Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ấn chương Việt Nam - Khái luận về ấn chương và ấn chương học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.5 KB, 14 trang )

Ấn chương Việt Nam - Khái luận về ấn chương và
ấn chương học

Trên thế giới, ở các quốc gia, các dân tộc có lịch sử
văn hiến cũng đều tồn tại hệ thống ấn chương. Lịch
sử xuất hiện ấn chương ở mỗi quốc gia khác nhau có
nhiều điểm khác biệt, song tựu trung điểm thống nhất
cơ bản là sự gắn bó mật thiết giữa lịch sử ấn chương
với sự hình thành và phát triển của lịch sử thành văn.

Trung Quốc, cái nôi của văn hóa Đông phương có
lịch sử thành văn đã mấy nghìn năm, sự ra đời của ấn
chương cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển
của lịch sử thành văn Trung Quốc. Ấn chương Trung
Quốc gọi là “Tỷ” 璽, tương truyền ấn chương xuất
hiện từ thời Hoàng Đế (khoảng năm 2500 TCN). Cổ
tịch Trung Quốc mà tác giả sống thời Hán đã ghi lại
về sự xuất hiện rất sớm của ấn tỷ trong sách Xuân thu
vận đẩu khu: “Hoàng Đế thời hoàng long phụ đồ
trung hữu tỷ chương”[6] (Thời Hoàng Đế có con
rồng vàng đội bức địa đồ trong đó có tỷ chương).
Sách Hậu Hán thư - Tế tự trí hạ ghi lại về nguồn gốc
của ấn chương “Thời Tam Hoàng không có văn tự,
cai trị bằng tết thừng, từ Ngũ Đế trở về sau có thư
khế văn tự, đến đời Tam Vương (Hạ Kiệt, Thương
Thang, Chu Văn Vương và Võ Vương) tục hóa Triện
văn, sau mới có tỷ ấn…”[7]. Trong sách Dật Chu thư
- Ân chúc giải cũng ghi rằng khi vua Thành Thang
đuổi Kiệt, đại hội chư hầu, Thành Thang đã nhận
được ngọc tỷ và lên ngôi Thiên tử.


Về sự xuất hiện của Tỷ ấn gắn liền với việc chính
thức phát minh và sử dụng văn tự trong quá trình phát
triển xã hội Trung Quốc cổ trên mọi lĩnh vực. Văn
giáp cốt thời Ân - Thương được người ta coi là những
văn tự tượng hình sớm nhất ở Trung Quốc nhưng bản
thân nó lại bị giới hạn về nội dung và phạm vi sử
dụng, nên nó không thể bao quát hết được văn tự nói
chung của thời kỳ Ân - Thương. Những phát hiện
khảo cổ học tìm thấy chứng tích thời Ân ở An Dương
- Hồ Nam cũng không giúp cho việc khẳng định
nguồn gốc ấn chương thời cổ một cách chính xác. Có
ý kiến cho rằng đó là những di vật thời Tây Chu trên
mặt có khắc hình văn tự hoặc phù hiệu nhưng không
thể đọc nhận biết chính xác được và trong đó không
có gì liên quan đến ấn chương. Người khác lại cho
rằng trong đó có tín hiệu về ấn chương Trung Quốc.
Tương tự trong khai quật mộ táng thời Tây Chu tuy
không phát hiện ấn tỷ, nhưng có chứng tích về phù
tiết của một chủng thị tộc thuộc đất nước Trung Hoa.
Có ý kiến cho rằng “Tiết” (節) có nhiều loại dùng và
tên gọi, ấn chương gọi là Tỷ tiết trên khắc quan danh,
tên họ dùng làm tín vật…

Có thể tin rằng khởi nguyên của Tỷ ấn ở Trung Quốc
vào thời Xuân Thu. Sách Quốc ngữ - Lỗ ngữ chú
rằng “… Tỷ, ấn dã; Tỷ thư, ấn phong thư dã” (Tỷ là
ấn, tỷ thư là sách có ấn niêm phong). Thời đó người
Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre và vỏ cây làm giấy viết
văn thư cả việc công lẫn việc tư khi gửi đều dùng dây
buộc lại, chỗ nút buộc người ta dùng đất bùn đánh

dấu lên trên để làm tin. Khi tiếp nhận chỗ đất đánh
dấu còn nguyên hoặc không có vết nghi ngờ thì công
việc truyền tin đó coi như đã hoàn thành. Dần dần
những chỗ đánh dấu bằng đất bùn đó được làm cẩn
thận, kỹ thuật hơn và có những ký hiệu truyền tin
riêng biệt để tránh sự giả mạo. Có thể nói đó là lịch
sử xuất hiện của ấn chương Trung Quốc, hoặc nói
một cách khác ấn chương sau này đã tiếp thu tinh
thần đánh dấu bằng bùn đất và người ta đã làm ra loại
hình văn ấn gọi là “Nê phong”, hoặc “Phong nê”, tức
là vẽ, viết chữ tượng hình trên khuôn đất bùn để đánh
dấu làm tin.

Trải qua quá trình phát triển, ấn chương đã trở thành
đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa
học xã hội và văn hóa nghệ thuật, có vị trí một khoa
học độc lập gọi là ấn chương học.

Ấn chương học: Sigillographie - Theo cách gọi của
giới nghiên cứu cổ sử. Ấn chương học: Sphragistics -
Theo cách gọi của các nhà nghiên cứu Ngữ văn học.
Ấn chương (印章) theo cách giải thích của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc đương đại thì chữ “ấn” (印)
có chữ gốc từ chữ “ức” (抑) nghĩa là ấn xuống dưới.
Tượng hình chữ là một bàn tay to ấn mạnh xuống
một người nhỏ bé đang quỳ. Về sau mở rộng nghĩa
thành chữ ấn (là ấn chương) mà ngày nay người ta
gọi là con dấu, vì khi đóng dấu cần động tác ấn mạnh
xuống. Chương (章) nghĩa gốc là đánh dấu, sau này
cũng như chữ “ấn” nó biểu tượng cho con dấu khi

động độc lập và là tên gọi của một bộ môn khoa học
khi đi liền với chữ “ấn” gọi là ấn chương học.

Ở các nước phương Tây, ấn chương học tồn tại với
ba chức năng chính:

1. Sự kết thúc (clore).

2. Khẳng định quyền sở hữu (propriété).

3. Khẳng định tính chân thực (authentifier).

Ở nhiều trường hợp ba chức năng này tồn tại độc lập,
tách rời nhau, nhưng nhiều khi chúng cũng phải kết
hợp với nhau trong một loại hình văn bản hoàn thiện
đa năng.

Ở các nước phương Đông mà điển hình là Trung
Hoa, ấn chương ngoài những chức năng trên còn một
chức năng quan trọng nổi bật là biểu tượng của pháp
chế quyền lực, thể hiện rõ nét chế độ pháp quyền
quân chủ chuyên chế phong kiến phương Đông.

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ấn chương
gắn bó chặt chẽ với chế độ xã hội trên mọi lĩnh vực
chính trị, tôn giáo, quân sự, kinh tế v.v… Khi xã hội
có sự biến động, thay đổi, phân chia giai cấp, đẳng
cấp rõ ràng hơn đã xuất hiện các loại hình ấn chương
khác nhau. Ấn chương không chỉ mang ý nghĩa đánh
dấu tín vật làm bằng chứng mà còn thể hiện rõ chức

năng biểu thị quyền lực, pháp chế, tăng thêm tính
pháp quyền của giai cấp thống trị. Đây là lý do cơ
bản cho việc tồn tại, phát triển và hoàn thiện hệ thống
ấn chương từ những thời kỳ đầu chế độ phong kiến.

Nói đến quyền lực pháp chế của giai cấp thống trị ở
xã hội phương Đông xưa là phải nói đến Hoàng đế.
Hoàng đế giữ quyền tối cao định đoạt tất cả mọi việc,
thay trời hành đạo, trị vì thiên hạ. Chính vì vậy, việc
chế tác và sử dụng ấn chương của Hoàng đế được đặc
biệt chú trọng, và đôi khi nhuốm cho nó màu sắc tôn
giáo siêu hình. Từ việc chọn chất liệu quý như ngọc
để tạo tác, đến việc khắc chữ, chạm hình rồi đặt tên,
tế lễ v.v… cho ấn ngọc, ấn vàng. Như ở Trung Quốc
ấn của vua được gọi là Tỷ rồi Bảo, nó được coi là báu
vật của quốc gia và tượng trưng cho Đế quyền. Là
Thiên tử, Hoàng đế nhận mệnh của Trời, nên họ đã
cho chế tác ấn quý khắc chữ có nội dung “Vua nhận
mệnh Trời” để dùng làm ấn truyền quốc. Ví dụ như
Ngọc tỷ Thụ mệnh vu thiên ký thọ vĩnh xương (Nhận
mệnh ở Trời được sống lâu thịnh vượng)[8], Đại
Tống thụ mệnh chi bảo (Bảo ấn của Đại Tống nhận
mệnh ở Trời)[9], Hoàng đế phụng thiên chi bảo (Bảo
ấn của Hoàng đế phụng mệnh Trời)[10] v.v…

Tính pháp quyền của ấn chương còn được thể hiện rõ
ở hệ thống ấn chương trong tổ chức chính quyền từ
trung ương đến địa phương, từ lực lượng quân đội
đến cơ quan dân sự. Vua và triều đình đặt cấp, phong
chức trao quyền cho văn quan võ tướng, đồng thời là

việc ban cấp ấn tín để sử dụng trong công vụ. Đó là
biểu tượng của pháp chế quyền lực, mà bản thân
người được giao nhận ấn tín và đối tượng liên quan
phải chấp hành nghiêm cẩn, cấp dưới hay binh lính
cũng như quảng đại quần chúng phải tuân thủ tuyệt
đối khi nhìn thấy hình dấu in trên văn bản mà không
cần phải trông thấy sự hiện diện của một quả ấn cụ
thể nào. Mỗi một loại ấn tín đều có cách sử dụng
riêng được dùng cho một hay vài loại văn bản chỉ
định, đó là những quy định bất biến được lập thành
pháp luật mà bản thân người nhận quyền dùng ấn
phải chịu trách nhiệm. Đối với quan lại tướng lĩnh
đánh mất ấn tức là đánh mất chức vụ quyền lực, đối
với Hoàng đế và triều đình để mất Tỷ, Bảo truyền
quốc tức là để mất ngôi mất nước.

Trong thời kỳ đầu xã hội phong kiến ở các quốc gia
phát triển với nền kinh tế ngày một hưng thịnh, giao
lưu thương trường gia tăng, các đô thị mới hình
thành. Ấn chương lúc này không chỉ còn là đặc trưng
của cơ cấu quyển lực quốc gia nữa, mà nó đã phát
triển ra ngoài xã hội gắn với kinh tế thị trường, trở
thành biểu tượng trong hoạt động và sinh hoạt xã hội
thường ngày của tất cả mọi người trong cộng đồng xã
hội. Từ những ký hiệu đánh dấu đến hình dấu mang ý
nghĩa tín vật làm bằng chứng phát triển thành con
dấu, ấn chương gắn với giao lưu thương phẩm hàng
hóa. Đa số các gia tộc lớn tham gia sản xuất hàng hóa
và buôn bán trên thương trường đều có ấn tín riêng.
Đó là những quả ấn nhỏ được làm nhiều kiểu khác

nhau được dùng đánh dấu vào một số loại hàng hóa,
đóng dấu vào bản giao kèo mua bán, vào giấy làm tin
v.v… Ấn tín này thể hiện rõ những chức năng khẳng
định quyền sở hữu và khẳng định tính chân thực của
hàng hóa vật phẩm sản xuất và việc buôn bán trao đổi
vật phẩm hàng hóa đó. Đó là những thứ mà cả xã hội
phương Đông và phương Tây từ cổ chí kim đều phải
sử dụng như dược liệu, vải vóc, quẩn áo, đồ trang sức
và văn hóa phẩm v.v… không ít cổ vật trang sức có
in hình dấu ấn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Trong lịch sử phát triển, ấn chương không chỉ còn
gắn bó riêng với quyền lực luật pháp hay hoạt động
sinh hoạt xã hội nữa mà đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu được của nghệ thuật điêu khắc, chạm
trổ, hội họa, thư pháp. Điều này thấy rõ ở những quốc
gia lớn có nền văn minh sớm như Trung Quốc. Nghệ
thuật điêu khắc chạm trổ nhìn từ góc độ ấn chương ở
Trung Quốc thật hoàn mỹ và phong phú. Núm ấn đa
phần được làm theo hình thú vật mà chủ yếu là con
thú trong tôn giáo tín ngưỡng hay biểu tượng của
chúa tể trong loài vật như rồng, phượng, hổ, sư tử,
rùa, lân, lạc đà v.v… Đó là những hình tượng sống
động tượng trưng cho cái cao cả, uy quyền của bậc đế
vương, cho cái đẹp rực rỡ uy nghi của Hoàng hậu, cái
mạnh mẽ hùng tráng của Đại tướng quân v.v… Đối
với ấn tín tự do ngoài xã hội thì tính sáng tạo ngày
một được nâng cao với sự đa dạng và hoàn mỹ. Từ
những chất liệu thiên tạo có sẵn như ngọc, đá, sừng,
xương thú, các nghệ nhân đã tạo tác ra các quả ấn

nhiều dáng vẻ khác nhau. Đó là những tác phẩm nghệ
thuật sinh động góp phần không nhỏ trong sự phát
triển đi lên của nghệ thuật điêu khắc chạm trổ ở mỗi
quốc gia, dân tộc. Điều này không riêng gì Trung
Quốc mà còn thấy ở một số nước phương Tây và Hồi
giáo.

Cũng như điêu khắc, hội họa và thư pháp Trung
Quốc hầu như không tách rời ấn chương. Trên những
bức tranh và thư pháp không chỉ thấy một mà nhiều
hình dấu đóng ở các vị trí khác nhau, nó là sự hình
thành phong cách đặc biệt “Thi thư ấn họa” chỉ có
trong hội họa và thư pháp Trung Quốc. Ấn chương đã
góp phần đưa hội họa và thư pháp Trung Quốc lên
đỉnh cao giá trị nghệ thuật.

Sự thành công của ấn chương dẫn đến việc thưởng
thức nghệ thuật khắc ấn cùng “Thi thư ấn họa”, rồi từ
đó nó trở thành thú tiêu khiển của tầng lớp trí thức,
quan lại quý tộc và thương gia giàu có đương thời.
Thậm chí không ít vị Hoàng đế Đông phương cũng
đã bỏ nhiều thời gian, tiền bạc cho việc chế tác, sử
dụng và thưởng thức ấn chương cùng “Thi thư ấn
họa”. Người ta gọi đó là “Tư chương” và “Nhàn
chương”, mà đối với các vị Hoàng đế và quan lại, trí
thức hay chữ, nó là những vật dụng thân thiết luôn
mang theo bên mình.

Nghệ thuật khắc ấn ngày một tinh mỹ, đa dạng, hình
thành các trường phái riêng biệt với nhiều Triện khắc

gia nổi tiếng, còn ấn chương nói chung dần dần trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cá nhân, nhiều
trường phái; rồi từ đó xuất hiện những bài viết và tác
phẩm về ấn chương. Qua nhiều giai đoạn lịch sử dưới
các triều đại phong kiến khác nhau, chỉ tính riêng
Trung Quốc đã có hàng mấy trăm tác gia và tác phẩm
tiêu biểu viết về ấn chương học.

×