Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh - Mở đầu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.26 KB, 9 trang )

Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh - Mở đầu
TRUYỀN THỐNG “TUỔI NHỎ CHÍ LỚN” CỦA
CON TRẺ VIỆT NAM

Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào như dân tộc
Việt Nam ta, trong tâm thức của mọi thế hệ từ đời
này đến đời khác đều khắc sâu dấu ấn những hình
tượng truyền thuyết để cắt nghĩa cội nguồn và sức
sống của dân tộc mình.

Dân ta luôn tâm niệm công ơn mở nước của vua
Hùng được tôn phong là Quốc tổ. Dân ta còn sùng
kính thần tượng Bà mẹ trong tín ngưỡng dân gian
"thờ Mẫu" rất gần với lòng yêu kính người mẹ trong
đời thường. Nét đặc sắc nữa là dân ta còn có người
anh hùng làng Gióng lên ba đánh giặc được vua
phong là Thiên vương còn dân phong là đức Thánh,
được hiển thánh, muôn thuở tôn vinh trong sử sách
và trong lòng người.

Chuyện kể rằng; về đời vua Hùng thứ sáu, đất nước
đang yên bình, thì giặc Ân từ phương Bắc tràn xuống
mưu toan xâm lược. Được thần linh mách bảo, vua
Hùng bèn sai sứ đi khắp nơi kêu cầu hiền tài ra giúp
nước. ở làng Phù Đổng (xưa là huyện Võ Ninh, nay
là Võ Giàng) có cậu bé lên ba, chưa biết nói và vẫn
còn phải ẵm ngửa, nghe lời sứ rao bỗng bật thành lời
sai sứ về tâu với vua đúc ngựa sắt, rèn roi sắt, nón sắt
nhận lời đánh giặc Vua lập tức sai rèn đúc vũ khí,
còn dân thì góp gạo, góp vải chu tất cho kịp sức lớn
vùn vụt của cậu bé làng Gióng. Khi giặc Ân kéo đến


núi Châu Sơn (nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh) cậu bé
nay thân cao đã hai trượng, đội mũ, cầm roi, leo lên
mình ngựa rồi vươn mình ngửa mặt lên trời mà xưng
lớn "Ta là thiên tướng nhà trời cứu dân cứu nước".

Rồi ngài phóng ngựa, ngựa sắt hí ra lửa cháy cả một
vùng nay còn di tích tên gọi Làng Cháy. Ngài vung
roi xông vào trại giết giặc đến mức gãy roi thì nhổ
những bụi tre để đánh giặc, đến nay di tích vẫn còn là
loại tre Đằng ngà Đánh tan giặc nước, đến núi Ninh
Sóc, ngài cưỡi ngựa bay lên trời Từ đây, giặc ngoại
xâm khiếp sợ mà không dám xâm phạm bờ cõi nước
ta. Nhớ công ơn người anh hùng, vua Hùng phong
ngài làm Phù Đổng Thiên vương, đến đời vua Lý lại
phong làm Sung Thiên Thần vương xây dựng đền
miếu thờ phụng và tôn đức Thánh Gióng làm một
trong "tứ bất tử" phù trợ cho dân tộc Việt Nam. Còn
dân gian mộc mạc gọi ngài là Ông Gióng, vào tháng
tư âm lịch hàng năm lại mở hội để tưởng nhớ đến
người anh hùng đã khởi đầu cho một truyền thống vẻ
vang "tuổi nhỏ chí lớn" của con trẻ Việt Nam.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước, hình bóng lớp con trẻ Việt Nam vẫn thấp
thoáng trong những trang sử đầy máu lửa của cuộc
chiến tranh giữ nước và đẫm mồ hôi của công cuộc
khai phá dựng xây đất nước: Trí thông minh của
Đinh Bộ Lĩnh trong các cuộc "tập trận cờ lau" khi
còn nhỏ giúp ta hiểu được công trạng dẹp loạn sứ
quân, thống nhất bờ cõi để lập nên triều đại nhà Đinh

thời đầu tự chủ, cuối thế kỷ thứ X. ý chí cường tráng
của trang thiếu niên Trần Quốc Toản bóp nát trái cam
để đòi ra trận ghi trên lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá
cường địch báo hoàng ân" đã trở thành hình tượng
"cả nước đồng lòng" không thể nào quên trong pho
sử oai hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông
của triều đại nhà Trần thế kỷ XIII. Tài học thần đồng
của Nguyễn Hiền, đỗ trạng khi tuổi còn thiếu niên, 13
tuổi, cách nay đã hơn nửa thiên niên kỷ, mãi mãi trở
thành biểu tượng trí tuệ của sự nghiệp hun đúc hiền
tài, bồi dưỡng nguyên khí quốc gia

Nhưng chúng ta sẽ hiểu hơn về lớp thiếu niên Việt
Nam trong lịch sử, nếu chúng ta ghi nhận những
gương mặt rất trẻ đã làm rạng rỡ lịch sử nước nhà. Bà
Trưng Trắc khi "phất cờ nương tử thay quyền tướng
quân" nổi dậy đánh giặc Hán, giải phóng 65 thành
quách ở đầu Công nguyên này (năm 40) tuổi chưa
đến hai mươi; Bà Triệu khởi binh ở căn cứ Ngàn Nưa
(Thanh Hóa) mang ý chí "quyết cưỡi gió, đạp sóng,
chém cá Kình biển Đông " mới 20 tuổi; đại anh
hùng Nguyễn Huệ lúc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
mới 18 tuổi.

Còn ở thế kỷ XX này, Phan Bội Châu 17 tuổi đã viết
bài hịch "Bình Tây thu Bắc" để hưởng ứng chiếu Cần
Vương, lập đội "sĩ tử Cần Vương" phần lớn toàn
những thiếu niên trai trẻ mưu sự vũ trang đánh Pháp,
còn ông vua Duy Tân mới 16 tuổi đã từ bỏ ngai vàng
kết liên với các nhà cách mạng định làm cuộc binh

biến chống thực dân. Khi phát động phong trào Đông
Du Phan Bội Châu cũng đã gửi những con em của
mình sang Nhật học hỏi, về lâu dài là để chuẩn bị cho
cuộc vận động cách mạng đã đặt hoài bão vào ngày
trở về Tổ quốc "thì những thiếu niên nước ta sẽ bay
nhảy hô vang, khua cá sấu mà chống lại rồng trời,
non sông gấm vóc của ta sẽ rực rỡ tốt tươi, uy sấm sét
sẽ đuổi hết lũ quỷ ma " (Phan Bội Châu toàn tập).

Trong số lớp chiến sĩ Đông Du này chúng ta biết đến
những tên tuổi như Trần Văn Yên, Trần Văn Thu và
Hoàng Vĩ Hùng ở Nam Kỳ (trong Phan Bội Châu
toàn tập) nêu trên ghi rằng đó là "ba tên bé con"; còn
Lương Ngọc Quyến, con trai của nhà ái quốc nổi
tiếng Lương Văn Can, người sau này đã đứng ra làm
cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), lúc vượt biển
Đông Du cũng chỉ tròn 15 tuổi.

Và cũng chính vào thời điểm phát động phong trào
Đông Du, Phan Bội Châu cũng có ý định gửi người
con trai của người bạn đồng hương và đồng chí của
mình, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Sinh
Cung sang Nhật. Nguyễn Sinh Cung năm đó đã sắp
bước vào tuổi thanh niên, nhưng con người trai trẻ
này đã từng thuật lại rằng: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần
đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình
đẳng - Bác ái Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen
với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
đằng sau những chữ ấy và tôi đã vượt biển ra nước
ngoài".


Người thiếu niên Nguyễn Sinh Cung ấy đã từ chối
con đường Đông Du và khi đến tuổi trưởng thành đã
chọn một con đường hoàn toàn khác, Nguyễn Tất
Thành đã rời Sài Gòn năm 1911 để thực hiện những
hoài bão được nhen nhóm từ độ thiếu niên.

Nói đến độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên là nói đến buổi
khởi đầu cho sự hình thành những nhân cách và nuôi
dưỡng những hoài bão sẽ được phấn đấu khi đến tuổi
trưởng thành. Thế hệ thiếu nhi đầu tiên của thế kỷ
XX, những người sau đó sẽ trở thành lực lượng nòng
cốt của cách mạng Việt Nam, cũng là những chiến sĩ
tiên phong của Đảng, của lớp người sẽ tập hợp và đào
tạo các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam đi theo lý
tưởng yêu nước và cộng sản đã được tiếp nhận từ
trong truyền thống xa xưa của dân tộc những tân
phong của Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc
Toản, Nguyễn Hiền bằng cả một nền giáo dục
truyền thống thấm đẫm tình yêu nước và khát vọng tự
do.

Hãy đọc "bài thứ nhứt" mở đầu cho một tác phẩm của
cụ Phan Bội Châu dùng để giáo dục con trẻ Việt Nam
ở đầu thế kỷ XX, chúng ta sẽ hiểu được trong tiềm
thức của mỗi con người Việt Nam từ thời ấu thơ đã
chứa đựng những nguồn lực tiềm ẩn được tích tụ từ
trong dòng máu của một dân tộc sớm có truyền thống
"tuổi nhỏ chí lớn".


"Bài thứ nhứt:
- Trò là người nước nào?
- Thưa: tôi là người nước Nam.
- Tên nước Nam gọi bằng gì?
- Thưa gọi bằng nước Việt Nam
- Trò đã là người Việt Nam thì nước Việt Nam là chi
của trò?
- Thưa là bào thai mẹ tôi đẻ ra tôi.
- Vậy thì trò gọi nước Việt Nam bằng chi?
- Thưa, gọi bằng nước Mẹ
- Vì sao nước Việt Nam lại được thương yêu kính
trọng nhất?
- Thưa, là bởi vì có nước Việt Nam mới có cha mẹ,
anh em, chị em, thầy và bạn tôi và tôi. Nếu không có
nước Việt Nam thời cha mẹ tôi, anh em tôi, chị em
tôi, thầy bạn tôi tất là không có cả ".
Chí lớn có ở tuổi nhỏ bắt nguồn từ đó.

×