Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Kiểm soát dòng vốn ở việt nam thách thức và khuyến nghị.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.78 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------*****---------
TIỂU LUẬN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
ĐỀ TÀI
KIỂM SOÁT DÒNG VỐN Ở VIỆT NAM
THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ
HỌ VÀ TÊN : TRỊNH THỊ HUYỀN
LỚP : K18 QTKD 3
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI
CƠ QUAN GVHD: TRƯỜNG ĐHKT-ĐHQGHN
Hà Nội - 2011
Mục lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ............................... 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN GIAI ĐOẠN
1990 – 2010 ............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM SOÁT DÒNG VỒN
Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 32
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ODA


Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
2 FDI
Foreigne direct
investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3 FPI
Foreigne Portfolio
Investment
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
4 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới
5 VND Việt Nam đồng
6 NHNN Ngân hàng Nhà nước
7 CCI
Capital Controls Index Chỉ số đánh giá mức độ
kiểm soát vốn
8 CBFI
Cross-Border Financial
Index
Chỉ số đánh giá luồng tài
chính xuyên biên giới
9 AREAER
Annual Report on
Exchange Arrangements
and Exchange

Restrictions
Báo cáo thường niên về các
thỏa thuận trao đổi và hạn
chế giao dịch
10 VASB
Viet Nam Associations
of stock business
Hiệp hội kinh doanh chứng
khoán Việt Nam
11 TTCK Thị trường chứng khoán
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chỉ số trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997
.............................................................................................................................12
DANH MỤC CÁC HÌNH
ii
iii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện công cuộc Đổi mới với chính sách mở cửa hội nhập do Đảng ta
đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế
trong nước đạt mức tăng trưởng cao (bình quân 7,5%/năm), đời sống của nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt kể từ khi việc hội nhập quốc tế sâu rộng và
toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thành tựu mà Việt Nam đạt được
trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
Thực tế là, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đổi
ngoại tệ thành nội tệ. Kết thúc quá trình kinh doanh, nhà đầu tư sẽ đem cả vốn
lẫn lời đổi lấy ngoại tệ để đem về nước. Tuy nhiên vấn đề lớn xảy ra là nếu cùng

lúc các nhà đầu tư (thường là ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước sẽ
làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến và điều này gây áp lực lớn lên tỷ giá.
Thêm vào đó, những năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính
toàn cầu, đặc biệt từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra
tại châu Á và sau đó lan ra các châu lục khác xẩy ra, đã mở ra một xu hướng mới
trong mục tiêu kiểm soát dòng vốn, đó là việc nhiều nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam tìm cách hạn chế dòng vốn đầu cơ chảy vào thị trường. Đây là
một xu hướng đảo ngược hoàn toàn so với nỗ lực tự do hóa dòng vốn trên phạm
vi toàn cầu kể từ những năm 80 của thế kỷ trước.
1
Tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát dòng vốn tới nay vẫn là một
vấn đề tranh cãi và cần tính toán kỹ trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến
những lợi ích của việc đầu tư. Để việc kiểm soát dòng vốn mang lại hiệu quả cao
hơn cần kết hợp cả việc kiểm soát dòng vốn vào với việc kiểm soát dòng vốn ra.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, có mối nguy hiểm rằng nếu việc kiểm soát dòng vốn
không hiệu quả trong việc ngăn chặn dòng vốn đầu cơ vào các nước đang phát
triển, nó sẽ tạo tiền đề cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Trong tuyên bố
được đưa ra tại buổi họp ngày 17/12/2010, Quỹ tiền tệ quốc tế tuyên bố “Việc
các dòng vốn biến động mạnh đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng
gần đây, xét đến cả yếu tố dễ chịu ảnh hưởng và cú sốc lan truyền”.
Thực tế cho thấy việc kiểm soát vốn ngày càng được chấp nhận là một
công cụ chính sách, đặc biệt là khi có những bằng chứng cho thấy một số chính
sách này có hiệu quả, và số nước chấp nhận sử dụng các biện pháp này nhằm
ngăn chặn dòng vốn đổ vào cũng ngày càng tăng lên. Điều này lại tạo ra nguy cơ
rằng một số nước đã sử dụng việc kiểm soát vốn thay cho việc cải cách cơ cấu để
tăng cường khả năng chống đỡ trước các cú sốc kinh tế, hoặc tránh các điều
chỉnh tỷ giá hối đoái và do đó làm cho quá trình cân bằng lại toàn cầu trở nên
phức tạp hơn.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài này với mục tiêu định vị lại các hình
thức kiểm soát dòng vốn, các mục tiêu cơ bản của kiểm soát dòng vốn, cũng như

đưa ra thực trạng về kiểm soát dòng vốn ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề xuất
một số biện pháp kiểm soát dòng vốn trong giai đoạn hiện nay.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tổng quan về một số nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khái
niệm về kiểm soát dòng vốn, các bài học kinh nghiệm về kiểm soát dòng vốn ở
2
một số quốc gia, tổng hợp dữ liệu về thực trạng kiểm soát dòng vốn của Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác
kiểm soát dòng vốn ở Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao phải kiểm soát dòng vốn ở nước ta?
- Điều kiện để kiểm soát dòng vốn là gì?
- Khuôn khổ chính sách nào phù hợp cho kiểm soát dòng vốn?
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp
nghiên cứu, tham khảo và tổng hợp số liệu; phương pháp suy luận logic; phương
pháp so sánh.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm các chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2010
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM SOÁT DÒNG
VỐN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN
1.1 Một số nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.1.1 Vốn ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official
Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi

vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất
thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục
tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc
lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Lợi ích của ODA:
Thứ nhất, nếu là khoản vay từ nguồn vốn ODA mức lãi suất thấp (thường
dưới 20%, tính trung bình từ 0.25%/năm);
Thứ hai, Thời gian cho vay của nguồn vốn ODA cũng như thời gian ân
hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm);
Thứ ba, như chúng ta biết trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện
trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
Bất lợi, hạn chế của ODA: Bên cạnh những lợi ích mang lại trong sự phát
triển kinh tế nước ta, nguồn vốn ODA cũng có một vài điểm bất lợi, cụ thể đó là:
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế
quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng
hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa
thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu
có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ
đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
4
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng
thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù
hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA
trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia
nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu
trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế
cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc
biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước
tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản

xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng
thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của
nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián
tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải
hoàn lại tăng lên.
1.1.2 Vốn FDI
WTO đưa ra định nghĩa về FDI “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra
khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các
cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi
là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty”.
5
Lợi ích của FDI: Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các
quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các
quốc gia khác mà minh sẽ đầu tư. Như vậy nước đi đầu tư sẽ có nhiều lợi ích về
kinh tế cũng như chính trị. Bên cạnh đó, nước nhận đầu tư cũng có nhận được
những lợi ích đáng kể:
Một là, Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Hai là, Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý bởi các nước đi đầu tư sang
nước khác thường là các quốc gia có lợi thế lớn về sản phẩm hàng hóa mà họ
đem đầu tư do vậy chúng ta sẽ học hỏi được công nghệ và bí quyết từ họ.
Ba là, FDI đưa nước ta tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Bốn là, Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công, người lao động có
thể được đào tạo bởi đội ngũ quản lý trình độ cao từ các quốc gia sang đầu tư.
Năm là, Nguồn thu ngân sách lớn.
Bất lợi, hạn chế của FDI: Mặt trái của nó là:

Tạo ra một cơ cấu bất hợp lí, do thông thường các nhà đầu tư nước ngoài
chỉ tập trung vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
Gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Đó là ngày càng nhiều cán bộ
đang công tác tại các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu,... chuyển ra làm việc
cho các tổ chức, các công ty nước ngoài bởi những chính sách lương, thưởng,
điều kiện làm việc hấp dẫn mà họ trả cho các bộ công nhân viên.
Chuyển giao công nghệ lạc hậu, do nhiều nhà đầu tư đã cho chuyển giao
sang các nước nhận đầu tư như một phần vốn góp.
Tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước.
1.1.3 Vốn FPI
6
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI - Foreign Portfolio Investment) là hình
thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới mà các nhà đầu tư không tham gia vào các
hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp như trong hình thức Đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua
cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư
chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Lợi ích của FPI
FPI góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm
chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro; thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống tài chính nội địa và thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với
các chính sách của chính phủ.
Bất lợi, hạn chế của FPI
Thứ nhất, nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi
vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài
chính của nó.
Thứ hai, vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ
khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng
tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh
tế.

Thứ ba, FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
1.2 Kiểm soát dòng vốn
1.2.1 Khái niệm
Theo Wikipedia kiểm soát dòng vốn “là thực hiện các biện pháp can thiệp
của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng
7
vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất
định của Chính phủ.
1.2.2 Mục tiêu
• Hạn chế số lượng dòng vốn đổ vào các quốc gia.
• Thay đổi cấu thành dòng vốn (đặc biệt đối với các dòng vốn đáo hạn dài).
• Giảm áp lực về tỷ giá hối đoái thực.
• Tạo ra chính sách tiền tệ độc lập hơn.
Như một nguyên tắc mà các quốc gia cần nắm khi thực hiện kiểm soát
dòng vốn nước ngoài, Robert Mundell - Paul Krugman, 1999 cũng khẳng định
rằng “Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2
trong 3 yếu tố của bộ 3 bất khả thi. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá
nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như
Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng
vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada),
hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ, nhưng phải thả
nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết
Châu Âu)”
1.2.3 Phương pháp
1.2.3.1 Kiểm soát dòng vốn trực tiếp
Kiểm soát dòng vốn trực tiếp hay còn gọi là kiểm soát dòng vốn mang
tính hành chính: là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán
liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính
hành chính. Kiểm soát hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài
chính từ nước này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt

những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn.
8
1.2.3.2 Kiểm soát dòng vốn gián tiếp
Còn gọi là kiểm soát dòng vốn dựa trên cơ sở thị trường: là việc hạn chế
những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp
thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn,
từ đó hạn chế những giao dịch này. Việc kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các
hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên
dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và
khuyến khích các dòng vốn dài hạn.
1.2.4 Cán cân vốn (Capital Account)
Trong kinh tế vĩ mô và tài chính quốc tế, cán cân vốn là một trong hai
thành phần chính của cán cân thanh toán - Balance of Payment – thành phần còn
lại là cán cân vãng lai – Current Account. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài
sản (gồm tài sản thực như bất động sản, hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước và người cư trú ở quốc gia khác.
Biểu diễn của cán cân vốn:
Cán cân vốn = Thay đổi chủ sở hữu nước ngoài đối với tài sản trong nước
– Thay đổi chủ sở hữu trong nước đối với tài sản nước ngoài = Đầu tư trực
tiếp(FDI) + Đầu tư gián tiếp(FPI) + Đầu tư khác + Tài khoản dự trữ.
1.2.5 Chỉ số CCI và CBFI
CCI là viết tắt của từ tiếng Anh Capital Controls Index nghĩa là chỉ số
đánh giá mức độ kiểm soát vốn; CBFI là viết tắt của Cross-Border Financial
Index (tạm dịch là Chỉ số đánh giá luồng tài chính xuyên biên giới). Với sự biến
động của dòng vốn, đánh giá mức độ hiệu quả và ảnh hưởng của dòng vốn đối
với quốc gia là một công việc hết sức cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay chưa có
đánh giá nào liên quan đến các bộ chỉ số này.
9
Về cơ bản, trong hầu hết các nghiên cứu quốc tế, việc tính toán CCI dựa
trên dữ liệu thu thập của Quỹ tiền tệ Quốc tế trong báo cáo thường niên

AREAER và để đánh giá hiệu quả của kiểm soát vốn khi làm rõ các dòng vốn
xuyên biên giới, thường được đo lường qua cấp độ của các dòng vốn thực tế của
một quốc gia hoặc một nền kinh tế gọi là chỉ số dòng vốn xuyên biên giới CBFI.
1.3 Kinh nghiệm về kiểm soát dòng vốn ở một số quốc gia đang phát triển
Vấn đề kiểm soát vốn ở Việt Nam trở thành vấn đề nóng trên các diễn đàn
quốc tế kể từ thời điểm tháng 2/2007:
Giữa tháng 2 năm 2007, Các hãng tin nước ngoài như Bloomberg và AFP
đều đồng loạt trích nguồn tin từ Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam đang chuẩn
bị áp dụng một loạt biện pháp quản lý dòng vốn vào - ra tương tự như Thái Lan
để giảm nhiệt thị trường chứng khoán.
1.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Malaysia: sự kiểm soát khôn ngoan
Trong những năm 1997-1998, Malaysia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
của khủng hoảng tài chính kinh tế, nhưng khác với một số nước Đông Á khác,
Malaysia kiên quyết khước từ “liệu pháp IMF”, thực thi một chế độ kiểm soát
gắt gao việc chảy máu ngoại tệ - Một biện pháp mà nhiều nhà kinh tế lúc đó cho
rằng sẽ làm mất lòng tin của các nhà đầu tư và hậu quả sẽ là kéo Malaysia lún
sâu hơn vào khủng hoảng và suy thoái. Một Uỷ ban đặc biệt với sự chủ trì trực
tiếp của Thủ tướng đã được thành lập và làm việc ngày đêm theo kiểu thời chiến
để đối phó với khủng hoảng.
Thêm vào đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ,
Malaysia đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức
3,8 Ringgit/USD; tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala
Lumpur, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú; hạn
10
chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho
phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi
nhuận về nước.
Thoạt đầu đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do kịch
liệt phản đối và coi đó là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế của
Malaysia. Song theo thời gian, một số nhà kinh tế, trong đó có cả những người

nổi tiếng như Paul Krugman đã tỏ ý tán thành, thậm chí cho rằng kiểm soát vốn
là công cụ tối ưu giúp vượt qua khủng hoảng tài chính. Về bản chất, kiểm soát
vốn ở Malaysia nhằm tách rời lãi suất và tỷ giá, khiến Malaysia có thể chủ động
hạ lãi suất giúp phục hồi nền kinh tế. Kết quả thật bất ngờ, Malaysia vững vàng
vượt qua được sóng gió không cần đến bất cứ viện trợ nào của các tổ chức tiền tệ
quốc tế.
1.3.2 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Thái Lan: sự kiểm soát “bồng bột”
Ngày thứ ba đen tối với chứng khoán Thái Lan
Cuối chiều 18/12/2006, Ngân hàng Trung ương Thái Lan yêu cầu các nhà
băng tư nhân phong tỏa tối thiểu 30% trị giá các tài khoản tiền gửi ngoại tệ được
lập để đầu tư tài chính. Việc phong tỏa này có hiệu lực từ 19/12/2006 và kéo dài
trong vòng một năm. Bên cạnh đó, Thái Lan đưa ra mức thuế rút vốn 15% đánh
vào thu nhập từ chênh lệch giá (capital gain) và từ tiền lãi (interest payment) của
các trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp do nước ngoài nắm giữ. Các biện pháp
trên đây được đưa ra nhằm chặn đà tăng giá của đồng baht so với đôla Mỹ. Tuy
nhiên, ngay trong ngày đầu tiên quy định kiểm soát tiền tệ có hiệu lực, thị trường
chứng khoán Thái Lan rơi vào thế hoảng loạn. Chỉ số SET mở cửa với mức thấp
hơn 20% so với thứ 2 và đến cuối phiên chốt 622,14 điểm, giảm 14,8%. 622,14
điểm là mức chốt thấp nhất kể từ 29/10/2004. Mức giảm gần 15% cũng được
11
xem là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất điểm này khiến giá trị thị trường chứng
khoán Thái Lan sụt 23 tỷ USD. Và Tác nhân chính không gì khác là cơn tháo
chạy hoảng loạn của các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy giá đồng Bath giảm mạnh.
Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường
nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Cuối cùng, khi dự trữ cạn kiệt, Thái
Lan buộc phải thả nổi tỷ giá (phá giá đồng tiền). Hậu quả là nền kinh tế lâm vào
nợ nần, đình đốn, chính trị - xã hội mất ổn định và phải 2 năm sau, nước này mới
hồi phục được.
Bảng 1.1: Một số chỉ số trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997
Quốc gia

Tỷ giá hối đoái
Thay
đổi
GNP
Thay
đổi
(So với USD) (Tỷ USD)
Tháng
06/1997
Tháng
07/1998
Tháng
06/1997
Tháng
07/1998
Thái Lan 24.5 41 40.2% 170 102 40.00%
Indonesia 2,380 14,150 83.2% 205 34 83.40%
Philippin 26.3 42 37.4% 75 47 37.30%
Malaysia 2.5 4.1 39.0% 90 55 38.90%
Hàn Quốc 850 1,290 34.1% 430 283 34.20%
(Nguồn: Wikipedia)
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, hiện nay việc kiểm
soát vốn đã trở thành phổ biến. Iceland đi đầu vào năm 2008 khi phải vật lộn với
khủng hoảng tài chính. Không lâu sau đó, hàng loạt các nước đang phát triển tiếp
bước: một số thắt chặt các biện pháp hiện có trong khi số khác đưa ra các biện
pháp mới nhằm vào cả dòng vốn vào và dòng vốn ra.
Ví dụ như trong khủng hoảng Trung Quốc điều chỉnh hàng loạt các biện
pháp kiểm soát trong khi Indonesia, Đài Loan, Peru, Argentina, Ecuador,
Ukraine, Nga và Venezuela cũng đưa ra các biện pháp kiểm soát theo cách này
12

hay cách khác. Chỉ riêng trong tháng 10/2010, Brazil hai lần tăng thuế đánh lên
đầu tư nước ngoài vào trái phiếu cho thu nhập cố định trong khi không đánh thuế
đầu tư trực tiếp. Các cơ quan điều tiết Hàn Quốc đã bắt đầu kiểm toán các bên
cho vay sử dụng các chứng khoán phái sinh gốc ngoại tệ.
13

×