Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá kỹ thuật chẩn đoán sớm nhiễm HIV và xác định tỉ lệ nhiễm HIV ở trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*******
LƯƠNG QUẾ ANH




ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN SỚM
NHIỄM HIV VÀ XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM HIV Ở
TRẺ EM SINH RA TỪ MẸ NHIỄM HIV




Chuyên ngành: Di truyền học - Khoa Sinh học
Mã số: 60 42 70



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Thị Xuân Liên

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010




LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thò Xuân Liên đã
tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt
quá trình hoàn tất đề tài tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô khoa Sinh học trường
Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã cung cấp cho em những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chò và các bạn Phòng
Xét Nghiệm HIV/AIDS, Khoa Xét Nghiệm Sinh Học
Lâm Sàng, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn trong lớp Cao học di truyền K15 đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt khóa học.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ đã thương yêu, chăm
sóc, lo lắng và khuyếnh khích con trong suốt quá trình học
tập, từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất đề tài tốt nghiệp.


LƯƠNG QUẾ ANH



MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
I.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VIRÚT HIV 12
I.1.1. Phân loại virút 12
I.1.2. Cấu trúc hình thể và bộ gen virút HIV-1 13
I.1.3. Chu kỳ sống của virút 15
I.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV CỦA PHỤ NỮ VÀ THAI PHỤ 17
I.2.1. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ trên thế giới 17
I.2.2. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ ở Châu Á và Việt Nam
19
I.3. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON 22
I.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LÂY TRUYỀN MẸ CON 24
I.4.1. Yếu tố liên quan đến HIV 24
I.4.2. Yếu tố của thai phụ 25
I.4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh sản khoa 26



I.4.4. Các yếu tố liên quan đến thai nhi 27
I.5. CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN MẸ SANG CON 27
I.5.1. Giới thiệu về chương trình dự phòng lây truyền mẹ sang con
(PMTCT) 27
I.5.2. Nuôi dưỡng trẻ sau sinh

31
I.6. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN
ĐOÁN SỚM HIỆN NAY 32
I.6.1. Tầm quan trọng của chẩn đoán sớm 32

I.6.2. Các phương pháp dùng trong chẩn đoán sớm hiện nay 33
I.6.3. Các xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi
thực hiện tại viện Pasteur TP. HCM 37
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP 39
II.1. CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT SỬ DỤNG 40
II.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
II.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu 41
II.2.2. Quy trình thực hiện 42
II.2.2.1. Thu thập và xử lý mẫu 42
II.2.2.2. Các kỹ thuật sử dụng 44
II.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 54
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
III.1. ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV BẰNG REAL -
TIME PCR RNA TRÊN MẪU HUYẾT TƯƠNG 56
III.2. ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV BẰNG REAL -
TIME PCR DNA TRÊN MẪU DBS 59
III.3. SO SÁNH KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV TRÊN MẪU
DNA VÀ RNA 62



III.4. SO SÁNH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHIỄM HIV KHI THỰC
HIỆN BẰNG BỘ KIT GENERIC HIV DNA CELL CỦA BIOCENTRIC VÀ KIT
ROCHE AMPLICOR HIV-1 DNA V1.5 63
III.5. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM HIV Ở TRẺ EM SINH RA TỪ MẸ CÓ
HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH 64
III.5.1. Thống kê một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu 64
III.5.2. Tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghiên cứu 68
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 71
IV.1. ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN SỚM PHÁT HIỆN

NHIỄM HIV TỪ RNA VÀ DNA 72
IV.2. TỶ LỆ NHIỄM HIV Ở TRẺ EM SINH RA TỪ MẸ CÓ HUYẾT
THANH DƯƠNG TÍNH TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC PHÍA NAM 73
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 83






DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired immune
deficiency syndrome)
ANRS Cơ quan nghiên cứu về HIV- AIDS và viêm gan do vi rút của Pháp
(Agence Nationale de Recherche sur le Sida)
ART Antiretroviral therapy
ARV Antiretroviral
bp base pair
CRFs Dạng tái tổ hợp (circulating recombinant forms)
ct Chu kỳ ngưỡng (threshold cycle)
DBS Mẫu máu khô nhỏ trên giấy thấm (Dried Blood Spots)
DNA Acid deoxyribonucleic
gp glycoprotein
HIV Human immunodeficiency virus
OD Mật độ quang (optical density)
PBMC Tế bào trong máu ngoại vi (peripheral blood mononuclear cell)

PCR Polymerase Chain Reaction
PKNT Phòng khám ngoại trú
PMTCT Phòng lây truyền mẹ con (Preventing Mother-to-child
Transmission)
RNA Acid ribonucleic
STD Độ lệch chuẩn (standard deviation)
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)





DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lây truyền HIV từ mẹ sang con 24
Bảng III.1. Độ lặp lại của phản ứng Real - time PCR RNA 56
Bảng III.2. Kết quả trị số ct 25 lần chạy mẫu chứng có nồng độ thấp của Real
- time PCR RNA 58
Bảng III.3. Độ lặp lại của phản ứng Real - time PCR DNA 59
Bảng III.4. Kết quả trị số ct 20 lần chạy mẫu chứng có nồng độ thấp của Real
- time PCR DNA 61
Bảng III.5. Kết quả khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán định tính HIV trên
mẫu DNA và RNA 62
Bảng III.6. Kết quả Real-time PCR trên các mẫu lấy theo cách khác nhau
(DBS từ gót chân trẻ, DBS và huyết tương từ máu tĩnh mạch) 63
Bảng III.7. Kết quả so sánh giữa 2 loại sinh phẩm chẩn đoán được sử dụng 63








DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ III.1. Kết quả Real - time PCR RNA 20 lần chạy mẫu chứng dương
pha loãng các nồng độ khác nhau 57
Biểu đồ III.2. Theo dõi giá trị ct của mẫu chứng dương có nồng độ thấp (600
copies/mL) trên 25 lần chạy khác nhau của Real - time PCR RNA 58
Biểu đồ III.3. Kết quả Real - time PCR DNA 20 lần chạy mẫu chứng dương
pha loãng các nồng độ khác nhau 60
Biểu đồ III.4. Theo dõi giá trị ct của mẫu chứng dương có nồng độ thấp (3
copies/1 phản ứng) trên 20 lần chạy khác nhau của Real - time PCR DNA 61
Biểu đồ III.5. Tỉ lệ % mẫu phân bố theo độ tuổi và giới tính 65
Biểu đồ III.6. Tình hình can thiệp dự phòng lây truyền mẹ sang con trong
nhóm đối tượng nghiên cứu 66
Biểu đồ III.7. Thời điểm phát hiện mẹ nhiễm HIV 67
Biểu đồ III.8. Tỉ lệ nhiễm HIV phân bố theo nhóm tuổi 68
Biểu đồ III.9. Tỉ lệ nhiễm HIV khi trẻ được dự phòng đầy đủ, không dự
phòng và dự phòng không đầy đủ 69
Biểu đồ III.10. Tỉ lệ nhiễm HIV của trẻ theo thời điểm nhiễm HIV của mẹ 70




DANH MỤC HÌNH
Hình I.1. Phân loại virút HIV 13
Hình I.2. Cấu trúc của HIV-1 13
Hình I.3: Cấu trúc bộ gen của virút HIV 14
Hình I.4. Chu kỳ sống của virút HIV-1 15
Hình I.5. Phân tử gp120 gắn vào thụ thể CD4 và đồng thụ thể 16

Hình I.6. Tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ 15-19 tuổi phân bố theo vùng 17
Hình I.7. Tỷ lệ nhiễm HIV (%) trong số các phụ nữ mang thai đi khám thai ở
vùng cận Sahara Châu Phi, 1997-2007 18
Hình I.8. Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai tại một số quốc gia 19
Hình I.9. Ước tính và dự báo số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 20
Hình I.10. Ước tính và dự báo số phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS 21
tại Việt Nam 21
Hình I.11. Ước tính và dự báo số trẻ em (0 - 14 tuổi) nhiễm HIV/AIDS 21
tại Việt Nam 21
Hình I.12. Ước tính tỉ lệ nhiễm trong tử cung và lúc sinh 23
Hình III.1. Kết quả phát hiện nhiễm DNA - HIV bằng bộ kit Amplicor 64




DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ I.1. Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng. Lây
truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ trong quá trình mang thai 29
Sơ đồ I.2. Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con phụ nữ không biết tình trạng HIV khi chuyển dạ 30
Sơ đồ I.3. Quy trình quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV 31
Sơ đồ I.4. Quy trình xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 35
tháng tuổi 35
Sơ đồ II.1. Quy trình thu thập mẫu nghiên cứu 43
Sơ đồ II.2. Các phương pháp xác định nhiễm HIV sử dụng trong đề tài 44

Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 9 Lương Quế Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cho đến cuối năm 2009, ước tính có khoảng 33.3 triệu (31.4-35.3 triệu)
người sống chung với HIV trên thế giới. Hàng năm có khoảng 370.000 trẻ em dưới
15 tuổi phát hiện bị nhiễm HIV, mỗi ngày lại có 1.000 trẻ mới nhiễm (UNAIDS
Dịch tễ HIV cập nhật 2009). Ước tính có khoảng 260.000 trẻ tử vong do liên quan
tới AIDS. Lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV ở trẻ
em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Nhiều bằng chứng cho thấy ở trẻ sơ sinh tốc độ tiến triển sang AIDS thường
rất nhanh, nhiều trẻ chết vì các biến chứng liên quan tới AIDS trước khi được chẩn
đoán khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Nếu không được điều trị kịp thời, một phần
ba số trẻ sơ sinh sẽ chết trước một tuổi và 50% sẽ chết trước hai tuổi.
Tháng 3 năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo cần xét nghiệm
chẩn đoán sớm HIV cho tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ có huyết thanh dương tính và
điều trị sớm những trường hợp trẻ nhiễm HIV mà không cần chờ có các chỉ số suy
giảm miễn dịch hay triệu chứng lâm sàng.
Tuy nhiên, các kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học thông thường không cho
phép xác định trẻ sinh từ mẹ có huyết thanh dương tính có thực sự bị nhiễm HIV
hay không vì trong quá trình mang thai, kháng thể kháng HIV từ mẹ được truyền
sang thai nhi và sẽ tồn lưu trong cơ thể trẻ cho đến tháng thứ 12 - 18. Tất cả các trẻ
được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính trong
những tháng đầu do các xét nghiệm huyết thanh học không phân biệt được giữa
kháng thể HIV do mẹ truyền sang hay kháng thể HIV do trẻ bị nhiễm sản xuất ra.
Kháng thể từ mẹ truyền sang con sẽ giảm dần theo thời gian, ở tháng tuổi thứ 12,
khoảng 94.5% trẻ sẽ không còn kháng thể của mẹ truyền cho, tới 18 tháng tuổi, gần
100% sẽ không còn kháng thể của mẹ và những trẻ không nhiễm HIV sẽ có huyết
thanh âm tính với HIV vào thời điểm này. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh học
tìm kháng thể kháng HIV chỉ có gíá trị chẩn đoán nhiễm HIV khi trẻ trên 18 tháng
tuổi
(9,10)
.
Chẩn đoán sớm HIV ở trẻ sơ sinh không những cần thiết nhằm phát hiện các

trường hợp trẻ bị nhiễm để có quyết định chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị ARV kịp
thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sồng cho trẻ mà còn làm giảm sự căng
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 10 Lương Quế Anh
thẳng, lo lắng kéo dài của gia đình và xã hội về tình trạng nhiễm HIV của trẻ. Các
số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu không có các biện pháp dự phòng can thiệp, tỷ lệ
mẹ lây nhiễm HIV sang con giao động từ 25 - 45% . Nếu mẹ và bé được điều trị dự
phòng ARV thì tỷ lệ này có thể giảm xuống thấp hơn rất nhiều.
Ngày nay, các kỹ thuật phát hiện trực tiếp virút hoặc các thành phần của virút
như DNA provirút, RNA hoặc kháng nguyên P24 của virút được sử dụng trong việc
chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh. Các kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện
DNA hoặc RNA của HIV cho phép phát hiện rất sớm HIV từ những tuần đầu mới
nhiễm. Tuy nhiên đây là những kỹ thuật chỉ thực hiện tại những phòng thí nghiệm
được trang bị các trang thiết bị hiện đại. Vấn đề lấy máu, thời gian bảo quản và vận
chuyển mẫu về các phòng xét nghiệm đòi hỏi điều kiên nghiêm ngặt và có ảnh
hưởng đến chất lượng của xét nghiệm chẩn đoán. Đây cũng là một trong những lý
do làm cho trẻ em bị phơi nhiễm HIV đặc biệt là ở những vùng xa không được sớm
làm xét nghiệm chẩn đoán cũng như tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị
kịp thời. Một số các sinh phẩm chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau đối
với các chủng virút lưu hành ở các khu vực. Giá thành các sinh phẩm chẩn đoán
cũng rất khác nhau. Lựa chọn một kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV phù
hợp với điều kiện ở Việt Nam, đơn giản hoá việc lấy máu, bảo quản và vận chuyển
mẫu là những yêu cầu cấp bách của chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS
hiện nay.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
§ Đánh giá kỹ thuật chẩn đoán sớm nhiễm HIV trên trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
§ Xác định tỉ lệ nhiễm HIV của trẻ em được sinh ra từ mẹ có huyết thanh dương
tính với HIV hay trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV (trẻ bị phơi nhiễm

HIV) tại khu vực phía Nam.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 11 Lương Quế Anh


CHƯƠNG I






Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 12 Lương Quế Anh
I.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VIRÚT HIV
I.1.1. Phân loại virút
(21)

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là tác nhân gây hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (AIDS), đây là một Retrovirút thuộc họ Lentivirút có
vật liệu di truyền là RNA. Trong quá trình nhân lên, RNA của HIV phải trải qua
giai đoạn trung gian phiên mã phân tử RNA thành DNA sợi đôi nhờ enzyme phiên
mã ngược RT (reverse transcriptase) của virút. Do đặc tính này cũng như do tốc độ
nhân lên nhanh, HIV dễ tạo các đột biến gen và mang tính đa biến di truyền cao. Do
đó HIV có nhiều dòng khác nhau, các dòng này có thể cùng tồn tại trong cùng một
cơ thể của người bị nhiễm virút. Dựa trên những điểm tương đồng về di truyền, các
dòng HIV có thể được phân loại thành các týp, nhóm và các thứ týp.
HIV được phân làm hai týp là HIV-1 và HIV-2, cả hai týp đều lây truyền qua

đường quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con, và đều có những biểu hiện
lâm sàng AIDS giống nhau. Tuy nhiên, HIV-1 là tác nhân gây bệnh thường gặp
hơn, HIV-2 khó lây truyền hơn, có độc lực kém hơn, thời gian ủ bệnh lâu hơn và tập
trung chủ yếu ở các nước Tây Phi. HIV-1 được phân loại vào bốn nhóm: M,O, N và
P. Nhóm O chỉ xuất hiện ở vùng trung tâm Tây Phi, nhóm N là một nhóm rất hiếm
gặp, được phát hiện vào năm 1998 ở Cameroon. Năm 2009, một dòng HIV mới rất
gần với virút gây suy giảm miễn dịch trên khỉ được tìm thấy ở một phụ nữ người
Cameroon và được phân loại là HIV-1 nhóm P. Hơn 90% HIV-1 gây nhiễm trên
người thuộc nhóm M. HIV-1 nhóm M lại được chia ít nhất làm chín thứ týp di
truyền là A, B, C, D, F, G, H, J và K.
Hai thứ týp của HIV-1 có thể cùng tồn tại trong cùng một tế bào bị nhiễm và
trao đổi thông tin di truyền với nhau và tạo thành một dạng virút lai mới. Nhiều
dòng virút lai này không thể tồn tại trong thời gian dài nhưng một số khác có thể lây
nhiễm từ người sang người được biết đến như dạng “tái tổ hợp” CRFs (Circulating
Recombinant Form). Ví dụ, CRF 01 A/E là dạng tổ hợp của hai thứ týp A và E lưu
hành chính ở Việt nam.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 13 Lương Quế Anh






Hình I.1. Phân loại virút HIV
(3)

I.1.2. Cấu trúc hình thể và bộ gen virút HIV-1
(22)


HIV có hình khối cầu , đường kính khoảng 100nm.







Hình I.2. Cấu trúc của HIV-1
(21)

Virion HIV-1 được bao bọc bởi màng ngoài là lớp đôi lipid và khoàng 72 gai
nhô ra ngoài có bản chất là các glycoprotein (gp120 và gp41). Nằm ngay bên trong
lớp màng tế bào là lớp chất nền được tạo từ các protein p17. Bên trong là lớp vỏ
capsid và các protein lõi bao bọc quanh bộ gen của HIV-1 gồm hai sợi RNA (+)
mạch đơn cùng các enzyme tham gia trong quá trình sao chép virút là men phiên mã
ngược (RT), men xâm nhập (integrase - p32) và protease - p11.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 14 Lương Quế Anh













Hình I.3: Cấu trúc bộ gen của virút HIV
(220

a. Cấu trúc bộ gen HIV - 1 và HIV - 2.
b. Các protein được mã hóa từ gen gag, pol và env.
Bộ gen của HIV-1 gồm có 9749 nucleotides gồm có 9 khung đọc mở trong
đó có ba gen cấu trúc chính:
· Gen env (envelope) mã hóa cho gp120 và gp41 là các protein bề mặt của virút,
có vai trò quan trọng trong quá trình virút xâm nhập vào tế bào đích.
· Gen gag (group-specific antigen) mã hóa cho các protein cấu trúc như
protein lõi virút, vỏ capsid, chất nền, nucleocapside.
· Gen pol (polymerase) bao gồm nhiều gen (RT, protease, …) mã hóa cho các
enzyme quan trọng của virút như phức hợp enzyme phiên mã ngược (reverse
transcriptase + RNase H), protease và integrase.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 15 Lương Quế Anh
Các gen chính mã hóa cho các tiền protein, sau đó được cắt thành những
protein cấu trúc và chức năng nhờ men protease của virút và tế bào.
Ngoài ra, bộ gen của HIV còn có các gen (Tat, Rev, Nef, Vpu, Vif, Vpr) liên
quan đến chức năng điều hòa quá trình nhân lên và độc lực của virút. Bộ gen virút
được đóng khung ở 2 đầu bởi hai đoạn có trình tự lặp lại LTRs (Long Terminal
Repeat Sequences). Hai vùng này mang các vị trí gắn kết với các protein của tế bào
chủ nhằm hoạt hóa quá trình dịch mã và cũng được kiểm soát bởi các tín hiệu của
virút.
I.1.3. Chu kỳ sống của virút












Hình I.4. Chu kỳ sống của virút HIV-1
(25)

· Xâm nhập vào hoà màng tế bào
Tế bào đích của HIV-1 chủ yếu là các tế bào lympho TCD4 và một số tế bào
khác có thụ thể CD4. Đầu tiên phân tử gp120 sẽ gắn vào thụ thể CD4 và các đồng
thụ thể (CCR5 hoặc CXCR4) của tế bào đích, nhờ đó dẫn đến sự thay đổi cấu hình
không gian và làm bộc lộ vị trí tác động của phân tử gp41 tham gia trong quá trình
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 16 Lương Quế Anh
hòa màng giữa virút và tế bào đích. Nucleocapside của virút sẽ được phóng thích
vào trong tế bào chất.

Hình I.5. Phân tử gp120 gắn vào
thụ thể CD4 và đồng thụ thể
· Quá trình sao chép RNA
thành DNA tiền virút
Sau khi cởi bỏ lớp vỏ capsid,
nhờ có enzyme phiên mã ngược RT, RNA sẽ được sao chép thành DNA mạch đơn

và sau đó thành mạch đôi.
· Hợp nhất giữa DNA HIV và DNA tế bào chủ
DNA HIV vừa mới được hình thành sẽ đi vào trong nhân tế bào chủ, nhờ
enzyme integrase của virút DNA HIV sẽ gắn xen vào DNA tế bào chủ. DNA virút
lúc này được gọi là DNA tiền virút, có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong
nhiều năm.
· Quá trình sao chép và tổng hợp các virion mới
Khi tế bào chủ nhận được tín hiệu hoạt hoá, DNA tiền virút sử dụng enzyme
RNA polymerase của tế bào chủ sao chép thành các RNA thông tin (mRNA) mã
hoá các protein virút và RNA là vật chất di truyền của virút. Các mRNA di chuyển
ra tế bào chất và tổng hợp protein sớm là những thành phần enzyme cần thiết cho các
giai đoạn nhân lên tiếp theo của virút. Sau đó, các tiền protein được tổng hợp. Nhờ
những enzyme protease của virút và tế bào, các tiền protein này sẽ được phân cắt
thành protein cấu trúc và chức năng.
· Quá trình đóng gói và giải phóng virút ra khỏi tế bào
Các thành phần protein và RNA bộ gen của virút mới được tổng hợp sẽ hợp
nhất và đi đến màng tế bào. Tại đây xảy ra quá trình nảy chồi và giải phóng những
hạt virion mới.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 17 Lương Quế Anh
I.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV CỦA PHỤ NỮ VÀ THAI PHỤ
I.2.1. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ trên thế giới
Từ khi trường hợp mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) đầu tiên được
phát hiện vào năm 1981, cho đến năm 2009, trên thế giới đã có 33.3 triệu người
sống chung với HIV. Chỉ tính riêng năm 2008, 2.7 triệu ca nhiễm HIV mới đã được
phát hiện và cũng trong năm này có 15.7 triệu phụ nữ trên 15 tuổi bị nhiễm HIV,
trong đó có 12 triệu phụ nữ ở vùng cận Saharan, Châu Phi
(4)
. (Hình I.6).











Hình I.6. Tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ 15-19 tuổi phân bố theo vùng
(7)

Tại một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, tính đến năm 2007 đã có 1.2 triệu
người sống chung với HIV/AIDS, trong đó có 300.000 người là phụ nữ. Qua nhiều
khảo sát đã ghi nhận có khoảng 7.000 phụ nữ nhiễm HIV đến sanh ở các cơ sở y tế
vào những năm đầu thập niên 90. Sau đó số thai phụ gia tăng theo từng năm và các
cơ quan y tế Hoa Kỳ phải đưa ra chiến lược tư vấn rộng rãi tất cả các phụ nữ mang
thai đến khám thai, làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV, tiến hành các nghiên cứu
nhằm mục đích giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con
(12)
.
Tình hình này diễn ra nghiêm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển thuộc
khu vực Châu Phi. Dịch HIV/AIDS tại Châu Phi lan rộng từ thành thị đến thôn quê
Trong năm 2005 - 2006, theo số liệu thống kê trung bình tỉ lệ nhiễm HIV của phụ
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 18 Lương Quế Anh
nữ mang thai đi khám thai ở các nước Nam Phi trên 15%. Một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng trong quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ dễ nhiễm HIV hơn

nam giới. Thông thường phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV qua một lần tiếp xúc tình
dục với một người đàn ông bị nhiễm HIV là 0.2 %, trong khi đó tỉ lệ này đối với
một người đàn ông tiếp xúc tình dục với phụ nữ thì thấp hơn nhiều. Cho đến nay,
tình hình nhiễm HIV ở Phụ nữ Châu Phi vẫn còn duy trì ở mức đáng báo động
(Hình I.7)

















Hình I.7. Tỷ lệ nhiễm HIV (%) trong số các phụ nữ mang thai đi khám thai ở
vùng cận Sahara Châu Phi, 1997-2007
(26)

Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 19 Lương Quế Anh
Tại Châu Mỹ Latin và vùng biển Carribe, tốc độ phát triển nhiễm HIV tương

đối chậm hơn ở Châu Phi. Ở Guyana, tỉ lệ phụ nữ đến khám tiền sản là 7% vào năm
1992, tỉ lệ nhiễm HIV vùng này khoảng 1-2 % những năm 1994 - 1997 và có thể
tăng đến 13% vào năm 2010
(3)
. Ở San Pedro, tỉ lệ nhiễm HIV ở thai phụ là 4% vào
năm 1994. Tại Sao Paulo, tỉ lệ nhiễm HIV ở thai phụ khoảng 1% năm 1990 đến
1995, trong khi đó ở Rio de Janeiro, tỉ lệ này vào khoảng 1 - 3%
(4)
.
I.2.2. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ ở Châu Á và Việt Nam
Tại Châu Á, tỉ lệ nhiễm HIV ở thai phụ gia tăng đều mỗi năm. Cuối năm
2003, 1.4% phụ nữ mang thai ở Port Moresby và 2.5% ở Lae bị nhiễm HIV. Đến
năm 2004, Papua New Guinea đã có 10.184 trường hợp nhiễm HIV, hơn một nửa là
phụ nữ, bao gồm 855 trẻ em dưới 18 tuổi.






Hình I.8. Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai tại một số quốc gia
(33)

Ở Châu Á có hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ
với số người nhiễm HIV rất thay đổi. Trung Quốc có khoảng 400.000 người nhiễm
HIV Ấn Độ có 4 triệu người nhiễm HIV trong đó có hơn 1 triệu là phụ nữ. Tại Thái
Lan, tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ làm nghề mại dâm ở Bankok là 18% vào năm 1992,
7% vào năm 1996. Tỉ lệ phụ nữ mang thai đến khám thai ở các cơ sở y tế và phát
hiện bị nhiễm HIV vào khoảng 2.3% vào những năm 1990 - 1995. Ở Burma tỉ lệ
phụ nữ đến khám thai và các bệnh phụ khoa nhiễm HIV thay đổi từ 1-8 % năm

1994
(11, 23)
.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người đang sống
chung với HIV. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm
HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS
%

Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 20 Lương Quế Anh
được báo cáo của cả nước. Lây truyền qua quan hệ tình dục có chiều hướng gia tăng
trong những năm gần đây và tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV chiếm khoảng 20% trong các
trường hợp được báo cáo. Theo ước tính và dự báo về số người nhiễm HIV, số phụ
nữ mang thai có huyết thanh dương tính và số trẻ em dưới 14 tuổi nhiễm HIV sẽ gia
tăng trong những năm gần đây. (Số liệu của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương tại hội
nghị 20 năm phòng chống HIV/AIDS 12/2010).

0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
1990
1991
1992

1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Ước tính thấp Ước tính cao Ước tính trung bình

Hình I.9. Ước tính và dự báo số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 21 Lương Quế Anh
Trong đó tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV và số trẻ em dưới 14 tuổi nhiễm
HIV cũng có chiều hướng gia tăng.
0
1000

2000
3000
4000
5000
6000
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Ước tính thấp Ước tính cao Ước tính trung bình


Hình I.10. Ước tính và dự báo số phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS
tại Việt Nam

0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
Ước tính thấp Ước tính cao Ước tính trung bình


Hình I.11. Ước tính và dự báo số trẻ em (0 - 14 tuổi) nhiễm HIV/AIDS
tại Việt Nam
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 22 Lương Quế Anh
Trong chương trình hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS, chính phủ
Việt nam dự kiến sẽ khống chế tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con xuống dưới
10% và khống chế tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV xuống dưới 0,25% vào năm
2010
(18)
.
I.3. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
(38)

Hầu hết trẻ em bị nhiễm HIV là do lây truyền mẹ con. Qua nhiều công trình
nghiên cứu đã công bố, nếu không có các biện pháp dự phòng, tỉ lệ lây nhiễm HIV
từ mẹ sang con trung bình vào khoảng 14-25% ở Châu Âu và Hoa Kỳ, 25-40% ở
các nước đang phát triển tại Châu Á và Châu Phi. Sự lây truyền từ mẹ sang con có
thể xảy ra ở cả 3 giai đoạn trong thai kỳ, khi sinh và khi cho con bú.
· Lây truyền qua tử cung: xảy ra trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, thường
gặp vào ba tháng giữa của thai kỳ. Kiểu lây truyền này chiếm khoảng 30 - 50% các
trường hợp lây truyền HIV từ mẹ sang con.
· Lây truyền trong lúc sanh: xảy ra từ lúc chuyển dạ cho đến khi sanh. Kiểu

lây truyền này chiếm tỉ lệ khoảng 50 - 60% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang
con.
· Lây truyền sau khi sanh: con đường này liên quan chủ yếu đến việc bú mẹ
của trẻ với tỉ lệ trung bình vào khoảng 10 - 15%.
Trẻ bị nhiễm HIV lúc còn là bào thai có diễn tiến lâm sàng sang giai đoạn
AIDS rất nhanh chóng. Lây nhiễm HIV trong khi sanh được khảo sát ở những trẻ
sinh đôi hay sinh ba từ bà mẹ bị nhiễm HIV cho thấy trẻ sinh đầu tiên có tỉ lệ nhiễm
HIV cao gấp hai lần các trẻ sinh sau.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em

Luận văn thạc sĩ sinh học 23 Lương Quế Anh








Hình I.12. Ước tính tỉ lệ nhiễm trong tử cung và lúc sinh
(23)

Nhiều nghiên cứu gần đây về kiểu sanh cũng có liên quan đến tỉ lệ lây nhiễm
mẹ con. Mổ bắt con làm giảm tỉ lệ lây nhiễm, vỡ ối sớm và kéo dài trên 4 giờ làm
tăng nguy cơ lây nhiễm. Nhiều trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV kết quả xét
nghiệm HIV âm tính lúc mới sanh nhưng sau đó vài ngày xét nghiệm là dương tính.
Điều đó cho thấy trẻ có thể bị lây nhiễm trong lúc sanh.
Ảnh hưởng của mỗi đường lây truyền đến tỉ lệ nhiễm HIV trẻ chưa được xác
định rõ, tuy nhiên đa số các nghiên cứu cho thấy đường lây truyền qua tử cung ít có
nguy cơ lây nhiễm hơn đường lây truyền trong lúc sinh hoặc giai đoạn cuối của thai

kỳ. Việc xác định thời điểm lây nhiễm HIV dựa vào sự hiện diện của HIV trong
máu đã được đề nghị như sau:
· Lây nhiễm qua tử cung được xác định khi xét nghiệm HIV dương tính trong
vòng 48 giờ sau khi sinh.
· Lây nhiễm trong lúc sanh được xác định khi xét nghiệm HIV âm tính trong
máu trẻ sơ sinh vào tuần đầu nhưng từ ngày thứ 7 đến 90 lại dương tính.

×