Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dinh dưỡng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.25 KB, 8 trang )

Dinh dưỡng cho trẻ bị trào ngược dạ
dày thực quản



Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là tình trạng trào ngược các thành
phần dịch từ dạ dày vào trong thực quản một cách không tự ý.
Những biểu hiện điển hình:
Triệu chứng tiêu hoá:
- Trớ, ọc sữa: dễ dàng xảy ra khi thay đổi tư thế.
- Ói: có thể xảy ra 1 thời gian lâu sau bữa ăn hay bú.
- Nuốt khó và đau làm cho trẻ tự ý bỏ bú và kèm theo khóc. Nội soi chứng minh
được viêm thực quản với những mức độ khác nhau. Ở trẻ nhũ nhi, đau do
TNDDTQ, có thể gây rối loạn giấc ngủ kéo dài. Ở những trẻ lớn, có thể định vị
chính xác vị trí đau sau xương ức và chúng có thể mô tả triệu chứng ợ nóng.
- Ảnh hưởng dinh dưỡng: Nếu những rối loạn kéo dài, nôn ói nhiều và từ chối ăn
có thể gây chậm tăng trưởng, thiếu máu nhược sắc, cũng có thể xảy ra trong
trường hợp chảy máu dưới mức lâm sàng.
Những biểu hiện không điển hình: thường là triệu chứng về hô hấp và tai mũi
họng:
- Ho, khò khè kéo dài
- Những ổ nhiễm trùng phổi tái phát. Hen phế quản không rõ nguyên nhân.
- Bệnh lý tai mũi họng tái phát: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm VA.
Chẩn đóan:
-Chụp X-quang
-Nội soi
-Esophageal manometric studies: đo áp lực cơ vòng thực quản dưới
-Đo độ pH của dịch thực quản (12-24giờ)
Điều trị
Phần lớn trào ngược dạ dày thực quản là sinh lý và không cần điều trị bằng
thuốc. Đa số trẻ hết bị TNDDTQ khi trẻ tròn 1 tuổi (thường thì sau 6 tháng tuổi).


Tất cả trẻ bị trào ngược nên bắt đầu bằng những biện pháp cổ điển: làm đặc thức
ăn và tư thế trẻ sau ăn. Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ, trẻ cần được đưa
đi khám và điều trị thêm bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật (fundoplication).
Dinh dưỡng
Làm đặc thức ăn
Làm đặc thức ăn bằng cách bổ sung 1 muỗng canh bột gạo vào 60ml – 120 ml sữa,
làm tăng 20 – 30 kcal/ 60ml sữa, giảm tần xuất nôn trớ, kéo dài giấc ngủ của trẻ và
giảm hiện tượng quấy khóc của trẻ.
Đối với trẻ bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ nhiều lần, ngoài ra có thể vắt sữa mẹ và pha
thêm bột gạo vào sữa mẹ.
Theo tác giả Orenstein, 2001, khi bổ sung thêm bột gạo vào sữa làm năng lượng
thức ăn tăng do đó thể tích mỗi cử ăn sẽ giảm đi nhiều và chúng ta chỉ cần cho
65% thể tích sữa đã đủ cung cấp năng lượng cho trẻ nhờ thế giúp cải thiện
TNDDTQ.
Tuy nhiên làm đặc thức ăn trẻ bằng bột gạo làm tăng năng lượng thức ăn trẻ ăn
vào nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ cũng như làm giảm khả năng
hấp thu của canxi có trong sữa.
Sữa công thức dành cho trẻ bị TNDDTQ:
1.Sữa công thức được bổ sung thêm chất xơ (gôm) thiên nhiên Frisolac comfort
(Cô Gái Hà Lan), Dumex Anti-reflux (Dumex). Frisolac comfort là sữa công thức
dành cho trẻ nhũ nhi được bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên của cây họ đậu là
Carob bean gum, còn Dumex Anti-reflux được bổ sung chất xơ tự nhiên là
Locust bean gum. Các chất xơ tự nhiên này không bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị vì
vậy phát huy tác dụng trên cả chứng nôn trớ và trào ngược bằng cách làm sệt sữa
trong bình và duy trì độ sệt trong dạ dày và không có ảnh hưởng đến thành phần
dinh dưỡng của công thức sữa. Ngòai ra, chất gôm thiên nhiên cũng kích thích sự
phát triển của các vi khuẩn có ích trong ruột già làm tăng thể tích và độ dẻo của
phân, nhờ đó chấm dứt các cơn đau thắt bụng do táo bón gây ra ở trẻ. Do tác dụng
của chất gôm làm tăng nhu động ruột và thể tích phân chống táo bón, nên khi dùng
cho một vài trường hợp trẻ có thể đi tiêu phân lỏng. Khi đó bạn có thể giảm bớt

chất gôm trong Frisolac Comfort bằng cách pha Frisolac Comfort với Frisolac 1
theo tỉ lệ 1:1 (1 muỗng 1 Frisolac Comfort pha với 1 muỗng Frisolac 1). Nếu sau
đó bé vẫn đi tiêu lỏng, bạn có thể pha theo tỉ lệ 1:2 (1 muỗng Frisolac Comfort với
2 muỗng Frisolac 1) hoặc 1:3 (1 muỗng Frisolac Comfort với 3 muỗng Frisolac 1)
đến khi bé đi tiêu bình thường trở lại.
Lưu ý: pha sữa với nước sôi để nguội 85o,khi nguội đi Frisolac Comfort sẽ trở nên
đặc lại do đó nên dùng muỗng hay núm vú có lỗ to hơn để bé dễ ăn. Sau khi pha
sữa cần đóng chặt nắp hộp và để nơi khô ráo, mát mẻ. Không nên để sữa đã pha
trong tủ lạnh quá 24 giờ. Nên dùng sản phẩm trước hạn sử dụng và trong vòng 4
tuần sau khi mở.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy làm đặc sữa giảm hiện tượng trào ngược ở trẻ
và giúp cho trẻ tăng cân nhanh. Theo báo cáo các tác giả (Rudolph et al., 2001).
Jiang, Ewigman và Danis (2001) làm đặc thức ăn giúp giảm tần xuất và thể tích
thức ăn bị nôn trớ (ói) của trẻ, ngoài ra làm giảm thời gian trẻ quấy khóc và làm
giấc ngủ của trẻ được kéo dài hơn. Thức ăn đặc đòi hỏi lỗ núm vú phải to hơn giúp
trẻ dễ bú nhưng đồng thời làm tăng lượng không khí trẻ bú vào và đưa đến trẻ dễ
bị trào ngược.
2.Sữa công thức có đạm thủy phân
Một số tác giả cho rằng TNDDTQ là biểu hiện của dị ứng sữa bò. Vài nghiên cứu
đã chứng minh rằng dị ứng sữa bò là nguyên nhân của khỏang 20% TNDDTQ ở
trẻ nhũ nhi. Một nghiên cứu trên 204 trẻ bị TNDDTQ có đến 41% trẻ bị dị ứng sữa
bò và biểu hiện trào ngược được cải thiện khi lọai trừ sữa và sản phẩm sữa khỏi
chế độ ăn của trẻ hoặc sử dụng sữa có đạm thủy phân (làm giảm tỉ lệ dị ứng).
Ngoài ra, sữa có đạm thủy phân dễ tiêu hóa có tác dụng làm trống dạ dày nhanh,
nhờ vậy cũng góp phần làm giảm hiện tượng TNDDTQ. Bạn có thể sử dụng sữa
thủy phân có trên thị trường Việt Nam như Pregestimil (Mead Johnson), NAN
HA-Hypoallergy (Nestle), Dumex HA- Hypoallergy (Dumex).
Những thực phẩm làm tăng TNDDTQ
-Nước cam, quýt, bưởi
-Chế độ ăn giảm chất béo được khuyến nghị cho bà mẹ và trẻ nhũ nhi bị

TNDDTQ So-co-la, café
-Thức ăn chiên hoặc nhiều dầu
-Tỏi, hành, thức ăn cay
-Xốt cà chua và những thực phẩm chế biến kèm xốt cà chua.
Cách cho trẻ ăn
-Cho trẻ ăn nhiều cử, mỗi cử ít một với thức ăn được làm đặc
-Trẻ phải có thời gian biểu các bữa ăn được phân chia đều trong ngày. Ví dụ:
trẻ dưới 4 tháng tuổi : thể tích sữa bú/ngày = Cân nặng trẻ x 150 ml, bạn có thể
chia đều cho 10 – 12 cử/ngày.
-Hạn chế cho trẻ bú hơi: khi cho trẻ bú bình bạn cần phải cho sữa xuống đều, trẻ
không nút hơi và cho trẻ trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú được 30 – 60ml sữa.
Nuôi ăn qua sonde:
Nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày 7 – 10 ngày đối với trẻ chậm trưởng liên quan với
trào ngược dạ dày thực quản. Một số trẻ khi có tim bẩm sinh hoặc sanh non nhẹ
cân bị TNDDTQ thì trẻ không có khả năng bú được nhiều, còn nếu bú đủ thể tích
trẻ sẽ bị nôn trớ nhiều. Tốt nhất nên nuôi trẻ qua sonde, sữa có thể chảy thật chậm
và liên tục có tác dụng hạn chế hiện tuợng trào ngược và đồng thời bảo đảm đủ thể
tích sữa trẻ cần bú, giúp trẻ tăng trưởng tốt.
Tư thế trẻ sau bữa ăn
-Bế thẳng trẻ sau ăn.
-Trẻ ngủ với đầu giường nâng cao 30o
-Tránh cho trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất sau 2-3 giờ.
-Giữ đầu trẻ được nâng cao trong vòng 20–30 phút sau bú có thể làm giảm
TNDDTQ (Farivar, 2001).
-Nằm sấp làm giảm trào ngược, hít sặc, thời gian quấy khóc và làm tăng vận tốc
trống dạ dày (Sherman, 2001).
-Theo tác giả Borowitz (2002), tư thế tốt nhất cho trẻ bị trào ngược sau ăn là nằm
sấp với đầu giường được nâng cao 30o, tuy nhiên trẻ chỉ nên đặt nằm sấp khi trẻ
đang thức và được bố mẹ quan sát theo dõi trẻ vì theo tác giả (Rudolph et al.,
2001) trẻ nằm sấp khi ngủ làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ em.

Mặc quần áo rộng cho trẻ.
Ths. Bs. Hoàng Thị Tín

×