Các qui tắc trong phát hiện sớm các
trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em
I. CÁC KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
1. Trẻ nghi ngờ nhiễm HIV:
Trẻ chưa biết nhiễm HIV trước đây, mẹ không phát hiện nhiễm HIV trước đây.
Bệnh nhi nhập viện, trong quá trình điều trị và thăm khám, bệnh cảnh lâm sàng
nghi ngờ suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV.
Nghi ngờ nhiễm HIV trong các trường hợp sau:
a. Hoàn cảnh gia đình:
- Cha mẹ sử dụng ma túy
- Không có đầy đủ cha mẹ nuôi
- Cha có nghề nghiệp phải đi xa nhà: thợ hồ, tài xế
b. Lâm sàng:
Các bệnh cảnh nghi ngờ nhiễm HIV thường gặp:
- Sốt kéo dài
- Tiêu chảy kéo dài
- Ho kéo dài, tái đi tái lại.
- Sụt cân nhanh hay không lên cân.
- Tổng trạng gầy ốm suy dinh dưỡng.
- Nhiễm nấm miệng kéo dài, hay tái phát, khó điều trị với thuốc thông thường.
- Nhiễm trùng da kéo dài.
- Thiếu máu.
- Gan lách to.
- Dấu hiệu thần kinh: co giật, rối loạn tri giác.
2. Trẻ phơi nhiễm HIV:
Trẻ có mẹ nhiễm HIV từ trước khi mang thai hoặc mẹ phát hiện nhiễm HIV trong
khi mang thai hoặc khi sanh.
II. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV Ở TRẺ < 18 THÁNG TUỔI:
Các điểm cần lưu ý trên sơ đồ:
1. Xét nghiệm PCR –HIV cho trẻ bắt đầu từ 4-6 tuần tuổi.
2. Nếu trẻ có đủ tiêu chuẩn lâm sàng bệnh HIV nặng (giai đoạn 3-4), điều trị
ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm PCR- HIV.
3. Nếu trẻ không bú sữa mẹ trong vòng 6 tuần trước xét nghiệm, PCR âm tính
nghĩa là trẻ có khả năng không nhiễm HIV. Ngược lại, nếu trẻ có bú sữa mẹ trong
vòng 6 tuần trước xét nghiệm, trẻ vẫn đang có nguy cơ nhiễm HIV, cần làm lại xét
nghiệm sau 6 tuần.
4. Tư vấn chăm sóc điều trị HIV, điều trị theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS” của Bộ Y Tế.
5. Phòng xét nghiệm sẽ tự làm lại xét nghiêm PCR- HIV trên các mẫu giọt máu
khô còn lưu lại ở phòng thí nghiệm. Nếu kết quả cuối cùng khẳng định âm tính,
dừng điều trị ARV.
6. Tiếp tục điều trị ARV theo qui định.
7. Nếu trẻ hoàn toàn không bú sữa mẹ trong vòng 6 tuần trước xét nghiệm, PCR
lần 2 âm tính nghĩa là trẻ không nhiễm HIV. Ngược lại, nếu trẻ có bú sữa mẹ trong
vòng 6 tuần trước xét nghiệm, cần làm lại xét nghiệm sau 6 tuần.
8. Nên làm lại xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV khi trẻ đủ 18 tháng
tuổi.
9. Nếu mẹ có xét nghiêm HIV dương tính, xử trí như trẻ phơi nhiễm.
III. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV Ở TRẺ TỪ 18 THÁNG TUỔI
TRỞ LÊN:
Mẫu máu có kết quả dương tính với ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm
khác nhau trong đó có ít nhất một kỹ thuật ELISA
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y Tế. Qui trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 2007.
2. Bộ Y Tế. Quyết định 3003 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 2009.
3. TS Nguyễn Thị Hoàng Lan. Cơ bản về xét nghiệm HIV & Một số qui định về
xét nghiệm HIV. Lớp tập huấn của Ủy Ban Phòng Chống AIDS về chẩn đoán và
điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 24-25/01/2011.
4. BS Trương Hữu Khanh. BV Nhi Đồng I TPHCM. Chẩn đoán sớm nhiễm HIV
ở trẻ em, các giai đoạn lâm sàng và giai đoạn miễn dich. Lớp tập huấn điều trị
ARV tháng 03/2010.
5. BS Trần Tôn. Viện Pasteur TPHCM. Tổng quan xét nghiệm chẩn đoán sớm
nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi. Lớp tập huấn của Ủy Ban Phòng Chống
AIDS về chẩn đoán và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 24-
25/01/2011.
Phụ lục: Các giai đoạn cận lâm sàng trong nhiễm HIV
Tỷ lệ % tế bào CD4 (hoặc số lượng tế bào CD4/mm
3
)
Suy gi
ảm miễn dịch
liên quan đến HIV
≤ 11 tháng 12 - 35 tháng 36 - 59 tháng ≥ 5 tuổi
Không suy giảm > 35 % > 30 % > 25 % > 500 tế
bào/mm
3
Suy giảm nhẹ 30 - 35 % 25 - 30 % 20 - 25 % 350 -
499
tế b
ào
mm
3
Suy giảm tiến triển 25 - 29 % 20 - 24 % 15 - 19 % 200 -
349
tế
bào/mm
3
Suy giảm nặng < 25 %
< 1500 tế bào /mm
3
< 20 %
< 750 tế bào /mm
3
< 15 %
< 350 tế bào /mm
3
< 15%
< 200 t
ế
bào/mm
3