Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ấn chương Việt Nam - Bố chính sứ và án sát sứ với việc dùng ấn kiềm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.22 KB, 5 trang )

Ấn chương Việt Nam - Bố chính sứ và án sát sứ với việc
dùng ấn kiềm

Ở mỗi tỉnh nhà Nguyễn đặt ra hai ty trực thuộc sự cai quản của Tuần phủ hay Tổng đốc.

Ty Bố chính sứ (hay Phiên ty) trông coi việc đinh điền, đê điều thuế khóa, tài chính, hộ
tịch. Đặt chức Bố chính sứ đảm nhiệm.

Ty án sát sứ (hay Niết ty) coi việc hình án, phong hóa kỷ cương, trừng thanh quan lại,
giao thông trạm dịch. Do chức Án sát sứ đảm nhiệm.

Bố chính sứ và Án sát sứ không dùng Quan phòng chức vụ như Tổng đốc, Tuần phủ mà
sử dụng bộ ấn kiềm của một ty có chủ quản trực tiếp. Sử cũ ghi: “Năm thứ 12 (1831)
nghị chuẩn: lần này đã phân hạt đặt quan, mỗi hạt đặt một Bố chính sứ, một Án sát sứ,
nghĩ nên đúc ấn đồng núm thẳng, vuông 1 tấc 8 phân và chế con dấu kiềm bằng ngà mỗi
hạt Bố chính, Án sát đều cấp cho một để dùng”.

Tại Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội còn giữ được mấy quả ấn thời Nguyễn. Quả ấn ký
hiệu LSb 2528 có núm hình chuôi vồ thắt đáy, cao 7cm và dầy 1,2cm. Trên mặt phần
núm ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Dòng bên phải ghi: Minh Mệnh thập nhị niên (Minh Mệnh
thứ 12 [1831]), bên trái ghi: Trọng thập nhị lượng ngũ tiền tam phân (Nặng 12 lượng 5
tiền 3 phân), dấu hình vuông cỡ 7,5x7,5cm, 8 chữ Triện xếp theo 4 hàng là 8 chữ Hưng
Hóa bố chính sứ ty chi ấn 興化布正使司之印 nét chữ cong mềm, khuôn chữ nhỏ và dài
để cân đối với bố cục dấu hình vuông. Đây là ấn của ty Bố chính sứ tỉnh Hưng Hóa. (H.
179 a,b,c,d)

Quả ấn ngà duy nhất thuộc thời Nguyễn ở Viện Bào tàng Lịch sử có ký hiệu LSb 463/GI
253, ngoại hình kiểu hình tháp bằng đầu, mặt trên không ghi niên đại, dấu hình vuông cỡ
2,5x2,5cm, bốn chữ Triện chia hai hàng Hưng Hoá án sát 興化按察. Đây là Kiềm ấn của
viên Án sát sứ tỉnh Hưng Hóa, đi cùng cặp với ấn lớn Hưng Hóa án sát sứ ty chi ấn.
Nhưng ấn lớn đã bị mất, tại địa phương này, người ta chỉ tìm thấy một ấn lớn của Bố


chính sứ và một kiềm nhỏ của Án sát sứ Hưng Hóa. (H. 180)




Cũng như các loại hình ấn khác, những chứng tích ấn dấu của Bố chính, Án sát đến nay
chỉ còn lại trên văn bản chữ Hán, xin giới thiệu dấu ấn - kiềm của Bố chính sứ Ninh Bình.
Dấu hình vuông cỡ 7,5x7,5cm, 8 chữ Triện chia 4 hàng, nét chữ mềm cong là 8 chữ Ninh
Bình bố chính sứ ty chi ấn 寧平布正使司之印 (ấn của Ty bố chính sứ tỉnh Ninh Bình).
Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Thiệu Trị nhị niên thập nhị nguyệt thập
thất nhật (Ngày 17 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 2 [1842]).

Phía dưới dấu lớn về bên trái là dấu kiềm với 4 chữ Triện Ninh Bình bố chính 寧平布正
đóng dưới chữ “chấp bằng” - chứng thực của bản phó[249]. Dấu hình vuông cỡ
2,5x2,5cm, 2 chữ “Ninh Bình” nét chữ có khác 2 chữ “Ninh Bình” ở dấu lớn trên. Điều
này cho thấy không phải bất cứ tự dạng của một dấu kiềm nào cũng phải giống tự dạng
của ấn. Quan phòng lớn cùng cặp[250]. Phía bên phải là dòng chữ Hán ghi tên họ của
viên Lý trưởng và một dòng khác ghi tên họ của viên Vị nhập lưu thư lại ở Phiên ty. (H.
181)



Xin giới thiệu tiếp dấu ấn của ty Án sát sứ Hà Nội. Dấu hình vuông cỡ 7,5x7,5cm, 8 chữ
Triện trong dấu Hà Nội án sát sứ ty chi ấn 河內按察使司之印 (ấn của ty Án sát sứ tỉnh
Hà Nội ). Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên đại Minh Mệnh thập lục niên nhuận
lục nguyệt thập nhị nhật bên trái là dòng chữ Hán kê khai việc hình phạm ở địa phương.
Có hình 4 dấu Kiềm đóng đè trên chữ tên họ người, dấu Kiềm hình vuông cỡ 2,5x2,5cm,
4 chữ Triện Hà Nội án sát 河內按察 có nét khắc vuông vức hơn nét chữ ở dấu lớn trên.
Dấn ấn của viên Án sát sứ tỉnh Hà Nội này đóng vào ngày 12 tháng 6 nhuận năm Minh
Mệnh thứ 16 (1835). (H.182)


Ở các tỉnh khi mà chức Tổng đốc, Tuần phủ đi vắng; hoặc tỉnh vẫn khuyết chân Tuần
phủ, nếu có việc cơ mật quan Bố chính phải họp với quan Án sát sứ. Công văn tấu trình
lên phải đóng liền hai dấu của Bố chính sứ và Án sát sứ trên đoạn ngày tháng dòng ghi
niên hiệu (Hai dấu đóng dính nhau với dòng ghi niên hiệu ở giữa).

Lệ về ấn, Quan phòng đối với các chức quan cấp tỉnh được chính sử ghi: “Lệ năm Minh
Mệnh 14 (1833) định rằng phàm hạt nào gồm các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính,
Án sát cùng một tỉnh, khi gặp có khuyết một trong bốn chức nói trên thì ấn triện của quan
Tổng đốc chuẩn giao cho quan Tuần phủ tạm giữ; ấn triện của quan Tuần phủ chuẩn giao
cho quan Tổng đốc; ấn triện của quan Bố chính hay Án sát đều chuẩn giao cho quan
Tổng đốc. Nếu khi ấy không có quan Tổng đốc thì giao cho quan Tuần phủ. Hạt nào chức
hàm Tổng đốc mà lĩnh Tuần phủ, hay hàm Tuần phủ mà thự Tổng đốc quan phòng cùng
với quan Bố hay Án một tỉnh, khi khuyết chức nào thì ấn triện của quan Bố hay quan Án
đều giao cho quan Tổng đốc hay Tuần phủ tạm giữ… “[251].



Các ngạch khác ở cấp tỉnh cũng được sử dụng Quan phòng chức vụ riêng như chức Đề
đốc, Lãnh binh, Phó lãnh binh được dùng Quan phòng bằng đồng, Kiềm bằng ngà hoặc
bằng gỗ, Nha Học chính dùng Quan phòng bằng đồng và dấu kiềm bằng gỗ.

Nạn giặc giã, chiến tranh ở một số tỉnh thuộc hai khu vực Nam kỳ và Bắc kỳ thời Nguyễn
tương đối nhiều. Do đó ấn triện bị thất lạc không ít, nên từ thời Minh Mệnh thứ 14 (1833)
đã có chỉ dụ về việc đổi cấp ấn triện khác thay cho những cái đã bị mất. Sau loạn Nam kỳ
năm 1833 vua Minh Mệnh ra chỉ dụ: “… Nay chuẩn y theo kiểu chế tạo quan hàng Tổng
đốc định liệu ấn Quan phòng Tuần phủ Gia Định, ấn triện Bố chính Án sát… Các quan
viên trên này đều một ấn triện Quan phòng dấu Kiềm ký và ấn triện phủ huyện sáu tỉnh
ấy hơi khác đi 1, 2 nét chữ nhằm có thể phân biệt thật giả để tiện giao cho viên mới bổ
nhiệm, sử dụng. Còn những quả ấn Quan phòng, ấn triện dấu Kiềm trước, chuẩn đợi sau

tra rõ xem thất lạc vào đâu, nếu có còn để phải nộp về Bộ để hội đồng tiêu hủy đi”[252].

×