Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ấn chương Việt Nam - KýCùng hàng với Tín Ký còn có Ký thường dùng cho các ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.83 KB, 6 trang )

Ấn chương Việt Nam - Ký

Cùng hàng với Tín Ký còn có Ký thường dùng cho
các Lại thuộc ở các cơ quan (Thư lại, Vị nhập lưu thư
lại), những người có phẩm hàm thấp nhất, hoặc chưa
có phẩm hàm thấp.

Ký ở đây có sự đồng hàng về danh xưng lẫn với Ký
Triện của Tổng, Lý, vì Cai tổng có phẩm hàm ngang
với Thư lại. Nhưng về ngoại hình ấn dấu của Ký
cũng tương tự như Tín Ký. Do đó chúng tôi xếp Ký
ngang hàng với Tín Ký và đặt ở cùng chương mục,
tách hẳn với Ký Triện của cấp tổng, xã. Trên thực tế
số lượng thư lại rất nhiều, nhưng kiểu dấu ký cùng
một loại.

Những dấu Ký có hình thức giống như dấu Phạm Tôn
tín ký (Đã mô tả ở mục 1), chỉ khác là dấu Ký thuôn
nhỏ hơn, khuôn hình chữ nhật trong dấu nhỏ hơn vì
chỉ 1 dòng chữ Triện bên trong xếp theo hàng dọc:
Họ + Tên + Ký.

Tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở thành phố Hồ Chí
Minh còn giữ mấy quả ấn thuộc loại hình Ký. Đáng
chú ý là quả ấn có chất liệu bằng ngà, núm ấn khắc
hình con sư tử miệng há rộng, đuôi vểnh, thế nhún
chân. Phần đế ấn chính là bệ chân sư tử mà phần dưới
làm theo hình bát giác lõm hai cạnh giữa ấn. Mặt dấu
hình bát giác, 2 cạnh giữa lõm hình vòng cung, viền
ngoài khắc họa tiết. Đường viền giữa hình chữ nhật
có kích thước 1,5x4,0cm, ba chữ Triện trong dấu xếp


theo hàng dọc 3 chữ Nguyễn Chính ký 阮正記. Đây
là dấu ký của một vị thư lại tên là Nguyễn Chính (H.
201 a,b,c)

Giới thiệu một dấu Ký có hình lục giác, viền ngoài có
họa tiết, khuôn hình vuông kích thước 1x2,2cm, trong
có 3 chữ Triện Trần Tố ký 陳做記.Đây là dấu Ký cửa
ông Trần Đình Tố, là Vị nhập lưu thư lại. Dấu áp trên
bản công văn mà chính tay ông viết trong tập Công
văn cổ chỉ[275]. (H. 202)





Ở đây xin lưu ý một chi tiết là dấu Ký khác hẳn với
chữ Ký của các quan lại chức dịch ngày xưa là chữ
thay cho chữ ký như ngày nay ta thường dùng.

Ngoài Tín Ký và Ký ra còn có loại dấu, chức danh
không Tín Ký hoặc chức danh không Ký. Thậm chí
có người còn đang ở thời kỳ Hậu bổ cũng dùng chữ
Hậu bổ[276] 候補 khắc vào dấu cùng tên họ riêng
như dấu Hậu bổ Hồ Trọng Phiên 候補胡仲番 mà
chúng tôi sao lại được trong tập Công văn cựu
chỉ[277]. (H. 203)


×