Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UXƠ TỬ CUNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.04 KB, 15 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U
XƠ TỬ CUNG

TÓM TẮT
Có rất nhiều phương pháp điều trị u xơ tử cung. Điều trị kinh điển vẫn là cắt tử
cung hoàn toàn khi bệnh nhân đã lớn tuổi và đủ con. Các phương pháp điều trị bảo
tồn chính bao gồm điều trị nội khoa, điều trị phẫu thuật bóc nhân xơ và thuyên tắc
động mạch tử cung. Ngoài ra gần đây có một số tác giả đề nghị phương pháp điều
trị bằng sóng siêu âm hoặc laser dưới hướng dẫn của MRI.
ABSTRACT
There are many treatment methods for uterine fibroma. Conventional treatment is
total hysterectomy, indicated for aged women who have no desire of children.
Conservative treatments include medical management, operative myomectomy
and uterine artery embolisation. Recently, some authors suggest new technique,
either MRI – guided focused ultrasound or MRI – guided laser ablation.
MỞ ĐẦU
U xơ tử cung (hay nhân xơ tử cung) là một trong những loại bướu lành tính phổ
biến trong phụ khoa, chiếm khoảng 20 – 40 % số phụ nữ trong thời kỳ hoạt động
sinh dục. Chúng xuất phát từ lớp cơ trơn tử cung, có thể 1 nhân hay nhiều nhân. Vị
trí nhân xơ có thể nằm trong lớp cơ tử cung, hay nằm dưới lớp thanh mạc, hay
dưới niêm mạc, hoặc thậm chí nằm trong lòng tử cung. Các triệu chứng bất thường
gây ra bởi nhân xơ tử cung thường liên quan đến độ lớn của bướu, số lượng bướu
và vị trí của bướu: kinh bất thường, đau, chèn ép, bí tiểu hoặc vô sinh.
Vấn đề điều trị u xơ tử cung hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi, và ngày nay có sự
xuất hiện của các phương pháp với nhiều hứa hẹn mang lại chất lượng cuộc sống
cao cho phụ nữ mắc bệnh.
PHÂN BIỆT U XƠ TỬ CUNG VÀ BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG
Bệnh tuyến cơ tử cung được định nghĩa là mô nội mạc tử cung lạc chỗ, tương tự
như lạc tuyến nội mạc tử cung nhưng nằm sâu trong cơ tử cung. Theo Lyons, một
trong những cách đơn giản để phân biệt bệnh tuyến cơ với u xơ tử cung là đánh
giá dấu hiệu đau của bệnh nhân. Điền này dễ thực hiện bằng cách dùng đầu dò âm


đạo hoặc ngón tay khám trong âm đạo để tìm vùng đau khu trú trong tử cung, và
thông thường tương ứng với vùng phản âm bất thường thấy trên siêu âm.
Nếu chúng ta thấy được dấu hiệu đau, điều đó có nghĩa là bệnh tuyến cơ. Bởi vì u
xơ tử cung thường không bao giờ gây đau, ngoại trừ 2 trường hợp: trong thai kỳ
hoặc nhân xơ bị nhồi máu.
Phân biệt nhân xơ tử cung và bệnh tuyến cơ qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Chẩn đoán phân biệt nhân xơ tử cung và bệnh tuyến cơ tử cung:
Dấu hiệu phân biệt Bệnh tuyến cơ tử cung U xơ tử cung
Dấu hiệu cơ năng
Cấu trúc phản âm
Đau vùng chậu
Rong kinh/rong huyết
Ph
ản âm không đồng nhất lan toả # đa
nhân xơ
Có cấu trúc nang trong cơ
Có thể có nhân khu trú
Mạch máu trung tâm
Bóng lưng kẻ sọc
Không có calci hoá
Nội mạc tử cung dầy
Không đau
Rong kinh/ rong huy
ết
Cấu trúc cơ ph
ản âm kém, dầy hoặc
sáng
Mạch máu ngoại bi
ên
Bóng lưng ở phần xa


Có calci hoá
Nội mạc bị đè ép m
ỏng
Phân biệt u xơ tử cung và bệnh tuyến cơ rất quan trọng vì chẩn đoán khác nhau sẽ
có phương pháp điều trị khác nhau. Những phương pháp điều trị u xơ tử cung đôi
khi không thích hợp cho bệnh tuyến cơ tử cung.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U XƠ TỬ CUNG
Điều trị kinh điển vẫn là cắt tử cung hoàn toàn – một phương pháp điều trị triệt để
không sợ tái phát. Tuy nhiên nếu bệnh nhân quan tâm đến tương lai sinh sản, hoặc
bệnh nhân quá trẻ thì phương pháp này khó được chấp nhận. Mặc dù chất lượng
cuộc sống liên quan sức khoẻ sau khi cắt tử cung được cải thiện rất nhiều, nhưng
phần lớn các nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 10% phụ nữ gặp những vấn đề rắc
rối như trầm cảm, rối loạn tình dục hoặc những vấn đề tâm lý khác. Ngoài ra còn
nhiều yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến việc thay đổi khuynh hướng điều trị hiện
nay. Ở các nước tiên tiến, lứa tuổi lập gia đình cũng như tuổi mang thai ngày càng
lớn dần, tập trung nhiều ở lứa tuổi 30 – 40. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh u xơ tử cung
cũng tăng dần theo tuổi, và nếu u xơ tử cung đi kèm thai kỳ sẽ gây nên nhiều nguy
cơ như sanh non, sẩy thai hoặc thậm chí vô sinh. Những nhân xơ tử cung nằm sâu
trong cơ hay quá to thường gây chèn ép và biến dạng lòng tử cung, cản trở quá
trình thụ tinh của trứng hoặc làm tổ của phôi. Vì vậy vấn để điều trị bảo tồn trong
nhân xơ tử cung đựợc đặt ra như một thách thức lớn cho các thầy thuốc sản phụ
khoa.
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
Đa số các trường hợp u xơ tử cung (70 - 80%) là không có triệu chứng và được
phát hiện tình cờ qua khám định kỳ. Những bệnh nhân như vậy thường được
khuyên nên tái khám và theo dõi định kỳ
Chưa có phương pháp điều trị nội khoa nào có thể cho kết quả khỏi bệnh hoàn
toàn. Các phương pháp điều trị nội khoa chỉ có vai trò hoặc trì hoãn tạm thời, hoặc
hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật bóc nhân xơ.

Điều trị nội khoa đã được nghiên cứu qua nhiều năm. Không có bằng chứng ủng
hộ việc điều trị u xơ tử cung bằng Danazol hoặc bất kỳ một loại Progestins nào.
GnRH
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác dụng của chất đồng vận
GnRG trên u xơ tử cung. Chất đồng vận kết hợp với receptor của GnRH ,gây nên
2 hiệu quả: giai đoạn tăng tạm thời mức gonadotropins và Gonadal steroids (giai
đoạn đồng vận), sau đó theo sau bởi giai đoạn ức chế lâu dài gonadotropins và
gonadal steroid (giai đoạn ức chế). Trong vòng 1 – 3 tuần, giai đoạn ức chế hạ đồi
bắt đầu và kéo dài trong suốt thời gian điều trị, nhưng tình trạng này sớm hồi phục
sau khi ngưng điều trị. Điều trị đồng vận GnRH đưa đến kết quả như một tình
trạng “cắt buồng trứng bằng thuốc” và “mãn kinh bằng thuốc”: bốc hoả, khô âm
đạo, đau khớp, nhức mỏi cơ … Các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau khi ngưng
thuốc 3 – 6 tháng. Dawood & cs. mô tả hiện tượng giảm mật độ xương # 1%/
tháng ở những người được điều trị trong 6 tháng. Hiện tượng này đôi khi tồn tại
vĩnh viễn, nhưng cũng có khi hồi phục được.
Friedman & cs. tìm thấy nhân xơ giảm thể tích khoảng 40 – 50% sau 3 -6 tháng
điều trị. Phần lớn đáp ứng xảy ra trong vòng 12 tuần đầu, và đáp ứng này rất thay
đổi và không hằng định. Không có yếu tố nào giúp tiên lượng khả năng co nhỏ của
tử cung sau khi điều trị.
Khi có u xơ tử cung đi kèm rong kinh nhiều thì thông thường GnRH được chỉ định
điều trị kèm với Sắt. Vào khoảng 2/3 số bệnh nhân sẽ vô kinh, số còn lại có kinh
rất ít. Chu kỳ kinh có rụng trứng sẽ trở lại trong khoảng 3 – 24 tuần sau lần chích
mũi thuốc sau cùng. Stovall và cs. Chứng minh rằng GnRH kết hợp với Fe cho kết
quả khả quan hơn điều trị sắt đơn thuần trong những trường hợp thiếu máu do
rong băng kinh. Chính nhờ vậy đã giúp giảm thiểu những trường hợp thiếu máu
trầm trọng phải truyền máu.
Điều trị GnRH còn được chỉ định trong những trường hợp chuẩn bị phẫu thuật
nhằm làm giảm kích thước tử cung và giảm lượng máu mất cho việc phẫu thuật cắt
tử cung hoặc bóc nhân xơ. Việc sử dụng GnRH trước phẫu thuật còn giúp tăng tỷ
lệ cắt tử cung ngã âm đạo, giảm cắt tử cung qua ngã bụng. Tuy nhiên phương pháp

này làm tăng chi phí do sử dụng thuốc.
Nhược điểm lớn của GnRH trong điều trị u xơ tử cung là tác dụng phụ, đặc biệt là
nguy cơ làm giảm mật độ xương không hồi phục. Vì vậy điều trị không được chỉ
định quá 6 tháng. Tuy nhiên sau điều trị với GnRH, người ta có thể sử dụng thêm
eatrogen + Progesterone nhằm kéo dài thời gian tác dụng của GnRH.
Chất đối vận GnRH (Cetrorelix) hứa hẹn nhiều triển vọng. Thuốc cho tác dụng
nhanh với khả năng làm giảm kích thước nhân xơ đến 57% sau 14 ngày điều trị.
Thuốc còn trong vòng nghiên cứu.
THUỐC NGỪA THAI
U xơ tử cung là một loại bướu lệ thuộc estro gen, vì vậy người ta rất ngần ngại chỉ
định dùng thuốc ngừa thai kết hợp trong những trường hợp này. Friedman và
Thomas chứng minh rằng thuốc ngừa thai chứa ethinyl estradiol 30 – 35 µg không
làm tăng kích thước u xơ tử cung. Vì vậy thuốc ngừa thai liều thấp có thể được
dùng để điều trị rong kinh trong u xơ tử cung. Friedman và Thomas đã chứng
minh thuốc ngừa thai liều thấp làm giảm lượng máu kinh và tăng hematocrit ở
những bệnh nhân u xơ tử cung gây rong kinh.
CÁC LOẠI THUỐC KHÁC
THUỐC ĐỐI KHÁNG PROGESTERONE
Thuốc đối kháng progesterone Mifepristone (RU486) có nhiều tác dụng khác
nhau: đối kháng progesterone cũng như đối kháng glucocorticoid, nhưng không ức
chế buồng trứng. Một số tác giả cho rằng thuốc đối kháng progesterone có tác
dụng làm giảm u xơ tử cung tương đương với chất đồng vận GnRH mà không làm
giảm mật độ xương. Tuy nhiên, thuốc làm tăng tỷ lệ tăng sinh nội mạc tử cung lên
đến 4,8%. Thêm vào đó, có tỷ lệ phát triển lại nhân xơ sau ngưng điều trị trung
bình # 9% mỗi tháng. Việc sử dụng thuốc cho điều trị u xơ tử cung còn cần phải
nghiên cứu thêm.
CHẤT ĐIỀU HOÀ THỤ THỂ PROGESTERONE CÓ CHỌN LỌC
(SELECTIVE PROGESTERONE RECEPTOR MODULATOR SPRM)
Có nhiều hứa hẹn cho việc điều trị u xơ tử cung mà không ức chế lượng estrogen
nội sinh cũng như không làm tăng nguy cơ tăng sinh nội mạc tử cung.

CHẤT ỨC CHẾ AROMATASE (AROMATASE INHIBITORS)
Giả thiết cho rằng tế bào u xơ tử cung dưới tác dụng của Aromatase có khả năng
chuyển Androstenendione thành estrone, sau đó chuyển thành dạng hoạt động của
estrogen – estradiol (qua 17-hydroxysteroid dehydrogenase type I). Thực nghiệm
chứng minh rằng estrogen tại chỗ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nhân xơ tử cung. Chất ức chế Aromatase có khả năng ức chế sự tổng hợp estrogen
cả trong nhân xơ lẫn trong buồng trứng, do đó có thể được sử dụng để điều trị.
Một số liều cạnh tranh của Aromatase inhibitors có thể ức chế hoàn toàn sự sản
xuất estrogen trong nhân xơ tử cung, trong khi đó thì sự sản xuất estrogen của
buồng trứng chỉ giảm ở mức thấp. Điều này dẫn đến lợi điểm trong điều trị: nhân
xơ tử cung nhỏ dần mà bệnh nhân không bị các tác dụng bất lợi của sự thiếu hụt
estrogen. Việc sử dụng Aromatase inhibitors còn đang được nghiên cứu và có
nhiều hứa hẹn đem lại kết quả tốt đẹp.
PHẪU THUẬT BÓC NHÂN XƠ TỬ CUNG
Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung là một phương pháp điều trị xâm lấn, có thể được
thực hiện qua ngã bụng, nội soi ổ bụng, hoặc soi buồng tử cung hoặc qua ngã âm
đạo. Đây là phương pháp điều trị kinh điển, được chỉ định khi người phụ nữ còn
muốn giữ khả năng sinh sản. Một hay nhiều nhân xơ được bóc tách ra khỏi tử
cung, và cơ tử cung được may phục hồi lại theo cấu trúc cơ thể học bình thường.
Nguy cơ lớn của phẫu thuật bóc nhân xơ là chảy máu trong lúc mổ, đặc biệt là
những trường hợp đa nhân xơ tử cung. Vì vậy có nhiều phương pháp được đề nghị
nhằm hạn chế lượng máu mất lúc mổ. Viêm dính sau mổ cũng là điều cần tránh để
bảo toàn khả năng sinh sản cho bệnh nhân sau này. Phẫu thuật viên có kinh
nghiệm thường hạn chế làm tổn thương lớp thanh mạc tử cung đồng thời dùng chỉ
tan mảnh và ít phản ứng để may phục hồi lớp thanh mạc tử cung. Nhân xơ mặt sau
tử cung thường tạo dãi dính nhiều hơn các vị trí khác.
Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung bị hạn chế trong những trường hợp bệnh nhân có
quá nhiều nhân xơ. Thêm vào đó, đối với những trường hợp đa nhân xơ tử cung,
khả năng tái phát sau khi mổ thường khá cao (có thể lên đến 61%) do các nhân xơ
quá nhỏ không thấy được trong lúc mổ đã bùng phát sớm sau đó.

PHÁ HỦY NHÂN XƠ QUA NỘI SOI Ổ BỤNG (MYOLYSIS)
Được mô tả bởi Goldfarb. Có thể dùng Laser Nd:YAG hay điện lưỡng cực xâm
nhập vào nhân xơ ở nhiều vị trí theo hướng trục 90
o
so với tử cung. Kết quả nhân
xơ tử cung sẽ teo nhỏ dần. Phương pháp dựa trên giả thiết rằng dưới tác dụng của
laser hoặc điện lưỡng cực, mô đệm của nhân xơ sẽ bị hoại tử, làm thay đổi bản
chất protein, phá hủy máu nuôi u xơ. Chỉ định lý tưởng khi nhân xơ có kích thước
3 – 10 cm đường kính hoặc kích thước tử cung < thai 14 tuần. Nếu kết hợp với đốt
niêm mạc tử cung thì tỷ lệ vô kinh sau mổ # 36,5 – 57% và giảm tỷ lệ mổ cắt tử
cung từ 38% xuống còn 12,5%. Viêm dính sau mổ cũng được ghi nhận, có thể do
lớp thanh mạc bị bỏng do đốt quá nhiều bên trong nhân xơ
Ngoài ra cũng có tác giả đề nghị hủy nhân xơ bằng kỹ thuật lạnh (cryomyolysis).
Số liệu báo cáo còn khá ít ỏi.
THUYÊN TẮC ĐỘNG MẠCH TỬ CUNG (Uterine Artery Embolisation)
Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE) là phương pháp ít xâm lấn, mới được sử
dụng để điều trị u xơ tử cung. Được giới thiệu trong những năm 1990 nhằm làm
giảm lượng máu mất trong phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung. UAE đầu tiên được
thực hiện ở Mỹ năm 1995 bởi Goddwin và cs.
Những mảnh polyvinyl alcohol hoặc gelatin-based microspheres được đưa qua
động mạch đùi bên phải để đi vào làm tắc các mạch máu nuôi nhân xơ. Máu cung
cấp được duy trì vừa đủ để không làm suy giảm chức năng buồng trứng.
UAE được báo cáo có hiệu quả trong 80- 96 % trường hợp u xơ tử cung tùy theo
tác giả. 80 – 90 % cải thiện tình trạng rong kinh. Khối lượng tử cung giảm khoảng
60% sau 6 – 9 tháng. Tuy nhiên UAE không được khuyến cáo trong những trường
hợp vô sinh. Mặc dù có tỷ lệ nhỏ phụ nữ có thai thành công sau UAE, nhưng tác
dụng của nó trên vô sinh cũng chưa được rõ ràng. Suy buồng trứng tạm thời hoặc
vĩnh viễn cũng được ghi nhận sau thủ thuật.
Khoảng 40% trường hợp có sốt và đau trong vòng 10 – 14 ngày đầu sau UAE, đi
kèm tăng bạch cầu. Dấu hiệu này gọi là hội chứng sau thuyên tắc. Các tác dụng

phụ khác bao gồm nhiễm trùng bẹn, khối máu tụ vùng bẹn, chảy máu vùng bẹn,
tổn thương thận, tổn thương mạch máu … có thể do thành phần của thuốc. Các tác
dụng phụ khác có thể kể như thủng tử cung, nhiễm trùng tử cung , rối loạn tình
dục, đau thần kinh toạ …
Chống chỉ định của UAE là dị ứng với thuốc contrast, dị dạng động tĩnh mạch,
còn muốn sanh trong tương lai, nhiễm trùng vùng chậu tiến triển.
So với phẫu thuật bóc nhân xơ, phương pháp UAE cho cùng hiệu quả lâm sàng,
nhưng UAE được chọn lựa nhiều hơn do tính chất ít xâm lấn của nó. Hơn nữa, đối
với u xơ tử cung có quá nhiều nhân, UAE là phương pháp thích hợp hơn phẫu
thuật. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân trẻ còn muốn có con, với số nhân xơ không
nhiều lắm thì phẫu thuật là phương pháp nên chọn lựa.
ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA MRI (MRI –
GUIDED FOCUSED ULTRASOUND)
Giả thiết cho rằng sự kết hợp giữa MRI và siêu âm có thể làm thay đổi tỷ lệ phẫu
thuật bóc nhân xơ hoặc cắt tử cung ở phụ nữ bị u xơ tử cung, nhằm làm giảm triệu
chứng bất thường và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phương pháp: sử dụng hệ thống điều trị bằng siêu âm dưới hướng dẫn của MRI và
real-time MR thermometry, các tác giả tạo ra những tổn thương nhiệt tại các khối
u đích. Quy trình được thực hiện khá an toàn trừ vài tác dụng phụ nhỏ, một số
bệnh nhân bị rong kinh sau thủ thuật.
Kết quả:
Khoảng 79,3% bệnh nhân ghi nhận có cải thiện những triệu chứng khó chịu của
bệnh. Sau 6 tháng, thể tích nhân xơ giảm khoảng 13,5%, và không làm tăng phần
thể tích còn lại (trung bình 51 cm
3
) của nhân xơ.
Thành công mới chỉ là bước đầu, còn cần nhiều nghiên cứu xa hơn
ĐỐT LASER DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA MRI (MRI – GUIDED LASER
ABLATION)
Phương pháp mới được nghiên cứu

Bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Dưới hướng dẫn của MRI, 4 – 5 cây kim được đặt
xuyên qua da vào nhân xơ, sau đó laser truyền nhiệt năng vào khối u. Hình ảnh
MR nhiệt chuyển từ màu xanh blue sang xanh green khi nhiệt độ đạt lý tưởng vào
khoảng 55
o
C, cho phép phá huỷ khối u đích mà không gây tổn thương các mô
chung quanh.
Sau 3 tháng theo dõi với MRI, nhân xơ giảm kích thước trung bình 1/3 so với ban
đầu (1/5 đến 3/4). Số ít bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiểu, và 1 sốt khác bỏng
da nhẹ không cần điều trị.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐANG ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
HÙNG VƯƠNG (VIỆT NAM)
Cắt tử cung vẫn là phương pháp chủ yếu
Bóc nhân xơ qua ngã bụng hoặc nội soi ổ bụng/ soi buồng tử cung. Bóc nhân xơ
qua ngã âm đạo tương đối hiếm
Thuyên tắc động mạch tử cung: số lượng ít nhưng biến chứng sau thủ thuật nhiều.
Một hồi cứu tại BVHV: 19 ca được theo dõi điều trị với UAE, tuổi 28 – 48 (trung
vị 40). Trong đó:
o 3 ca phải mổ cắt tử cung vì nhân xơ chèn ép hoặc băng kinh
o 3 ca bị rong kinh điều trị ổn với nội tiết
o 5 ca vô kinh sau thủ thuật
o 2 ca vô sinh sau thủ thuật
Nguyên nhân???
KẾT LUẬN
Điều trị u xơ tử cung hiện nay vẫn còn là bài toán khó đối với các bác sĩ sản phụ
khoa. Các phương pháp điều trị phần lớn giúp giải quyết triệu chứng, hoặc điều trị
những khối u có giới hạn về kích thước hoặc số lượng, và đa phần hữu hiệu cho
lứa tuổi mãn kinh hoặc quanh mãn kinh. Vấn đề điều trị u xơ tử cung vẫn còn là
một thách thức lớn trong những trường hợp phụ nữ trẻ bị u xơ tử cung đa nhân ,
đặc biệt là những trường hợp vô sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John C. Lipman, MD. Uterine Artery Embolization for the Treatment of
Symptomatic Uterine Fibroids: A Review. Appl Radiol 29(7):15-20, 2000.
2. Kate Johnson. Differentiating Adenomyosis and Fibroids Medscape
Ob/Gyn & Women's Health 8(2), 2003.
3. Laurie Barclay, MD. MRI-Guided Focused Ultrasound May Be Effective
for Treatment of Uterine Leiomyomata Medscape Medical News 2004.
4. Laurie Barclay, MD. MRI-Guided Laser Ablation May Be Novel
Treatment for Fibroids. Medscape Medical News 2002.
5. Lesley L. B, MD. Leiomyomata Uteri and Myomectomy. In: TeLinde’s
Operative Gynecology. Lippincott Williams & Wilkins 2003; 753 – 98.
6. Makio Shozu, M.D., Ph.D.; Kouich Murakami, M.D., Ph.D.; Masaki Inoue,
M.D., Ph.D. Aromatase and Leiomyoma of the Uterus. Semin Reprod Med
22(1):51-60, 2004.
7. Mark D. Levie, MD. Highlights From the American Association of
Gynecologic Laparoscopists 32nd Annual Meeting November 18-22, 2003;
Las Vegas Nevada. Medscape Ob/Gyn & Women's Health 8(2), 2003.
8. Peter Kovacs, MD. Viewpoint: Myomectomy vs Uterine Artery
Embolization for Fibroids. Medscape Ob/Gyn & Women's Health.
2006;11(1).
9. Pippa Wysong. Embolization Safer for Patients With Uterine Fibroids.
Medscape Medical News 2006.

×