trình ghi đĩa CD âm thanh mặc định trên Ubuntu, Serpentine, cho phép bạn tạo các đĩa CD âm thanh để nghe trên đầu đọc, dàn HIFI.
• Việc phát các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu trên Ubuntu đòi hỏi bạn phải cài đặt các bộ mã hoá và giải mã bổ sung có trong kho
phần mềm Ubuntu.
• Bạn có thể dùng gtkpod để nghe nhạc từ máy iPod gắn với máy tính và trao đổi dữ liệu giữa máy tính và máy iPod của mình.
• GNOME Sound Recorder cho phép bạn ghi âm và lưu lại theo nhiều định dạng âm thanh khác nhau.
• Cao cấp hơn, bạn có thể dùng Audacity để thu âm, hiệu đính và thêm các hiệu ứng âm thanh lên các tập tin sẵn có.
• Để xem đĩa DVD bằng Totem Movie Player, bạn phải cài đặt một số gói phần mềm bổ sung khác.
• Thoggen là một tiện ích sao lưu đĩa DVD trên Linux, có thể dùng để trích xuất nội dung trên đĩa DVD vào máy tính.
• Để xem phim và nghe nhạc trực tuyến trong cửa sổ trình duyệt, bạn có thể dùng các trình phát phim và nhạc bổ sung như RealPlayer, mplayer
hay VLC.
• Pitivi video Editor cho phép bạn phát lại và hiệu đính video.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
356 / 407
9.12 Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1
Liệt kê các đặc điểm của giấy phép phần mềm tự do.
Câu hỏi 2
Trình phát nhạc mặc định trên Ubuntu là chương trình nào?
a. Totem
b. Rhythmbox
c. Audacity
d. gtkpod
Câu hỏi 3
Podcast là gì?
Câu hỏi 4
Ứng dụng nào được cài đặt mặc định trong Ubuntu để phát và trích xuất nội dung đĩa CD âm thanh?
a. Xine

b. RealPlayer
c. Serpentine
d. Sound Juicer
Câu hỏi 5
Sound Juicer cho phép xuất tập tin trích từ đĩa CD thành định dạng nào?
Câu hỏi 6
Sound Juicer lấy thông tin về nghệ sĩ, tiêu đề và tên bài hát trên đĩa CD ở đâu?
Câu hỏi 7
Tên chương trình ghi đĩa CD âm thanh có sẵn trên Ubuntu là gì?
Câu hỏi 8
Tại sao bạn lại phải cài đặt các bộ mã hoá và giải mã đa phương tiện bổ sung cho Ubuntu?
Câu hỏi 9
Bạn có thể tải và cài đặt các bộ mã hoá bằng ____________________.
9.13 Thực hành
Bài tập 1: Playing Music Using Rhythmbox
Bạn vừa mới cài Ubuntu lên máy và muốn nghe cũng như quản lý các tập tin âm thanh trên máy, nghe podcasts và radio trên Internet. Hãy liệt
kê các bước cần làm.
1. Từ trình đơnApplication, chọn phần Sound & Video và chọn Rhythmbox Music Player.
2. Để nhập từng tập tin âm thanh riêng rẽ vào trong Rhythmbox, bạn bấm chuột phải lên Library và chọn Import File.
3. Trong hộp thoại Import File into Library hiện ra, bạn chọn thư mục và tập tin cần nhập. Nhấn Open
4. Chọn các bài hát muốn nghe và nhấn nút Play.
5. Để nghe nhạc từ podcast, bạn bấm chuột phải vào mục Podcast trong danh sách Source và chọn New Podcast Feed.
6. Gõ địa chỉ URL của podcast vào ô New Podcast Feed rồi nhấn nút Add.
7. Để phát một phần âm thanh có trên podcast, bạn chọn phần đó và nhấn nút Play.
8. Để nghe radio trên Internet, bạn chọn Radio trong danh sách Source. Bấm đúp vào một trạm radio mà bạn muốn nghe.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
357 / 407
9. Để thêm một trạm radio mới, bạn chọn New Internet Radio Station và gõ địa chỉ URL của đài cần thêm vào ô URL of Internet radio
station. Sau đó, nhấn Add để hoàn tất.
10. Bạn có thể thêm bao nhiêu trạm radio vào trong danh sách cũng được.

Bài tập 2: Nghe và trích xuất CD âm thanh
Bạn có một bộ sưu tầm các đĩa CD âm thanh rất quý hiếm và muốn nghe chúng trên Ubuntu, lấy thông tin chi tiết về các bài hát có trong đĩa và
sau đó trích xuất chúng để lưu trên máy cho tiện. Hãy liệt kê các bước cần làm.
Để nghe CD:
1. Bỏ đĩa CD vào ổ và trình Sound Juicer sẽ tự động chạy.
2. Sound Juicer tự động lấy thông tin về các bài hát có trên đĩa từ trang MusicBrainz.org xuống cho bạn.
3. Để phát bài muốn nghe, chọn hộp kiểm tương ứng với nó rồi nhấn vào nút Play.
Để trích xuất đĩa CD:
1. Bỏ đĩa CD vào trong ổ.
2. Mở trình đơn Edit và chọn Preferences.
3. Trong hộp thoại Preferences bạn nhấn vào danh sách Output Format và chọn định dạng tập tin đầu ra muốn dùng.
4. Chọn thư mục bạn muốn lưu các tập tin xuất ra ở ô Music Folder.
5. Nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại Preferences.
6. Trong cửa sổ Sound Juicer, chọn các bài hát muốn trích xuất bằng cách đánh dấu hộp kiểm tương ứng với chúng.
7. Nhấn nút Extract để bắt đầu trích đĩa.
8. Sound Juicer sẽ báo lại cho bạn sau khi đã trích xong những bài đã chọn. Nhấn vào nút Open để xem các bài đã được chép vào trong đĩa.
9. Các bài hát trên CD giờ được chép thành các tập tin trên đĩa cứng. Bạn có thể nghe chúng bằng Rhythmbox bằng cách bấm đúp lên
chúng.
Bài tập 3: Ghi đĩa CD âm thanh
Bạn mới tìm ra một trang Web để tải hàng trăm bài hát về máy. Tuy nhiên bạn không muốn những tập tin này ngốn hết dung lượng đĩa cứng
mình có. Vì vậy, bạn muốn chép chúng ra đĩa CD âm thanh.
Để ghi đĩa CD âm thanh:
1. Bỏ một đĩa trắng vào ổ ghi CD trên máy.
2. Bấm vào nút Make Audio CD trong hộp thoại Choose Disc Type hiện lên sau đó. Trình Serpentine sẽ được khởi động.
3. Để thay đổi cấu hình mặc định cho Serpentine trước khi ghi đĩa, mở hộp thoại Serpentine Preferences bằng cách chọn Preferences
trong trình đơn Edit.
4. Chọn hộp kiểm Add two seconds gap between two tracks để chèn 1 khoảng lặng 2 giây giữa 2 bài hát trên đĩa.
5. Nhấn nút Close để thoát khỏi hộp thoại Serpentine Preferences.
6. Giờ bạn phải chọn các tập tin cần ghi lên đĩa. Bấm vào nút Add.
7. Trong cửa sổ trình duyệt hiện ra, bạn chọn thư mục có chứa các tập tin mình cần, và nhấn Open để xem nội dung của nó.

8. Chọn các tập tin muốn ghi rồi bấm nút Open để hoàn tất việc chọn tập tin.
9. Trở về cửa sổ chính, bạn nhấn vào nút Write to Disc để bắt đầu ghi các tập tin âm thanh ra đĩa CD.
10. Chương trình sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại lần nữa. Nhấn Write to Disc để tiếp tục.
11. Serpentine sẽ bắt đầu ghi các tập tin âm thanh ra đĩa CD. Tiến độ công việc sẽ xuất hiện trong hộp thoại Writing Audio Disc.
Bài tập 4: Phát các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu
Bạn có một bộ sưu tầm nhạc MP3 trong máy và muốn nghe chúng trên Ubuntu. Hãy liệt kê các thao tác cần làm.
Để cài đặt bộ mã hoá và giải mã bằng Synaptic Package Manager:
1. Mở trình đơn System, mục Administration và chọn Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager mở ra.
2. Các hạng mục Multiverse và Restricted theo mặc định là không được dùng trên Ubuntu. Để bật chúng, bạn chọn trình đơn Settings và
nhấn vào Repositories. Hộp thoại Software Sources xuất hiện.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
358 / 407
3. Bật các hạng mục Multiverse và Restricted bằng cách đánh dấu hộp kiểm thứ 3 và thứ 4 trong thẻ Ubuntu Software, sau đó bấm vào
nút Close để đóng hộp thoại lại.
4. Bạn sẽ được thông báo là thông tin về các phần mềm có trong kho đã thay đổi. Nhấn nút Close để đóng thông báo lại.
5. Sau khi quay về cửa sổ Synaptic Package Manager, bạn phải nhấn vào nút Reload để các thay đổi được cập nhật lại.
6. Sau khi nhấn Reload, hệ thống sẽ kiểm tra thông tin về các phần mềm mới, các phần mềm đã bị gỡ bỏ hoặc có thể nâng cấp được.
7. Để cài 1 gói phần mềm, bạn phải tìm ra nó trong cửa sổ Synaptic Package Manager.
8. Nhấn nút Search để tìm gói phần mềm mình cần.
9. Trong ô Search, nhập tên của gói phần mềm cần tìm vào và nhấn nút Search. Việc tìm kiếm sẽ được bắt đầu.
10. Bấm chuột phải vào gói phần mềm cần cài và chọn Mark for Installation.
11. Sau khi đã đánh dấu tất cả các gói muốn cài, chọn Apply để tải chúng về và cài đặt. Hộp thoại Summary sẽ xuất hiện.
12. Để tiếp tục, nhấn nút Apply trong hộp thoại Summary .
13. Sau khi tất cả các gói phần mềm bạn chọn đã được cài đặt xong, hộp thoại Changes Applied xuất hiện. Nhấn nút Close để đóng nó lại.
14. Hộp kiểm tương ứng với các gói bạn chọn sẽ được chuyển thành màu xanh lá cây, báo rằng phần mềm đó đã được cài đặt thành công.
Bài tập 5: Xem đĩa DVD
Bạn được tặng một hộp đĩa DVD toàn những phim mình thích. Bạn muốn xem chúng trên Ubuntu.
Để xem đĩa DVD bằng Totem Movie player:
1. Cài các gói sau từ hạng mục Universe và Multiverse bằng Synaptic Package Manager.
• gxine

• libdvdcss2
• libdvdnav4
• libdvdplay0
• libdvdvread3
2. Cài gói Ubuntu Restricted Extras từ trong kho phần mềm Ubuntu.
3. Bỏ đĩa DVD vào ổ. Trình phát phim Totem sẽ tự động bật và đĩa DVD sẽ tự chạy cho bạn.
4. Để xem phim ở chế độ toàn màn hình, bạn chọn trình đơn View và chọn lệnh Fullscreen, hoặc dùng phím tắt F trên bàn phím.
5. Khi muốn thoát khỏi chế độ toàn màn hình, bạn nhấn phím ESC.
6. Để thiết lập việc phát đĩa, trong trình đơn Edit, ta chọn mục Preferences.
7. Sau khi đã đặt các tuỳ chỉnh mình muốn trong hộp thoại hiện ra, bạn nhấn vào nút Close để đóng nó lại.
8. Để bỏ qua phần sau, bạn chọn trình đơn Go và chọn Skip Forwards.
9. Nếu không muốn thấy thanh bên cạnh khi xem đĩa, bạn nhấn vào nút Sidebar.
10. Thanh bên cạnh sẽ được ẩn đi và bạn có thể xem phim trong màn hình lớn hơn, đồng thời các thành phần điều khiển khác vẫn được hiển
thị trong cửa sổ Totem.

×