Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 85 trang )


TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
[\[\




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:


Các giải pháp truyền
tải IP trên mạng quang


i

Nội dung khoá luận tốt nghiệp
Từ yêu cầu của đề tài “Các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang” thì luận
văn đã nêu lên được các vấn đề liên quan. Đó là giới thiệu một cách khái quát về
yêu cầu của đề tài, nói lên được tổng quan về công nghê IP. Công nghệ mà đang trở
thành chuẩn phổ biến của nhiều dịch vụ mạng mới. Đã nêu lên công nghệ IP đang
sử dụng hiện nay và xu hướng phát triển công nghệ IP trong tương lai. Luận văn
cũng đã nêu các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang hiện nay. Các cách thức
truyền tải dựa trên các phương pháp đã làm chủ, các giải pháp mới có tính khả thi
cho tương lai. Đưa ra vấn đề không thể thiếu và rất quang trọng là vấn đề vê cách
thức điều khiển, báo hiệu trong truyền tải IP trên mạng quang cũng đã được đề cập.




ii
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IP 2
1.1 Giới thiệu chung 2
1.2 IPv4 2
1.3 Ưu điểm của IPv6 so với IPv4 4
1.4 Sử dụng IPv4 hay IPv6. 6
1.5 IPv6 cho IP/WDM 7
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ IP TRÊN MẠNG QUANG 8
2.1 Các thế hệ mạng WDM. 8
2.2 Nghiên cứu các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang 9
2.2.1 Xu hướng tích hợp WDM 9
2.2.2 Giới thiệu các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang 11
2.2.3 Thích ứng IP trên WDM 13
2.2.3.1 IP/ATM/SDH cho truyền dẫn WDM 13
2.2.3.2 IP/ATM trực tiếp trên WDM 15
2.2.3.3 IP/PDH/SDH cho truyền dẫn WDM 16
2.2.3.4 Các giao thức hỗ trợ truyền dẫn SONET/SDH trên WDM 16
2.2.3.4.1Phương thức đóng khung HDLC (POS) 16
2.2.3.4.2 MAPOS (Multiple-access protocol overl SONET) 19
2.2.3.4.3 Phương thức đóng khung LAP (Link Accsess Procedure-SDH) 20
2.2.3.4.4 Phương thức đóng khung GFP (Generic Framing Procedure-GFP) 22
2.2.3.4.5 Kết chuỗi ảo (Virtual Concatenation-VCAT) 23
2.2.3.4.6 LCAS (Link Capacity Adjustment Scheme) 24
2.2.3.5 IP/Gigabit Ethernet cho WDM 25
2.2.3.6 IP/SDL trực tiếp trên WDM 27
2.2.4 Nghiên cứu các giao thức mới 28
2.2.4.1 RPR/SRP (Resilient Packet Ring/Spacial Reuse Protocol) 28

2.2.4.2 DTM (Dynamic Transfer Mode) 31
2.2.4.3 Sử dụng MPLS hỗ trợ chức năng định tuyến IP (IP-MPLS) 32
2.2.5 Chuyển mạch kênh quang WDM 36
2.2.5.1 Kỹ thuật WDM 36
2.2.5.2 Chuyển mạch kênh quang: Định tuyến bước sóng 36
2.2.6 Chuyển mạch gói quang. 38
2.2.6.1Các kỹ thuật chuyển mạch gói quang 39
2.2.4.2 Định tuyến lệch 45
2.2.7 Kết luận 45
2.3 Phương thức điều khiển trong mạng truyền tải tích hợp IP over WDM 46
2.3.1 Quá trình phát triển mặt điều khiển 47
2.3.2 G-MPLS 48
2.3.2.1 Giới thiệu 48
2.3.2.2 Hoạt động và nền tảng của MPLS 49
2.3.2.3 Quá trình phát triển MPLS đến GMPLS 50


iii

2.3.2.4 Bộ giao thức G-MPLS 51
2.3.2.5 Mục tiêu và các chức năng mặt điều khiển GMPLS 53
2.3.2.6 Kiến trúc các thành phần của mặt điều khiển GMPLS 54
2.3.2.6.1 Yêu cầu của mặt điều khiển 54
2.3.2.6.2 Mạng thông tin số liệu hỗ trợ mặt điều khiển GMPLS 55
2.3.2.7 Báo hiệu trong GMPLS 57
2.3.2.7.1 Các chức năng cơ bản 58
2.3.2.7.2 Hỗ trợ phục hồi 59
2.3.2.7.3 Hỗ trợ xử lý loại trừ 59
2.3.2.7.4 Phối hợp báo hiệu 60
2.3.2.8 Các lợi ích của G-MPLS 61

2.3.2.9 Các vấn đề còn tồn tại của GMPLS 61
2.3.3 Mạng chuyển mạch quang tự động (ASON) 63
2.3.3.1 Khái niệm 63
2.3.3.2 Mô hình ASON 63
2.3.3.3 Các chức năng của ASON 66
2.3.3.3.1 Chức năng mạng lõi ASON 66
2.3.3.3.2 Chức năng biên của ASON 67
2.3.3.4 Các mô hình dịch vụ cho kiến trúc ASON 72
2.3.3.4.1 Mô hình dịch vụ xếp chồng 72
2.3.3.4.2 Mô hình dịch vụ đồng cấp 73
Kết luận 745


iv
Chữ viết tắt
AAL
ATM Adaptation Layer Lớp thích ứng ATM
ADM
Add-Drop Multiplexer Bộ xen rẽ
APS
Automatic Protection Switching Chuyển mạch bảo vệ tự động
ARP
Address Resolution Protocol Giao thức phân chia địa chỉ
ATM
Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền tin không đồng bộ

BGP
Border Gateway Protocol Giao thức cổng biên
CAC
Call Admission Control Điều khiển nhận cuộc gọi

CBR
Constant Bit Rate Tốc độ bit không đổi
CIDR
Classless Inter-Domain Routing Định tuyến liên vùng không phân lớp
CLP
Cell Loss Priority Độ ưu tiên mất tế bào
CoS
Class of Services Lớp dịch vụ
CRC
Cyclic Redundancy Check Kiểm tra độ dư thừa theo chu kỳ
DPT
Dynamic Packet Transport Truyền tải gói động
DTM
Dynamic Transfer Mode Chế độ truyền tải động
DVMRP
Distance Vector Multicast Routing
Protocol
Giao thức định tuyến vecto khoảng
cách
DWDM
Density Wavelength Division
Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
mật độ cao
DXC
Digital Cross-Connect Kết nối chéo kênh
EGP
Exterior Gateway Protocol Giao thức cổng ngoài
FCS
Frame Check Sequence Chuỗi kiểm tra khung

FDDI
Fiber Distributed Data Interface Giao diện số phân bố theo cáp quang
FDL
Fibre Delay Line Trễ đường cáp quang
FEC
Forward Equivalence Class (in MPLS)Lớp phát chuyển tương ứng
FEC
Forward Error Correction (in error
correction)
Sửa lỗi trước
GbE
Gigabit Ethernet Ethernet tốc độ Gigabit
HDLC
High-level Data Link Control Điều khiển tuyến dữ liệu số mức cao


v
ID
Identity Mã nhận dạng
IEEE
Institute of Electrical and Electronic
Engineers
Viện đào tạo các kỹ sư điện và điện tử
IGP
Interior Gateway Protocol Giao thức cổng trong
IP
Internet Protocol Giao thức Internet
IPng
IP next generation IP kế tiếp
IPS

Intelligent Protection Switching Chuyển mạch bảo vệ thông minh
IPv4
IP version 4 Giao thức Internet phiên bản 4
IPv6
IP version 6 (=IPng) Giao thức Internet phiên bản 6
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa truy nhập
ISO
International Standards Organisation Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ISP
Internet Service Provider
Nhà cung c
ấp dịch vụ Internet
ITU International Telecommunication
Union
Hiệp hội viễn thông quốc tế
L2
Layer 2 Lớp 2
L3
Layer 3 Lớp 3
LAN
Local Area Network Mạng cục bộ
LAPS
LAN Adapter Protocol Support
Program

Hỗ trợ giao thức đáp ứng LAN
LCP
Link Control Protocol Giao thức điều khiển đường
LDP
Label Distribution Protocol Giao thức phân phối nhãn

LF
Link Failure Sự cố tuyến
LIB
Label Information Base Cơ sở thông tin nhãn
LLC
Logical Link Control Điều khiển đường logic
LOF
Loss of Frame Mất khung
LOP
Loss Of Packet Mất gói
LOS
Loss Of Signal Mất tín hiệu
LSP
Lable Switched Path Đường chuyển mạch nhãn
LSR
Lable Switch Router Định tuyến chuyển mạch nhãn
MAC
Medium Access Control Điều khiển truy nhập


vi
MAPOS
Multiple Access Protocol Over
SONET
Giao thức đa truy nhập qua SONET
MBGP
Multicast Border Gateway Protocol Giao thức cổng biên quảng bá
MPS
Multi Protocol Lambda Switching Chyển mạch Lamda đa giao thức
MPLS

Multi Protocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MPOA
Multi Protocol Over ATM Đa giao thức theo ATM
NGN
Next Generation Network
Mạng thế hệ mới
OADM
Optical Add Drop Multiplexer Bộ ghép xen rẽ quang
OAM
Operation, Administration and
Maintenance
Khai thác, Quản trị và Bảo dưỡng
OBS
Optical burst switching Chuyển mạch cụm quang
OC
Optical Carrier Sóng mang quang
OCH
Optical Channel Kênh quang
OCHP
Optical Channel Protection Bảo vệ kênh quang
OE
Opto-electronic conversion Chuyển đổi quang-điện
ODL
Optical Delay Line Trễ đường quang
OEO
Optical- Electronical- Optical Quang-Điện-Quang
OEXC
Opto-Electric Cross-Connect Kết nối chéo quang-điện
OL
Optical Label

Nhãn quang

OLA
Optical Line Amplifier Bộ khuếch đại đường quang
OLC
Optical Label Channel Kênh nhãn quang
OLS Optical Label Switching Chuyển mạch nhãn quang
OMS
Optical Multiplex Section Ghép vùng quang
OMSP
Optical Multiplex Section Protection Bảo vệ ghép vùng quang
ON Optical Network Mạng quang
OEO
Optical-Electrical-Optical Quang-Điện-Quang
OOO
Optical-Optical-Optical Quang-Quang-Quang
OP Optical Packet Gói quang
OPS
Optical Packet Switching Chuyển mạch gói quang



vii

OS
Operating System Hệ thống khai thác
OSC
Optical Supervisory Channel Kênh giám sát quang
OSI
Open System Interconnection Liên kết nối hệ thống mở

OSPF
Open Shortest Path First Thuật toán tìm đường ngắn nhất
OTDM
Optical Time Division Multiplexing Ghép quang theo thời gian
OTN
Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
PDH
Plesiochronous Digital Hierachy Phân cấp số cận đồng bộ
POL
Packet Over Lightwave Chuyển mạch gói qua bước sóng
POS
Packet Over SONET/SDH Gói qua SONET/SDH
PPP
Point-to-Point Protocol Giao thức điểm điểm
QoS
Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QoSig
quality of signal Chất lượng tín hiệu
RSVP
Resource ReSerVation Protocol Giao thức dự trữ tài nguyên
SDH
Synchronous Digital Hierarchy Truyền dẫn đồng bộ
SDL
Simple Data Link Đường dữ liệu đơn giản
SDLC
Synchronous Data Link Control Điều khiển tuyến dữ liệu đồng bộ
SLA
Service Level Agreement Sự thỏa thuận mức dịch vụ
SNAP
Sub Network Access Point Điểm truy nhập mạng con

SONET
Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
STM
Synchronous Transport Module Chế độ truyền tải đồng bộ
SVC
Switched Virtual Channels Kênh chuyển mạch ảo
TCA
Traffic Conditioning Agreement Sự thỏa thuận điều kiện lưu lượng
TCP
Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
TDM
Time Division Multiplexing Ghép kênh theo thờigian
TOS
Type Of Service Kiểu dịch vụ
VC
Virtual Connection (in ATM) Kết nối ảo (trong ATM)
VC
Virtual Container (in SDH) Gói ảo (trong SDH)
VCI
Virtual Channel Identifier Bộ nhận dạng kênh ảo


viii
VP
Virtual Path Đường ảo
WAN
Wide Area Network Mạng diện rộng
WC
Wavelength conversion Chuyển đổi bước sóng
WDM

Wavelength Division Multiplexing Ghép kênh theo bước sóng



1

Lời mở đầu
Giao thức Internet (IP) đã trở thành giao thức chuẩn phổ biến cho
các dịch vụ mạng mới, do đó lưu lượng IP không ngừng tăng nhanh và dần
thay thế các loại giao thức khác. Hằng năm, lưu lượng số tăng hơn lưu
lượng thoại gấp 2 ÷ 4 lần. Đến năm 2010, lưu lượng số đã đạt đến gấp hàng
chục lần lưu lượng thoại.
Kiến trúc mạng IP ngày nay được xây dựng theo ngăn mạng xếp
chồng những công nghệ như ATM, SDH và WDM. Do có nhiều lớp liên
quan nên đặc trưng của kiến trúc này là dư thừa tính năng; và chi phí liên
quan đến vận hành khai thác cao. Hơn nữa, kiến trúc này trước đây sử dụng
để cung cấp chỉ tiêu đảm bảo cho dịch vụ thoại và thuê kênh, không được
thiết kế phù hợp cho mạng số liệu. Do đó nó không thật sự thích hợp đối
với các ứng dụng hoạt động dựa trên công nghệ chuyển mạch gói và đặc
biệt là những ứng dụng có nguồn gốc IP.
Một số nhà cung cấp và tổ chức tiêu chuẩn đang đề xuất những giải
pháp mới khai thác IP trên kiến trúc mạng đơn giản, ở đó lớp WDM là nơi
cung cấp băng tần truyền dẫn vô cùng lớn. Những giải pháp này cố gắng
giảm tối đa tính năng dư thừa, giảm mào đầu giao thức, đơn giản hoá công
việc quản lý và qua đó truyền tải IP trên lớp WDM (lớp mạng quang) càng
hiệu quả càng tốt. Hiện nay có nhiều kiến trúc mạng đã được nhận diện và
triển khai trong thực tế. Tất cả chúng đều liên quan đến việc đơn giản hoá
các ngăn giao thức nhưng trong số chúng chỉ có một số kiến trúc có nhiều
đặc tính hứa hẹn như DoS (Data over SONET/SDH), Gigabit Ethernet
(GbE) và Resilient Packet Ring (RPR) ngoài kiến trúc IP trên

ATM/SDH/WDM.
Một trong những thách thức lớn nhất ngày nay đối mặt với các nhà
sản xuất chuyển mạch quang đó là phát triển các giao thức báo hiệu cho
điều khiển hoạt động và hoạt động liên mạng của lớp quang mà có lẽ đây
cũng là vấn đề cần chuẩn hoá cấp bách nhất hiện nay. Các tổ chức và diễn
đàn quốc tế OIF (Optical Internetworking Forum), IETF và ITU đều đang
nỗ lực gấp rút để thiệt lập nên các phương pháp xác định việc điều khiển và
kết nối giữa mạng WDM và IP.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô tại Khoa Điện Tử Viễn Thông-
Trường Đại Học Công Nghệ, nhất là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Kim Giao-
người đã trực tiếp hướng dẫn em.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IP
1.1 Giới thiệu chung
Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng
nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo
các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng
hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi
nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên
Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, trong khi cách đánh địa chỉ
đối với mạng viễn thông lại đơn giản hơn nhiều.
Đối với mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, khách hàng ở các
vùng khác nhau hoàn toàn có thể có cùng số điện thoại, phân biệt với nhau bằng
mã vùng, mã tỉnh hay mã quốc tế. Đối với mạng Internet , do cách tổ chức chỉ có
một cấp nên mỗi một khách hàng hay một máy chủ đều có một địa chỉ internet
duy nhất mà không được phép trùng với bất kỳ ai. Do vậy mà địa chỉ trên Internet

thực sự là một tài nguyên.
Hàng chục triệu máy chủ trên hàng trăm nghìn mạng. Để địa chỉ không
được trùng nhau cần phải có cấu trúc địa chỉ đặc biệt quản lý thống nhất và một Tổ
chức của Internet gọi là Trung tâm thông tin mạng Internet - Network Information
Center (NIC) chủ trì phân phối, NIC chỉ phân địa chỉ mạng (Net ID) còn địa chỉ
máy chủ trên mạng đó do các Tổ chức quản lý Internet của từng quốc gia một tự
phân phối. (Trong thực tế để có thể định tuyến (routing ) trên mạng Internet ngoài
địa chỉ IP còn cần đến tên riêng của các máy chủ (Host) - Domain Name).
1.2 IPv4
Địa chỉ IPv4 gồm 32 bit, chia thành bốn octet, mỗi octet là một byte. Địa
chỉ IP được chia thành năm lớp A, B, C, D và E. Giả sử Net_ID và Host_ID lần
lượt là định danh mạng và trạm. Địa chỉ IP được biễu diễn dưới dạng
<Net_ID><Host_ID>. Với IPv4 chúng ta có 2
32
(4,3 tỷ) địa chỉ.
Kề từ khi chính thức đựơc đưa vào sử dụng và được định nghĩa trong kiến
nghị RFC791 năm 1981 đến nay, Ipv4 đã chứng minh được khả năng dễ triển


3

khai, dễ phối hợp và hoạt động và tạo ra sự phát triển bùng nổ của các mạng máy
tính. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại với sự phát triển công nghệ hiện nay, hầu
như tất cả tất cả các thiệt bị điện tử trong tương lai sẽ tích hợp dịch vụ IP, hơn nữa
sự tăng vọt ồ ạt các ứng dụng và công nghệ cũng như các thiết bị di động khác đã
làm cho không gian địa chỉ Ipv4 ngày càng chật hẹp và bộc lộ nhiều điểm yếu của
Ipv4:
- Thiếu địa chỉ IP do sự tăng quá nhanh của các host trên mạng Internet đã
dẫn đến tình trạng thiếu địa chỉ IP trầm trọng để gán cho các node. Trong
những năm 1990, CIDR đựơc xây dựng dựa trên khái niệm mặt nạ địa chỉ

(address mask). CIDR đã tạm khắc phục được những vấn đề nêu trên. Khía
cạnh tổ chức mang tính thứ bậc của CIDR đã cải tiến khả năng mở rộng của
Ipv4. Mặc dù có thêm nhiều công cụ khác ra đời như kĩ thuật subnetting
(1985), kĩ thuật VLSM (1987) và CIDR (1993), các kĩ thuật trên đã không
cứu với IPv4 ra khỏi một vấn đề đơn giản: không có đủ địa chỉ cho các nhu
cầu tương lai. Do đó, một vài giải pháp tạm thời, chẳng hạn dùng
RFC1918 trong đó dùng một phần không gian địa chỉ làm các địa chỉ dành
riêng và NAT là một công cụ cho phép hàng ngàn host truy cập vào
Internet chỉ một vài IP hợp lệ để tận dụng tốt hơn không gian địa chỉ của
IPv4.
- Quá nhiều các routing entry (bản ghi định tuyến) trên các backbone router :
Với tình hình hiện tại, do không có sự phân cấp địa chỉ IPv4 nên số lượng
các routing entry trở nên rất lớn, lên tới 110.000 bản ghi. Việc này làm
chậm quá trình xử lý của router, làm giảm tốc độ mạng.
- An ninh của mạng : với IPv4, đã có nhiều giải pháp khắc phục nhược điểm
như IPSec, DES, 3DES… nhưng các giải pháp này đều phải cài đặt thêm và
có nhiều phương thức khác nhau với mỗi loại sản phẩm chứ không đựơc hỗ
trợ ở mức bản thân của giao thức.
- Nhu cầu về các ứng dụng thời gian thực hay vấn đề đảm bảo chất lượng
dịch vụ QoS : Các thách thức mới từ việc nảy sinh các dịch vụ viễn thông,
các yêu cầu truyền thời gian thực cho các dịch vụ multimedia, video, âm


4

thanh qua mạng, sự phát triển của thương mại điện tử đã đặt ra việc đảm
bảo QoS cho các ứng dụng QoS trong IPv4 cũng được xác định trong
trường TOS và phần nhận dạng tải trọng của gói tin IP. Tuy nhiên trường
TOS này có tính ít tính năng.
1.3 Ưu điểm của IPv6 so với IPv4

Do các vấn đề đặt ra ở trên nên một phiên bản của giao thức mới đã được
giới thiệu. Xuất phát điểm của IPv6 có tên gọi là Ipng (Internet Protocol Next
Generation). Sau đó, IPng được gán với phiên bản 6 và lấy tên chính thức là IPv6.
Quan điểm chính khi thiết kế từng bước thay thế IPv4, không tạo ra sự biến đổi
quá lớn với các tầng trên và dưới.
- Mở rộng của không gian địa chỉ : Địa chỉ của IPv6 bao gồm 128bit so với
32bit của địa chỉ IPv4. Với phạm vi của địa chỉ IPv6, việc cung cấp địa chỉ
trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Về mặt lý thuyết, 128bit địa chỉ có khả
năng cung cấp 2
128
địa chỉ, nhiều hơn địa chỉ IPv4 khoảng 8 tỷ tỷ tỷ lần. Số
địa chỉ này sẽ đáp ứng được sự bùng nổ của các thiết bị IP trong tương lai.
Ngoải ra IPv6 còn cung cấp phương thức mới tự động cấu hình địa chỉ và
xây dựng một phép kiểm tra tính duy nhất của địa chỉ IP.
- Kết cấu địa chỉ định tuyến được phân cấp hiệu quả: Địa chỉ IPv6 được thiết
kết để tạo ra cơ sở định tuyến phân cấp, hiệu quả và có khả năng tập hợp lại
dựa trên sự phân cấp thành nhiều mức của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP).
Như vậy các bảng định tuyến trên các router backbone sẽ gọn nhẹ hơn
nhiều.
- Dạng header mới: Phần Header của IPv6 được giảm xuống tới mức tối
thiểu bằng việc chuyển tất cả các trường phụ thuộc hoặc không cần thiết
xuống phần header còn lại nằm ngay sau phần header của IPv6. Việc tổ
chức hợp lý phần header này làm tăng hiệu quả xử lý tại các router trung
gian. IPv6 header và IPv4 header là không tương thích với nhau, do đó các
node phải được cài đặt 2 phiên bản IP mới có thể xử lý được các header
khác nhau này.


5


- Tự động cấu hình địa chỉ: Tương tự như IPv4, IPv6 cũng cung cấp khả
năng cấu hình địa chỉ tự động DHCP, ngoài ra còn đưa thêm khả năng tự
động cấu hình địa chỉ khi không có DHCP Server. Trong một mạng, các
host có thể tự động cấu hình địa chỉ của nó bằng cách sử dụng IPv6 Prefix
nhận đựơc từ router (gọi là địa chỉ link-local). Hơn nữa trong một mạng mà
không có router thì host cung có thể cấu hình địa chỉ link-local để liên lạc
với các host khác.
- Bảo mật: Hỗ trợ IPSec đã được hỗ trợ ngay bản thân của IPv6. Yêu cầu bắt
buộc này như là một tiêu chuẩn cho an ninh mạng, đồng thời mở rộng khả
năng làm việc được với nhau của các loại sản phẩm.
- Chất lượng dịch vụ tốt hơn (QoS): Phần header của IPv6 được đưa thêm
vào một số trường mới. trường nhãn luồng (flow label) ở IPv6 header được
dùng để đánh nhãn cho các luồng dữ liệu. Từ đó các Router có thể có
những xữ lý khác nhau với các gói tin thựôc các luồng dữ liêuk khác nhau.
Do trưòng Flow label nằm trong IPv6 header nên QoS vẫn được đảm bảo
khi phần tải trọng được mã hoá bởi IPSec.
- Khả năng mở rộng tốt: IPv6 có khả năng mở rông tốt bằng việc sử dụng
header mở rộng ngay sau phần IPv6 header. Điều này cho phép thêm vào
các chức năng mạng mới. Không giống như IPv4, phần lựa chọn địa chỉ có
40 byte thì với IPv6, phần mở rộng chỉ bị hạn chế bởi kích thước của gói tin
IPv6.
Có 3 loại địa chỉ IPv6. Đó là Unicast, Anycast và Multicast
 Địa chỉ Unicast xác định một giao diện đơn.
 Địa chỉ Anycast xác định một tập các giao diện sao cho một Packet gửi đến
một địa chỉ Anycast sẽ được phát tới một thành viên của nó.
 Địa chỉ Multicast xác định một nhóm các giao diện, sao cho một Packet gửi
đến một địa chỉ Multicast sẽ được phát tới tất cả mọi giao diện của nhóm.
Không có địa chỉ Broadcast trong IPv6, nó đã được thay thế bằng địa chỉ
Multicast.



6

Một đặc tính mới của IPv6 so với IPv4 đó là khả năng hỗ trợ QoS tại lớp
mạng. Tuy nhiên, điều này được thực hiện gián tiếp qua nhãn luồng và chỉ thị ưu
tiên, và không có sự đảm bảo nào về QoS từ đầu đến cuối cũng như không thực
hiện chức năng dành trước tài nguyên mạng. Dù sao khi các tính năng của IPv6
được sử dụng với các giao thức dành trước tài nguyên mạng như RSVP chất lượng
dịch vụ từ đầu đến cuối được đảm bảo.
Đặc tính bảo mật của IPv6 hỗ trợ cho tính hợp pháp và bí mật cá nhân.
Chúng cũng cung cấp chức năng cơ bản cho việc tính cước dịch vụ và lưu lượng
tương lai theo cước phí.
Nhằm cải thiện vấn đề định tuyến, định dạng mào đầu (cơ sở) của IPv6 sẽ
được cố định; điều này cho phép giảm thời gian xử lý ở phần mềm do phần cứng
thực hiện nhanh hơn nên định tuyến cũng sẽ nhanh hơn. Nhiều thay đổi chủ yếu
tập trung ở phần phân tách số liệu. Trong IPv6, phân tách số liệu được thực hiện
tại phía nguồn và khác với IPv4, bộ định tuyến có dung lượng kích thước gói giới
hạn. Kết hợp với những thay đổi này bộ định tuyến IPv6 phải hỗ trợ tối thiểu 576
byte so với 68 byte của bộ định tuyến IPv4. Tất cả thông tin về phân tách được
chuyển từ mào đầu IP tới phần mào đầu mở rộng nhằm đơn giản hóa giao thức và
nâng tốc độ xử lý số liệu IP trong bộ định tuyến.
Kiểm tra lỗi ở mức IP không được thực hiện trong IPv6 để giảm khối lượng
xử lý và cải thiện định tuyến. Kiểm tra lỗi tiêu tốn nhiều thời gian, mất nhiều bit
mào đầu và dư thừa khi cả lớp định tuyến và lớp truyền tải đều có chức năng kiểm
tra tin cậy.
1.4 Sử dụng IPv4 hay IPv6.
Đến bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng IPv6 chưa thể thay thế IPv4
ngay được. Hai phiên bản IP này sẽ cùng tồn tại trong nhiều năm nữa. Về nguyên
lý, có thể thực thi IPv6 bằng cách nâng cấp phần mềm thiết bị IPv4 hiện thời và
đưa ra một giai đoạn chuyển đổi để giảm thiểu chi phí mua sắm thiết bị mới và bảo

vệ vốn đầu tư quá khứ. Tuy nhiên, có một điều chưa chắc chắn đó là liệu tất cả các
nhà khai thác Internet sẽ chuyển sang công nghệ IPv6 hay không? Điều này phụ
thuộc rất lớn vào lợi ích mà nhà khai thác thu được khi chuyển sang nó. Hiện tại,
vây quanh các nhà khai thác vẫn là các bộ định tuyến IPv4 và phần lớn lưu lượng
trên mạng thích ứng cho IPv4, đây không chỉ là một yếu tố làm hạn chế sự thay


7

đổi. Một đặc tính khác lôi cuốn các nhà khai thác có cơ sở hạ tầng phát triển nhanh
đó là đặc tính cắm và chạy (Plug and Play), nó làm cho mạng IPv6 dễ dàng trong
việc cấu hình và bảo dưỡng hơn so với mạng IPv4. Để dễ dàng khi chuyển sang
IPv6 thì các ứng dụng của IPv4 và IPv6 phải có khả năng liên kết và phối hợp hoạt
động với nhau (ví dụ các nhà sản xuất Internet Browser cần phân phối cho các
Client khả năng thông tin với cả IPv4 và IPv6). Một điều quan trọng và tiên quyết
cho việc phối hợp họat động đó là IPv6 cần hoạt động theo kiểu Host ngăn kép:
một cho ngăn giao thức IPv4 và một cho ngăn giao thức IPv6.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trước mắt sự xuất hiện IPv6 chỉ làm cho
sự lựa chọn thêm khó khăn (cũng giống như lợi ích của việc định tuyến hiệu quả
còn tùy thuộc vào liệu các nhà khai khác có sử dụng IPv6 không). Về lâu dài, sự
nghi ngại về độ phức tạp và hiệu quả của IPv6 so với IPv4 sẽ được loại bỏ vì đến
nay các ứng dụng IP đang cố thu nạp những điểm mạnh của IPv6 chẳng hạn như
QoS.
1.5 IPv6 cho IP/WDM
Vấn đề chính của chúng ta là phải xác định xem những gì cần cho mạng và
những gì nên loại bỏ để làm cho truyền tải IP trên mạng WDM hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, IPv6 là phiên bản hợp lý nhất để hiện thực hóa điều này,
để mạng tối ưu hơn. Mào đầu nhỏ và hiệu quả cao, không có chức năng kiểm tra
lỗi trong giao thức đó là ưu điểm của việc sử dụng IPv6. Điều này có nghĩa là yêu
cầu cơ bản đối với hạ tầng WDM là phân phối dung lượng truyền tải tin cậy, đó là

một trong những điểm giá trị nhất của nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự thích
ứng mới giữa IP và WDM cần được phát triển. Lớp thích ứng này phải có khả
năng dành trước tài nguyên.
Kịch bản này xem các bộ định tuyến IPv4 được thích ứng ở biên của mạng
WDM, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một quá trình chuyển đổi dần dần tại
biên giới giữa các thành phần mạng. Sử dụng IPv6 trong phần lõi của mạng WDM
sẽ đem lại hiệu quả, khả năng mở rộng lớn hơn so với IPv4.


8

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ IP TRÊN MẠNG
QUANG
2.1 Các thế hệ mạng WDM.
Thế hệ WDM đầu tiên được sử dụng trong mạng WAN. Cấu hình mạng
WAN WDM được cài đặt nhân công hoặc cố định. Đường truyền WDM cung cấp
các kết nối điểm nối điểm với tốc độ thấp. Kỹ thuật chính trong WDM thế hệ đầu
tiên là thiết kế và phát triển Laser WDM, các kỹ thuật khuếch đại quang, các giao
thức truy nhập và định tuyến tĩnh. Các thiết bị xen, ré bước sóng quang WADM
cũng được sử dụng trong mạng MAN. Các thiết bị đấu nối chéo quang DXC được
sử dụng để kết nối các vòng Ring WADM. Các kết nối này có thể là băng thông
rộng hoặc băng thông hẹp. Ứng dụng của các hệ thống WDM thế hệ đầu tiên là
các trung kế chuyển mạch cho tín hiệu thoại, các đường truyền E1, T1.
Thế hệ WDM thứ hai có khả năng thiết lập các kết nối từ đầu cuối đến đầu
cuối trên lớp quang bằng cách sử dụng WSXC. Các đường quang này có cấu trúc
(topology) ảo trên topology vật lý của cáp sợi quang. Cấu hình các bước sóng ảo
này được cài đặt mềm dẻo hơn theo yêu cầu sử dụng. Kỹ thuật chính WDM thế hệ
thứ hai là xen, rẽ bước sóng quang, các thiết bị đấu nối chéo, bộ biến đổi bước
sóng quang tại các bộ đấu nối chéo, định tuyến động và phân bổ bước sóng quang,
các giao diện để kết nối với các mạng khác.

Thế hệ WDM thứ ba phát triển theo hướng mạng chuyển mạch gói quang
không có kết nối. Trong mạng này, các nhãn hoặc mào đầu quang được gắn kèm
với số liệu, được truyền cùng với tải và được xử lý tại các bộ chuyển mạch WDM
quang. Căn cứ vào tỷ số của thời gian xử lý gói tin mào đầu và thời gian xử lý toàn
bộ gói tin, các bộ chuyển mạch quang WDM có thể chia thành hai loại: Chuyển
mạch nhãn (OLS) hoặc chuyển mạch nhóm (OBS). Một số ví dụ thiết bị WDM thế
hệ ba là: Bộ định tuyến (Router) quang chuyển mạch nhãn, Router quang Gigabit,
Chuyển mạch quang nhanh.
Khả năng kết hợp với nhau trong vận hành giữa mạng WDM và mạng IP là
vấn đề trọng tâm trong mạng WDM thế hệ ba. Kết hợp định tuyến và phân bổ
bước sóng trên cơ sở chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) được coi là chuyển


9

mạch nhãn đa giao thức tổng quát (Generalized MPLS) thể hiện nhiều ưu điểm
vượt trội. Nhiều kỹ thuật phần mềm quan trọng như quản lý băng thông, đặt lại
cấu hình, khôi phục, hỗ trợ chất lượng dịch vụ cũng đã được thực hiện.

Hình 1 : Mạng WDM qua các thế hệ
2.2 Nghiên cứu các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang
2.2.1 Xu hướng tích hợp WDM
Nhu cầu truyền tải IP qua mạng ngày càng tăng. Trong khi IP được xem
như là công nghệ lớp mạng phổ biến thì công nghệ WDM cung cấp khả năng dung
lượng truyền dẫn lớn. Hơn nữa, khả năng cấu hình mềm dẻo của các bộ OXC đã
cho phép xây dựng mạng linh hoạt hơn, nhờ đó các đường quang (lightpath) có thể
lập theo nhu cầu. Một trong những thách thức quan trọng đó là vấn đề điều khiển
các lightpath này, tức là phát triển các cơ chế và thuật toán cho phép thiệt lập các
lightpath nhanh và cung cấp khả năng khôi phục khi có sự cố, trong khi vẫn đảm
bảo được tính tương tác giữa các nhà cung cấp thiệt bị.

Đã có nhiều phương pháp để cung cấp dịch vụ gói IP trên mạng WDM
được đề nghị: IP/ATM/SDH over WDM, IP/SDH over WDM, v.v.v. Tuy nhiên
việc quản lý mạng theo các phương pháp trên gặp không ít khó khăn. Nguyên
nhân chủ yếu gây nên sự phức tạp trong quản lý chính là sự phân lớp theo truyền
thống của giao thức mạng. Các mạng truyền thống có rất nhiều lớp độc lâp, do đó


10
có nhiều chức năng chồng chéo nhau ở các lớp và thường xuyên có sự mâu thuẩn
lẫn nhau. Vì vậy, một trong những giải pháp để giảm chi phí xây dựng và quản lý
mạng một cách triệt để đó là số lớp giao thức.
Hơn nữa, khi dung lượng và khả năng kết nối mạng trong cả công nghê IP
và WDM tăng lên thì càng cần thiết tối ưu mạng IP và bỏ qua tất cả các công nghệ
lớp trung gian để tạo nên mạng Internet quang thật sự hiệu quả và mềm dẻo. Tuy
nhiên, các lớp trung gian cung cung cấp một số chức năng có giá trị như lưu lượng
(Traffic Engineering) và khôi phục. Những chức năng này cần được giữ lại trong
mạng IP/WDM bằng cách đưa chúng lên lớp IP hoặc xuống lớp quang.
Từ đó người ta mới nghĩ đến công nghệ IP over WDM. Đây là một công
nghệ mới tuy rằng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết nhưng với lợi ích của nó, thị
trường rộng lớn và tương lai sáng sủa, các tổ chức viễn thông quốc tế đang triển
khai công tác nghiên cứu công nghệ này. IP over WDM cung cấp khả năng truyền
dẫn trực tiếp gói số liệu IP trên kênh quang, giảm sự lặp chức năng giữa các lớp
mạng, giảm bộ phận trung tâm dư thừa tại các lớp SDH/SONET, ATM, giảm thao
tác thiệt bị, dẫn đến giảm chi phí bảo dưỡng và quản lý. Do không phải qua lớp
SDH và ATM nên gói số liệu có hiệu suất truyền dẫn cao nhất, đồng nghĩa với chi
phí thấp nhất. Ngoài ra còn có thể phối hợn với đặc tính lưu lượng không đối xứng
của IP, tận dụng băng tần nhằm giảm giá thành khai thác. Từ đó gián tiếp giảm chi
phí cho thuê bao. Rõ ràng đây là một kết cấu mạng trực tiếp nhất, đơn giản nhất,
kinh tế nhất, rất thích hợp sử dụng cho các mạng đường trục.


Hình 2: Xu hướng tích hợp IP/WDM



11
2.2.2 Giới thiệu các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang
Hiện nay đã có nhiều giải pháp đang được nghiên cứu, phát triển, hoặc là
đã được triển khai trên các mạng của các nhà khai thác trong nhưng năm qua. Xu
hướng nghiên cứu tích hợp IP quang đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở trong dự
án nghiên cứu phát triển của những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn mà nó còn
lan rộng trong các phòng thí nghiệm Lab của các trường Đại học. Theo thống kê
của EURESCOM (European Institute for Research and Strategic Studies in
Telecommunication) trong dự án hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 13 giải
pháp liên quan đến vấn đề truyền tải IP trên mạng quang.
Khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy 2 xu hướng khả thi, một là khai
thác ưu điểm của công nghệ hiện có trên mạng, thêm tính năng để thích ứng với
việc mạng lưu lượng IP với kích thước gói thay đổi. Xu hướng kia là nghiên cứu
ra các giao thức mới phù hợp với đặc tín lưu lượng IP. Điều này được thể hiện rõ
khi ta gắn các giải pháp trên vào mô hình phân lớp mạng.
Líp dÞch
vô/®Þnh
tuyÕn
Líp
truyÒn t¶i
IP
POS SDH
WDM
IP
Ethernet
GbE SDH

WDM
IP
MAPOS
WDM
SDL
RPR Ethernet SDH
SDH (VCnc)/LAPS
IP ATM
ATM
Cell Based SDH
WDM
ATM
IP ATM
DTM
SDH frame
DTM frame
based
WDM
DTM
Líp
m¹ng
quang
ATM
RSP
Ethernet SDH
Hình 3: Các mô hình phân lớp mạng
Trong đó lớp thích ứng ATM (ALL 5) sẽ đóng vai trò cung cấp dịch vụ và
chức năng định tuyến lớp 3.
Chức năng Lớp 2 được xây dựng dựa trên các công nghệ hiện đã trưởng
thành như SDH, ATM, Ethernet, DTM và WDM. Một số giao thức như

MPOA/LAPS, RSP, POS, SDL được phát triển trong lớp mạng này thực hiện bao


12
gói IP (Encapsulation) trong các định dạng khung cho truyền dẫn trên các bước
sóng quang. Một điều dễ nhận thấy là các giao thức này đều được xây dựng quanh
các công nghệ đã trưởng thành kể trên. Chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được
điều này: các dự án nghiên cứu phần lớn chịu ảnh hưởng bởi nguồn tài chính từ
các nhà khai thác mạng, sản xuất thiết bị, như thế nó sẽ chỉ giải quyết những vấn
đề đang tồn tại của họ. Chính vì vậy các nghiên cứu về giao thức truyền tải cũng
chỉ tập trung vào những công nghệ này mà thôi.
Lớp 1- giao diện vật lý, sẽ là các tế bào ATM (theo giao diện STM-1 hoặc
STM-4), khung truyền dẫn SDH, Ethernet, DTM và Digital Wrapper (G.907). Các
bước sóng quang đóng vai trò tuyến kết nối điểm - điểm giữa các nút trong mạng.
Đôi khi người ta xem các bước sóng này tạo thành lớp quang đóng vai trò.
Lớp 0, nghĩa là nó thuần tuý chỉ là tuyến vật lý cung cấp kết nối giữa các
thành phần trong mạng truyền tải.
Cấn nhớ thêm rằng là khi xuất hiện chuyển mạch gói quang (OPS), công
nghệ này có khả năng hoạt động từ Lớp 1 đến lớp 3 trong mô hình OSI, thì gói IP
sẽ được sắp xếp trực tiếp trong gói quang mà không cần qua lớp trung gian. Tuy
nhiên phải cần rất nhiều thời gian nữa thì công nghệ chuyển mạch gói quang mới
có thể thương mại rộng rãi trên thị trường.
Có thể nêu các phương pháp trên bằng các tên gọi sau:
 IP/ATM/SDH/WDM
 IP/ATM/SDH(frame)/WDM
 IP/ATM/WDM
 IP/SDH/WDM
 IP/SDH(khung)/WDM
 IP/Ethernet/SDH/WDM
 IP/Ethernet/SDH(khung)/WDM

 IP/GbE/WDM
 IP/RPR/SDH(khung)/WDM
 IP/MAPOS /SDH(khung)/WDM


13
 IP/GFP/SDH/WDM
 IP/DTM/WDM
 IP/DTM/SDH(khung)/WDM
 IP/LAPS/SDH(khung)/WDM
 IP-MPLS/SDH(khung)/WDM
 IP-MPLS/quang (Digital Wrapper -G.907)
 IP-GMPLS/quang
Cần biết rằng nguyên lý hoạt động của khung SDH (kỹ thuật ghép kênh
SDH) có thể ứng dụng trong các thiết bị độc lập hoặc được tích hợp trong thiết bị
khác mà có chung phần điều khiển với công nghệ khác. Đó là lý do người ta phân
thành hai giải pháp sử dụng khung SDH trong thiết bị độc lập và thiết bị tích hợp
(SDH (khung)), phù hợp theo hai mô hình xếp chồng và đồng cấp đang được ứng
dụng trong mạng ngày nay.
2.2.3 Thích ứng IP trên WDM
2.2.3.1 IP/ATM/SDH cho truyền dẫn WDM
Bảng 1: Ngăn giao thức sử dụng tích hợp cho IP/ATM/SDH
IP
Được đóng thành các gói kích thước 250 đến 65535 byte.
LLC/SNAP
Điều khiển tuyến logic thêm 8 byte mào đầu vào gói IP để tạo
thành khối dữ liệu giao thức (PDU) ATM.
AAL5
Lớp thích ứng ATM5 thêm 8 byte mào đầu (trường độ dài và 4
byte CRC) cộng với trường nhồi (0 đến 47 byte) để tạo thành

một PDU AAL5 có kích thước bằng một số nguyên lần tải trọng
ATM 48 byte
ATM
Chia PDU AAL5 thành các tải trọng 48 byte v
à thêm 5 byte mào
đầu để tạo thành các tế bào ATM 53 byte.
SDH
Đặt các tế bào ATM vào tải trọng VC-4 hoặc VC-4 kết chuỗi
SDH. Thêm mào đầu đoạn SDH (81 byte gồm cả con trỏ AU) v
à
9 byte mào đầu tuyến VC4 vào vùng tải trọng VC4 2340 byte.
Trường hợp kết chuỗi các VC4 một VC4-Xc


14

Truyền tải IP qua ATM được thực hiện dưới nhiều giao thức IP/ATM cổ
điển, LAN mô phỏng, đa giao thức qua ATM, Ở đây ta tập trung chủ yếu vào
giao thức cổ điển đã được chuẩn hoá và hoàn thiện. Để truyền tải trong các tuyến
WDM, phần lớn các định dạng truyền dẫn chuẩn sử dụng khung SDH. Ngăn giao
thức cho giải pháp này được trình bày tóm lược trong bảng trên.
- Kích thước gói sau lớp ATM
AAL5_PDU = IPSIZE + SNAP_HD + AAL5_OH
= IPSIZE + 16.
Cells/Packet = AAL5_PDU / 48.
ATM_PSIZE = (Cells/Packet)*53 = 53*roundup [(IPSIZE + 16)/48]
OADM
OADM
OADM
OADM

ATM
switch
IP
router
IP
router
e.g. 32 WDM
STM16c/ATM
interface
IP
router
STM16c/ATM interface
STM16c
interfaces
STM1/ATM
interface

Hình 4: Biểu diễn kiến trúc mạng khả thi sử dụng IP/ATM/SDH over WDM.
Theo cách này, các gói IP được phân tách trong các tế bào ATM và được
gán vào các Kết nối ảo (VC) qua Card đường truyền SDH/ATM trong bộ định
tuyến IP. Tiếp đến các tế bào ATM được đóng trong khung SDH và được gửi tới
chuyển mạch ATM hoặc trực tiếp tới bộ Transponder WDM để truyền tải qua lớp
mạng quang (biểu diễn đơn giản như trong Hình 4 cho ring OADM).
Hiện tại, một cách thực hiện đảm bảo QoS cho dịch vụ IP là cung cấp một
băng tần cố định giữa các cặp thiết bị định tuyến IP cho từng khách hàng (quản lý
QoS Lớp 2). ATM cung cấp tính năng thực hiện điều này với tính hạt băng tần


15
thay đổi nhờ các Kênh ảo cố định (PVC) qua hệ thống quản lý ATM hoặc thiết lập

Kênh chuyển mạch ảo (SVC) linh hoạt, tất cả nằm trong Luồng ảo (VP). Hoặc
cũng có thể sử dụng phương pháp ghép kênh thống kê cho phép người sử dụng có
thể truy nhập băng tần phụ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này đảm bảo
băng tần tuỳ ý và cố định từ 1 Mbit/s đến vài trăm Mbit/s cho các khách hàng khác
nhau. Ngoài ra, với tính hạt mịn của băng tần có thể cho phép các bộ định tuyến IP
kết nối logic dạng mạng nhện (Mesh) một cách dễ dàng, do trễ được giảm thiểu
giữa các bộ định tuyến trung gian. Một lợi điểm khác của việc sử dụng giao thức
ATM là khả năng thực hiện các hợp đồng lưu lượng khác nhau với nhiều mức chất
lượng dịch vụ tuỳ theo ứng dụng yêu cầu. Đối với lưu lượng IP (thực chất là phi
kết nối), mạng ATM sẽ chủ yếu sử dụng hợp đồng lưu lượng UBR (tốc độ bit
không xác định). Tuy nhiên, nếu các ứng dụng IP nào đó yêu cầu mức QoS riêng,
đặc biệt với các ứng dụng thời gian thực cần sử dụng Năng lực chuyển giao (ATC)
khác như Tốc độ bit không đổi (CBR) hoặc VBR-rt. Tuy nhiên khi sắp xếp các gói
IP có độ dài biến thiên vào các tế bào ATM có độ dài cố định chúng ta phải cần
đến phần mào đầu phụ (do gói một gói IP có thể cần đến nhiều tế bào ATM), và
đây được gọi là thuế tế bào. Sự khác biệt về kích thước cũng tạo ra yêu cầu lắp đầy
khoảng trống trong các tế bào mà có phần mào đầu phụ. Một giải pháp để ngăn
chặn yêu cầu trên là sắp xếp các gói trực tiếp liền kề nhau, nhưng điều này cũng
đồng nghĩa với việc tăng rủi ro mất hai gói liền nhau khi tế bào bị mất.
IP/ATM cũng có thể được sử dụng trong MPLS. Trong trường hợp này, PVC
không được thiết lập từ hệ thống quản lý ATM mà linh hoạt từ giao thức MPLS.
Đối với MPLS dựa trên ATM, nhãn có thể được lưu trong VCI ATM.
2.2.3.2 IP/ATM trực tiếp trên WDM
Một giải pháp khác là truyền tải trực tiếp bào ATM bao gói IP trên kênh
WDM. Kịch bản này giống như kịch bản trên theo quan điểm kiến trúc. Sự khác
biệt ở đây là các tế bào ATM không được đóng trong các khung SDH mà chúng
được gửi trực tiếp qua môi trường vật lý bằng sử dụng tế bào ATM tạo trên lớp vật
lý.
Tế bào tạo trên lớp vật lý là một kỹ thuật tương đối mới đối với truyền tải
ATM. Tế bào dựa trên cơ chế vật lý đã được phát triển riêng cho giao thức ATM;

kỹ thuật này không hỗ trợ cho bất kỳ giao thức nào ngoài những giao thức thiết kế
cho ATM.


16
Một số ưu điểm của việc sử dụng tế bào dựa trên giao diện SDH như trình
bày ở trên:
 Kỹ thuật truyền dẫn đơn giản đối với tế bào ATM cũng như các tế bào được
gửi trực tiếp trên môi trường vật lý sau khi trộn.
 Mào đầu lớp vật lý ít hơn (khoảng 16 lần so với SDH)
 ATM là không đồng bộ nên không đòi hỏi cơ chế định thời nghiêm ngặt với
mạng.
Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp này là phần mào đầu (thuế tế bào)
cũng lớn tương tự như đối với truyền tải SDH; công nghệ này không được các nhà
công nghiệp phát triển rộng rãi, và kỹ thuật truyền dẫn này chỉ có thể mang riêng
các tế bào ATM.
Tế bào ATM dựa trên các lớp vật lý được định nghĩa trong một số tổ chức
tiêu chuẩn, 155 Mbit/s và 622 Mbit/s của ITU, và hiện tại thì Diễn đàn ATM đã
hoàn thành chỉ tiêu cho tốc độ 622 Mbit/s và 2488 Mbit/s.
2.2.3.3 IP/PDH/SDH cho truyền dẫn WDM
Truyền tải IP qua môi trường PDH có thể thực hiện dựa trên giao thức PPP
và khung HDLC ở lớp 2. Hiện nay, ITU cũng đã chuẩn hoá giải pháp đóng gói IP
trong khung PDH qua giao thức LAPS (X.85/Y.1321).
Lớp vật lý bao gồm các bước sóng WDM và sợi quang. Để tăng cải thiện
chức năng mạng (bảo vệ và khôi phục mạng) cho PDH thì các khung của nó sau
đó sẽ được đóng trong các khung SDH trước khi truyền trên bước sóng quang.
Ngày nay, do sự bùng nổ lưu lượng số liệu nên giới hạn tốc độ và phương
pháp ghép kênh của PDH đã làm cho nó không thể tồn tại trong mạng truyền tải
mới. Và sử dụng PDH sẽ làm giảm hiệu quả khai thác của mạng truyền tải quang.
Giải pháp kết nối này chỉ còn hiện diện trong những mạng số liệu mà dung lượng

kết nối rất thấp.
2.2.3.4 Các giao thức hỗ trợ truyền dẫn SONET/SDH trên WDM
2.2.3.4.1Phương thức đóng khung HDLC (POS)
Mạng truyền tải gói IP được đóng trong khung SDH truyền trên môi trường
WDM được biểu diễn trong Hình 5.

×