Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thế giới tiến đến cuộc cách mạng năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.26 KB, 15 trang )






THẾ GIỚI TIẾN ĐẾN
CUỘC CÁCH MẠNG NĂNG LƯỢNG














I. BA THÁCH THỨC LỚN TOÀN CẦU
1. Tình trạng ấm lên toàn cầu và thay đổi khí hậu
Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 18 với phát minh của máy hơi
nước, những phát triển kinh tế thế giới trong 150 năm qua đã góp phần gia tăng khí CO2
trong bầu khí quyển. Đồng thời nạn khai phá rừng trên toàn thế giới đã làm giảm đi khả
năng hấp thụ khí CO2 trong không gian, gia tăng nhiệt độ toàn cầu khoảng 0,02oC mỗi
năm. Vấn đề tăng nhiệt độ toàn cầu, hay còn gọi là ấm lên toàn cầu (global warming)
được các nhà khoa học nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng hầu như mọi người đều không
để ý đến. Thậm chí có người còn vội khẳng định là sẽ không xảy ra và con người không
phải là ảnh hưởng lớn. Phần lớn những quốc gia và cá nhân không muốn đề cập đến vấn


đề này vì lợi ích riêng. Giám sát và giảm khí CO2 sẽ trực tiếp gây khó khăn đến phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia và hạn chế những tiện nghi đang có được trong đời sống
mọi người. Cụ thể là ở Mỹ, việc hạn chế thải khí CO2 sẽ làm các hãng xe hơi Mỹ phá sản
vì mức khí thải của ô tô ở Mỹ cao hơn tất cả các mức giới hạn của các nước tiên tiến
khác. Việc hạn chế khí thải CO2 cũng sẽ làm chậm đi đà tăng trưởng của nền công
nghiệp Trung Quốc, vì phần lớn nhiên liệu sản xuất ra năng lượng đang dùng là từ than
đá. Những năm gần đây, thế giới không thể tiếp tục làm ngơ trước những biến chuyển
thời tiết và môi trường toàn cầu. Bắt đầu từ những dữ kiện khoa học nói về các tảng băng
ở Bắc cực và các sông băng trên thế giới tan với tốc độ nhanh, hiện tượng El Nino gia
tăng, v.v Thời tiết ấm khiến phần trên lớp băng tuyết tan thành những hồ nước thiên
nhiên. Các hồ nước này ăn dần xuống phía dưới thành những đường nứt khổng lồ. Kết
quả là từng tảng băng có thể to bằng một tiểu bang nhỏ ở Mỹ bị tách ra và trôi về phía
Nam. Những tảng băng này khi tan thành nước sẽ gây rối loạn trọng lượng muối trong
nước biển. Trong khi đó, sự biến chuyển của trọng lượng muối trong nước biển là lý do
chính khiến những dòng chảy được hình thành. Chính những “dòng sông trên biển” này
là bộ máy điều hòa thời tiết toàn cầu.
Những tảng băng tan sẽ gây rối loạn thời tiết toàn cầu và làm gia tăng mực nước
biển. Lượng mưa thiên nhiên sẽ bị di dời đột ngột và kết quả là lũ lụt, bão tố và hạn hán
sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Trong lịch sử cận đại, sông băng khổng lồ bị tan xảy ra 4000
năm trước sau thời kỳ băng hà cuối cùng là ở Bắc Mỹ. Lượng nước tan hòa vào Đại Tây
Dương đã làm cho châu Âu bị chìm trong băng tuyết 900 năm. Vết tích còn lại là Great
Lakes ở miền Đông Bắc Mỹ. Sông băng có độ lớn tương đương ngày nay là Greenland
(Đan Mạch), cũng đang bị tan dần và được các nhà khoa học rất quan tâm. Lịch sử sẽ tái
diễn khi tảng sông băng này hoàn toàn biết mất.
Phong trào bảo vệ Trái đất và môi trường sống được rộ lên toàn thế giới sau khi
Ủy ban liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) cho phát hành một bản Báo cáo nói
về thay đổi khí hậu (02/05/2007) và ảnh hưởng của con người nhằm kêu gọi các nhà lập
pháp thế giới để ý đến vấn đề này. Bản Báo cáo bao gồm những tài liệu được hơn 200
nhà khoa học từ các nước khác nhau soạn thảo là một chứng minh hùng hồn về vấn nạn
toàn cầu trong tương lai. Trong cuốn phim tài liệu “An Inconvenient Truth”, cựu Phó

Tổng thống Mỹ Al Gore đã thu gom dữ kiện và thuyết trình một cách rõ ràng về vai trò
của nhân loại đối với thiên nhiên. Ông cũng đã thành công trong những buổi thuyết trình
khắp thế giới và được rất nhiều người ủng hộ, kể cả dân chúng Trung Quốc. Điều ông Al
Gore muốn nhấn mạnh không phải là con người gây nên tình trạng ấm lên toàn cầu, mà là
vòng tuần hoàn của địa cầu. Ông chỉ muốn mọi người nhận thức được là những phát triển
toàn cầu của nhân loại là lý do chính khiến cho tình trạng đó xảy ra nhanh hơn và khốc
liệt hơn.
Việc nhân loại cần phải làm là ý thức được những ảnh hưởng của đời sống hàng
ngày đối với môi trường trong tương lai và thay đổi cách sống để giúp Trái đất khôi phục
lại mức bình thường, ít ra cũng có thể làm chậm lại mức gia tăng nhiệt độ. Khi các tảng
băng cực Bắc hoàn toàn tan thì một phần lớn miền đất trên thế giới sẽ chìm trong biển và
khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn. Thành phố New York, và tiểu bang Florida ở Mỹ, cùng với
Bangladesh ở Ấn Độ, Thượng Hải, và các quốc đảo khác sẽ chìm trong biển khi các tảng
băng ở Đan Mạch, Bắc Cực, và Nam Cực hoàn toàn tan. Các cơn bão vùng nhiệt đới sẽ
trở nên dữ dằn hơn, thu hết hơi nước trong không khí, gây hạn hán ở những nơi khác.
Con người sẽ phải di cư, đời sống sẽ chật vật và khó khăn hơn. Sự va chạm trong cuộc
sống sẽ tăng dần và chiến tranh là điều không thể không xảy ra. Các thế hệ đi sau sẽ phải
đương đầu với kết quả nói trên.
2. Gia tăng dân số
Tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng nhanh, thể hiện ở chỗ thời gian cần thiết
để dân số tăng thêm 1 tỷ và thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn,
như được thấy ở 2 bảng dưới đây:
Thời gian cần thiết để dân số tăng thêm 1 tỷ
Dân số
1 tỷ
2 tỷ
3 tỷ
4 tỷ
5 tỷ
6 tỷ

Năm
1802
1928
1961
1974
1987
1999
Thời gian
126
33
13
13
12
12

Thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi
Dân số
375 triệu
750 triệu
1,5 tỷ
3 tỷ
6 tỷ
Năm
1420
1720
1875
1961
1999
Thời gian
300

155
86
38



Tình trạng gia tăng dân số đã bắt đầu từ khi nghành nông nghiệp nông thôn trên
toàn cầu được công nghiệp hóa. Khoảng thời gian mà dân số thế giới tăng gấp đôi gần
đây nhất chỉ cần 38 năm và số năm cần thiết để gia tăng dân số thêm 1 tỷ là 12 năm. Nếu
không có gì thay đổi, nhiều nhất thì thêm 60 năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng đến 12 tỷ.
3. Tài nguyên cạn kiệt
Trong bài viết "Tác động của gia tăng dân số đến thực phẩm và môi trường", 4 nhà
khoa học nông nghiệp từ trường Đại học Cornell, New York, đã tường trình những tác
động của sự gia tăng dân số bằng cách ước tính về những tài nguyên thiên nhiên có sẵn.
Từ nước uống, đất khai thác trồng trọt, nhiên liệu than và dầu, cho đến nguồn thủy sản
ngoài biển cả. Tất cả đang được khai thác triệt để nhằm đáp ứng cho những nhu cầu hiện
nay.
Với mức khai thác trồng trọt hiện nay, nhu cầu khai thác đất hoang trồng trọt
nhằm cung cấp cho dân số gia tăng sẽ tiêu hủy từ 60% đến 80% diện tích đất rừng, gia
tăng tình trạng nóng lên toàn cầu. Sự khan hiếm nước uống sẽ gây nên bệnh dịch truyền
nhiễm. Khan hiếm thực phẩm và nhiên liệu sẽ gây tranh chấp giữa các nước. Việc đánh
bắt thủy sản bừa bãi ở các nước đang phát triển đang tạo làm cạn dần sự đa dạng của môi
trường sống dưới đáy biển. Thêm vào đó là khí thải CO2 làm tăng khả năng hấp thụ ánh
sáng trong bầu khí quyển và gia tăng nhiệt độ nước biển. Kết quả là những đảo san hô
thiên nhiên trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi nguy cơ bị tiêu diệt. Khi những khối san
hô bị mất đi, các sinh vật biển sẽ mất đi nguồn thực phẩm và chết dần. Lượng dầu hỏa thế
giới được khai thác từ bấy lâu nay sẽ cạn hẳn trong một thời gian ngắn, khí đốt toàn cầu
sẽ là một vấn đề nan giải cho các nước đang phát triển.
II. MỘT CUỘC CÁCH MẠNG NĂNG LƯỢNG THỰC SỰ ĐÃ BẮT ĐẦU DIỄN
RA

Cuộc cách mạng năng lượng đang trở thành cấp bách đối với tất cả các quốc gia,
trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với những thách thức to lớn nêu trên. Nhìn vào
chiến lược năng lượng của các nước trên thế giới hiện nay, có thể thấy cuộc cách mạng
đó được thể hiện ở 2 khía cạnh: Vừa tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, vừa tiết kiệm
các nguồn năng lượng sẵn có.
Các nguồn cung năng lượng mới được hiểu hoặc là những mỏ dầu khí mới, hoặc
các loại năng lượng thay thế, và các nước tuỳ theo thế mạnh của mình đang hoạch định
những chiến lược cụ thể. Đi đầu trong phong trào phát triển năng lượng thay thế là những
nước mạnh về công nghệ. Một ví dụ tiêu biểu được nhắc đến là Đan Mạch, quốc gia đã
đề ra chiến lược năng lượng thay thế từ rất sớm, ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước,
khi nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất. Hiện Đan Mạch đã trở thành nước hàng
đầu thế giới về năng lượng gió (phong điện). Trong khi sản lượng phong điện chỉ chiếm
3% tổng lượng điện tiêu thụ của nước này vào năm 1980, thì năm 2005 đã tăng gấp 5 lần
và tăng gấp 8 lần vào năm 2007.
Một số nước khác như Nga, Nhật Bản… chọn hướng đầu tư vào năng lượng hạt
nhân. Braxin đã lên 1 chiến lược toàn diện phát triển năng lượng sinh học ethanol sản
xuất từ cây mía. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng nóng nhất hiện nay là Trung Quốc lựa
chọn cả 2 hướng, vừa đặt mục tiêu tăng gấp 10 lần tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tái tạo,
vừa triển khai một chiến dịch ngoại giao năng lượng tới khắp nơi trên thế giới từ châu Á,
Trung Đông, tới tận Mỹ Latinh và châu Phi, để hợp tác tìm kiếm, khai thác năng lượng.
Một cách tiếp cận khác để bảo đảm an ninh năng lượng chính là giải pháp bảo tồn,
tiết kiệm năng lượng. Nó đang tạo ra một cuộc cách mạng tại những nước coi tiết kiệm
năng lượng là quốc sách. Tại Nhật Bản, nhờ chiến lược tiết kiệm năng lượng bài bản,
hiện nước này chỉ cần 55.000 lít dầu thô để tạo ra 100 triệu Yên trong tổng sản phẩm
quốc nội GDP, tức là bằng một nửa so với cách đây 30 năm.
Đan Mạch cũng đạt thành tựu đầy ấn tượng khi tổng năng lượng tiêu thụ các năm
qua gần như không đổi mặc dù GDP sau 30 năm tăng gấp 2 lần. Tiết kiệm càng trở thành
chính sách cần được ưu tiên tại các nước đang phát triển. Theo thống kê, mỗi đơn vị tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc đang sử dụng tới 65% nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong
khi ở các nước phát triển chỉ có 25%. Do vậy Trung Quốc đang phải đề ra một chiến lược

năng lược toàn diện để cải thiện tình hình.
Tiết kiệm hay tìm kiếm các nguồn năng lượng mới - mỗi quốc gia đang có những
sự lựa chọn ở những mức độ khác nhau, nhưng từ những ví dụ thành công, có thể thấy
điều quan trọng nhất vẫn là một chiến lược năng lượng rõ ràng và hợp lý để bảo đảm một
sự phát triển bền vững.
Một số quốc gia và nhiều doanh nghiệp tích cực phát triển công nghệ thân thiện
với môi trường, tạo ra cuộc cách mạng xanh trong công nghiệp. Ngày 16/02/2005, hãng
Samsung trình làng mẫu điện thoại di động sử dụng năng lượng Mặt trời tại triển lãm
điện thoại di động lớn nhất hành tinh diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Mẫu điện thoại mới có tên là “Blue Earth” (Trái đất xanh), được gắn các tấm thu
năng lượng Mặt trời trên vỏ mặt sau. "Blue Earth" cho phép đàm thoại liên tục tới 4 giờ
sau khi được sạc pin đầy đủ dưới ánh nắng Mặt trời (khoảng 10-14 tiếng).
Không chỉ Samsung, các hãng điện thoại và các hãng ô tô khác trên thế giới cũng
đua nhau nghiên cứu, phát triển, đầu tư cho công nghệ xanh, tạo ra các sản phẩm thân
thiện với môi trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng, bởi đầu tư công
nghệ xanh là đầu tư cho tương lai. Mới đây, cơ quan quốc tế đầu tiên về năng lượng tái
tạo được thành lập có nhiệm vụ cố vấn cho chính phủ các nước về các vấn đề kỹ thuật và
tài chính liên quan tới các nguồn năng lượng có thể tái sinh và thúc đẩy những công nghệ
này ở các nước đang phát triển. Điều này cho thấy, bên cạnh những nỗ lực tìm giải pháp
thoát khủng hoảng, các nước đặc biệt chú trọng cho giai đoạn hậu khủng hoảng.
Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành "quốc gia xanh" hàng đầu thế giới
Hàn Quốc dự kiến sẽ chi trên 1.200 tỷ won (852 triệu USD) trong 10 năm tới để
đưa nước này vào nhóm những "quốc gia xanh" hàng đầu thế giới. Thông cáo của Phủ
Tổng thống Hàn Quốc ngày 16/02/2008 khẳng định Hàn Quốc sẽ nỗ lực tự chủ về năng
lượng và nâng cấp công nghệ xanh để đứng vào hàng 10 nước phát triển nhất thế giới vào
năm 2030, tạo lập hình ảnh một "Hàn Quốc Xanh" trong mắt bạn bè quốc tế.
Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ xây dựng một hệ thống đường dành riêng cho xe đạp
dài 3.114 km trong vòng 10 năm tới để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp, giảm
thiểu nhu cầu năng lượng và đăng cai giải đua xe đạp quốc tế mang tên "Vòng quanh Hàn
Quốc" khi dự án này hoàn thành vào năm 2012. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này sẽ

thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng Mặt trời, năng lượng
gió; thay toàn bộ hệ thống bóng đèn chiếu sáng công cộng bằng loại đèn tiết kiệm năng
lượng là đi-ôt phát quang (LED) vào năm 2012.
Tổng thống Hàn Quốc là người hết sức tích cực lãnh đạo thực hiện kế hoạch tăng
trưởng xanh. Ông khẳng định các dự án trên sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế
khi thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Chính phủ Hàn Quốc sẽ tích cực theo
đuổi chiến lược phát triển xanh bởi vấn đề này không chỉ liên quan đến tình trạng biến
đổi khí hậu, mà còn là yếu tố sống còn đối với nền công nghiệp của Hàn Quốc hậu khủng
hoảng.
Phát biểu với các thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc
(KCCI), ông Lee cho biết đó là cách để chấm dứt cuộc khủng hoảng và là lý do tại sao
Hàn Quốc phải chuẩn bị những gì sẽ diễn ra trong khi đang nỗ lực vượt qua cuộc khủng
hoảng. Ông Lee cũng nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ thiết lập một Hội đồng khẩn cấp để giải
quyết các vấn đề liên quan nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lãnh đạo KCCI cho biết sẽ có kế hoạch biến cuộc khủng hoảng hiện nay thành
một cơ hội nhằm tạo bước nhảy vọt tiếp theo. Trong bối cảnh các điều kiện kinh tế còn
chưa được sáng sủa, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2009, có thể huy động vốn cho đầu
tư tăng trưởng trong tương lai.
Mỹ nỗ lực đi đầu trong phát triển công nghệ xanh
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu thực hiện các cam kết
trong chiến dịch tranh cử về chính sách mới nhằm bảo vệ môi trường và chống sự biến
đổi khí hậu. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đặt bút bãi bỏ các chính sách
về môi trường và khí hậu của chính quyền tiền nhiệm khi ông phê duyệt 2 văn kiện đầu
tiên liên quan đến năng lượng và môi trường. Những văn kiện này đề cập tới một loạt
biện pháp nhằm khuyến khích việc sản xuất ô tô tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải gây
hiệu ứng nhà kính và cam kết sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh chống sự biến đổi khí hậu
Trái đất. "Chúng tôi sẽ cho thế giới thấy rõ rằng nước Mỹ đã sẵn sàng đi đầu trong vấn đề
này". Tuyên bố này của tân Tổng thống Mỹ trái ngược với thái độ miễn cưỡng của cựu
Tổng thống Bush đối với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo
vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Tổng thống Obama nêu rõ: "Để bảo vệ khí hậu

và an ninh tập thể, nước Mỹ phải kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng liên kết hợp lực thực
sự".
Trong một tín hiệu thay đổi khác, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chỉ định ông
Todd Stern, một cựu chuyên viên đàm phán về Nghị định thư Kyoto dưới thời Tổng
thống Bill Clinton, làm cố vấn đặc biệt và nhà thương thuyết hàng đầu về biến đổi khí
hậu. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu
trong năm nay sẽ hoàn tất một hiệp ước mang tính lịch sử tại Hội nghị Copenhagen cuối
2009.
Nước Đức vươn tới mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo
Đức đang nỗ lực để trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng
lượng tái tạo. Với nỗ lực hiện tại, Đức có thể đạt được mục tiêu vào năm 2050. Đức là
quốc gia có sẵn nguồn lực về kỹ thuật, vì thế, nếu chuyển sang nền kinh tế năng lượng
xanh, vấn đề chỉ là ý chí chính trị và khung pháp lý. Bộ Môi trường Liên bang Đức đã
công bố Bản lộ trình mới, phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền
kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Dự kiến vào năm 2030, khi đạt được mục
tiêu đề ra, sẽ có 800.000 đến 900.000 việc làm mới trong ngành công nghệ sạch. Bản Lộ
trình đưa ra cách tiếp cận tổng hợp đi kèm với các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng
năng lượng cũng như phát triển các loại năng lượng tái tạo, chú trọng nhiều hơn đến
nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh
Năm 2008, năng lượng tái tạo chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng gốc của
Đức, nhưng con số dự báo sẽ tăng lên 33% vào năm 2020, khi quốc gia này nhanh chóng
vượt lên các nước châu Âu khác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo
Theo bản kế hoạch này, nước Đức sẽ xây dựng mạng lưới điện “thông minh",
giảm tiêu thụ năng lượng quốc gia khoảng 28% trong vòng 20 năm tới. Kế hoạch này hứa
hẹn cắt giảm hàng tỷ USD trong các hóa đơn mà Đức phải chi trả cho nhập khẩu năng
lượng.
Tới năm 2020, 30% năng lượng điện tiêu thụ ở Đức sẽ có nguồn gốc từ năng
lượng tái tạo, trong đó năng lượng gió đóng góp nhiều nhất với tỷ trọng là 15%, năng
lượng sinh học đứng thứ hai với tỷ trọng là 8% và tiếp sau là thủy năng là 4%.
Nguồn tài nguyên gió ở Đức được khai thác tốt nhất. Ở dọc bờ biển phía Bắc, các

bãi tuốc bin gió xa bờ khổng lồ trên Biển Bắc có khả năng sản xuất hơn 10.000MW điện.
Theo ước tính vào năm 2030, sẽ có tới 50% nguồn điện của Đức sẽ được lấy từ các
nguồn năng lượng tái tạo. Trong 20 năm tới, một "mạng lưới thông minh" kết nối với
toàn bộ mạng lưới điện của châu Âu cũng sẽ được thiết lập. Bản Lộ trình cũng ước tính,
việc đưa ra các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn sẽ làm giảm tổng nhu cầu
điện ở Đức khoảng 10% mỗi năm vào năm 2020. Xe hơi điện cũng sẽ sử dụng pin sạc
bằng năng lượng tái tạo, giúp làm giảm nhu cầu về xăng, dầu và giảm lượng phát thải các
loại khí nhà kính.
Đức dự định sử dụng tất cả các nguồn năng lượng tái tạo mà nước này có như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và sinh khối như một sự kết
hợp tối ưu. Thực tế, Đức đã trở thành trung tâm công nghệ năng lượng tái tạo trong nhiều
năm, là nơi các công nghệ năng lượng tái tạo quan trọng mới được phát triển. Không chỉ
Chính phủ mà các công ty của Đức cũng đang tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc
nghiên cứu và phát triển (R&D) năng lượng tái tạo. Dự báo, năng lượng sinh học sẽ đóng
vai trò quan trọng trong ngành năng lượng tương lai của quốc gia. Tất nhiên, điều lý
tưởng nhất cho lĩnh vực này là đối với những khu vực có khả năng cung cấp nguồn năng
lượng này một cách bền vững, không cạnh tranh với các cây trồng cung cấp lương thực.
Năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong tất
cả các nguồn năng lượng tái tạo và lần đầu tiên vượt qua thủy năng trong việc cung cấp
nguồn điện năng. Năm 2008, năng lượng sinh khối cung cấp khoảng 3,7% lượng tiêu thụ
điện ở Đức, tăng so với mức 3,1% năm 2007, trong khi đóng góp của năng lượng gió
năm 2008 chỉ đạt 6,5% tăng khoảng 0,1% so với mức 6,4% của năm 2007.
Với rất nhiều các dự án nghiên cứu khoa học được khởi động, Đức đang được kỳ
vọng có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế năng lượng xanh đầu
tiên của thế giới.
Cuộc chạy đua sản xuất xe hơi điện của các hãng ô tô toàn cầu
Hãng sản xuất ô tô nổi tiếng của Mỹ Ford Motors đề ra kế hoạch trưng bày sản
phẩm xe hơi sẽ chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện vào năm 2011. Những chiếc xe này
có thể chạy tối đa được khoảng 100 dặm (tương đương 160 km) với một chiếc bình ắc
quy. Tại buổi lễ công bố chiến lược sản xuất xe ô tô điện của mình trong một cuộc triển

lãm ô tô quốc tế khu vực Bắc Mỹ tại Detroit (Michigan, Mỹ), hãng Ford cho biết hãng
này cũng có kế hoạch sẽ tung ra thị trường các phiên bản xe hơi xăng điện có thể sẽ sạc
bằng điện vào năm 2012. Còn trước đó, vào năm 2010, hãng có kế hoạch đưa ra thị
trường sản phẩm xe tải thương mại chạy bằng ắc quy.
Hãng Ford nhấn mạnh chiến lược điện khí hóa của tập đoàn này hoàn toàn phù
hợp với sự quan tâm ngày càng tăng đối với các công nghệ tiên tiến có thể giúp giảm
mức tiêu thụ nguyên liệu. Ông Derrick Kuzak, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển sản
phẩm toàn cầu của Ford, cho biết hãng dự kiến sẽ bán được từ khoảng 5.000-10.000 xe
hơi điện mỗi năm.
Trước đó, hãng sản xuất xe hơi Nissan của Nhật Bản tuyên bố sẽ tung dòng xe hơi
điện sang thị trường Mỹ vào 2010. Kế hoạch này đánh dấu bước tiến mới của Nissan
trong cuộc đua về dòng xe hơi "thân thiện với môi trường". Theo Carlos Ghosn, Tổng
Giám đốc Nissan, đây là lần đầu tiên nhà sản xuất xe hơi này đưa ra dòng xe có mức khí
thải "bằng zero" tới thị trường Mỹ. Nissan cũng kỳ vọng vào năm 2012, dòng xe này sẽ
được bán trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất khác như Mitsubishi và Fuji cũng sẽ đưa
vào thử nghiệm xe ô tô chạy bằng điện. Còn General Motors (GM) và Toyota đang bắt
tay sản xuất loại xe chạy ắc quy sạc bằng động cơ xăng. Dự kiến GM sẽ bắt tay chế tạo
Chevrolet Volt vào 2010. Cùng thời gian đó, Toyota có kế hoạch ra mắt mẫu xe "hybrid
plug-in" có pin sạc không cần thay.
III. CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG SẠCH ĐANG NGÀY CÀNG KHẲNG ĐỊNH VỊ
THẾ
1. Phong điện
Hiệp hội Năng lượng gió của Mỹ (AWEA) và Hiệp hội Năng lượng gió của châu
Âu (EWEA) cho biết, sản xuất năng lượng từ gió trên toàn cầu tăng lên 26% so với năm
ngoái, đạt 39.294 megawatts (MW). Nhưng cũng theo 2 hiệp hội này thì sự gia tăng có
được phần lớn là từ những chương trình xây dựng tập trung ở một số nước châu Âu.
Trong đó dẫn đầu là Đức đạt 2.645MW trong năm qua, nâng tổng số năng lượng từ gió
của nước này là 14.609MW, chiếm 40% năng lượng gió trên toàn thế giới. Mỹ đứng thứ
hai đã sản xuất thêm 1.687MW, nâng tổng số lên 6.374MW, tiếp theo là Tây Ban Nha
tăng thêm 1.377MW để đạt được tổng số là 6.202MW, Đan Mạch tăng thêm 1.377, đạt

tới tổng số là 3.110MW. Ấn Độ nằm ở vị trí thứ 5 với tổng năng lượng từ gió là
2.110MW.
Ghi nhận về tốc độ phát triển hàng năm của nguồn phong điện trong hơn 5 năm
qua là hơn 35%, nhưng hầu hết là ở châu Âu và Mỹ, chiếm 88% tổng số lượng phong
điện toàn thế giới.
Tổ chức môi trường Hòa bình xanh cho biết: “Trung Quốc sẽ có một nguồn lợi tức
khổng lồ từ năng lượng gió và có khả năng trở thành một trong những nước dẫn đầu thế
giới trong cuộc cách mạng năng lượng sắp tới”. Trung Quốc sắp ban hành đạo luật đầu
tiên về việc phát triển những nguồn năng lượng tái tạo và theo tổ chức Hòa bình xanh thì
việc này sẽ giúp nước này tạo ra thêm 382.000 việc làm mới. Xu Dingming, một quan
chức cấp cao chịu trách nhiệm về năng lượng thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc
gia của Trung Quốc đã phát biểu: “Tôi có một giấc mơ vàng. Năng lượng gió là của
chung mọi người, sạch và có nhiều sức mạnh. Tôi hy vọng giấc mơ của tôi thành hiện
thực”. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc khiến nước này đang lâm vào cơn khát
năng lượng. Năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu dầu
thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Từ tháng 8/2008, các tập đoàn điện lực ở Đức triển khai
xây dựng một công viên điện gió ở ngoài khơi thuộc vùng biển nước này. Các chuyên gia
dự báo sẽ có một cuộc chạy đua trên biển Bắc và biển Đông (Nord - und Ostsee).
Tổng thống Đức Horst Kohler rất ủng hộ nguồn năng lượng điện này, theo ông thì
"phong điện có một tương lai xán lạn và hết sức quan trọng" và "là một sự dung hòa với
thiên nhiên".
Từ khoảng 10 năm nay, Chính phủ và các doanh nghiệp Đức đã có chủ trương xây dựng
các công viên điện gió khổng lồ ở ngoài khơi. Tuy nhiên, cho đến nay trên các vùng biển
của Đức chưa xuất hiện một quạt gió - Offshore nào. Nguyên nhân cho tình trạng này là:
khó khăn về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, khó khăn về việc xây dựng hệ thống cáp điện.
Nhưng trong tháng 8/2008, trên vùng biển Bắc cách Borkum 45km đã hình thành công
viên điện gió ngoài khơi đầu tiên của Đức với cái tên Alpha Ventus; Theo người phát
ngôn, mỗi quạt gió có trọng lượng khoảng 1.000 tấn và cao khoảng 140m. Chủ đầu tư là
các tập đoàn năng lượng E.ON, Vattenfall và EWE. Hiện các tập đoàn điện lực này
không quan tâm đến năng lượng sinh thái trên đất liền, các doanh nghiệp này sản xuất

điện chủ yếu từ than đá, than nâu và điện hạt nhân. Lãnh đạo các tập đoàn điện lực nói
trên hy vọng sẽ kiếm được hàng tỉ USD thông qua các nhà máy điện gió ở ngoài khơi.
Chính thức thì dự án Alpha Ventus chỉ được coi là một công trình nghiên cứu và
người ta chưa quan tâm đến sự khai thác thương mại. Hơn nữa dự án này không phải là
một dự án lớn, chỉ có 12 quạt gió với tổng công suất 60MW - đủ để cung cấp điện cho
khoảng 60.000 hộ gia đình. Tuy vậy dự án Alpha Ventus có thể tạo nên một cuộc cách
mạng trong ngành điện lực ở Đức vì các chuyên gia đều cho rằng, sau khi “nổ phát súng”
đầu tiên sẽ diễn ra một cuộc chạy đua trên biển Bắc và biển Đông .
Theo dự báo của Chính phủ Đức thì đến năm 2020 các nhà máy điện gió ở ngoài
khơi của Đức sẽ đạt tổng công suất 10.000MW - tương đương với lượng điện của 10 nhà
máy điện hạt nhân. Nhờ gió biển, tỉ trọng điện sinh thái trong ngành công nghiệp điện của
Đức từ 12% sẽ tăng lên 20%.
Hiện nay cơ quan hữu quan của Đức đã xác nhận 20 khu vực để xây dựng các
công viên phong điện ngoài khơi biển Bắc và biển Đông. Phần lớn các dự án này còn ở
giai đoạn quy hoạch nhưng cạnh đó đã có một vài dự án có mức độ cụ thể hóa khá cao.
Doanh nghiệp Bard Engineering đã phát triển dự án phong điện ngoài biển đầu tiên của
Đức phục vụ mục đích thương mại, ngoài ra doanh nghiệp này đã đăng ký xây dựng tiếp
7 công viên phong điện ở ngoài khơi biển Bắc.
Nhà đầu tư tài chính cỡ lớn của Mỹ là Blackstone cũng đang thâm nhập thị trường
xây dựng các công viên phong điện ở Đức. Trước mắt, họ sẵn sàng đầu tư khoảng 1 tỷ
euro và sau vài năm có khả năng cung cấp điện cho khoảng 500.000 hộ gia đình.
Các tập đoàn năng lượng lớn đều quan tâm đến thị trường phong điện ngoài khơi.
Riêng Tập đoàn EBW dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng 260 hệ thống và sau đó tiếp
tục lắp đặt 500 hệ thống nữa.
Theo dự kiến thì tổng số tiền đầu tư của các tập đoàn điện lực ở Đức là nhiều tỷ
euro để xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài khơi. Lý do cho sự bùng nổ nhà máy
điện gió ngoài khơi là do sửa đổi Luật về Năng lượng tái tạo (EEG) mới được thông qua
gần đây. Luật EEG ghi rõ giá đối với điện sinh thái. Trước đây giá mua phong điện ở
ngoài khơi là 9 cent/kWh, nay tăng 15 cent.
2. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

Năng lượng từ gió có thể rất hứa hẹn trong tương lai. Nhưng gió chỉ là một điểm
dừng tạm thời trên chuyến hành trình tới một thế giới mà điện không còn dựa vào nhiên
liệu hoá thạch. Mục đích cuối cùng vẫn là phải khai thác trực tiếp nguồn năng lượng mặt
trời chứ không phải đợi mặt trời khuấy động không khí, làm quay turbin và tạo ra
điện.Những nhà phát minh đã nghĩ ra các ý tưởng từ việc tận dụng ánh sáng mặt trời, từ
việc chạy các hệ thống sưởi đơn giản cho các toà nhà, đến công nghệ siêu nhỏ nano để
đảm bảo mỗi photon đều được giữ lại và chuyển hoá thành điện năng.Bên cạnh đó, còn
một cách khác để thu hút năng lượng mặt trời, tạo ra điện. Đó là tập trung các tia sáng
mặt trời lại với nhau, sau đó sử dụng chúng để đun nước, dùng áp lực của hơi nước để
làm quay turbin. Tuy nhiên cả hai phương pháp này đều chưa giải quyết được vấn đề của
nguồn năng lượng trong tương lai: liệu nó có thể được tạo ra một cách tập trung và vận
chuyển tới những người tiêu dùng ở xa (như trong những thập kỷ gần đây) hay chỉ được
tạo ra và tiêu thụ trong một khu vực nhất định nào đó (như cách đây hàng thế kỷ).
Năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt
trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Theo Báo cáo của Viện Chính sách Địa cầu Mỹ, các nhà đầu tư đang ngày càng
quan tâm tới việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ. Nguồn tài nguyên
năng lượng mặt trời là vô tận: "Nó có thể cung cấp hơn 10.000 lần số lượng điện tiêu thụ
đang được sản xuất ra trên toàn thế giới". Ước tính đến năm 2012, công suất một nhà
máy điện năng lượng mặt trời có thể đạt 6.400 kW, gấp 14 lần công suất hiện nay. Các
nhà máy điện qui mô lớn cũng không dừng lại ở việc sử dụng các loại pin quang điện mà
sẽ sử dụng các tấm gương khổng lồ để thu năng lượng mặt trời.
Hiện nay, các thiết bị thu năng lượng mặt trời được lắp đặt gia tăng 40%/năm trên
thế giới Những nhà phân tích tài chính cho rằng, thị trường này đã vượt quá 5.000
megawatt (MW) trong năm 2008 đạt 7.000 trong năm 2010 và đạt đến 20.000 trong năm
2012. Thị trường pin mặt trời chỉ tập trung ở 5 quốc gia: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật
Bản và Italia.
Theo các chuyên gia, giá điện mặt trời vào khoảng từ 0,13 - 0,17 USD/kW, đủ sức
cạnh tranh với nhiệt điện sử dụng khí đốt.
Trước đây, các tấm thu ánh sáng mặt trời được làm bằng silic, sau đó, người ta

nghiên cứu thay silic bằng một hợp chất kim loại (gồm nhiều chất hoá học khá độc hại),
tuy hiệu quả không cao nhưng lại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng do giá thành rẻ hơn và
mức độ ứng dụng rộng rãi và linh hoạt hơn. Hiện tại, công ty dẫn đầu lĩnh vực này là
First Solar, một công ty của Mỹ, sử dụng chất cadmium telluride làm tấm film thu năng
lượng mặt trời. Tuy nhiên, First Solar chuẩn bị phải đối đầu với một đối thủ khá mạnh
khác là Miasole, một hãng nhỏ tại California. Miasole thông báo sẽ thay thế hợp chất
cadmium telluride của First Solar bằng một hợp chất mới gồm đồng, indi, gali, seli
(CIGS) được cho là hiệu quả hơn. Ngoài ra, Miasole cũng giành được sự ủng hộ của cộng
đồng khi sản phẩm của họ không chứa cadmium, một hoá chất cực độc. Điều này nghe dễ
chấp nhận hơn đối với người tiêu dùng mặc dù First Solar tuyên bố họ đã bao bọc rất kỹ
và bảo đảm cadmium không thể gây hại cho người sử dụng. Mới đây, ông Joseph Laia,
Tổng giám đốc của Miasole còn tuyên bố các tấm film của họ được gắn trên một loại
thép đủ tiêu chuẩn gọn nhẹ và dẻo dai (trong khi First Solar dùng thủy tinh) và có thể sử
dụng làm vật liệu xây dựng cho các toà nhà.
Tính đến năm 2007, Đức đã vượt qua Nhật Bản để thống lĩnh ngành sản xuất năng
lượng quang điện trên thế giới. Chỉ tính riêng năm 2007, Đức đã sản xuất 1063 MW điện
mặt trời, là nhà lắp đặt hệ thống quang điện hàng đầu thế giới, với sản lượng chiếm gần
một nửa sản lượng toàn cầu. Quang điện hiện nay đã đạt ngưỡng 1% nhu cầu tiêu thụ
điện của nước Đức và được các nhà phân tích dự báo rằng có thể đạt mức 25% vào năm
2050. Theo Hans-Josef Fell, Nghị sĩ Quốc hội Đức, thì "nguồn năng lượng từ pin mặt trời
có khả năng thay thế năng lượng nguyên tử của Đức trong vài thập kỷ tới".
Trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục là quốc gia sản xuất tấm hấp thụ năng lượng mặt
trời nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác với tổng công suất điện năng sản xuất trong năm
2007 là 920 MW.
Ở Pháp, trung bình 1m2 đất có thể thu nhận mỗi năm 1 MWh điện năng lượng mặt
trời. Nếu thu được 10% số năng lượng ấy thì sẽ đảm bảo được toàn bộ lượng điện tiêu thụ
của cả nước. EDF (Tổng Công ty Điện lực Pháp) đã đạt được những thành công lớn: Mỗi
tháng, EDF kết nối 800 điểm sản xuất điện từ pin mặt trời vào lưới điện.
Trung Quốc là nước có tiềm năng lớn nhất có thể tiêu thụ các sản phẩm tấm pin năng
lượng mặt trời, trong vài năm qua cũng trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh

vực này nhưng lượng tiêu thụ rất thấp, khoảng 100MW trong năm 2007.
Nhà máy nhiệt điện mặt trời trên sa mạc
Những ai ủng hộ năng lượng nhiệt điện thường có cái nhìn hoài nghi đối với các
tấm thu năng lượng mặt trời. Cadmium telluride và CIGS có thể rẻ hơn silic, nhưng thép
và thuỷ tinh mới là rẻ nhất. Và họ tưởng tượng ra một viễn cảnh: các sa mạc chứa đầy
những tấm gương lớn làm bằng thép và kính và sử dụng ánh sáng mặt trời phản chiếu để
đun nước sôi và tạo ra điện, sau đó chuyển về các thành phố. Ý tưởng trên không phải là
viển vông, và quốc gia như Algeria đã đón nhận nó. Nằm bên bờ Địa Trung Hải, bên
cạnh những thị trường lúc nào cũng “khát” điện ở châu Âu, phía Nam là sa mạc Sahara
quanh năm nóng bỏng, Chính phủ Algeria không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nước này đang xây
dựng một nhà máy nhiệt điện mặt trời thí điểm ở Hassi R’mel, cách Thủ đô Algier 400
km về phía Nam, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm tới. Đặt các tấm gương trên sa
mạc: ý tưởng cần được kiểm chứng tính khả thi. Châu Mỹ cũng là nơi có nhiều sa mạc và
do đó, kế hoạch sản xuất điện tương tự như của Algeria cũng đang được tiến hành thử
nghiệm tại các khu vực sa mạc ở phía Tây Nam Mỹ. Được biết, công suất hiện nay của
các nhà máy tại đây chỉ đạt mức 400 megawatt, song hứa hẹn sẽ tăng gấp 10 lần, thậm
chí nhiều hơn trong bốn năm tới.
Hội nghị Thượng đỉnh thành lập Liên minh Địa Trung Hải đầu tháng 7/2008 khẳng định,
sẽ cho xây dựng một nhà máy điện mặt trời lớn trên sa mạc Sahara, nhằm cung cấp điện
cho châu Âu và châu Phi. Dự kiến, năm 2050, nhà máy này sẽ đạt công suất 100.000
MW. Dự án liên quan đến một tập đoàn gồm khoảng 20 công ty - bao gồm Siemens,
Deutsche Bank và các công ty năng lượng như RWE - và chi phí đầu tư là 400 tỉ euro
(tức khoảng 555,3 tỉ USD).
Dự án có tên gọi "Desertec" hướng đến năng lượng mặt trời công nghệ tương đối
thấp - bằng việc sử dụng những chiếc gương khổng lồ đặt trong sa mạc để đun sôi nước
làm chạy những turbine trong một nhà máy năng lượng địa phương.
Theo tính toán của dự án Desertec, nếu chỉ 0,3% bề mặt sa mạc Sahara được bao
phủ bởi các panel mặt trời thì toàn bộ châu Âu sẽ được cung cấp điện năng; còn nếu tỉ lệ
đó lên đến 1% thì toàn bộ thế giới sẽ hưởng lợi. Một nhà máy năng lượng tương tự đã
hoạt động ở California (Mỹ) trong thập niên 80 của thế kỷ 20 và 3 nhà máy như thế mới

được xây dựng ở Tây Ban Nha.
Tham gia vào dự án có Bộ Kinh tế Đức và Câu lạc Bộ Roma, một tổ chức phi
Chính phủ đặt tại thành phố Zurich. Desertec hy vọng sẽ xây dựng các cánh đồng panel
mặt trời nằm rải rác khắp các phần khác nhau của vùng Bắc Phi trong vòng 10 đến 15
năm nữa. Và các chuyên gia của dự án dự đoán những hệ thống này sẽ cung cấp sản
lượng điện năng là khoảng 100 gigawatt và được chuyển đến châu Âu theo những đường
dây cao áp một chiều nằm dưới Địa Trung Hải.
3. Nhiên liệu sinh học
Những nhà chế tạo ôtô đang cho xuất xưởng những loại ô tô chạy "xăng mía" hay
"xăng rơm". Tại châu Âu, Mỹ, Braxin và Trung Quốc đang bùng nổ cuộc cách mạng
công nghệ nhiên liệu sinh học. Các nhà khoa học đã thành công trong việc sản xuất trên
phạm vi công nghiệp nhiên liệu từ nguồn dầu thực vật, từ đường mía hay củ cải, từ gỗ
vụn, thậm chí từ nguồn rơm, rạ bỏ đi sau thu hoạch. Công nghệ mang tính đột phá này
không còn là những thí nghiệm tại các trường đại học, mà nó đã được áp dụng đại trà tại
nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Braxin, taxi không còn chạy xăng mà đều chuyển sang chạy ethanol được sản
xuất từ mía. Tại Đức và Mỹ, các lái xe đứng xếp hàng chờ mua xăng từ hạt cải dầu. Ở
Trung Quốc, đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới,
còn tại thành phố Graz (Áo) các xe buýt đều chạy bằng dầu chế tạo từ dầu rán phế thải
của nhà hàng McDonald's.
Trong cuộc đua xe ôtô được tổ chức tại Le Mans tháng 6/2005, đoàn xe của Anh
đã chạy thi trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chỉ dùng nguồn nhiên liệu được sản xuất từ các
loại dầu thực vật. Ông Lew Fulton, chuyên gia hàng đầu về nguồn nhiên liệu sinh học,
thuộc Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nhận xét rằng, sau những cú sốc về sự leo
thang của giá dầu thô đã buộc nhiều quốc gia có những đối sách mang tính đột phá trong
việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế xăng, dầu truyền thống.
Các nhà đầu tư đã tung tiền ra mua bản quyền và áp dụng những công nghệ mới
nhất về sản xuất nhiên liệu từ nguồn thực vật. Tại Mỹ, Braxin và châu Âu, việc sản xuất
nguồn nhiên liệu sinh học đang tăng đột biến. Ông Lew Fulton cho rằng năm 2005 là năm
đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng nhiên liệu xanh.

Nguồn nhiên liệu sinh học là một lĩnh vực mới mẻ. Song trong thực tế, đó là bước
trở về cội nguồn. Năm 1900, trong triển lãm về động cơ được tổ chức tại Paris, động cơ
gây được nhiều sự quan tâm chú ý và trở thành sản phẩm mới mẻ nhất tại triển lãm chính
là động cơ đốt trong chạy bằng dầu lạc. Tác giả của nó là nhà chế tạo động cơ nổi tiếng
Rudolf Diesel lúc đó đã tiên đoán rằng, nguồn nhiên liệu có nguồn gốc thực vật cũng sẽ
quan trọng như nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ. Những năm 20 của thế kỷ 20, đại gia ô tô
Henry Ford cũng từng tuyên bố rằng, nguồn nhiên liệu từ thực vật, nhất là mía và đậu
nành, sẽ thay thế nguồn nhiên liệu lỏng từ dầu mỏ.
Nhưng sau đó, những lời tiên đoán đó bị lãng quên và người ta cho rằng nguồn
dầu thô dồi dào với giá rẻ sẽ đủ cung cấp cho nhu cầu của con người trên thế giới ít nhất
qua nhiều thập kỷ. Song đến nay, thực tế không còn mấy lạc quan như những gì đã đự
đoán, các chuyên gia năng lượng đã cảnh báo rằng, trong năm 2006 ngành khai thác dầu
thô sẽ đạt đỉnh điểm, sau đó trữ lượng dầu mỏ sẽ giảm dần và giá dầu thô sẽ tăng.
Tại các quốc gia châu Âu cũng đã khởi động cuộc chạy đua xây dựng các nhà máy
sản xuất nhiên liệu sinh học. Liên minh châu Âu đã đưa ra quy định trong mỗi lít xăng
bán ra phải pha vài phần trăm ethanol. Tại Tây Ban Nha, hãng Abengoa đã hoàn tất xây
dựng 4 nhà máy sản xuất ethanol.
Anh cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy khổng lồ sản xuất nhiên liệu từ
thực vật có công suất 100.000 tấn nhiên liệu sinh học. Tại Pháp, Chính phủ đã đưa ra kế
hoạch gia tăng sản lượng nhiên liệu sinh học gấp 3 lần mức sản lượng hiện nay để thay
thế nguồn xăng, dầu truyền thống.
Braxin đang trở thành ông trùm sản xuất nhiên liệu sinh học - được mệnh danh là
"Ảrập Xêút": sản lượng ethanol đã chiếm tới trên 30% sản lượng của ngành nhiên liệu
lỏng. Tại quốc gia này đã có trên 90% ôtô, xe máy chạy bằng nhiên liệu sinh học được
sản xuất từ cây mía và hạt cải dầu. Các đại gia nhiên liệu như BP, Shell đã có kế hoạch
đầu tư vào Braxin 6 tỷ USD để xây dựng những nhà máy sản xuất ethanol từ cây mía.
Đức cũng đang trở thành ông trùm nguồn nhiên liệu sinh học với sản lượng 1,5 triệu tấn
cùng với mức gia tăng sản lượng 50% hàng năm. Theo dự kiến của Chính phủ, thì trong
vòng 5 năm tới, sản lượng nhiên liệu sinh học sẽ thay thế khoảng 20% lượng xăng, dầu
truyền thống. Chính phủ Ấn Độ và Thái Lan cũng có kế hoạch sản xuất nguồn nhiên liệu

sinh học để thay thế 10% nhu cầu về xăng, dầu. Công ty Fortum Oil đang tiến hành xây
dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cho động cơ diesel tại ngoại ô Helsinki, Phần
Lan.
Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nên Nhật Bản chưa tự sản xuất được
nguồn nhiên liệu sinh học, song cũng đã nhạy bén ký hợp đồng dài hạn với Braxin để
nhập khẩu ethanol với giá chỉ có 25 USD/thùng (giá dầu thô là 78 USD/thùng), thay thế
3% số lượng nhập khẩu xăng, dầu truyền thống.
Theo nhận xét của các chuyên gia thuộc Tổ chức năng lượng Quốc tế (IEA), công
nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu có những bước tiến bộ hằng ngày.
Trong tháng 7/2005, Tạp chí Science đã thông báo về phương pháp công nghệ mới cho
phép sản xuất 2,2 đơn vị năng lượng từ một đơn vị nguyên liệu thực vật. Đây là bước tiến
có ý nghĩa so với 8 tháng trước, khi từ một đơn vị nguyên liệu thực vật chỉ cho 1,4 đơn vị
năng lượng. Gần đây, tổ hợp dầu khí Shell cũng đã đầu tư để phát triển công nghệ sản
xuất 3.325 lít dầu sunfuel từ 1 hecta cải dầu, so với công nghệ trước đây chỉ cho 1.300 lít
dầu.
Ngoài ra Shell còn hợp tác với công ty Iogen của Canada để phát triển công nghệ
sản xuất ethanol từ nguồn rơm, rạ sau thu hoạch. "Đây là những tiền đề vững chắc để
khẳng định khởi động một cuộc cách mạng trong việc thay thế dần xăng, dầu truyền
thống từ dầu mỏ bằng nguồn nhiên liệu sinh học" - đó là lời khẳng định của của ông Lew
Fulton. Ông cho biết thêm việc khởi động các chương trình sản xuất nhiên liệu sinh học
còn là cơ hội cho các nước châu Phi xoá đói giảm nghèo, vì họ có thể trồng sắn hay mía
cho công nghiệp nhiên liệu sinh học để đổi lấy lúa mì và gạo.
Xử lý: Kiều Gia Như


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. The Sixth Revolution: The Coming of Clean tech, Merrill Lynch, 11/2008.
2. Energy Revolution: A sustainable Pathway to Clean Energy Future for Europe. A
European energy Scenario for EU-25, Greenpeace International, 9/2005.

3. Financing The Energy Technology Revolution. Meeting Summary, Final version,
HSBC, 2008.
4. The Cleantech Opportunity. Harvard Business School Press, Boston, 2003.
5. The Next Technological Revolution:will the US Lead, or Fall Behind? The Wall
Street Journal, Charles Duke and Ken Dill, 2/04.

×