Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Việt Nam thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước trong giai đoạn 2010 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.46 KB, 18 trang )







VIỆT NAM - THÁCH THỨC, NGUY CƠ
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC
TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2025















1. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU TRONG
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho tới nay, toàn thể nhân loại đã chứng kiến những biến
động cực kỳ to lớn trên quy mô toàn cầu, những cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt về quân
sự, những dịch chuyển chính trị và xã hội, những cạnh tranh không biên giới về kinh tế.
Trên thực tế, xã hội loài người đang nằm trong sự biến chuyển lớn lao về chất sang một
nền văn minh mới, một thời đại mới - đó là Thời đại trí tuệ, mà nguyên nhân và động lực


chính là cuộc cách mang khoa học và công nghệ hiện đại. Các nhà tương lai học phương
Tây, tiêu biểu nhất là Alvin Tofler, còn gọi đây là Làn sóng thứ ba.
Bước quá độ sang Thiên niên kỷ mới đã đánh dấu sự kết thúc của thời đại lấy chạy
đua vũ trang toàn cầu là chính và mở màn một thời đại mới - đó là Thời đại chiến tranh
kinh tế, lấy chạy đua và cạnh tranh kinh tế, xen lẫn hợp tác và phát triển làm mục tiêu
sống còn của mỗi dân tộc. Cuộc chiến tranh lạnh chiếm lĩnh trọn ven toàn bộ tư duy
chính trị và và kinh tế của nhân loại hơn 40 năm qua, giờ đây đang được thay thế bởi một
cuộc chiến tranh mới, mà theo lời của Essembe - Cố vấn của Cựu Tổng thống Pháp,
Pompidu: ”Nếu Chiến tranh thế giới lần thứ II xảy ra lại một lần nữa, thì Đức sẽ mua lai
những vựa lúa mỳ của Ucraina và Mỹ sẽ mua lại Trân châu Cảng của Nhật bản. Có một
cuộc chiến tranh thế giới mới đang xảy ra - đó là cuộc Chiến tranh kinh tế” với khẩu hiệu
và phương châm “Hội nhập, Hợp tác và Cạnh tranh”. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh,
tuy không mở ra kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh vượng như nhân loại tiến bộ mong
đợi, do những xung đột sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và các cuộc chiến tranh cục bộ ở
nhiều khu vực vẫn diễn ra triền miên, nhưng đã tạo ra những điều kiện khiến cho xu thế
hòa dịu, hòa hoãn trở nên chiếm ưu thế trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế
giới; tạo những tiền đề cho đa cực hóa các mối quan hệ- một điều kiện quan trọng dẫn
đến hình thành xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế trong
quan hệ quốc tế hiện nay. Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới sẽ phát triển đồng thời
theo xu hướng toàn cầu hóa và đa dạng hóa. Điều này kéo theo những thay đổi trong so
sánh lực lượng, tạo nên sự phát triển chung trong thế kỷ XXI là thế kỷ của đa cực hóa,
của các mối quan hệ đa phương và hợp tác, trong đó tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ
cùng tồn tại, cùng cạnh tranh và hợp tác.
Dựa trên các ngành công nghệ cao, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu, công nghệ hàng không - vũ trụ, công nghệ năng lượng mới, v.v , tạo
ra các đột phá lớn, các làn sóng đổi mới vĩ đại, trong giai đoạn hiện nay, khoa học và
công nghệ hiện đại đã được khẳng định là những động lực phát triển và tăng trưởng kinh
tế của các nước có công nghiệp phát triển trên thế giới. Đồng thời, cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại cũng góp một phần đáng kể chấm dứt mâu thuẫn Đông - Tây
của thế giới lưỡng cực và khởi tạo nên các cục diện mới trên khắp các bình diện chính trị,

quân sự, kinh tế, tài chính, văn hoá, thông tin toàn cấu, v.v
Bên cạnh Cục diện địa - chính trị đa cực toàn cầu, đã xuất hiện lần lượt các cục
diện mới trên quy mô thế giới. Đó là các Cục diện địa - kinh tế, xuất hiên vào thập niên
1950-1960 (tính tới năm 2008, có 78.000 công ty xuyên quốc gia với 780.000 chi nhánh
nước ngoài đang hoạt động trên thế giới, với doanh số từ 6 nghìn tỷ USD năm 1990 lên
tới 25 nghìn tỷ USD và với tổng tài sản là 52 nghìn tỷ USD năm 2006; Cục diện địa - tài
chính toàn cầu với 3 đồng tiền thanh toán quốc tế chính là USD, EURO, YÊN và vài
chục đồng tiền thanh toán quốc tế của một số nước khác, sau khi Hệ thống tièn tệ
Bretton-Wood sụp đổ năm 1985; Cục diện địa - thông tin, xuất hiện vào những năm
1990, với biểu trưng là mạng Internet đang ngày một nâng cấp và mở rộng mạnh mẽ; Cục
diện địa - văn hoá toàn cầu, khởi đầu bởi sự kiện 11/09/2001 tại Hoa Kỳ làm chấn động
toàn thế giới, với 3 khối văn hoá dị biệt lớn là Anglo-xăcxông (các nước ăn bằng dao,
dĩa), Hồi giáo (các nước ăn bốc bằng tay) và Hán hoá (các nước ăn bằng đũa tre, gỗ) trên
quy mô toàn cầu. Trong thập niên đầu của Thiên niên kỷ mới, sự tương tác và xâm nhập
lẫn nhau của các cục diện đó trong mọi phương diện đời sống của xã hội loài người đang
diễn ra, một cách đồng thời, thường xuyên, liên tục và xâm nhập lẫn nhau trên quy mô
toàn cầu và khu vực, đã làm thăng trầm và đảo lộn các đường lối và chiến lược đối ngoại
nhiều các quốc gia trên khắp các lục địa.
Trên quy mô toàn cầu và khu vực, khi sự thay đổi và phát triển trong quá trình
toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ cao, thì tình trạng ít biến động và sự ổn định tương đối tại
mọi nơi và mọi nước trên thế giới sẽ có khả năng và nguy cơ chuyển hoá thành tình thế
liên tục bị xáo trộn, với tính cách là hậu quả của sự tăng trưởng, cũng như là sự đối phó
với quá trình tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là, với tính cách đặc trưng của thời đại, quá trình
tăng trưởng và phát triển với tốc độ đang ngày càng nhanh hiện nay, khi nào sẽ đạt tới
mức giới hạn của nó và khi nào sẽ vượt quá khả năng giám sát, điều tiết và quản lý của
các nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức và định chế quốc tế. Chắc chắn rằng đây sẽ là
điều đặc biệt khó khăn đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào hiện đang phải đối mặt với những
vấn đề quốc tế, hay những vấn đề có tính toàn cầu, ví ở đây đòi hỏi phải có những nỗ lực
phối hợp, hợp tác của nhiều nước thuộc các nền văn hoá trái ngược nhau.
Sự tiến bộ phi thường của lịch sử, dựa trên những đột phá chưa từng có từ trước

tới nay của khoa học và công nghệ, cũng hiện đang đặt ra nhiều vấn đề mới và nhiều
thách thức to lớn về tổ chức quản lý kinh tế và xã hội đối với các lãnh đạo mọi quốc gia,
tổ chức và định chế quốc tế lớn trên thế giới. Đó là các vấn đề như: bùng nổ dân số, khí
hậu nóng lên trên quy mô toàn cầu, khả năng sử dụng cạn kiệt các nguồn năng lượng và
tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn
nước, nạn phá rừng, sự phá huỷ đa dạng sinh học, huỷ diệt các loài và sinh cảnh, nạn đói,
tình trạng phân hoá giàu nghèo, thảm hoạ thiên nhiên, các luồng di dân, tỵ nạn, các đại
dịch AIDS và gần đây nhất là dịch cúm H5N1 và H1N1, cùng nạn đói nghèo, ma tuý,
buôn người qua biên giới, cũng như các vấn đề tranh chấp biên giới trên biển và đất liền
để khai thác tài nguyên cho phát triển, v.v Khái quát lại, trên thực tế, các nhà lãnh đạo
của bất kỳ quốc gia nào cũng đều đang phải đối mặt và phải tìm kiếm giải giải pháp cho 4
vấn đề lớn có tính toàn cầu hiện nay. Đó là các vấn đề: 1) An ninh tài chính; 2) An ninh
lương thực; 3) An ninh năng lượng và 4) An ninh môi trường.

1. An ninh tài chính
Trong cục diện địa -thông tin toàn cầu, những đột phá của công nghệ truyền thông
và viễn thông hiện đại đã phá tan bức tường không - thời gian, khiến cho một lượng
khổng lồ các phi vụ giao dịch tài chính được thực hiện qua các mạng tài chính điện tử
toàn cầu, liên thông với nhau theo kiểu “Bình thông nhau”, với tốc độ cực nhanh, tạo nên
một khối lượng tiền ảo khổng lồ, có giá trị gấp hàng trăm ngàn lần giá trị số lượng đồng
tiền thật, khiến không một ai, hay nước nào, tổ chức nào có thể kiểm soát nổi. Điều này
đã tạo thành cơn sóng thần tài chính, phá tan hệ thống tài chính ngân hàng của các nước
phát triển, Chỉ riêng ở nước Mỹ, nếu luân chuyển tiền tệ trong một tháng, mới chỉ ở mức
hơn 3000 tỷ USD vào năm 1910, thì tới năm 2000, đã lên tới 571 nghìn tỷ USD, với hơn
100.000 giao dịch tài chính hàng ngày.
Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ, bắt đầu từ nửa cuối năm 2007, đã
lây lan trên quy mô toàn cầu một cách nhanh chóng, khiến toàn bộ thị trường tài chính,
tiền tệ thế giới bị chao đảo, tê liệt. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu thua lỗ nặng,
đã gây hiệu ứng sụp đổ đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển. Cuộc
khủng hoảng tài chính tại Mỹ, đã kéo theo Nhật Bản và các nền kinh tế lớn, nhỏ của châu

Âu đều rơi vào suy thoái, như Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, cũng như các nền kinh tế
mới chuyển đổi, như Ba Lan, Hungary, hay các nền kinh tế nhỏ như Iceland, hoặc các
nước vùng Baltic, buộc Chính phủ các nước này phải chi ra hàng nghìn tỷ USD để chống
đỡ, hoặc phải cầu cứu nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Các nền kinh tế dựa vào dầu mỏ, như
Saudi Arabia, Iran, Nga, Venezuela cũng đang chao đảo. Giá cả tăng vọt vào cuối năm
2007 và đầu năm 2008 gây biến động lớn tại 30 nước. Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông,
Đài Loan - bốn con rồng châu Á, cũng bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, dù đã bơm hàng
chục tỷ USD. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia,
Malaixia, Thái Lan… đang gánh chịu hệ quả của chiến lược định hướng xuất khẩu do
nhu cầu tại Mỹ, châu Âu sụt giảm do khủng hoảng. Trong báo cáo "Triển vọng Kinh tế
Thế giới" (WEO) công bố trước hội nghị thường niên mùa Xuân 2009, họp trong 2 ngày
25 và 26/04/2009 tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), IMF cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay tác
động bất lợi tới hoạt động thương mại quốc tế, với khối lượng thương mại dự kiến giảm
11% năm 2009 kinh tế thế giới sẽ giảm 1,3% năm 2009, lần suy giảm đầu tiên trong 60
năm qua và chỉ tăng 0,6% năm 2010.
Qua cuôc khủng hoảng tài chính này, các nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức và
các định chế quốc tế có thể cũng có những nhận định sau đây:
1) Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng tới mọi nước trong cục diên địa -
chính trị thế giới. Việc giá dầu thế giới giảm mạnh từ 147 USD/thùng xuống còn dưới 50
USD/thùng đã gây ra những tác động tiêu cực đối với nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ, như
Nga, Venezuela, Iran, Irắc trong việc khôi phục hoạt động của các mỏ dầu ở các nước
này, có thể buộc các nước này phải giảm bớt lập trường cứng rắn trong chính sách đối
ngoại, cũng như cản trở các nước đồng minh của Mỹ duy trì các chương trình chống
khủng bố.
2) Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của Nhà
nước trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Nếu vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20
đã thịnh hành Trường phái kinh tế “Tân tự do” dựa trên 3 trụ cột là: Tự do hoá, Tư nhân
hoá và Giải điều tiết, thì cuộc khủng hoảng lần này đã làm sụp đổ học thuyết đó và khơi
dậy lại Lý thuyết Keynes về việc đề cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền
kinh tế. Chẳng hạn, do 5 ngân hàng châu Âu sụp đổ, nên Chính phủ châu Âu phải tiến

hành mọi biện pháp để bảo đảm và ứng cứu cho các ngân hàng. Còn nước Mỹ, do sợ gặp
phải khủng hoảng kép: là khủng hoảng ngành ngân hàng và tiền tệ, nếu đồng tiền USD bị
sụp đổ, nên trong hai tuần biến động, FED và Bộ Tài chính Mỹ đã quyết tâm ngăn sự sụp
đổ tệ hại nhất của ngành ngân hàng bằng cách quốc hữu hóa hai công ty cho vay thế chấp
lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac, tiếp quản Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG;
nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi, tạm thời cấm bán khống đối với các cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán và cụ thể, đã chi 700 tỷ USD mua lại chứng khoán đảm bảo bằng thế
chấp, v.v
3) Các nền kinh tế trong một thế giới được toàn cầu hoá hiện đang nằm trong sự tuỳ
thuộc (Interdependence) ở mức độ cao. Đã xuất hiện một cơ chế xử lý khủng hoảng đại
diện cho cả các nền kinh tế phát triển, lẫn các nền kinh tế đang phát triển - đó là G-20.
Mặc dù cơ chế này chứa đựng không ít khuyết tật, song đây vẫn được coi là một “hiện
tượng” mới của thời đại. Riêng Trung Quốc, tính đến cuối năm 2008, Trung Quốc đã đầu
tư tổng cộng gần 900 tỷ USD vào việc mua công trái Chính phủ Mỹ; từ 550 đến 600 tỷ
USD vào việc mua trái khoán của các thiết chế tài chính liên quan Chính phủ Mỹ, như
Fannie Mae và Freddie Mac. Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư khoảng 150 tỷ USD vào
trái khoán của các doanh nghiệp; 40 tỷ USD vào cổ phiếu Mỹ. Nhìn bề ngoài, dường như
là Mỹ đang tuỳ thuộc vào Trung Quốc, nhưng về thực chất, đây là sự đầu tư nhằm giữa
sự ổn định cho tổng số tài sản ngoại tệ của Trung Quốc, do Cục Quản lý Ngoại tệ Quốc
gia Trung Quốc, các Ngân hàng Nhà nước và Công ty Đầu tư Trung Quốc quản lý, tính
đến cuối năm 2008, đã lên tới khoảng 2350 tỷ USD (tương đương 50% GDP của Trung
Quốc), khi mà đồng USD đang có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào tại thị trường tài chính
quốc tế.
4) Cuộc khủng hoảng tài chính lần này tại các nước phát triển nhất thế giới báo hiệu Thời
đại Pax Americana - Nền hòa bình thế giới dưới sự bá chủ của Mỹ, sẽ kết thúc. Trong
một tương lai không xa, thế giới sẽ sống trong nền hòa bình dưới sự bá chủ kinh tế của
Trung Quốc - gọi là Pax Sinica, mà theo GS. Khoa Lịch sử kinh tế nổi tiếng, Niall
Ferguson, trường Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, thì đây “Không phải là sự lựa chọn,
mà là vấn đề thời gian và định mệnh".
2. An ninh năng lƣợng

Cho đến nay, phần lớn các nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng đều bắt
nguồn từ năng lượng hóa thạch, như than đá, dầu mỏ, khí đốt - là các loại năng lượng
dưới dạng tài nguyên không thể tái tạo lại, được khai thác từ lòng đất và từ các đại
dương. Trong giai đoạn tới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng năng lượng tái tạo đóng
một vai trò quan trọng trong bài toán an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Theo các dự
báo chính thức, nguồn năng lượng tự nhiên hiện nay của thế giới, sẽ cạn kiệt trong thời
gian tới, trong đó dự báo nguồn dầu mỏ thương mại trên thế giới sẽ chỉ còn đủ dùng
khoảng 60 năm, khí tự nhiên 80 năm, than 150-200 năm.
Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết, con người đang sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra
nguồn tài nguyên mới của hành tinh. Theo Báo cáo của WWF, hiện nay con người tiêu
thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Trong giai
đoạn các năm 1970-2000, con người đã khai thác và sử dụng hết tới 40% số lượng động
vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển. Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu
như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% trong giai đoạn các năm 1961-2000.
Ông Martin, người đứng đầu tổ chức WWF nhận định: "Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài
nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử dụng nhưng không nghĩ đến
chuyện phải "trả nợ" cho thiên nhiên, trừ khi Chính phủ mỗi quốc gia phải cân bằng được
giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó".
Bởi vậy, vấn đề an ninh năng lượng đang trở thành vấn đề cấp bách. Hiện nay,
nhiều nước trên thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng, cũng đang hành động
để tăng cường an ninh năng lượng. Lời giải cho bài toán này, đó cũng là các năng lượng
tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, địa nhiêt, v.v ) và tìm ra các nguồn năng
lượng mới (hyđrô, nhiệt hạch, v.v ). Điều đó có thể góp phần xóa đi hàng loạt cuộc
chiến tranh dầu mỏ, hay những cuộc khủng hoảng dầu mỏ… đang có nguy cơ xảy ra.
Chẳng hạn, các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở các vùng, mà tình hình chính trị luôn bất ổn
và mỗi khi khủng hoảng dầu mỏ diễn ra, kinh tế thế giới lại biến động… Đồng thời,
chúng ta nên ngưng lại việc sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí và phải khôi
phục lại những nguồn tài nguyên đã bị tiêu thụ một cách mất cân đối giữa sự phát triển và
công nghiệp hoá của thế giới.

3. An ninh lƣơng thực
Theo dự báo của Tổ chức Nông-Lương Liên Hiệp Quốc, trong năm 2009, số người
thiếu ăn trên thế giới sẽ vượt mức một tỷ, so với 963 triệu người vào cuối năm 2008.
Nguy cơ những người nghèo bị thiếu ăn, theo ông Jacques Diouf, Tổng Giám đốc Tổ
chức Nông-Lương Quốc tế (FAO), sẽ còn gia tăng với tình trạng các kho dự trữ lương
thực trên thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất từ 30 năm nay, trong lúc công việc sản xuất
ngày càng bị hiện tượng biến đổi khí hậu đe dọa. Ông kết luận: “Khủng hoảng lương thực
không những vẫn còn đó, mà lại còn bị khủng hoảng kinh tế tài chính làm cho gay gắt
thêm”. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ tạo ra khoảng 100 triệu “người đói
mới” do việc hàng chục triệu người tại các nước nghèo bị mất công ăn việc làm.
Tại Hội nghị của các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của các quốc gia G 8 gồm: Mỹ,
Nga, Đức, Nhật, Pháp, Canada, Anh và Italia họp bàn về vấn đề lương thực thế giới, tại
Italia, ngày 20/04/2009, Giám đốc Quỹ phát triển lương thực thế giới (FIDA), ông
Kanayo Nwanze, đã tuyên bố “Tới năm 2050, tổng sản phẩm lương thực thế giới buộc
phải tăng gấp đôi mới đáp ứng đủ nhu cầu của cư dân trên hành tinh, để có thể nuôi một
dân số sẽ lên đến 9 tỷ người. Đó là điều đặt ra đối với nền nông nghiệp thế giới phải đáp
ứng trong điều kiện dân số thế giới phát triển bình thường như hiện nay”. Ông Ambroise
Mazal, thuộc Ủy ban Công giáo chống Nạn đói và vì Phát triển (CCFD), tại Hội nghị
cũng đã nhắc nhở rằng: “Các nước giầu phải giữ lời hứa hỗ trợ nông nghiệp các quốc gia
đang phát triển. Trên thực tế, trong số 22 tỷ đô la cam kết nhân Hội nghị Thượng đỉnh
FAO vào tháng 6 năm 2008, cho đến giờ chỉ mới có hơn hai tỷ là được thực sự giải
ngân”. Vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo các quốc gia, đặc biệt là các nước G8, phải có biện
pháp, chính sách tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, phải vạch ra một kế hoạch
hành động cụ thể để tạo ra những thay đổi khuynh hướng đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện nay, xác lập những vấn đề, lĩnh vực then chốt đối với tăng trưởng kinh tế,
đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu.
4. An ninh môi trƣờng
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và
nan giải, trong đó nổi bật nhất có các nhóm vấn đề như: 1) nạn cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên: đất, rừng, nước, tài nguyên khoáng sản, động, thực vật, nhiên liệu

(dầu mỏ, khí đốt ); 2) nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống: ô nhiễm nước, ô nhiễm
phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn ; 3) những tai biến của thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão lũ,
hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ xuống trái đất, sự va chạm giữa các hành tinh Nếu như ở
thế kỷ XVIII, Man-tuýt và Tiu-go mới đưa ra cái gọi là Quy luật về sự giảm dần sự phì
nhiêu của đất đai, tới thế kỷ XIX, Tôm-xơn và Cơ-ru-xơ mới đặt vấn đề về sự cạn kiệt
các nguồn năng lượng trên trái đất, thì ngày nay (thế kỷ XX và XXI), con người đã phải
nói đến nguy cơ cạn kiệt toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo và không tái
tạo trên hành tinh chúng ta, đặc biệt là các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than đá),
nước ngọt và sạch, rừng Đi kèm với quá trình cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
là nạn ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vì, tài nguyên càng cạn
kiệt, có nghĩa là số tài nguyên bị khai thác để đưa vào sản xuất và chế biến càng lớn -
trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện của nền văn minh nông nghiệp và
công nghiệp - thì càng có nhiều chất thải độc hại đi vào môi trường, gây nên hiện tượng ô
nhiễm, làm cho chất lượng môi trường sống ngày càng xấu hơn.
Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng,
mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được, trong đó, đặc biệt nguy hiểm và
nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô-dôn, mưa a-xít, sa mạc
hóa, sự giảm dần độ đa dạng sinh học v.v làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên
trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống.
Một trong những biến đổi sinh thái nguy hiểm nhất là sự biến đổi của khí hậu trái
đất. Sự biến đổi này là hậu quả tổng hợp, tất yếu của các hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Biểu hiện đầu tiên và nguy hiểm nhất là sự tăng lên nhiệt độ trung bình của trái đất, theo
dự đoán vào giữa thế kỷ XXI là từ 1,5°C đến 4,5°C, và kéo theo nó là biết bao hiểm họa
khác. Theo ông G. B. Brôn-tơ-man, nguyên Chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển
của thế giới, thì trừ chiến tranh hạt nhân ra, sự biến đổi của khí hậu là mối đe dọa lớn
nhất đối với loài người. Nó không những đe dọa sự tồn vong của loài người, mà còn uy
hiếp cả tương lai của Trái đất. Khí CO2 là nguyên nhân chính ngăn chặn khoảng 63%
nhiệt lượng Trái đất trên bầu khí quyển. Hiện tại, mỗi năm con người đang thải ra khoảng
7,9 Gton (tỉ tấn) carbon (ở đây tính khối lượng carbon dựa trên đương lượng hóa học thì
trong 3,7 tấn CO2 có chứa 1 tấn carbon) từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, cộng thêm từ 1-

2 Gton C của thảm họa cháy rừng. Giới hạn nguy hiểm chính là mức tăng nhiệt độ trung
bình toàn cầu lên +2°C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp. Gần đây, con số
+2°C đã được Liên Hiệp Quốc, Hội đồng châu Âu, các Chính phủ Anh, Đức và Thụy
Điển thông qua. Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng +2°C, một khi mật độ CO2 có trong bầu khí
quyển chạm mức 450ppm (phần triệu) - theo thống kê trong Báo cáo quan trắc lần thứ 4
của Ủy ban liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC). 1ppm CO2 = 2 Gton C. Hiện nay,
mật độ khí CO2 có trong bầu khí quyển là 390ppm, vì chúng ta đã thải ra tổng cộng 370
Gton C trong thời kỳ công nghiệp hóa. Và như thế có nghĩa là con người chỉ được phép
thải ra thêm 60ppm khí CO2, hay 200 Gton C, tương ứng với mục tiêu 450ppm của
+2°C. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2°C hoặc 3°C, vì
đó sẽ là nhiệt độ của Kỷ giữa Pliocene (thời kỳ cuối thứ ba trong lịch sử Trái đất) và đó là
một hành tinh hoàn toàn khác. Biển băng sẽ không còn tồn tại ở hai cực Trái đất trong
mùa nóng nữa và mực nước biển sẽ dâng cao hơn 25m. Từ năm 1953-2006, lớp băng trên
Bắc Băng Dương đã suy giảm khoảng 7,8% mỗi thập niên. Các sông băng và núi băng
chiếm khoảng 60% lượng băng trên toàn thế giới cung cấp nước cho các đại dương và tốc
độ này đang gia tăng từ cuối năm 2006, với tổng thể tích nước là 416 tỉ m3/năm, với mức
tăng thêm gần 50 tỉ m3 hằng năm. Bởi vậy, mực nước biển dâng cao (Sea level rise -
SLR) là điều không thể tránh khỏi. Theo IPCC, khi SLR dâng cao hơn 1m, Bangladesh sẽ
mất khoảng 1/5 diện tích, hơn 2.000 dặm vuông ở vùng duyên hải và thành thị tiểu bang
North Carolina (Mỹ) sẽ nằm dưới mực nước biển. Ba mươi trong số các thành phố lớn
nhất của thế giới đang nằm gần biển, 1m thủy triều dâng sẽ đẩy trực tiếp 300 triệu người
vào tình trạng nguy hiểm. Các hãng bảo hiểm sẽ có khả năng vỡ nợ do đang phải ngồi
trên “đống lửa”, vì tính cho đến năm 2004, tổng giá trị các tài sản được mua bảo hiểm ở
vùng duyên hải Florida là 1.937 tỉ USD, trong khi ở New York là 1.902 tỉ USD.
Bước vào Thế kỷ 21, ngoài 3 nhóm vấn đề nêu trên, thuộc nhóm các vấn đề thuôc
môi trường vật chất, chúng ta còn quan sát thấy có thêm một nhóm vấn đề thứ 4, đang
ngày càng gây bức xúc mọi quốc gia và người dân. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường tinh
thần của con người. Trong lĩnh vực tinh thần, sự ô nhiễm văn hóa, ô nhiễm đạo đức khó
nhìn thấy, nhưng sự hủy hại thì thật khó lường. Ở đây có thể nêu ra các vấn đề như:
Tham nhũng: là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm

đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Đối tượng tham
nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là
những giá trị tinh thần. Chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham
nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như
yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc
liệt hơn. Tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội, mọi thời
đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với
tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi, là một phần thuộc về bản chất đời sống con
người. Chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không
thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một
nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những
khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách
quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít
nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này. Việc truyền thống bí mật của ngân hàng Thụy
Sỹ đang bị lung lay bởi cuộc chiến chống tham nhũng có tính toàn cầu đã cho thấy việc
làm bất chính của các nhà lãnh đạo tham nhũng của các quốc gia sẽ có khả năng bị phanh
phui trong một tương lai không xa. Chẳng hạn, ngày 12/02/2009, Bộ Tư pháp Thụy sỹ đã
phủ nhận số tiền 6 triệu đô la thuộc về sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Duvalier
(Haiti) đang được gửi trong tài khoản của một Ngân hàng tại nước này. Tòa án đã ra lệnh
trả lại số tiền trên cho đất nước nghèo này ở Mỹ Latinh.
Mạng Internet là một món lợi bất ngờ, nhưng là một nguy cơ tiềm ẩn hết sức lo
lớn. Những hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, hàn the, formol “đầu độc” thể xác con người.
Song, có một thứ “độc tố” đáng sợ hơn, không chỉ làm ô nhiễm đời sống tinh thần của cả
xã hội mà còn “đầu độc” các thế hệ trẻ, khủng khiếp hơn cả ma túy, mại dâm. Đó là
những trang “Web đen” trên mạng Internet. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận
của Mạng Internet, công nghệ mạng Internet kỳ diệu đã biến thành công cụ “truyền
nhiễm” văn hóa đồi trụy, hủy hoại những giá trị văn hoá, đạo đức của mọi nước, mà các
thế hệ trước đó hàng trăm năm đã dày công xây dựng, giữ gìn.
Rửa tiền (Money Laundering) - là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản
mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Theo Quỹ Tiền tệ

Quốc tế (IMF) thì hàng năm có khoảng 640 tỉ đến 1,6 ngàn tỉ USD, tức là khoảng 2-5%
GDP toàn cầu, là tiền bẩn. Phần nửa số này là từ các nước ngoài Tây phương chảy vào
Tây phương, một phần tư là giữa các nước Tây phương. Khoảng 250 tỉ USD tiền bẩn này
đi vào Mỹ (số tiền này còn lớn hơn tổng doanh thu của các công ty Mỹ trong công nghiệp
vũ khí, dầu hoả, và máy bay). Từ đầu thập kỷ 1990, do hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng
kiểm soát ngoại hối, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược lại, là hoàn toàn tự do. Lượng
tiền hoán đổi hàng ngày đã tăng từ 590 tỉ USD năm 1989 lên 1,88 ngàn tỉ năm 2004. Do
đồng đô la Mỹ, hay euro được chính thức sử dụng chung, hoặc được công nhận như là
nội tệ bán chính thức, một số công cụ tài chính mới (như các loại hợp đồng chứng khoán)
đã xuất hiện (có thứ phức tạp đến độ ít người hiểu nổi!). Nhờ thế, nhiều lượng tiền (sạch,
hay bẩn) khổng lồ đều có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt,
ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công quyền
Mặt khác, do độ mở cửa kinh tế ở hầu hết mọi nước đã tăng vọt, nhất là từ 10-15
năm gần đây. Hầu như mọi ngân hàng, công ty tài chính, giao dịch chứng khoán đều có
đối tác quốc tế, thậm chí có thể 100% là của nước ngoài. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu
đã tăng gầp ba (từ 6,8 ngàn tỉ USD năm 1990 đến 19,9 ngàn tỉ năm 2005), mức độ phức
tạp của nó cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm
cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch. Càng
dễ dàng hơn nữa nếu người rửa tiền chịu đút lót ngân hàng, hoặc trả “hoa hồng” cao hơn
bình thường. Bởi vậy, các Chính phủ cũng như các công ty tư nhân ngày càng nổ lực thu
hút vốn từ khắp nơi, dưới dạng đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp. Từ năm 1990 đến 2000,
tổng số lượng đầu tư gián tiếp quốc tế đã tăng gấp mười lần (từ 5 tỉ đến 50 tỉ USD mỗi
năm), đầu tư trực tiếp gần gấp ba (209 tỉ năm 1990 đến 560 tỉ năm 2003).
Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền làm sai lệch các thống kê kinh tế, làm ảnh hưởng
sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào
các thị trường tài chính. Ở các nước chậm tiến, thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề
nhức nhối nhất. Trái lại, các nước phương Tây thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến
khủng bố là quan trọng nhất và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.
Để chống rửa tiền, vấn đề rõ ràng ở đây là là cần phải có sự quyết tâm của các lãnh đạo
mọi quốc gia, và sự phối hợp toàn cầu.

Thế kỷ 20 đã vĩnh viễn qua đi với tính cách là một thời kỳ phát triển “Hoàng kim”,
“Thời vàng son”. Trong Thiên niên kỷ mới, toàn thể nhân loại, các nhà lãnh đạo mọi
quốc gia, tổ chức và các định chế quốc tế đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, với
sự đòi hỏi cao hơn và nhiều hơn về lý trí, sự tư duy khoa học. Việt Nam cũng không nằm
ngoài bối cảnh đã nêu và những đòi hỏi về những tư duy mới đó.
2. VIỆT NAM - THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
ĐẤT NƢỚC THEO HƢỚNG “DÂN GIÀU, NƢỚC MẠNH”
Bước vào thế kỷ 21, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện
cam kết Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ; thị trường nước
ta đang được mở rộng, các rào cản thương mại từ những nước thành viên WTO dần được
dỡ bỏ và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, các hoạt động hợp
tác kinh tế và đầu tư được mở rộng; thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường.
Đồng thời, nhờ có nền chính trị ổn định, an ninh-quốc phòng được đảm bảo, đã tạo môi
trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thế và lực của Việt Nam đã mạnh
lên so với nhiều năm trước. Trên 22 năm, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, đến nay
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế hết sức to lớn, duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao được cả thế giới thừa nhận.
Trong suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra trên diện rộng, nền kinh tế nước ta với độ
mở cao, phụ thuộc không nhỏ vào đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đã chịu nhiều tác động
và những khó khăn, thách thức được dự báo trong năm 2009 sẽ là không nhỏ. Nét nổi bật
là suy giảm tăng trưởng; hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều giảm sút, thị trường
xuất khẩu thu hẹp, đầu tư nước ngoài và nguồn ngoại hối thu được có nhiều hạn chế. Bên
cạnh những khó khăn này, còn nhiều khó khăn nội tại vốn có của nền kinh tế cũng cần
được khắc phục.
Trong 10 năm gần đây, đầu tư trong nước và của nước ngoài gia tăng cao đã tạo đà
tăng trưởng mạnh về kinh tế, nhưng do kinh tế nước ta chưa có sự chuyển biến đáng kể
về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế thấp, nên phát triển chưa
bền vững; hiệu quả đầu tư nhiều năm qua được đánh gia vào loại thấp nhất trong khu vực.
Nguồn lực quý nhất được thế giới coi trọng ngày nay là nhân lực, thì ở nước ta lại
chưa phát huy có hiệu quả; tài nguyên đất đai bị sử dụng manh mún và đang có xu hướng

bị huỷ hoại trầm trọng. Đặc biệt, tài nguyên biển, một khu vực có ý nghĩa sinh tử đối với
vận mệnh đất nước, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết số 03-
NQ/TW về phát triển kinh tế biển, song dường như còn bị lãng quên .
Sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù có nhiều thành tựu kinh tế to lớn, nhưng GDP
theo đầu người của nước ta hiện nay vẫn thấp và còn nằm ở khoảng cách khá xa so với
các nước trong khu vực, chưa bằng 1/2 so với Indonesia, dưới 1/3 Thái Lan. Mục tiêu
hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá theo hướng hiện đại vào năm 2020 vẫn còn khá
xa, trong khi thời gian còn lại không nhiều. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 của Ngân
hàng Thế giới (WB) chỉ ra, cho dù Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao trong thời
gian dài, nhưng đang còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực; bị tụt hậu
về kinh tế tới 51 năm so với Inđônêxia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với
Singapo. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh
của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình (thấp hơn 5 trong thang điểm 10). Còn theo Tổ
chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp ở 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm
trong năm 2008. Chỉ số này cho thấy, tham nhũng nước ta vẫn đang ở mức rất cao.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, lợi thế phát triển của Việt Nam thời gian qua, chủ yếu
dựa trên lợi thế lao động rẻ và khai thác tài nguyên, đó là phương thức phát triển theo
chiều rộng (Extensive Development) đang dần tới ngưỡng không thể vượt qua. Để đảm
bảo tốc độ và năng lực cạnh tranh của mình, Việt Nam tất yếu phải chuyển qua một
phương thức phát triển mới, phát triển theo chiều sâu (Intensive Development) dựa trên
nền sản xuất thâm dụng công nghệ và kỹ thuật, phát huy tối đa những lợi thế cơ bản mà ít
nước có thể sánh được về nguồn lực con người, nông nghiệp châu Á nhiệt đới gió mùa và
hơn một nửa biên giới quốc gia là biển cả bao quanh.
Trong “Thế giới phẳng”, theo Thomas Friedman, “Cả thế giới thách thức một
người, một người có thể coi cả thế giới là đối tác của mình”, tuổi thọ của sản phẩm ngày
một ngắn, thì việc chuyển sang phương thức phát triển theo chiều sâu, đã trở thành đòi
hỏi bức bách. Chậm chuyển đổi sang phương thức sản xuất theo chiều sâu, dựa trên các
lợi thế, để tiến nhanh ra biển, khai thác và làm chủ biển khơi có thể làm lỡ bước của cả
dân tộc trong một thế giới đang phát triển nhanh, mà người Nhật đã từng nhìn nhận
không phải “Sai một ly, đi một dặm”, mà là “Sai một ly, đi một đời”.

Với phương thức phát triển hiện nay, về thực chất, nền kinh tế Việt Nam đang đi
theo con đường phát triển theo chiều rộng. Một khi phương thức phát triển theo chiều
rộng tiến đến giới hạn của nó, thì tốc độ phát triển bị giảm sút nhanh và nền kinh tế sẽ
chịu nhiều tác động tiêu cực. Nếu không nhận thức được điều này để có biện pháp đối
phó kịp thời, trong 10 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải nhiều nan giải. Đã đến lúc
kinh tế Việt Nam phải vươn lên tầm cao mới để có khả năng cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Hướng vào phát triển kinh tế đất nước một cách ổn
định và bền vững, mỗi bộ, ngành và từng địa phương cần xác định được những lợi thế
cạnh tranh, thế mạnh của riêng mình. Lâu nay, ở nước ta còn tồn tại một nghịch lý là địa
phương, ngành và bộ nào cũng đều xây dựng chiến lược phát triển. Nhưng trên thực tế,
do chưa có tầm nhìn xa cũng như thiếu những dự báo về sự phát triển khoa học và công
nghệ thế giới và khu vực, nên thường mang tính phân tán, không gắn kết với nhau vì mục
tiêu phát triển chung của cả quốc gia. Đến nay, nhận thức về trình độ phát triển công
nghiệp, công nghệ, khả năng cạnh quốc gia của Việt Nam trên quy mô thế giới và khu
vực vẫn đang còn là bài toán nan giải đối với nền kinh tế .
Để chấn hưng đất nước theo hướng dân giầu nước mạnh, đạt được mục tiêu KT-
XH trong thiên niên kỷ mới, theo chúng tôi, những nội dung lớn của phát triển kinh tế
nên tập trung vào việc biến nước ta trở thành: Một cường quốc sản xuất sản phẩm nông
nghiệp cho thế giới; Một cường quốc về kinh tế biển, và Một cường quốc về nguồn nhân
lực có kỹ năng cao.
Một cường quốc sản xuất sản phẩm nông nghiệp
Trong một thế giới ngày càng mở rộng, từ tiềm năng và lợi thế của nước nhiệt đới,
được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên sinh thái với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù,
Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn nông - lâm - thuỷ sản làm mục tiêu để trở thành một
trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Mặc dầu chỉ mới gia nhập thị
trường thế giới trong khoảng thời gian không dài, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thuỷ sản liên tục gia tăng, gần đây đã đạt 20 tỷ USD/năm và nếu tập trung phát triển
mạnh theo hướng này, nhiều dự báo cho rằng, Việt Nam có thể đạt trên 40 tỷ USD trong
một thời gian không xa. Tiềm năng xuất khẩu có nhiều, những mặt hàng có thể vươn lên
dẫn đầu thế giới có thể là lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, rau quả, hạt điều và sản phẩm

gỗ.
- Lúa gạo: Nhìn trên bản đồ thế giới, dễ dàng nhận thấy, Việt Nam đã trở thành cường
quốc lương thực thứ hai. Với truyền thống văn minh lúa nước có lịch sử và kinh nghiệm
từ hàng nghìn năm trước, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu công nghệ nông nghiệp
trồng lúa cho nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước ở châu Phi và Mỹ La tinh. Trong
điều kiện an ninh lương thực bị đe doạ, khả năng này hoàn toàn hiện thực, bởi Việt Nam
trồng lúa quanh năm với nhiều giống năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn (dưới
100 ngày). Lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới có thể là giải đáp tốt để giải quyết
nạn đói, đôi khi khá triền miên ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.
- Cà phê Việt: Sau Brazil, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một cường quốc xuất
khẩu cà phê. Thương hiệu Cà phê Việt ngày càng được khẳng định ở đẳng cấp cao trên
thị trường quốc tế. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến 40 nước và vùng lãnh
thổ. Thị trường xuất khẩu chính là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp,
Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan , trong đó Đức và Mỹ luân phiên là 2 thị
trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.
- Hạt điều: Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, cường quốc điều, để trở thành quốc gia dẫn đầu
thế giới về xuất khẩu. Chất lượng nhân điều Việt Nam cũng được coi là số 1, thơm ngon
hơn hẳn nhân điều Ấn Độ, Brazil hay Tanzania. Thị trường điều Việt Nam tập trung ở
một số nước, trong đó, Hoa Kỳ chiếm 40%, Trung Quốc - 20%, châu Âu - 20% và còn lại
là Nga, Trung Đông và Nhật Bản.
- Cao su: Cây cao su Hevea Brasiliensis có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam
Mỹ), có mặt ở Việt Nam từ năm 1897. Đồn điền cao su đầu tiên ở nước ta có 400 cây
giống, năm 1920, diện tích cao su đạt 7.000 ha, cho sản lượng 3.000 tấn mủ. Vào năm
1945, diện tích cao su cả nước đạt 138.000 ha. Sau ngày thống nhất, cây cao su đã được
mở rộng trồng trên địa bàn cả nước. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam dự tính đến
năm 2015 sẽ đưa diện tích cao su lên 50 vạn ha. Theo hướng phát triển đa ngành, nhằm
sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có, gia tăng giá trị sản phẩm và các lợi thế tiềm
năng. Hiện nay, ngành cao su Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, đang có nhiều hứa hẹn để
mở rộng thị trường tiêu thụ đến nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
- Thuỷ sản: Trong 10 năm vừa qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có bước phát triển

nhanh, đầy ấn tượng. Từ chỗ không có tên, đến nay thuỷ sản Việt Nam đã đứng vào
nhóm 10 nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Hồ tiêu. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), quý 1/2009 Việt Nam xuất khẩu được
27.075 tấn hạt tiêu với kim ngạch 65,9 triệu USD, cao nhất trong hơn hai năm qua. So
với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu tiêu tăng 11.506 tấn về khối lượng.
- Riêng về mặt hàng đồ gỗ, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước đạt kim
ngạch xuất khẩu từ 3 đến 5 tỷ USD hàng năm.
Ngoài những mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao, nước ta còn có nhiều nông
sản xuất khẩu khác phù hợp với những nước ôn đới trong mùa đông lạnh như rau củ quả,
chè, v.v là các mặt hàng đang phát triển với tốc độ cao.
Là một nước nông nghiệp nhiệt đới, với hơn 71% cư dân làm nông nghiệp; với
bản chất cần cù chịu khó và được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu,… Việt Nam đã
hình thành được nhiều vùng kinh tế sinh thái từ Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu
Long, Đồng bằng sông Hồng và tới đây là Tây Bắc và vùng ven biển Tuy nhiên, nhìn
chung sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp,
chưa có thương hiệu mạnh và thiếu sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan
và Trung Quốc. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu là
giống, công nghệ sau thu hoạch và chế biến.
Đối với lúa gạo, tổn thất sau thu hoach thường từ 9 đến 17%, thậm chí 20-30%;
nghĩa là chúng ta mất khoảng 3.000 tỷ đồng hàng năm, là số tiền lớn hơn nguồn thu ngân
sách của nhiều tỉnh hiện nay.
Trong sản xuất rau quả, đến nay cả nước đã có trên 600.000 ha với sản lượng 4-5
triệu tấn/năm. Do sản phẩm không qua chế biến, tiêu thụ không kịp thời, giá thấp nên thu
nhập của nông dân giảm sút từ 15 đến 30%. Đất nước có nhiều loại cây quả đặc sản
nhưng năng lực chế biến chỉ đạt chừng 2% sản lượng, phần lớn sử dụng dưới dạng tươi
sống, thiếu cách thu hoạch và bảo quản thích hợp nên tổn thương cơ học và độ thối rữa
rất cao.
Từ thực trạng hiện nay, để nông nghiệp nước ta có thể trở thành cường quốc cung
cấp nông sản cho thế giới thì khoa học và công nghệ phải giữ vai trò trung tâm. Chiến
lược khoa học công nghệ nông nghiệp cần tập trung tạo những đột biến về Giống và

Công nghệ chế biến sau thu hoạch. Điều này chỉ có thể làm tốt khi có cơ chế chính sách,
chế độ thích hợp nhằm thu hút chuyên gia, nhà nông học trong, ngoài nước và, nhất là,
doanh nghiệp đầu tư công sức và trí tuệ vào lĩnh vực này.
Trở thành cường quốc về kinh tế biển
Là một nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có bờ biển dài hơn 3126
km, thềm lục địa rộng với hàng ngàn đảo giầu nguồn lợi thuỷ hải sản, dầu mỏ, khoáng
sản, nguyên liệu hydrat, muối,… Cùng với tài nguyên biển đảo là hệ thống cảng biển
nước sâu (Cam ranh, Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng, ), nhiều vịnh đẹp và bãi biển
nổi tiếng, như Hạ Long, Nha trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Dọc theo bờ biển chạy dài
còn biết bao bãi cát đẹp có thể xây dựng thành những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các
resort, bãi tắm có tầm quốc tế. Tài nguyên và thế mạnh biển hiện có cho phép chúng ta
khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những
cường quốc về kinh tế tế biển.
Nhìn vào bản đồ thế giới có thể thấy, nếu có một con kênh đào, kiểu kênh đào
Panama hay kênh Suy-ê nằm giữa Thái Lan và Malaixia thì nước ta sẽ trở thành một
trung tâm trung chuyển với dung lượng hàng hoá vô cùng to lớn. Chắc chắn khi đó, đảo
Phú Quốc sẽ thay thế Singapo với năng lực lớn như cảng Amsterdam nổi tếng của Hà
Lan. Lịch sử phát triển của các thành phố cảng lớn trên thế giới, như Chicago (Mỹ),
Amsterdam (Hà Lan), hay Osaka (Nhật Bản), giúp cho chúng ta rút ra, xét về vị trí
hàng hải thì không nơi nào tốt hơn vịnh Vân Phong của Việt Nam. Các thành phố cảng
nổi tiếng thế giới nói trên trong giai đoạn đầu đều là những đầu tàu kinh tế của Mỹ, Hà
Lan và Nhật Bản. Cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế châu Á, khối lượng hàng hoá giao
dịch tăng lên nhanh chóng, trong khi hàng không không đủ sức đảm bảo, thì vận chuyển
đường biển ngày càng có vai trò then chốt. Hàng hoá sẽ từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái
Lan, Campuchia, Lào đi ngang qua Việt Nam để đến với thế giới và ngược lại, sẽ là cơ
hội để dịch vụ cảng biển Việt Nam có được những nguồn thu to lớn. Gần đây, bằng sự
phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đóng tầu cho phép chúng ta tin tưởng
rằng, Việt Nam đủ sức và có thể chiếm lĩnh được thị phần cao trong dịch vụ cảng biển,
cũng như vận tải biển.
Ngành khoa học công nghệ biển của Việt Nam hiện còn rất non trẻ, có thể nói là

sơ khai. Số liệu điều tra cơ bản chưa nhiều, thiếu đồng bộ, tản mạn. Vì vậy, cần xây dựng
ngành khoa học công nghệ biển để có hiểu biết cơ bản về điều kiện tự nhiên biển, cập
nhật những hiểu biết này theo những biến đổi khí hậu toàn cầu Việc phát triển ngành
khoa học biển sẽ góp tiếng nói vào việc quy hoạch sử dụng không gian các vùng duyên
hải, cận duyên, đặc biệt là quy hoạch hệ thống cảng biển sao cho phù hợp với quy luật tự
nhiên. Đặc biệt, cần chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển
chủ yếu, đó là: Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong khảo sát, điều tra, thăm dò tài
nguyên biển và đại dương; Khai thác và chế biến hải sản; Thăm dò và khai thác dầu khí;
Thăm dò và khai thác khoáng sản biển; Du lịch biển; Dịch vụ cảng biển và không gian
biển; Công nghiệp tầu thuỷ và vận tải biển… Phải sử dụng công nghệ cao trong hàng loạt
các hoạt động thăm dò và khai thác biển như: Công nghệ khai thác năng lượng biển;
Công nghệ thăm dò và khai thác hải sản xa bờ; Công nghệ sinh vật biển, nghiên cứu chủ
yếu để tạo ra các giống nuôi trồng mới ưu việt, các giống có tính đột phá để đẩy mạnh
quá trình nuôi sản phẩm biển; Công nghệ khai thác các loại dược phẩm, nghiên cứu vai
trò tính tự nhiên của sinh vật biển, từ trong các sinh vật biển rút ra những kháng khuẩn,
các chất độc kháng bệnh, kháng khối u, kháng già hoá, tạo nên những dược phẩm mới và
thực phẩm dưỡng sinh tốt; Công nghệ thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển,
nhất là công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ khai thác kim loại đáy biển; Công nghệ
tổng hợp tài nguyên biển, trong đó có công nghệ làm nhạt nước biển, công nghệ tách, rút
các nguyên tố: K, Br, Li, U từ nước biển; Công nghệ thăm dò môi trường biển để tăng
khả năng dự báo về môi trường biển, đề phòng thiên tai, tăng năng lực bảo vệ môi trường
biển… Đồng thời, trong quá trình đó, cần có sự đầu tư, phối hợp, nghiên cứu một cách
toàn diện để tạo thành sức mạnh tổng hợp, kết hợp được chặt chẽ giữa quốc phòng với
khoa học công nghệ biển, kinh tế, chính trị trên biển. Quốc phòng trên biển mạnh sẽ là
chỗ dựa cho bà con ngư dân, các lực lượng ra làm ăn trên biển.
Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là
ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là
thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Mặc dù Việt Nam đã có
một số cảng “tầm cỡ khu vực”, “tầm cỡ thế giới”, nhưng trên thực tế, nước ta vẫn chưa có
cảng nào có thể tiếp nhận được tàu trọng tải 50.000DWT hoặc tàu container sức chở

3000TEUs. Với những cảng biển hiện có, chúng ta đang rất lạc hậu so với một số nước
trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển
quốc gia có vai trò to lớn, quyết định đến kết quả sự phát triển của đất nước.
Hoạt động của một cảng biển có thể đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn, chẳng hạn
như Cảng Rotterdam của Hà Lan - hiện là cảng lớn nhất Châu Âu, Cảng London của
Anh, Hamburg của Đức, Antwerp của Bỉ,… Để đáp ứng được tốc độ phát triển cao của
Việt Nam trong giai đoạn tiến ra biến tới đây, cần phải nới rộng tầm nhìn trong quy
hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam. Bởi vậy, tiêu chí thời gian để quy hoạch cho hệ
thống cảng biển quốc gia không thể là 20 năm, mà phải là 50 năm, hay lâu hơn nữa, để
tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển của Việt Nam có những bước tiến theo kịp và phù
hợp với sự phát triển của thời đại. Trong đó, ngoài việc đang hình thành 5 cảng container
liên doanh có cùng quy mô cũng để đón tàu container sức chở 6000TEUs cập bến vào
năm 2009- 2010 ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt cần phải tập trung đẩy
mạnh đầu tư ngay vào việc xây dựng một cảng trung chuyển tầm cỡ thế giới (gồm cảng
container, cảng tổng hợp, cảng chuyển tải nhiên liệu ), như Cảng Vân Phong ở nước ta.
Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" của BCHTƯ Đảng lần
thứ 4 khoá X đã xác định: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển
với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với
tầm nhìn dài hạn”. Định hướng chiến lược đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế biển Việt Nam là: "Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, khoa học&công nghệ, tăng cường cũng cố quốc phòng, an ninh, làm
cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế
trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước ”.
Nhấn mạnh 2 nội dung của định hướng phát triển trên đây, nhiều nhà phân tích
cho rằng, nếu “Phát triển nước ta thành cường quốc nông nghiệp và cường quốc kinh tế
biển của thế giới” thì mọi vấn đề về phát triển đất nước đều đã tập trung vào khu vực
chiếm hơn 80% dân số cả nước với trọng số lớn là nông dân. Nếu làm tốt 2 nội dung này,
chúng ta sẽ giải quyết cơ bản vấn đề an sinh xã hội, giải quyết được cả 3 vấn đề lớn,
mang tính sống còn mà toàn thế giới đang hết sức quan tâm, đó là: An ninh lương thực;

An ninh năng lượng và An ninh môi trường. Đảm bảo được những vấn đề an ninh nêu
trên, cũng là đã giải quyết được những mục tiêu nêu trong chiến lược phát triển bền vững
trong những thập kỷ tới của quốc gia.
Nhân lực có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao là giải pháp hàng đầu
Trong một đất nước trên 86 triệu dân, 63% thuộc độ tuổi 30-40; cho dù với xuất
phát điểm thấp, nhưng thay vào đó, người Việt lại rất cần cù, thông minh, chịu khó và
luôn sáng tạo. Gia nhập WTO, nước ta có một lợi thế, khó có nước nào nào sánh được.
Đó là nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, trong Báo cáo
phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng Thế giới (WB) nêu rõ một thực trạng khá “bi
quan”. Đội ngũ sinh viên Việt Nam xếp hạng chót trong khu vực với tỷ lệ 10% người
trong độ tuổi 20-24 học đại học. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 15%, ở Thái Lan là 41% và ở
Hàn Quốc tới 89%. Đội ngũ Thợ - công nhân hiện đang làm việc chỉ có 30% được đào
tạo nghề. Năng suất lao động Việt Nam tính theo ngày công chỉ đạt 5,5 USD, tức là mỗi
giờ lao động mới được gần 0,7 USD. Trong khi, theo Báo cáo của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) năm 2007, trung bình mỗi năm, 1 lao động ở Mỹ làm ra khối lượng sản
phẩm trị giá 63.885 USD; ở Pháp là 54.609 USD. Còn nếu tính năng suất lao động theo
giờ thì lao động Mỹ làm ra của cải trị giá 35,63 USD; lao động Pháp với 35,13 USD. Còn
đội ngũ Thầy - cán bộ ngiên cứu, cán bộ KH&CN, tuy đông về số lượng, nhưng chất
lượng không cao (nhất là thiếu chuyên gia đầu ngành, các tổng công trình sư và các nhà
quản lý tài năng), các công bố quốc tế của Việt Nam còn ít, số sáng chế và giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng bảo hộ ở nước ngoài và ngay ở trong nước
cũng chưa nhiều, số các công trình khoa học có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã
hội cũng còn hạn chế. Theo số liệu điều tra sơ bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với
474 tổ chức KH&CN thuộc các bộ ngành trung ương, trong 3 năm từ 2005 đến 2007 chỉ
có 2606 bài báo quốc tế, 166 sáng chế và 203 giải pháp hữu ích được cấp bằng bảo hộ
trong nước và nước ngoài. Về mức đầu tư cho hoạt động KH&CN tính trên đầu người,
Việt Nam khoảng 5USD (năm 2007), trong khi con số đó của Trung Quốc khoảng
20USD (năm 2004) và đặc biệt là Hàn Quốc khoảng 1.000 USD (năm 2007). Theo Báo
cáo Nhóm chuyên gia Havard năm 2008: “Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như
nền KH&CN của Việt Nam là một thất bại”. Theo Viện Thông tin Khoa học của Mỹ

(Institute for Scientific Information - ISI), trong10 năm, các nhà khoa học Việt Nam có
tổng cộng 4 ngàn bài báo khoa học đã công bố (tính tới tháng 2/2007) trên các tạp chí
quốc tế chuẩn mực. Nhưng con số đó chỉ tương đương 1/3 số bài báo của các nhà khoa
học Malaixia, 1/5 của Thái Lan, 1/11 của quốc đảo Singapo, 1/45 của Hàn Quốc, 1/108
của Trung Quốc và 1/700 bài báo của Mỹ. Có lẽ vì vậy mà, trong lĩnh vực công nghệ cao,
Hội thảo quốc gia về Đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội, do Bộ GD-ĐT
và Bộ KH&CN, tổ chức vào ngày 11/04/2009 đã có nhận định “Cho đến nay, Việt Nam
chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh
vực công nghệ cao mà mới chỉ dừng ở mức độ làm chủ một vài công đoạn, một số quá
trình hoặc một số yếu tố công nghệ cao nào đó mang tính chuyên ngành”. Từ những vấn
đề đã nêu, ngay trong giai đoạn tới đây, phải gấp rút xây dựng chiến lược xây dựng đội
ngũ các nhà khoa học đầu đàn, thu hút nhân tài, hệ thống đánh giá, giám định cán bộ
thuộc mọi lĩnh vực, cũng như một chiến lược GD-ĐT có tính “Mở” và “Mềm”, liên kết
mật thiết với nhau và có khả năng cung ứng hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng để
thực hiện có kết quả sự nghiệp CNH&HĐH ở nước ta.
Tổng quát lại, một số nội dung và giải pháp xây dựng đất nước theo hướng “Dân
giầu nước mạnh” nêu ra trên đây là vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển
Việt nam trong tương lai. Thiết nghĩ, điều quan trọng khi thực hiện hướng đi này là phải
nhận rõ lợi thế so sánh giữa nước ta với các nước khu vực và trên thế giới trong tầm nhìn
dài hạn, không chỉ 5-10 năm, mà là 50 năm, thậm chí tới hàng thế kỷ. Hiện nay, chúng ta
tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nuớc cùng với việc triển khai trên quy mô
quốc gia hàng loạt các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị, khu chế xuất, Thực hiện
công cuộc này, nhất thiết phải tiến hành chuyển đổi cả về phong cách lãnh đạo, tư duy,
lối sống và nghề nghiệp cho bộ phận lớn dân cư và hàng chục triệu người đang sinh sống
ở các vùng nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù có nhiều khó khăn trước mắt, nhưng thuận lợi và cơ hội khai thác có nhiều
triển vọng; đó chính là: Môi trường chính trị xã hội ổn định; Tiềm năng tăng trưởng kinh
tế cao; Thị trường nội địa có nhu cầu đa dạng về hàng hoá và dịch vụ; Nguồn vốn trong
dân cho đầu tư còn nhiều, chưa huy động hết, và, trong tình hình suy giảm kinh tế toàn
cầu, Giá vật tư nguyên liệu, máy móc, thiết bị đang xuống thấp trong khi nhu cầu phát

triển nước ta cần nhiều. Mặt khác, các nhà đầu tư và tài trợ nước ngoài vẫn tin tưởng vào
triển vọng phát triển của Việt Nam, vẫn coi Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Kết luận
Trước thời cơ, thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức, thậm chí nguy cơ
phải đối mặt, có thể thấy, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhất
định Việt Nam sẽ thắng lợi. Trong điều kiện mới, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc,
tập hợp được sức mạnh của mọi người dân yêu nước; tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng
độc lập dân tộc trên thế giới trong xu thế nêu cao ý thức dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc
lập, chủ quyền toàn vẹn quốc gia nhằm hạn chế cao nhất tác động bất lợi của toàn cầu
hóa kinh tế, chống lại sự thao túng của các thế lực phản động quốc tế, chúng ta có thể
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Để có độc lập
dân tộc thật sự, để mọi người Việt Nam đều được tự do, hạnh phúc thì không có con
đường nào khác, phải gắn liền độc lập dân tộc với mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Bởi suy cho
cùng, chủ nghĩa xã hội mới có thể giải phóng được dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
Nhìn giai đoạn cách mạng vừa qua qua, suy ngẫm lại những gì mà thế hệ trước đã
làm, thế hệ ngày nay càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình. Trong kháng chiến chống
Mỹ, người Việt Nam đã thể hiện 3 đức tính ưu việt: Nhân, Trí, Dũng. Cái Trí hiện nay
đang được phát huy mạnh mẽ nhất là trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của thế hệ trẻ. Giai đoạn ngày nay đang đòi hỏi cái Dũng lớn, cái Dũng bây giờ là dám
lao vào những địa hạt khó khăn, không chùn bước; nếu không sẽ không thể vươn lên
được. Chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, sản xuất, kinh doanh đòi hỏi dũng khí rất lớn. Bởi
vậy, thế hệ ngày nay phải cùng nhau xây dựng và thực hiện một Tầm nhìn mới thông qua
chương trình hành động khai thác những lợi thế so sánh của nước nhà vừa mang tính lâu
dài vừa có tính khả thi để thực hiện những mục tiêu chiến lược đặt ra. Chỉ có như vậy,
Việt Nam mới đủ năng lực hoà nhập và bắt kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới
và khu vực. Chính điều này sẽ góp phần làm cho Việt Nam có thêm nhiều chiến thắng to
lớn hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, nông nghiệp,
v.v trong Thiên niên kỷ mới.


TS. Nguyễn Văn Lạng
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

×