Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 45 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 1
2009-2010 và phân tích thể chế
Jonathan Pincus
1
Nhập môn chính sách công
Bài giảng 1
Chính sách công là gì?

Môn học này có tên gọi là Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế. Chúng ta sẽ
cố gắng đạt nhiều mục tiêu trong môn học này. Thứ nhất, môn học sẽ giúp học viên làm
quen với chính sách công như một chuyên ngành đào tạo. Chúng ta học gì trong ngành
chính sách công? Vì nó nói về chính sách nên một phần chính sách công phải ít nhất đề
cập đến hành động của chính phủ. Nhưng có phải chính sách công chỉ giới hạn trong
nghiên cứu về chính phủ và chính trị? Liệu nó có bao hàm những hành động của các
nhóm và cá nhân khác trong điều kiện họ cũng có tác động lên “chính sách liên quan”?

Nghiên cứu chính sách công chắc chắn bao gồm việc phân tích cách thức chính phủ ra
quyết định và thực hiện các quyết định này. Theo nghĩa đó thì đây là một ngành khoa
học thực chứng, mô tả sự vật. Nhưng chúng ta không hài lòng với điều này. Chúng ta
cũng muốn nói về những gì là “nên”, hay xác định chính sách nào là tốt hay không tốt.
Do đó, chính sách công cũng là một môn học mang tính chuẩn tắc. Chúng ta không có sự
xa xỉ được đứng ngoài và nhìn cuộc chơi. Đôi khi phải nhảy vào. Chúng ta cũng muốn
đánh giá tác động của các chính sách lên công chúng và đối với một số nhóm dân nhất
định.

Chúng ta sẽ dành hai năm tới nghiên cứu một số khái niệm về chính sách công. Một số
sẽ được giới thiệu trong môn học dẫn nhập này. Chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường hoạt
động ra sao và thất bại thế nào. Ví dụ, thị trường cung cấp cho chúng ta rất nhiều kẹo sô-
cô-la nhưng nếu để nó tự hoạt động thì nó sẽ không có đủ cầu được xây. Chính phủ phải
hành động để cung cấp hàng hóa công như những cây cầu. Hay, chính phủ phải điều
chỉnh thất bại thị trường. Nhưng đôi khi chính phủ cũng thất bại, chẳng hạn mất quá


nhiều thời gian để xây cầu hay xây không đúng chỗ hoặc không đúng giá.

Chúng ta cũng phải sẵn sàng thừa nhận rằng chính sách công cũng thất bại.

Chính sách công không chỉ về thị trường, thất bại của thị trường và chính phủ (cả chính
sách). Không có những giá trị được chia sẻ và thiện chí hợp tác thì xã hội sẽ không thể
đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta không thể kỳ vọng mọi người phải đóng góp đồng
đều cho các mục tiêu của cộng đồng, hay hy sinh quyền lợi của mình vì sự nghiệp chung.
Nhưng một xã hội toàn những người vì bản thân thì cũng không phải là hay.

Chính sách công cũng nói về chính trị. Quyền lợi của các cá nhân và nhóm thường mâu
thuẫn nhau, đôi khi sẽ có người được kẻ mất. Cách thức đưa ra những quyết định này là
một phần và bộ phận của nghiên cứu chính sách công. Quyền lợi tư sẽ mâu thuẫn, và
quyền lợi công thường đi ngược với quyền lợi của một số cá nhân, công ty và nhóm
người. Quyền lợi của các thế hệ tương lai để có một môi trường sống lành mạnh lại mâu
thuẫn với ước muốn của những người hiện tại đang khai thác tài nguyên thiên nhiên và
thực hiện những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 1
2009-2010 và phân tích thể chế
Jonathan Pincus
2
Chính sách công cũng nói về sự quản lý khu vực nhà nước, và khả năng các lãnh đạo
cộng đồng thiết kế và thực hiện chính sách giúp xã hội đạt được mục tiêu của mình. Các
lãnh đạo phải có khả năng nói lên được những giá trị của cộng đồng và phối hợp được
với các cá nhân và nhóm để tìm ra những thỏa hiệp khi quyền lợi và mục tiêu mâu thuẫn.

Để minh họa cho một số ý tưởng này, chúng ta sẽ dành thời gian còn lại hôm nay để chơi
một trò chơi. Trong mỗi vòng, mỗi học viên sẽ nhận được hai lá bài đen và hai lá bài đỏ.
Sau đó phải nộp lại hai lá và giữ hai lá. Trong vòng đầu, mỗi lá đỏ giữ lại sẽ có giá trị

40.000 đồng. Học viên ghi lại số lá bài đỏ giữ lại và giá trị tương ứng vào giấy tính điểm.
Chúng ta cũng sẽ đếm số lá đỏ nộp lại chung. Mỗi lá bài đỏ trong chồn bài gộp chung
này có giá trị 10.000 đồng.

Ở các vòng tiếp theo, mỗi lá bài đỏ nộp lại vẫn là 10.000 đồng nhưng chúng ta sẽ thay đổi
giá trị của lá bài đỏ giữ lại.

Anh chị có thể xem lá bài đỏ giữ lại là hàng hóa tư, và lá bài đỏ nộp lên trên là đóng góp
của mình để tài trợ cho hàng hóa công. Vậy thì việc thay đổi giá trị của lá bài đỏ giữ lại
riêng sẽ ảnh hưởng thế nào đến quyết định đóng góp của anh chị? Điều gì khác sẽ tác
động lên quyết định của anh chị? Chúng ta học được gì từ thí nghiệm này?









Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 2
2009-2010 và phân tích thể chế

Jonathan Pincus
1
Nhập môn chính sách công
Bài giảng 2
Làm chính sách công trong nền kinh tế thị trường

Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về sự phát triển của chính sách công như một ngành học,

và các ý tưởng về chính sách công đã thay đổi thế nào theo thời gian. Lấy ví dụ cải cách
phúc lợi ở Mỹ, chúng ta sẽ xem xét vai trò các giá trị và qui phạm công cộng trong việc
định hình chính sách công. Chúng ta cũng sẽ nêu rõ tầm quan trọng của những giới hạn
về thông tin trong việc hình thành chính sách công, và bản chất tương tác hay vừa học
vừa làm của công tác chính sách.

Chính phủ luôn phải đề ra chính sách. Nhưng sự hình thành một ngành học để nghiên
cứu qui trình làm và triển khai chính sách thì lại khá mới. Ngành “hành chính công” có
thể truy nguồn gốc về cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, khi vai trò ngày càng tăng của chính phủ đã
tạo ra nhu cầu cần có những chuyên gia quản lý và kỹ thuật có trình độ để trang bị cho
các cơ quan liên bang, tiểu bang và địa phương. Woodrow Wilson, nhà khoa học chính
trị lỗi lạc đầu tiên của trường Princeton và sau này là Tổng thống Mỹ, là người sớm đề
xuất và ủng hộ ngành quản trị công.

Những chương trình này chủ yếu định hướng kỹ năng và dạy nghề, nhưng không đi sâu
vào bản chất của việc làm chính sách. Một trong những công trình quan trọng đầu tiên
xem chính sách công như một ngành nghiên cứu là của E. Pendleton Herring: Public
Policy and the Public Interest (1936). Herring chỉ ra rằng luật luôn luôn khái quát và phải
được diễn dịch để áp dụng cho những tình huống cụ thể. Những người vận dụng luật
chính là các viên chức hay cán bộ hành chính nhà nước. Đa số các nhà quan sát ở Mỹ
trước cuốn sách của Herrings đều ngạc nhiên với ý tưởng cho rằng những nhà quản lý
hành chính không được bầu chọn có thể làm chính sách một cách hiệu quả, nhưng đối với
Herrings thì điều này là hoàn toàn tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, ông lập luận rằng các
nhà quản lý hành chính cần được đào tạo phù hợp để giúp họ đưa ra các quyết định chính
sách tốt.

Sau đó là những nỗ lực chuyên nghiệp hóa đào tạo nhà quản lý hành chính và để áp dụng
cách tiếp cận khoa học vào chính sách. Trong thập niên 1950 và đặc biệt là thập niên
1960, đã có một sự lạc quan rất lớn cho rằng ảnh hưởng của các nhà kỹ trị được đào tạo
về kinh tế học, xã hội học, kinh doanh và luật sẽ gia tăng và kết quả sẽ là những chính

sách hợp lý, hiệu quả và công bằng hơn. Quan điểm này được thể hiện rõ nhất trong một
cuốn sách được xem là chuẩn mực thời đại của Harold Lasswell: The Policy Sciences
(1951). Sự lạc quan về vai trò của các nhà kỹ trị đạt cực thịnh dưới thời Tổng thống John
F. Kennedy. Ông đã bổ nhiệm một số nhân vật hàng đầu thuộc các lĩnh vực hàn lâm và
kinh doanh vào nội các của mình. Nổi tiếng nhất trong số này là Robert McNamara, ông
ta đã đưa các chiến lược quản lý thông tin từng sử dụng để điều hành Công ty Ford Motor
vào áp dụng cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Đến thời Tổng thống Lyndon Johnson, McNamara
là người đi đầu ủng hộ chiến tranh ở Việt Nam. Sau này ông lại đổi thái độ chống cuộc
chiến này và từ chức thôi làm cho chính quyền (sau đó được chỉ định làm Chủ tịch Ngân
hàng Thế giới, và giữ vị trí này hơn 10 năm). Sự thất bại của McNamara trong việc nắm
bắt bối cảnh lịch sử và chính trị của cuộc xung đột tại Việt Nam đã chỉ ra yếu điểm to lớn
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 2
2009-2010 và phân tích thể chế

Jonathan Pincus
2
của cách tiếp cận kỹ trị hay “hiện đại cao” đối với chính sách: chính sách suy cho cùng là
chính trị, và do đó đòi hỏi nhiều hơn là sự quản lý thông tin phức tạp và các qui trình ra
quyết định hợp lý.

Sự lạc quan và nhiệt huyết trẻ trung của chính quyền Kennedy đã thúc giục nhiều người
trẻ gia nhập ngành công chức, và nhiều chương trình đào tạo hàn lâm đã mọc lên trên
khắp nước Mỹ để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng này. Các tổ chức này muốn làm nhiều
hơn là đào tạo cán bộ hành chính. Họ đưa các nhà lãnh đạo chính trị tương lai vào đối
tượng sinh viên của mình và cũng tuyển dụng các chính trị gia và những người làm chính
sách thực tiễn vào giảng một số môn học. Sự chú ý lúc này chuyển từ những kỹ thuật
hành chính sang các mục tiêu hoạt động của chính phủ, kỹ năng lãnh đạo và thuyết phục.
Thay vì cố gắng loại bỏ các giá trị và yếu tố chính trị khỏi chính sách công, thế hệ đào tạo
hàn lâm mới này nhắm đến tìm hiểu sự tương tác của những quyền lợi, giá trị, và sự lãnh
đạo trong việc hình thành và triển khai chính sách.


Xuất phát điểm cũng tương tự như những nhận định sâu sắc trước đó của Herrings. Các
nhà quản lý hành chính làm chính sách khi họ ra quyết định. Cuốn Street Level
Bureaucracy (1980) của Michael Lipsky là một nghiên cứu đầy ảnh hưởng về sự tùy định
mà các quan chức phải đưa ra đối với chính sách nhất thời. Trong một hệ thống dân chủ,
quyền lực của nhà quản lý vẫn làm cho người dân không thoải mái, nhưng nó là một thực
tế phải chịu đựng của đời sống nhà nước. Các học giả chính sách công trong những năm
gần đây đã nhấn mạnh rằng sự tùy định của các nhà quản lý hành chính cấp thấp hơn có
nghĩa là các nhà hoạch định chính sách cấp cao và chính trị gia không thể cầm quyền
bằng “mệnh lệnh và sự kiểm soát”. Ngay cả trong kỷ nguyên cách mạng IT, các học giả
chính sách công cũng không còn tin vào những hệ thống thông tin kiểu Robert
McNamara như là phương tiện dẫn đến chính sách công và sự triển khai hợp lý. Các nhà
lãnh đạo phải hoạt động trong một khuôn khổ giá trị và qui phạm xã hội, họ phải sử dụng
sự thuyết phục tương đương với liều lượng mệnh lệnh để mọi chuyện được tiến hành.
Nói cách khác, chúng ta không thể tách yếu tố chính trị ra khỏi qui trình làm chính sách:
đàm phán là một phần không thể tránh của sự hình thành và thực thi chính sách.

Trong thế giới mới về chính sách công này, vai trò của nhà phân tích chính sách là gì?
Khác với thời của McNamara đa số học giả chính sách công không còn tin rằng nhà phân
tích chính sách sẽ tạo ra một câu trả lời “đúng” để sau đó được các chính trị gia và công
chức khác áp dụng. Ngay từ đầu, các nhà phân tích chính sách đã không thống nhất với
nhau, thứ hai dù có thống nhất thì các chính trị gia cũng phải hành động trong khuôn khổ
khả thi về mặt chính trị chứ không phải theo những gì tối ưu về mặt lý thuyết.

Aaron Wildavsky, một trong những học giả chính sách công hàng đầu của nửa sau thế kỷ
20 đã xem các nhà phân tích chính sách như là một phần của qui trình đàm phán. Họ
phải chuẩn bị để “nói sự thật với giới cầm quyền”, nói cách khác, là để nói với các lãnh
đạo những điều mà họ có thể không muốn nghe nhưng cần biết. Nhà phân tích chính
sách phải thúc đẩy sự nghiệp chung theo như mình nhận biết hơn là những mối quan tâm
đặc biệt. Mặc dù người ta có thể có cách nhìn nhận hàng hóa công khác nhau, thực tế nhà

phân tích chính sách không thúc đẩy quyền lợi của một nhóm đặc biệt nào đó có nghĩa là
họ có vai trò đặc biệt trong qui trình chính sách công. Chỉ vì chính trị là một phần không
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 2
2009-2010 và phân tích thể chế

Jonathan Pincus
3
thể tránh của chính sách không có nghĩa là các nhà chuyên môn về chính sách không có
vai trò gì.

Sẽ dễ hiểu hơn nếu xem một ví dụ cụ thể. Trong thập niên 1990, Mỹ thực hiện cải cách
lớn chương trình “phúc lợi” hay các chính sách hỗ trợ xã hội. Phúc lợi là vấn đề gây
nhiều tranh cãi ở Mỹ không chỉ vì nó có qui mô lớn trong ngân sách chính phủ (dù rằng
tất cả chương trình trợ cấp gộp lại chỉ bằng một phần nhỏ của những gói giải cứu dành
cho các tổ chức tài chính gần đây), mà cũng vì người Mỹ có ác cảm với sự hỗ trợ xã hội
hơn so với các nước châu Âu. Mặc dù khó đo lường các ý kiến một cách nhất quán giữa
các nền văn hóa, kết quả của cuộc Khảo sát Giá trị Thế giới cho thấy người Mỹ có
khuynh hướng đồng hóa nghèo khó với sự lười biếng hơn là kém may mắn hay những trở
ngại về kinh tế hay xã hội đối với sự cải thiện bản thân. Người châu Âu nhìn chung gắn
vai trò lớn vào các yếu tố cấu trúc trong sự tồn tại của nghèo khó. Những giá trị này
được phản ánh trong những chương trình thực tế: Mỹ chi tiêu cho các chương trình xã hội
ít hơn nhiều so với đa số các nước châu Âu, kể cả Anh (là nước châu Âu có thể chế và
văn hóa gần giống với Mỹ nhất).

Nhiệm kỳ Tổng thống của Ronald Reagan đánh dấu sự chuyển dịch trong tư tưởng người
Mỹ về vai trò đúng đắn của hành động nhà nước. Có vẻ như trong phản ứng với đợt lạm
phát của thập niên 1970 và mối đe dọa cạnh tranh đang tăng từ phía Nhật, Mỹ đã “định
khung lại” vấn đề vai trò đúng đắn của nhà nước trong nền kinh tế. Chủ trương nới lỏng
qui định với hệ thống tài chính được tích cực theo đuổi (dẫn đến kết quả khủng hoảng tiết
kiệm và vốn vay sau này trong thập niên đó) và chính quyền đã giảm thuế để kiềm hãm

chi tiêu của nhà nước (mặc dù kết quả là thâm hụt ngân sách lớn hơn thay vì tăng trưởng
nhanh hơn, như một số đã dự báo).

Việc định khung lại các vấn đề này bao gồm cả sự thù nghịch ngày càng tăng đối với các
chương trình hỗ trợ xã hội. Reagan đã từng nói về việc mục kích một phụ nữ mua thuốc
lá và rượu bằng tem phiếu thực phẩm (lúc đó là không dễ thực hiện và bất hợp pháp), và
đã làm dấy lên sự giận dữ của những người đóng thuế trung lưu. Nhưng thực tế Reagan
và người kế nhiệm là George H.W. Bush đã nắm quyền trong một giai đoạn mà chi tiêu
xã hội tăng mạnh. Chính Tổng thống phe Dân chủ Bill Clinton cuối cùng đã ký thông
qua luật cải cách phúc lợi năm 1996. Clinton đã cam kết “chấm dứt kiểu phúc lợi như
chúng ta vẫn biết” trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, đây là một chiến lược
chính trị thông minh để tái khẳng định với giới trung lưu là ông đang mang trong tim
quyền lợi tốt nhất của họ. Cho nên mặc dù đạo luật theo sau đó, Đạo luật Trách nhiệm cá
nhân và cơ hội làm việc 1996, là do phe Cộng hòa chiếm đa số trong quốc hội định hình,
Clinton vẫn ký. Đạo luật này đã thay thế Chương trình hỗ trợ gia đình có trẻ phụ thuộc
(AFDC) bằng Chương trình hỗ trợ tạm thời gia đình có nhu cầu (TANF). Sự hỗ trợ xã
hội trong chương trình mới này có hạn định về thời gian và gắn liến với nỗ lực tìm việc
hay đào tạo của người nhận. Trách nhiệm hỗ trợ xã hội chuyển dịch từ chính phủ liên
bang quan chính quyền tiểu bang, và tiểu bang phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định
trong thiết kế chương trình để được liên bang hỗ trợ.

Cuộc chiến ý thức hệ diễn ra trên nền AFDC và TANF, nhưng nhiều nhà phân tích đã chỉ
ra rằng các chương trình này chỉ là một phần nhỏ của tổng chi tiêu hỗ trợ xã hội. Ngay cả
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 2
2009-2010 và phân tích thể chế

Jonathan Pincus
4
khi ở đỉnh điểm, AFDC cũng chỉ bằng 1% của ngân sách liên bang. Chương trình TANF
cắt chi tiêu của AFDC còn ½ giữa 1996 và 2004, nhưng vẫn không bằng sự gia tăng

trong chi tiêu cho Mediaid (bảo hiểm y tế cho người nghèo). Chương trình Hoàn thuế thu
nhập tiền lương (EITC) – là khoản trợ cấp cho người có thu nhập thấp thông qua hệ thống
thuế - và hỗ trợ nhà ở cũng tăng lên trong cùng kỳ.

Kết quả cuối cùng là nhiều hỗ trợ xã hội được đưa ra nhưng nhắm đến người nghèo đi
làm và dành cho y tế và chi phí khuyết tật. Nhiều người nghèo tìm cách thức để khai
nhận trợ cấp theo hệ thống an sinh xã hội thông qua chương trình Mediaid hoặc chương
trình hỗ trợ khuyết tật. Nhưng nó nhất quán với hệ thống giá trị phổ biến ở Mỹ. Mục tiêu
là không bao giờ đánh đồng sự giúp đỡ, ý muốn nói các bà mẹ ăn phúc lợi có thể được trả
tiền để KHÔNG đi làm.

Tỉ lệ nghèo vẫn hầu như không đổi trong suốt thời kỳ này. Nghèo giảm đi trong giai
đoạn bùng nổ kinh tế kéo dài suốt thập niên 90 và tăng trở lại trong cuộc suy thoái 2001.
Câu hỏi hiện nay là liệu hệ thống mới có thể đáp ứng đầy đủ với cuộc khủng hoảng kinh
tế hay không. Thất nghiệp đã vượt quá 9% và có khả năng tăng cao hơn trong nửa cuối
năm nay.

Cải cách phúc lợi minh họa tầm quan trọng của chính trị đối với sự hình thành chính sách
công. Các bà mẹ ăn phúc lợi không phải là nhóm quyền lợi hiệu quả: nhiều người không
có trình độ và họ không được trang bị tài chính hay tổ chức tốt về mặt chính trị. Vì lý do
đó nên chính phủ cắt giảm một số hình thức chi trả trực tiếp cho họ là điều khá đơn giản.
Điều thú vị là chương trình tem phiếu thực phẩm không bị cắt và chương trình Mediaid
thì mở rộng nhanh chóng. Nông dân và bác sĩ là các nhóm mạnh về mặt chính trị. Các
nhóm vận động xã hội làm hết sức mình để tối thiểu hóa tác động tiêu cực lên người
nghèo. Tuy nhiên, động cơ đằng sau sự cải cách chính là sự chuyển dịch trong giá trị
công. Khó biết được cái gì sẽ tạo ra sự chuyển dịch này, nhưng việc duy trì các chương
trình dạng AFDC ngày càng khó khăn trong môi trường chính trị mới.

Một khi quyết định chính sách đã được đưa ra, nội dung thật sự của chính sách có thể
thay đổi đáng kể trong quá trình thực hiện. Điều này quay trở lại luận điểm của Herring

về sự diễn dịch ở cấp cơ sở và quan điểm “công chức cấp đường phố” của Lipsky. Những
tài liệu chuyên ngành hiện nay không chỉ chú trọng đến các cấu trúc thứ bậc (chính trị gia
phụ thuộc vào các công chức cơ sở) mà còn các mạng lưới theo chiều ngang. Ví dụ, Rod
Rhodes (Understanding Governance: Policy Networks, Governance and Accountability,
1997) nhấn mạnh rằng các công chức cần huy động nguồn lực từ chính mình và các cơ
quan khác để mọi việc được thực hiện. Để hiệu quả, họ cần phải xây dựng liên minh và
mạng lưới để tiếp cận được nguồn lực, thông tin và ảnh hưởng. Trong trường hợp cải
cách phúc lợi, luật mới cho phép các tiểu bang nhiều không gian tự quyết định cách họ
thực hiện chương trình TANF, và trong các cơ quan nhà nước, cá nhân các công chức
cũng có sự tùy định về hình thức hỗ trợ mà họ mang lại cho khách hàng. Nhưng họ cần
hợp tác với các cơ quan khác (ví dụ, an sinh xã hội, bệnh viện, nhà trẻ, chủ lao động) để
mọi chuyện được tiến hành.

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài giảng 2
2009-2010 và phân tích thể chế

Jonathan Pincus
5
Cuối cùng, sự hình thành chính sách luôn là câu hỏi “vừa học vừa làm”. Không ai biết
trước những thay đổi chính sách sẽ diễn ra như thế nào. Các điều kiện có thể thay đổi
ngoài dự kiến. Ví dụ, nhiều người ngạc nhiên rằng nạn nghèo đã giảm khi hỗ trợ xã hội
bị hạn chế. Nhưng không ai kỳ vọng thất nghiệp vượt quá 10% lực lượng lao động ở Mỹ,
và điều này sẽ gây khó khăn hơn cho những lao động thuộc diện phúc lợi để thực hiện
TANF. Nếu các thể chế có thể học hỏi từ sự thành công và thất bại của mình, các chương
trình tốt sẽ mở rộng và chương trình tồi sẽ bị đóng lại. Tiếc thay các thể chế thường
không học hỏi được nhanh, và đôi khi họ còn học sai bài.






Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 5

Jonathan Pincus
1
Nhập môn chính sách công
Bài 5
Phân công lao động, chuyên môn hóa và thương mại

Tuần này sẽ xem xét nguồn gốc của một số tư tưởng quan trọng trong kinh tế học. Bạn
có thể tự hỏi tại sao chúng ta phải quan tâm đến lịch sử tư duy kinh tế. Điều này liên
quan gì đến chủ đề chính sách công hiện nay? Câu trả lời tốt nhất là của John Maynard
Keynes, nhà kinh tế học lỗi lạc nhất của thế kỷ 20. Ông viết:

Ý tưởng của các nhà kinh tế và triết gia chính trị, cả khi họ đúng và sai, đều mạnh
mẽ hơn những gì người ta hiểu. Thật vậy, thế giới này được cai trị hơi khác đi.
Những người thực tế, tin rằng bản thân họ khá miễn nhiễm với bất kỳ ảnh hưởng
tri thức nào, lại thường là nô lệ của một số nhà kinh tế thiên cổ.

Keynes không có ý nói rằng các chính trị gia chỉ ngồi lê đọc cuốn The Wealth of Nations
của Adam Smith hay General Theory của Keynes. Ý ông muốn nói là các ý tưởng hàm
chứa trong những cuốn sách này định hình cách thức chúng ta suy nghĩ về nền kinh tế và
xã hội ngay cả khi chúng ta chưa bao giờ nghe nói về những nhà tư duy vĩ đại này. Các ý
tưởng đó đã có tác động sâu sắc lên cách thức chúng ta nhìn thế giới đến mức chúng trở
thành một phần trong mô thức suy nghĩ của chúng ta. Vì lý do đó, chúng ta cần hiểu các

ý tưởng này ở đâu ra và chúng thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới quan như thế
nào.

Adam Smith là khởi đầu tốt, vì nhiều người xem ông như cha đẻ của kinh tế học hiện đại.
Robert Heilbroner, trong cuốn sách hàng đầu, The Worldly Philosophers, đã hỏi tại sao
không có nhà kinh tế nổi tiếng nào trước Smith. Suy cho cùng, ở thời điểm Smith được
sinh ra trong thế kỷ 18, con người đã vật lộn với những vấn đề kinh tế trong 6000 năm.
Ông viết:

Con người đã chật vật với vấn đề kinh tế từ lâu trước cả thời Pharaohs, và trong
những thế kỷ này đã sản sinh ra nhiều nhà triết học, khoa học, các nhà tư tưởng
chính trị, sử gia, nghệ sĩ, và hàng lô lốc nghị viên. Nhưng tại sao lại không có nhà
kinh tế nào?

Câu trả lời là đối với hầu hết lịch sử được ghi nhận, trừ vài trăm năm vừa qua, các xã hội
đã tự tổ chức mình trên cơ sở truyền thống và quyền hành. Đời sống kinh tế không thể
tách rời khỏi cuộc sống chính trị, tôn giáo và xã hội. Điều này đúng ở phương Tây giai
đoạn trung cổ, và đúng ở phương Đông. Nông dân không trồng trọt vì lợi nhuận: nông
nghiệp không do thị trường chi phối mà là truyền thống làng xã và những yêu cầu của
vua chúa, hoàng đế hay lãnh chúa. Đất không phải hàng hóa để mua bán, mà là vật đảm
bảo tiếng tăm và vị thế, và là thứ phải chiếm đoạt. Lao động không phải để bán cho người
trả giá cao nhất, mà bị cột chặt vào đất đai, chủ đất hay lãnh chúa. Người dân có thể trốn
khỏi sự ràng buộc này bằng cách bỏ xứ ra đi, nhưng khi đó lại bị phụ thuộc vào nhu cầu
của các chúa đất khác.

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế


Bài 5

Jonathan Pincus
2
Điều này hiển nhiên là sự đơn giản hóa quá mức tình hình trước khi đời sống kinh tế
được tổ chức trên cơ sở thị trường. Nhưng không phải là không chính xác. Trước khi thị
trường nổi lên vào thế kỷ 15 ở châu Âu, thương mại giữa làng mạc, vùng miền và quốc
gia chủ yếu gồm hàng xa xỉ: hương liệu từ châu Á, vàng và kim loại quí, cà phê, trà và
thuốc lá. Các nhu yếu phẩm thì được sản xuất tại chỗ, và chủ yếu giao dịch theo kiểu
truyền thống. Ở châu Âu, hàng sản xuất công nghiệp vốn có thì do các nghệ nhân sản
xuất theo phường hội. Giá cả do hội điều tiết và sự cạnh tranh giữa các nghệ nhân là
không được phép.

Thật vậy, chính thuật từ “nền kinh tế” là xuất phát từ Hy Lạp cổ, từ oikos, hay nhà, và
nomos, là qui phạm hay luật, từ đó đề ra lĩnh vực quản lý hộ gia đình. Với người Hy Lạp
và La Mã thì kinh tế học là một vấn đề tư nhân, không liên quan đến lĩnh vực công.

Nhưng từng bước qua nhiều thể kỷ, truyền thống và quyền hành đã nhường chỗ cho thị
trường làm cơ chế hàng đầu để lập trật tự sản xuất và phân phối. Tại sao nó diễn ra lúc
đó và ở Tây Âu thay vì nơi khác, thì vẫn còn là vấn đề nóng hổi gây tranh cãi trong lịch
sử kinh tế. Chúng ta không cần quan tâm nhiều đến điều này. Nhưng với mục đích ban
đầu, chúng ta cần phải nhớ rằng sự chuyển dịch từ truyền thống và quyền lực sang thị
trường đã tạo ra một cuộc cách mạng trong năng suất với qui mô mà thế giới chưa bao
giờ trải qua trước đó. Như Heilbroner đã viết:

"Đó là cuộc cách mạng quan trọng nhất từng xảy ra, xét theo quan điểm định hình
xã hội hiện đại, và về cơ bản nó gây xáo trộn ở qui mô còn hơn cả cuộc cách
mạng Pháp, Mỹ và cả Cách mạng Nga."

Có thể thấy điều này trong ước tính của Angus Maddison về GDP bình quân đầu người

giữa năm 1 và năm 2003 sau công nguyên. Giữa năm 1 và 1500 sau Công nguyên, hầu
như không có gì xảy ra. Thực tế, gần như cả giai đoạn này thu nhập đầu người là chưa
bằng mức đạt được trong thời cực thịnh của Đế chế La Mã. Ước tính kiểu này có thể
không bao giờ chính xác, nhưng nếu cho phép một ít sai số thì rõ ràng sau năm 1500 tăng
trưởng thu nhập bình quân đã bắt đầu tăng lên ở châu Âu, và đến thế kỷ 19 cả thế giới đã
trải qua tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lần đầu tiên ở hầu như mọi nơi.

Adam Smith đã sống và viết vào thời điểm mà sự chuyển tiếp này đã diễn ra một thời
gian nhưng không ai khác có được sự hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân và tầm quan trọng
của nó như ông. Smith, trong cuốn The Wealth of Nations (1776), là học giả đầu tiên
hiểu được “của cải của các quốc gia” được tạo ra bởi các nhà sản xuất cạnh tranh để bán
ra các thị trường, ở đó người tiêu dùng có thể chọn mua cái gì và mua của ai.

Thực tế Smith không phải là nhà kinh tế đầu tiên chỉ ra rằng của cải không bao gồm vàng
hay bạc, mà là năng suất của con người. Những nhà kinh tế theo trường phái trọng nông
đứng đầu là nhà vật lý Francois Quesnay, ví nền kinh tế như cơ thể con người trong đó
của cải chảy qua hệ thống như máu trong hệ tuần hoàn vậy. Nhưng những người này tin
rằng chỉ có nông nghiệp mới tạo ra của cải, và sản xuất công nghiệp chỉ là việc thao tác
lại trên các sản phẩm của thiên nhiên, nên do đó không mang tính sản xuất.

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 5

Jonathan Pincus
3
Smith lấy từ ý tưởng của phe trọng nông rằng sự hình thành của cải được gắn liều với sản

xuất và năng suất trong khi đả kích sự kỳ thị của họ đối với sản xuất công nghiệp. Nhưng
ông đi xa hơn phe trọng nông khi tuyên bố rằng của cải của các quốc gia phụ thuộc vào
quyền lợi của chính nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đó là dòng văn nổi tiếng nhất cuốn
the Wealth of Nations, và có lẽ là dòng văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử kinh tế
học:

Không phải lòng tốt của anh hàng thịt, chị nấu bia, hay ông hàng bánh mà chúng
ta kỳ vọng có bữa ăn tối, mà chính nhờ sự quan tâm của họ về quyền lợi bản thân.
Chúng ta đáp ứng được nhu cầu cá nhân không phải nhờ tính nhân văn của họ mà
là sự vị kỷ của chính họ, và không bao giờ nói với họ về nhu cầu của chúng ta mà
phải nói về cái lợi của họ.

Với chúng ta ý tưởng này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng Smith đã viết nó ra ở thời điểm
mà sự chuyển tiếp từ truyền thống và quyền lực sang các thị trường cùng với nguyên tắc
tổ chức chủ chốt của đời sống kinh tế vẫn đang diễn ra. Quan điểm này, cho rằng chính
lợi ích cá nhân thúc đẩy con người cạnh tranh và cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở mức giá
thấp nhất có thể, đã là một sự nắm bắt thông thái. Còn cấp tiến hơn nữa là đề xuất của
Smith rằng “bàn tay vô hình” của sự cạnh tranh sẽ dẫn dắt con người hướng vào những
việc mang lại lợi ích chung, và xã hội không phải dựa vào quyền hành hay truyền thống
để thực hiện tốt chức năng. Tầm nhìn của Smith là một quan điểm dân chủ cấp tiến: hãy
để người dân tự định đoạt, không cần các lãnh chúa hay nhà thờ nói họ phải sản xuất cái
gì, khi nào và như thế nào.

Lợi ích riêng tạo động cơ, và sự cạnh tranh tạo ra nguyên tắc. Những hạn chế đối với
thương mại như phường hội hay độc quyền dưới bất kỳ hình thức nào đều làm các nước
nghèo hơn thay vì giàu lên. Bản thân điều này cũng đủ để đảm bảo vị trí của Smith là
nhà kinh tế học hiện đại đầu tiên. Nhưng ông còn có một ý tưởng cấp tiến khác quan
trọng tương tự, nếu không nói là lớn hơn đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách thức
hoạt động của nền các kinh tế và thị trường. Đó là ý tưởng về “phân công lao động”.


Smith xác định sự phân công lao động như là nguồn tăng trưởng năng suất chính yếu.
Điều này xảy ra theo 3 cách. Thứ nhất, khi người lao động làm một công việc nhiều lần,
họ trở nên am tường thực hiện công việc đó, và thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn.
Thứ hai, người lao động tiết kiệm thời gian nếu họ không phải chuyển từ hoạt động này
sang hoạt động khác. Thứ ba, việc chia sản xuất ra thành nhiều công đoạn rời rạc sẽ dẫn
đến tiến bộ kỹ thuật.

Trong ví dụ nổi tiếng của Smith về nhà máy sản xuất pin, một công nhân phải tự làm mọi
thứ sẽ sản xuất được khoảng 10 cục pin một ngày, trong khi một nhà máy nhỏ với 10
công nhân sản xuất khoảng 50.000 cục pin một ngày. Sản lượng do đó tăng đến 5000
lần. Câu hỏi hiển nhiên là ai sẽ mua hết số pin này? Chúng rẻ hơn nhiều loại pin làm
mỗi lần một cục. Nhưng triển vọng của nhà máy phụ thuộc vào sự hiện hữu của một thị
trường pin lớn hơn. Do đó chúng ta có thể hiểu sự kiên định của Smith về quan điểm
không có rào cản thương mại. Những cải thiện năng suất rất phụ thuộc vào sự phân công
lao động này, nhưng cũng phụ thuộc vào sự tăng trưởng của thị trường. Smith không
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 5

Jonathan Pincus
4
phải không biết về những hệ quả xã hội của sự phân công lao động. Ông đã viết trong
cuốn The Wealth of Nations, phiên bản 5:

Người mà cả đời chỉ để thực hiện một vài hoạt động giản đơn, mà tác động của
những hoạt động đó có lẽ luôn như nhau, hoặc gần như nhau, sẽ không có cơ hội
để phát huy hiểu biết của mình, hay thực hiện sự phát minh để tìm ra những biện

pháp loại bỏ các khó khăn chưa bao giờ xảy ra. Vì thế lẽ tự nhiên anh ta sẽ mất đi
thói quen áp dụng thực hiện, và nhìn chung sẽ trở nên ngu ngốc và trì trệ đến mức
mà một sinh vật loài người có thể rơi vào. Trạng thái u mê đầu óc sẽ khiến anh ta,
không những không có khả năng thích thú hay tiếp nhận một phần của bất kỳ
cuộc đối thoại nào, mà còn không thể tiếp nhận bất kỳ cảm xúc chung, tao nhã
hay nhẹ nhàng nào, và kết quả là không có khả năng hình thành bất kỳ nhận định
thuần túy nào về nhiều việc thậm chí là những nhiệm vụ thông thường của đời
sống cá nhân. Xét theo lợi ích to lớn và rộng hơn của đất nước thì anh ta nói
chung không có khả năng nhận định.

Smith đề xuất đầu tư công vào giáo dục tiểu học để lấy lại cân bằng trước tác động mất
dần kỹ năng và thui chột tư duy của việc phân công lao động. Tuy nhiên, ông vẫn lo lắng
về tác động xã hội gây thiệt hại tiềm năng khi biến lao động thành những cái máy. Nhìn
chung ông vẫn tin rằng tác động năng suất của việc phân công lao động vẫn đáng giá.

David Ricardo, có lẽ là nhà kinh tế theo trường phái cổ điển nổi tiếng nhất sau Smith, đã
nắm bắt vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường. Ông chấp nhận quan điểm của Smith về
nền kinh tế dựa vào sự phân công lao động, ông cũng áp dụng sự phân công xã hội của
Smith thành ba giai cấp xã hội: người lao động, nhà tư bản và chủ đất. Ứng với mỗi giai
cấp là một nguồn thu nhập: lương cho người lao động, lợi nhuận cho nhà tư bản, và tô lợi
cho chủ đất. Đây là sự đặc trưng hóa chính xác bối cảnh kinh tế nước Anh lúc bấy giờ,
chủ yếu là nông nghiệp và đại đa số bất động sản là do triều đình và giới quí tộc nắm giữ.
Lực đẩy tăng trưởng kinh tế được xem như sự cạnh tranh, thúc đẩy các nhà tư bản tái đầu
tư lợi nhuận của mình. Nhưng toàn bộ cấu trúc này có thể bị chặn đứng nếu các chủ đất
có thể tăng giá thuê và làm giảm lợi nhuận.

Theo Ricardo, tiền lương ứng với sự tiêu dùng đủ sống của người lao động làm việc trong
qui trình sản xuất, còn tiền thuê đất và lợi nhuận ứng với thặng dư, được xem như sản
phẩm còn lại sau khi trừ lương và bổ sung lại bắp giống. Giới chủ đất tiêu tiền vào
những thứ xa xỉ, còn giới tư bản do sự cạnh tranh kích thích sẽ tiếp tục đầu tư lợi nhuận

của mình. Một giả định xa hơn là tỉ lệ lợi nhuận là bằng nhau giữa tất cả hoạt động và
ngành kinh doanh (lợi nhuận cao hơn trong một ngành sẽ kéo thêm sự tham gia và cạnh
tranh trong ngành).

Khi dân số tăng, nhiều đất đai được đưa vào canh tác, nhưng diện tích đất mới lại không
màu mỡ bằng số đất cũ, giả định rằng nông dân trồng trên đất tốt trước và để đất ít màu
mỡ lại sau. Tỉ lệ lợi nhuận xuyên suốt hệ thống giảm khi vùng đất kém năng suất vốn dĩ
tạo thặng dư rất ít sau khi trừ chi phí sản xuất, bị giảm đi. Các chủ đất hưởng giá thuê
cao hơn trên vùng đất tốt và giới tư bản đẩy giá đất lên cao. Lợi nhuận thấp hơn nghĩa là
đầu tư thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 5

Jonathan Pincus
5

Hàm ý chính sách của mô hình Ricardo là rõ ràng: sự nhập khẩu tự do thực phẩm sẽ cung
cấp ngũ cốc giá rẻ cần thiết để duy trì lợi nhuận, tốc độ đầu tư cao và tăng trưởng nhanh.
Mục tiêu của ông là Luật Bắp ngô, là một loạt đạo luật được quốc hội do giới chủ đất chi
phối thông qua vào đầu thế kỷ 19 để bảo vệ tô lợi trước ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ.

Ricardo khuyến khích kết luận chính sách này với lý thuyết lợi thế so sánh. Theo đó, mỗi
nước cần chuyên môn hóa vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế tương đối về chi phí
sản xuất. Nói cách khác, các nước không cần phải có lợi thế hiệu quả tuyệt đối để hưởng
lợi từ thương mại. Lập luận này hướng đến chống lại giới chủ đất, vì họ cho rằng lương
thấp hơn ở nước ngoài có nghĩa là nước Anh phải phải vệ thị trường của mình vì không

có lợi thế thương mại tuyệt đối.

Ví dụ cho thấy điều này xảy ra như thế nào. Mặc dù người Anh kém hiệu quả hơn người
Bồ Đào Nha trong sản xuất vải và rượu, việc giao thương một đơn vị vải cũng đủ để trả
cho phần rượu tăng thêm và làm cho thương mại có lợi cho cả hai nước.

Kết luận chính của các nhà kinh tế cổ điển vẫn có giá trị với chúng ta ngày nay. Sự phân
công lao động là nguồn tăng trưởng năng suất quan trọng. Thương mại giúp các nước
khá hơn. Những ràng buộc với thương mại, bất kể dưới hình thức độc quyền trong nước
hay những rào cản xuất nhập khẩu, thu nhập thấp hơn và những ưu đãi dành cho những
kẻ trục lợi như giới chủ đất so với nhà đầu tư. Đây là những ý tưởng mạnh mẽ có chất
lượng trong những nghiên cứu đương đại nhưng vẫn đưa ra được những hàm ý chính
sách quan trọng cho phân tích kinh tế hiện đại.





Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 6

Jonathan Pincus
1
Nhập môn chính sách công
Bài giảng 6
Giá trị và sự phân phối trong tư duy kinh tế



Xuyên suốt lịch sử kinh tế học, các học giả đã xoay xở với câu hỏi về giá trị. Như chúng
ta sẽ thấy, câu hỏi giá trị liên quan mật thiết đến những mục tiêu của ngành khoa học kinh
tế. Sự theo đuổi thước đo giá trị khách quan được gắn liền với sự quan tâm của các nhà
kinh tế học cổ điển vào tính năng động dài hạn của hệ thống và sự phân phối thặng dư.
Sự chuyển dịch sang chủ nghĩa vật thể đi cùng với sự chuyển dịch trọng tâm từ dài hạn
đến ngắn hạn, từ phân phối sang hiệu quả.

Vật thể có giá trị với chúng ta vì có thể sử dụng chúng cho những mục đích cụ thể.
Chúng ta cần thực phẩm để ăn, nước uống và quần áo để mặc. Chúng ta sử dụng vật thể
để phát tín hiệu về vị thế của mình hay khoe của cải. Một chiếc Toyota cũng mang lại
dịch vụ đi lại tốt như chiếc Lexus, nhưng chỉ bằng nửa giá. Giá cả vì thế không phải là
thước đo hoàn hảo “giá trị sử dụng” vì bất kỳ mục tiêu hay ý nghĩa đáng có nào. Từ thời
Adam Smith, các nhà kinh tế đã bình luận thực tế rằng, chúng ta không thể sống thiếu
nước, nhưng kim cương là một thứ xa xỉ lại có giá cao hơn rất nhiều. Làm sao có thể như
vậy? Giá kim cương phản ánh sự khan hiếm của nó (nước có nhiều, kim cương thì ít).
Nhưng đây cũng không phải là lời giải thích vì chúng ta hiếm khi dùng đến kim cương
ngoài mục đích là những “món hàng tiêu dùng kêu gọi sự chú ý”, như Thorstein Veblen
đã gọi.

Joan Robinson ghi chú rằng vấn đề gắn giá trị cho vật thể là khó vì vật thể bản thân
chúng không có giá trị trong đó:

"Trọng lượng và chiều dài …là lẽ thường tình của con người, nhưng khi lẽ thường
tình đó được thiết lập thì chúng không thay đổi chúng như nhau đối với
Robinson Crusoe cũng như ở Quảng trường Trafalgar; cũng như nhau ở
Moscow hay New York. Nhưng giá trị là mối quan hệ giữa con người. Nó không
có ý nghĩa gì đối với Robinson Crusoe. Sẽ không bao giờ có một đơn vị đo lường
thu nhập quốc gia có cùng ý nghĩa cho tất cả mọi người, nói gì đến một đơn vị

mang cùng ý nghĩa ở mọi thời điểm hay trong mọi bối cảnh hệ thống kinh tế khác
nhau" (Economic Philosophy, 1962).

Giá trị là một quan hệ. Nó xuất hiện từ những tương tác giữa con người, không phải từ sự
vật. Vì lý do đó các nhà kinh tế cổ điển đã có một thời gian khó khăn tìm kiếm thước đo
giá trị khách quan, và tại sao các nhà kinh tế cuối cùng tập trung vào tính khách quan và
“sở thích được tiết lộ”.

Các nhà kinh tế cổ điển đã giải đáp hai câu hỏi quan trọng:

Một nền kinh tế phức tạp dựa trên sự phân công lao động sẽ hoạt động như thế
nào? (câu hỏi thực chứng)?
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 6

Jonathan Pincus
2
Để đảm bảo kết quả kinh tế công bằng hay hợp lý thì luật ứng xử đối với vua
chúa, nhà đầu tư, người lao động và chủ đất phải như thế nào? (câu hỏi chuẩn
tắc)?

Khi tiến bộ trong các ngành khoa học tự nhiên tăng tốc trong thế kỷ 18 và 19, các học giả
ngày càng trở nên quen thuộc với ý tưởng tách rời thực tế khỏi giá trị. Ý tưởng cho rằng
các lý thuyết cần được kiểm chứng dựa trên quan sát thực tế trở nên phổ biến (thay vì dựa
vào những thánh văn hay sản phẩm của sự suy diễn nội tại thuần túy). Adam Smith đặc
biệt quan tâm đến những triển vọng đối với sự tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế, nhưng

ông cũng phát triển lý thuyết bàn tay vô hình thông qua quan sát xã hội theo đúng thực tế.
Dần dà, những câu hỏi “cái gì” đang xảy ra được tách khỏi những câu hỏi “nên là gì”.
Tuy nhiên, nghiên cứu kinh tế chính trị chủ yếu quan tâm đến sự phát triển của nền kinh
tế và sự phân phối lợi ích kinh tế trong dài hạn.

Phân tích phân phối “thặng dư” đòi hỏi một số thước đo khách quan giá trị kinh tế. Các
nhà kinh tế cổ điển trăn trở với câu hỏi này. Họ hiểu rằng sự vật có giá trị sử dụng, và từ
chối ý tưởng cho rằng các giá trị trao đổi (giá cả) phản ánh giá trị thật của sự vật. Lúc đó
cung và cầu được cho là không hoạt động theo qui luật kinh tế. Thương mại gắn liền với
xa xí phẩm, những dư thừa và thiếu hụt bất ngờ, và giá cả đến mức nó có khuynh hướng
biến động mạnh mà không có lý do rõ ràng nào. Quan trọng hơn, nếu giá cả thị trường
được chấp nhận như là thước đo giá trị duy nhất, thì sẽ khó nói về sự công bằng của các
kết quả kinh tế. Chúng ta có thể thấy điều này trong các kỹ thuật phân tích chi phí và lợi
ích hiện đại ngày nay. Phân tích chi phí và lợi ích được thực hiện với “giá mờ” (shadow
prices), được cho là phản ánh giá trị “thực” chính xác hơn là giá thị trường.

Với Smith và Ricardo, một yếu tố chung cho tất cả hàng hóa và dịch vụ là lao động. Họ
cho rằng có thể đi đến một thước đo giá trị khách quan bằng cách tính toán “lao động cần
thiết” hay lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất một hàng hóa cụ thể. “Giá trị lao
động” thực sự của một hàng hóa không nhất thiết liên quan gì đến giá trị sử dụng hay giá
trị trao đổi của nó. Mục đích của nó là làm mẫu số chung. Nhưng đó cũng không phải là
giải pháp tốt, vì không ai biết phải cần đến bao nhiêu lao động cần thiết để sản xuất một
hàng hóa cho trước, đặc biệt khi những khác biệt trong công nghệ có nghĩa là lao động
cần thiết luôn là một mục tiêu di động.

Adam Smith thử ý tưởng “giá tự nhiên” như thước đo giá trị khách quan. Giá tự nhiên
bao gồm tất cả chi phí sản xuất, gồm lao động, nguyên liệu, tiền thuê và một khoản tỉ suất
lợi nhuận “thông thường”. Nhưng cái này cũng không ổn vì nó nhanh chóng chuyển
thành kiểu lý luận vòng vo (circular logic). Nếu cần thép để sản xuất than và than để sản
xuất thép, thì làm thế nào biết được giá cả tự nhiên của hai mặt hàng này?


Ricardo sử dụng lý thuyết giá trị lao động để xem xét những động năng dài hạn của nền
kinh tế. Điều này lẽ ra không thể làm được với lý thuyết giá trị sử dụng giá cả thị trường,
là thứ rất khả biến và quá tạm thời để đóng vai trò dẫn dắt những qui luật chuyển động
dài hạn trong nền kinh tế. Ricardo biết rằng giá thực phẩm đang tăng lên, và ông nhận
thấy sự tăng giá gắn liền với sự phát triển dài hạn của hệ thống kinh tế hơn là những biến
động ngắn hạn. Hệ thống giá trị của ông do đó tạo ra lý thuyết phân phối. Giá trị sản xuất
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 6

Jonathan Pincus
3
nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố lao động đầu vào. Tiền lương chỉ vừa đủ để đảm bảo
sự tồn tại của người lao động. Lợi nhuận bằng tiền lương trừ tô lợi trả cho chủ đất và trừ
chi phí sản xuất (giống). Khi đất kém màu mỡ được đưa vào sản xuất, thì lợi nhuận sẽ
biến mất do năng suất biên giảm.

Hệ thống của Ricardo rất sâu sắc và chẩn đoán một cách chính xác mối liên kết giữa
những hạn chế thương mại và lợi nhuận giảm đi. Nhưng lý thuyết giá trị lao động đã
khiến ông không thấy được những dạng thay đổi công nghệ làm ngắt quảng sự kết nối
giữa áp lực dân số và khả năng lợi nhuận. Kết luận của ông cho rằng nền kinh tế sẽ trì trệ
trong dài hạn đã được thực tế chứng minh là không đúng.

Những cố gắng của các nhà kinh tế cổ điển để đi đến một thước đo giá trị khách quan đã
mai một. Một lứa các nhà kinh tế mới, chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển về kỷ thuật
và vật lý, đã chuyển sang tìm kiếm thước đo giá trị giúp họ ứng dụng những công cụ toán

học vào nền kinh tế. Gần như đồng thời ở ba nước, có ba nhà kinh tế quyết định rằng
cách thức tiến triển là phải bỏ đi ý tưởng thước đo giá trị khách quan và chuyển sang
những thước đo chủ quan. Nói cách khác, giá trị không phải là đặc tính thực của hàng
hóa. Chúng ta gắn giá trị vào hàng hóa dựa trên sở thích của mình, và không có gì đảm
bảo (thực tế hoàn toàn không thể) rằng hai người sẽ gắn cùng chính xác một giá trị cho
một loạt những hàng hóa trên thị trường, hay cho cùng hàng hóa ở hai thời điểm bất kỳ.
Giá trị không phản ánh trong lao động cần thiết hay chi phí sản xuất, mà trong số tiền mà
một người sẵn lòng bỏ ra để trả cho đơn vị hàng hóa cuối cùng vào một thời điểm bất kỳ.

William Stanley Jevons ở Anh, Leon Walras ở Pháp và Carl Menger ở Áo đã đi đến kết
luận này trong vài năm riêng lẽ vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù có những khác biệt tinh tế
giữa họ, và những người theo họ, cả ba người gộp lại đã hình thành nên điều được biết
đến như là “cuộc cách mạng cận biên”. Lần đầu tiên, giá trị kinh tế được xác định với sở
thích chủ quan của người tiêu dùng, trọng tâm là giá cả được đưa ra cho đơn vị hàng hóa
cuối cùng được giao dịch trên thị trường. Sự chuyển dịch từ khách quan sang chủ quan,
và từ dài hạn sang ngắn hạn, đã cho phép các nhà kinh tế này và những người theo họ áp
dụng các nguyên tắc đại số và sau đó là các phép tính vào hành vi thị trường.

Vilfred Pareto tiếp bước, chuyển kinh tế học từ thước đo số học thỏa dụng sang thứ bậc
thỏa dụng, với những thuộc tính toán học tốt hơn. Sự tối ưu Pareto (là cụm từ được các
nhà kinh tế học sử dụng sau khi Pareto mất) mang ý nghĩa một vị thế mà tại đó không
người tiêu dùng nào có thể cải thiện sự thỏa mãn theo thứ bậc sở thích của mình mà
không làm người khác bị thiệt. Sự trao đổi tự nguyện và sự cân bằng trở thành tâm điểm
của kinh tế học.

Có điều gì bị mất đi trong sự chuyển tiếp từ khách quan sang chủ quan và từ động năng
dài hạn sang cân bằng ngắn hạn không? Quay trở lại hai câu hỏi chiếm lĩnh tâm trí của
các nhà kinh tế cổ điển: một nền kinh tế phức tạp hoạt động như thế nào trên nền tảng
phân công lao động; và các tác nhân trong nền kinh tế hành xử như thế nào? Sự chuyển
dịch sang chủ nghĩa cận biên dẫn đến sự tách bạch có tính quyết định giữa kinh tế học

thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Chủ nghĩa cận biên mang lại nền tảng cho lý thuyết
cân bằng riêng phần và tổng thể, nó tạo ra một tập hợp công cụ phức tạp để mô tả các
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 6

Jonathan Pincus
4
hiện tượng kinh tế, ít nhất trong ngắn hạn. Nhưng câu hỏi mang tính chuẩn tắc thì hầu
như biến mất. Với khuôn khổ khách quan, sự bất khả khi so sánh giữa các cá nhân, thì
không có cách nào để đi đến những nhận định liên quan đến sự công bằng hay “đạo đức”
của các kết cục kinh tế. Kinh tế học mất đi sự quan tâm đến câu hỏi đúng và sai, và ngày
càng tập trung vào việc tối đa hóa thỏa dụng như được đo lường theo quan điểm sở thích
được tiết lộ của người tiêu dùng.

Hiệu quả, không phải công bằng là mục tiêu của phân tích kinh tế. Khác Ricardo, các nhà
kinh tế không còn quan tâm đến sự phân phối thặng dư kinh tế, thu nhập hay của cải.
Kinh tế học không trả lời cho câu hỏi làm thế nào tạo ra một xã hội tốt và công bằng. Đó
không còn là điều mà các nhà kinh tế cảm thấy thoải mái khi nói đến. Họ cũng không
thoải mái khi nói đến những kết quả không công bằng hay sự bóc lột. Cách tiếp cận giá
trị chủ quan của họ khiến họ không thể phán xét bất kỳ giao dịch nào diễn ra một cách tự
nguyện. Các nhà kinh tế nhường cho chính trị gia và công chúng việc đặt ra quan điểm về
xã hội tốt, và họ giới hạn hoạt động của mình vào việc mô tả các chính sách được thiết kế
để đạt được những mục tiêu này.

Sự chuyển dịch thứ hai từ dài sang ngắn hạn. Lý thuyết cận biên về giá trị, dựa vào thứ
hạng sở thích, chỉ mở rộng đến trạng thái cân bằng kế tiếp (phiên bản Áo gọi là tức thời).

Động năng dài hạn của hệ thống không phải là câu hỏi dễ dàng giải đáp. Quá trình tích
lũy vốn theo sau là đầu tư cũng rắc rối, vì ở trạng thái cân bằng tất cả lợi nhuận đều bị
cạnh tranh lấy đi. Mãi về sau, các nhà kinh tế cận biên mới tạo ra mô hình tăng trưởng
kinh tế giải thích tăng trưởng như là một sản phẩm của sự thay đổi công nghệ và tăng
trưởng dân số. Những mô hình này đã soi sáng một số khía cạnh của quá trình tăng
trưởng, nhưng chúng không thật sự thực tế. Dài hạn vẫn là một vấn đề đối với kinh tế học
hiện đại.

Điều này có ý nghĩa gì với mối quan hệ giữa kinh tế học và chính sách công? Quan trọng
nhất là nó cho ta biết ý tưởng về những gì có thể kỳ vọng từ các nhà kinh tế và kinh tế
học. Kinh tế học hữu dụng nhất khi là tập hợp các công cụ để chỉ ra cách làm hiệu quả
nhất (về chi phí) để đạt được một mục tiêu cho trước. Nó không hữu ích lắm khi quyết
định mục tiêu nên là gì, hay đánh giá sự công bằng hay ý nghĩa đạo đức của các kết quả
kinh tế. Các nhà kinh tế lập luận rằng khoa học không thể đưa ra các quyết định đạo đức
mà đó chính là một phần của qui trình chính trị.









Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 7


Jonathan Pincus
1
Hiệu quả và mô hình thị trường cạnh tranh

Phương pháp phân loại cơ sở lý luận chính sách công bắt đầu từ khái niệm mô hình thị
trường hoàn hảo hay lý tưởng hóa. Đây là một trong những khái niệm căn bản trong kinh
tế học hiện đại liên quan đến số lượng lớn doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và người
tiêu dùng tối đa hóa thỏa dụng. Theo thuật ngữ đơn giản này, mọi người đều chọn cái tốt
nhất cho mình. Theo một số giả định, các hành vi tự thúc đẩy của các tác nhân kinh tế
này sẽ dẫn đến các mô thức sản xuất và tiêu dùng hiệu quả. Hiệu quả, theo đó là không
có cách nào để tăng lợi ích cho người này mà không làm thiệt hại đến lợi ích của người
khác.

Khái niệm hiệu quả, hay hiệu quả Pareto, hoặc phân bổ tối ưu Pareto, nói đến việc phân
bổ mang tính chất không thể tăng phúc lợi của người tiêu dùng này mà không làm thiệt
hại đến phúc lợi của người tiêu dùng khác. Ví dụ bằng trò chơi cắt bánh.

Thị trường cạnh tranh được xem là chuẩn mực của hiệu quả, hay tối ưu Pareto. Khi người
tiêu dùng đến nhà thuốc mua thuốc trị cúm, họ có thể thất vọng vì giá thuốc Tamiflu quá
cao. Đồng thời, khi công ty dược sản xuất loại thuốc này, họ muốn giá thuốc phải cao
hơn. Đơn giản là người mua muốn trả ít, còn người bán muốn giá cao. Liệu có “giá thuốc
đúng” theo quan điểm xã hội không? Trong một thị trường cạnh tranh, áp lực cung và cầu
sẽ quyết định giá (và lượng) hàng hóa dịch vụ sao cho lợi ích của người tiêu dùng và nhà
sản xuất lớn nhất. Tại sao và như thế nào?

Hình dung ngày lễ Valentine. Có 28 cô gái xinh đẹp trong lớp và chỉ có một món quà mà
các cô mong đợi: một album nhạc luôn đứng đầu bảng xếp hạng của các giảng viên FETP
và chỉ có một đĩa CD duy nhất. Đĩa nhạc được bán ở phòng cô Kim Châu. Giả sử có bốn
anh nam xuất hiện, mỗi người được yêu cầu viết riêng ra một tờ giấy mức giá mà họ

muốn mua. Giả sử các mức giá lần lượt là $100, 80, 70 và 50 cho Hùng, Dũng, Chiến,
Thắng. Sau đó bắt đầu đấu giá, mức khởi đầu được đưa ra là $10, ai cũng muốn mua. Sau
đó giá tăng lên và dừng ở mức $90 do Hùng đưa ra. Lúc đó, Dũng, Chiến, và Thắng đều
bỏ cuộc vì họ không muốn trả nhiều như vậy. Hùng trả $90 và lấy đĩa CD. Anh ta được
gì? Một cuộc thương thảo thật sự với thặng dư của Hùng là $10. Thặng dư tiêu dùng là
chênh lệch giữa mức sẵn lòng chi trả và mức thực tế họ phải trả. Vậy giá thấp hơn thì
thặng dư sẽ cao hơn.

Mục tiêu khi đưa ra khái niệm thặng dư tiêu dùng là để phân định mức độ mong đợi của
kết quả thị trường. Thặng dư tiêu dùng đo lợi ích mà người mua nhận được từ một hàng
hóa theo nhận định của họ. Do đó thặng dư tiêu dùng là thước đo phúc lợi kinh tế tốt nếu
các nhà hoạch định chính sách tôn trọng sở thích của người mua.

Tuy nhiên, một số trường hợp các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn cách không quan
tâm đến thặng dư tiêu dùng. Ví dụ, người nghiện ma túy sẽ sẵn sàng trả giá cao, nhưng
không thể nói họ hưởng lợi lớn nếu mua được ma túy giá rẻ. Theo quan điểm chính sách,
mức sẵn lòng chi trả trong ví dụ này không phải là thước đo tốt cho lợi ích người mua, và
thặng dư tiêu dùng không phải là thước đo phúc lợi kinh tế tốt, vì người nghiện không
nhắm đến lợi ích tốt nhất của mình. Tuy nhiên, ở đa số thị trường, các nhà kinh tế thường
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 7

Jonathan Pincus
2
mặc định người mua có suy xét khi ra quyết định. Có suy xét nghĩa là người ta sẽ cố hết
sức để đạt được mục tiêu của mình, nếu có cơ hội. Các nhà kinh tế cho rằng sở thích của

con người cần được tôn trọng.

Chuyển sang khía cạnh khác của thị trường và xem bên bán được lợi gì từ thị trường.
Hình dung bạn sống trong KTX FETP và mọi người được giao thay phiên nấu một số bữa
ăn, nhưng đó là việc bạn chán nhất. Bốn cô gái, Mai, Lan, Quỳnh, Hồng sẵn sàng nhận
nấu giùm bạn cho cả năm nhưng và giá của mỗi người đưa ra là $900, $800, $600, $500.
Mới đầu, giá được đưa ra khá cao, sau đó giảm dần khi có người muốn làm giúp với giá
thấp hơn. Cuối cùng, Mai thắng với giá $580 vì mức sẵn lòng giúp của cô ấy chỉ là $500.
Như vậy, ta nói rằng Mai có được thặng dư sản xuất $80. Thặng dư sản xuất là chênh
lệch giữa số tiền mà người bán nhận được so với chi phí sản xuất. Vậy giá cao hơn tăng
thặng dư sản xuất.

Thặng dư xã hội là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Nếu sự phân phối
nguồn lực tối đa hóa tổng thặng dư, ta nói rằng phân bổ hiệu quả. Nếu phân bổ không
hiệu quả, nghĩa là có một số lợi ích giao dịch giữa bên mua và bán chưa được hiện thực
hóa. Nếu vẽ một điểm cân bằng thị trường, thì tổng diện tích giữa đường cung và cầu
giao tại điểm cân bằng sẽ là tổng thặng dư thị trường. Không có sự phân bổ nào khác
(nhiều hay ít hàng hóa hơn) có thể làm tăng phúc lợi của một nhóm mà không làm giảm
của nhóm khác. Tóm lại:

1. Thị trường cạnh tranh phân bổ cung hàng hóa cho những người mua nào cho giá
trị cao nhất, tính theo mức sẵn lòng chi trả của họ.
2. Thị trường cạnh tranh phân bổ cầu hàng hóa cho nhà sản xuất nào có thể sản xuất
chúng với chi phí thấp nhất.
3. Thị trường cạnh tranh tạo ra số lượng hàng hóa tối đa hóa tổng thặng dư tiêu dùng
và sản xuất.

Vậy chúng ta vừa chỉ ra rằng các áp lực cung và cầu trên thị trường cạnh tranh sẽ phân bổ
nguồn lực một cách hiệu quả. Nghĩa là, dù mỗi bên mua và bán hành động độc lập nhau
và chỉ quan tâm đến phúc lợi của mình, bàn tay vô hình vẫn đưa họ đạt đến sự cân bằng

tối đa hóa tổng lợi ích.

Điều quan trọng là để kết luận thị trường hiệu quả, chúng ta đã đưa ra nhiều giả định
quan trọng về cách hoạt động của thị trường. Thứ nhất, ta giả định rằng thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, nghĩa là không ai trên thị trường có thể tác động lên giá cả thị trường.
Thực ra, giả định này không thực tế, một hay nhóm người bán có thể có sức mạnh thị
trường để kiểm soát giá. Thứ hai, ta giả định rằng kết quả trên thị trường chỉ quan trọng
đối với người mua và bán trong thị trường đó. Thực tế, quyết định của họ đôi khi ảnh
hưởng đến những người hoàn toàn không tham gia vào thị trường đó. Tác động phụ này
gọi là ngoại tác. Cả ngoại tác và sức mạnh thị trường là ví dụ của hiện tượng được gọi là
thất bại thị trường, mang lại những cơ sở lý luận truyền thống cho chính sách công, đây
là chủ đề sẽ được đề cập ở buổi giảng sau.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 8

Jonathan Pincus
1
Nhập môn Chính sách Công
Bài giảng 8
Các vấn đề kinh tế vĩ mô

Bài giảng hôm nay bàn về vấn đề chính sách cơ bản trong kinh tế vĩ mô: nền kinh tế vĩ
mô có tự điều tiết hay không? Các thị trường sẽ hoạt động tốt hơn nếu chính phủ không
can thiệp? Chu kỳ kinh tế có phải là kết quả của những cú sốc từ bên ngoài hay là một
phần tự nhiên của nền kinh tế thị trường?


Bài giảng này không nhằm gom toàn bộ môn học macro vào một buổi, mà mục tiêu là
minh họa tầm quan trọng của chính sách đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Bắt đầu bằng
vài câu hỏi đơn giản: các chu kỳ kinh tế là nội sinh hay ngoại sinh đối với nền kinh tế vĩ
mô? Tình trạng bong bóng tài sản có tồn tại không? Nếu có, các cơ quan tiền tệ phải phản
ứng như thế nào? Đây là những vấn đề rất quan trọng ở các nước đang phát triển và Việt
Nam đã gặp phải năm 2007-08. Chúng có thể xuất hiện trở lại trong năm nay.

Đã từ lâu kinh tế học có cách nhìn truyền thống về chu kỳ kinh tế (các giai đoạn bùng nổ
theo sau là suy thoái) như là được sinh ra từ bên ngoài những hoạt động chức năng thông
thường của thị trường. Nói cách khác, chu kỳ kinh tế đã được xem như “ngoại sinh” thay
vì “nội sinh”. Chúng ta có thể tìm nguồn gốc của quan điểm này từ nhà kinh tế người
Pháp, Jean-Baptiste Say, vào đầu thể kỷ 19. Say lập luận rằng qui trình sản xuất tạo ra thu
nhập cần thiết để mua hàng hóa được sản xuất. Qui luật của Say nhìn chung được đúc kết
thành câu phát biểu đơn giản nổi tiếng “cung sẽ tạo ra cầu của riêng nó”. Thật ra nói như
vậy hơi quá đơn giản, vì Say muốn nói rằng điều đó chỉ đúng trong nền kinh tế trao đổi, ở
đó hàng hóa này được mua bằng hàng hóa khác. Ý chính ở đây là không có tiêu dùng
dưới mức cân bằng trong một nền kinh tế làm tốt chức năng. Nó hàm ý rằng tiền tiết kiệm
như tài khoản ngân hàng, sẽ luôn chuyển thành hình thức đầu tư nào đó.

Nếu Qui luật của Say đúng, thì phía cầu của nền kinh tế là thụ động. Mọi việc quan trọng
đều được thực hiện ở phía cung. Nếu hàng hóa được sản xuất thì sẽ có người mua. Không
phải ông nói là nếu có ai đó sản xuất một triệu con vịt nhựa màu vàng thì một triệu con
vịt này sẽ được mua hết. Có thể dư hàng hóa ở một thị trường và thời điểm nhất định.
Nhưng tính bình quân, và xuyên suốt tất cả thị trường, qui trình sản xuất sẽ tạo ra thu
nhập và thu nhập sẽ chuyển thành sức cầu đủ để tiêu thụ hết thị trường hàng hóa được
cung cấp.

Qui luật của Say chiếm ưu thế trong tư duy kinh tế vĩ mô trong một thời gian dài. Tuy
nhiên thực tiễn cho thấy các nền kinh tế thường xuyên trải qua chu kỳ kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế tăng tốc và thu nhập cùng việc làm tăng theo. Sau đó, khoảng một hay hai

thập niên, tăng trưởng chậm lại, việc làm mất đi và thu nhập giảm. Các nhà kinh tế lại
chật vật tìm hiểu nguồn gốc của chu kỳ kinh tế dựa trên niềm tin cho rằng cung sẽ tạo ra
cầu của riêng nó. William Stanley Jevons, cha đẻ của chủ nghĩa cận biên nổi tiếng, cho
rằng có thể lý giải các chu kỳ kinh tế như hệ quả của các vệt đen trên mặt trời, là những
vùng trên bề mặt mặt trời có nhiệt độ thấp. Ông ghi chú là thời gian của chu kỳ kinh tế và
các vệt đen mặt trời là 10,45 năm. Không may cho Jevons, các nghiên cứu sâu hơn cho
thấy, các vệt đen xuất hiện 11 năm một lần, và độ dài của các chu kỳ kinh tế thay đổi từ
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 8

Jonathan Pincus
2
nơi này sang nơi khác và từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Đây là ví dụ tốt cho nhận định
quan trọng rằng có tương quan không hẵn sẽ có quan hệ nhân quả!

Trong kinh tế học hiện đại, quan điểm cho rằng chu kỳ kinh tế không phải nội sinh được
nâng lên trong lý thuyết gọi là “chu kỳ kinh tế thực”. Theo đó, các chu kỳ kinh tế do các
yếu tố ngoại sinh gây ra như thay đổi công nghệ, khí hậu hay biến cố như chiến tranh.
Những yếu tố này nằm ngoài hoạt động của thị trường, vốn dĩ giúp nền kinh tế tăng
trưởng ở tốc độ đều đặn khi không có các cú sốc từ bên ngoài. Như trong Qui luật của
Say, tiền là trung tính và luôn có đủ cầu để cân bằng cung. Một cú sốc ngoại sinh tích
cực, ví dụ một phát minh mới quan trọng, sẽ làm tăng năng suất giúp các công ty thuê lao
động nhiều hơn và trả lương cao hơn. Người lao động có động cơ này và làm việc nhiều
hơn, nên việc làm tăng và nền kinh tế phát triển. Ngược lại khi cú sốc tiêu cực bên ngoài
tác động lên nền kinh tế, chẳng hạn giá dầu tăng do chiến tranh hay đảo chính quân sự, sẽ
buộc chủ lao động giảm thuê mướn và giảm lương. Người lao động không có động cơ đi

làm nên ở nhà, khiến việc làm và tăng trưởng giảm đi.

Hàm ý chính sách của chu kỳ kinh tế thực là không có cơ sở để chính phủ can thiệp kích
thích nền kinh tế trong thời kỳ trì trệ và giảm thắt chặt tín dụng trong thời kỳ bùng nổ.
Những nguyên nhân đằng sau tốc độ tăng trưởng là nằm ngoài thị trường, do đó can thiệp
chỉ tạo ra biến dạng mà thôi. Nếu chính phủ muốn kích thích tăng trưởng thì cần thực
hiện ở phía cung thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu nâng cao năng
suất và giảm thuế để khuyến khích chủ lao động thuê nhiều nhân công.

Kỳ vọng của nhà đầu tư không phải là một yếu tố trong chu kỳ kinh tế thực, vì lý thuyết
giả định rằng kỳ vọng của nhà đầu tư phản ánh chính xác lợi nhuận kinh tế trong tương
lai. Điều này không có nghĩa là mỗi nhà đầu tư đều đoán đúng lợi nhuận tương lai của
mình, nhưng họ không sai một cách hệ thống: tính bình quân thì họ không đoán quá cao
hay quá thấp. Hệ quả về mặt tài chính của quan điểm này là “giả thuyết thị trường hiệu
quả”. Theo như tên gọi, giả thuyết này cho rằng các thị trường định giá mọi tài sản một
cách đúng đắn, ở đây cũng không có nghĩa là mức giá mà hàng ngày thị trường chứng
khoán định ra cho mỗi cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến suất sinh lợi đầu tư ở những
công ty chủ thể. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là thị trường chứng khoán không sai như dự
đoán. Giá thị trường có thể quá cao hay quá thấp, nhưng quá cao hay quá thấp chỉ là ngẫu
nhiên, không phải hệ thống. Khả năng giá quá cao hay quá thấp vào một ngày bất kỳ là
như nhau.

Bong bóng tài sản không tồn tại nếu các thị trường hiệu quả theo nghĩa này. Những lần
giá tăng mạnh phản ánh giá trị nền tảng thật sự của tài sản. Nếu đúng, thì ngân hàng trung
ương không nên hành động để hạn chế sự tiếp cận tín dụng khi giá tài sản đang tăng.
Tăng trưởng tín dụng luôn phản ánh sự chuyển động của nền kinh tế đến mức cân bằng
cao hơn.

Tiếc thay, bong bóng tài sản là một thực tế thường xuyên quan sát được trong đời sống
kinh tế. Nhiều nhà kinh tế đã gặp rắc rối khi phủ nhận sự tồn tại của chúng. Có lẽ ví dụ

nổi tiếng nhất là Irving Fisher, cha đẻ của thuyết định lượng tiền tệ và là một trong những
nhà kinh tế được khen ngợi nhất nước Mỹ. Một tuần trước khi thị trường chứng khoán
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 8

Jonathan Pincus
3
sụp đổ năm 1929, Fisher tuyên bố rằng giá cổ phiếu đã “đạt mức bình nguyên cao vĩnh
viễn”. Đây là bài học tốt cho các nhà kinh tế: đừng bao giờ đưa ra những dự báo về thị
trường chứng khoán.

Chính cuộc Đại khủng hoảng theo sau vụ đổ vỡ thị trường chứng khoán 1929 đã làm
nguồn cảm hứng cho cuốn General Theory of Employment, Interest and Money (1936)
của John Maynard Keynes, trong đó ông đề ra một lối tư duy lại mang tính cấp tiến về
chu kỳ kinh tế và hoàn toàn loại bỏ Qui luật Say. Đợt suy thoái thập niên 30 là tệ hại nhất
trong lịch sử được ghi nhận: ví dụ ở Mỹ, thu nhập quốc dân bị giảm ½ giữa 1929 và
1933. Với Keynes, đây là bằng chứng sau cùng cho thấy chu kỳ kinh tế nằm ngoài phạm
vi hoạt động của nền kinh tế. Nếu để mặc, thì các thị trường không phục hồi được, và
cũng không có một cơ chế tự động nào để đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ trở lại trạng thái
cân bằng.

Ngược với chu kỳ kinh tế thực và quan điểm thị trường hiệu quả, Keynes thấy được tính
bất trắc như là một phần tự nhiên của đời sống kinh tế. Sự bất trắc chủ yếu tác động lên
đầu tư. Mức tiêu dùng của nền kinh tế là có thể đoán được và có liên quan mật thiết đến
thu nhập. Khi người dân kiếm được nhiều tiền hơn, họ chi tiêu nhiều hơn. Nhưng đầu tư
không phải là một hoạt động thường nhật cứ diễn ra bất kể điều gì đang xảy ra trên thế

giới. Nhà đầu tư hình thành kỳ vọng về lợi nhuận tương lai dựa vào những gì họ thấy và
vào bản năng của mình (Keynes gọi đó là “tâm lý bầy đàn”) để phát hiện các cơ hội kiếm
lợi nhuận. Họ so sánh những ước tính lợi nhuận tương lai tốt nhất của mình với lãi suất
đồng tiền hoặc việc giữ tiền mặt. Nếu vì lý do nào đó họ cho rằng lợi nhuận tương lai sẽ
không cao, thì họ sẽ không đầu tư. Sự liên kết tự động giữa cung và cầu và giữa đầu tư
với tiết kiệm bị ngắt đi. Cầu sẽ không đủ, buộc cung phải giảm, dẫn đến thất nghiệp và cả
giảm phát.

Nếu thị trường hoạt động tốt, ta có thể dự trù nhà đầu tư sẽ do dự và kết quả là dư thừa
tiết kiệm, dẫn đến lãi suất giảm đi. Khi lãi suất rất thấp thì đầu tư bắt đầu có lợi trở lại.
Keynes phủ nhận logic này, ông chỉ ra rằng ngay cả khi lãi suất thấp thì rủi ro tỉ suất lợi
nhuận được điều chỉnh từ đầu tư cũng có thể quá thấp. Nên giữ tiền mặt sẽ an toàn hơn.
Hơn nữa, khi lợi nhuận giảm thì sự dồi dào tiết kiệm có thể không có lợi chút nào. Các
ngân hàng sẽ thiếu tiền mặt khi họ bù cho các khoản nợ xấu từ những người đi vay khác
(đó là điều đang xảy ra hiện nay).

Một nhà kinh tế khác, Hyman Minsky, đã ứng dụng các lý thuyết của Keynes vào thị
trường tài chính. Giả thuyết về sự bất ổn tài chính của ông là đối nghịch với giả thuyết thị
trường hiệu quả. Theo Minsky, giá tài sản không nhất thiết gắn kết với bất kỳ giá trị thực
nào. Thật vậy, từ bên trong nội tại đã có khuynh hướng tạo ra bong bóng tài sản. Lý do là
giá tài sản đang tăng sẽ giúp người đi vay có giá trị thế chấp nhiều hơn để vay nhiều hơn,
điều này lại đẩy giá tài sản tăng lên nữa. Trong khi đó, các tổ chức tài chính lại phát minh
ra những công cụ mới để tăng tốc độ đòn cân nợ nhanh hơn. Trong giai đoạn bùng nổ,
một qui trình tự củng cố diễn ra trong đó mọi người cảm thấy họ dường như giàu hơn, và
các ngân hàng thì sẵn sàng tài trợ đầu tư để giúp họ cảm thấy giàu hơn. Cuối cùng, khi số
người không trả được nợ tăng đủ lớn thì tiến trình vãng nợ bắt đầu theo hướng ngược lại.
Mọi người bán tài sản để trả nợ, giá tài sản giảm, tạo ra sự đổ vỡ.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công

và phân tích thể chế

Bài 8

Jonathan Pincus
4

Đó là lý do tại sao hiện nay người ta trở lại khám phá thuyết của Minsky. Cuộc khủng
hoảng tín dụng nhà ở cấp ba (nợ dưới chuẩn) ở Mỹ là một điển hình của “thời khắc
Minsky”, khi hoạt động thiết kế và đầu cơ tài chính tạo ra bong bóng tài sản sau đó là
đồng loạt vãng nợ. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng có thể truy ngược về việc các
ngân hàng quá sốt sắng cho vay, mà chủ yếu là cho những người không có khả năng trả
nợ ngân hàng vay tiền. Thị trường nhà ở Mỹ trải qua giai đoạn tăng giá kéo dài từ 1996
đến 2006. Tỉ lệ giá nhà trung vị với thu nhập hộ gia đình tăng từ 3 năm 1970 lên 5 năm
2006. Ngày càng nhiều người tham gia vào thị trường, với kỳ vọng là tiền dễ kiếm. Giới
ngân hàng ngày càng mạnh tay chấp thuận các khoản vay gọi là “cấp ba” cho những
người đi vay rủi ro vì có mức xếp hạng tín dụng kém hay tài sản thế chấp giới hạn (ngoài
căn nhà mà họ đang mua). Giữa 2004 và 2006, các ngân hàng đã bán $1,5 ngàn tỉ nợ tín
dụng nhà ở cấp ba, chiếm đến 25% tổng thị trường tín dụng nhà ở năm 2006. Các khoản
tín dụng nhà ở có lãi suất điều chỉnh tùy chọn tăng từ 1% thị trường năm 2003 lên 15%
năm 2006. Nợ các hộ gia đình ở Mỹ tăng từ 80% thu nhập khả dụng năm 1986 lên 100%
2000 và lên đến 140% năm 2007.

Khi nào ngôi nhà xây bằng những lá bài này sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi nó
xảy ra, thì toàn bộ khu vực ngân hàng Mỹ và Anh bị đẩy vào trạng thái hoàn toàn mất
khả năng thanh toán và còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngân hàng châu Âu.
Tình trạng vãng nợ lan nhanh sang khu vực sản xuất của nền kinh tế. Như Keynes đã dự
đoán, lãi suất thấp hơn không kích hoạt đầu tư. Không chỉ nhà đầu tư có kỳ vọng thấp về
lợi nhuận tương lai, mà ngân hàng cũng quá bận rộn để nghĩ đến việc cho vay vì phải dọn
dẹp bảng cân đối tài sản. Các ngân hàng trung ương hối hả bơm tiền vào các ngân hàng

để chúng không bị sụp đổ. Các chính phủ trên thế giới đồng loạt sử dụng chính sách ngân
sách để bơm sức cầu vào nền kinh tế. Rõ ràng cung không tự nó tạo ra cầu.

Những hàm ý chính sách của câu chuyện này đã rõ. Các nền kinh tế không tự điều tiết,
chủ yếu vì đầu tư không có tính dự đoán được như tiêu dùng. Qui luật Say không còn
vững: khi kỳ vọng lợi nhuận tương lai là thấp, thì sức cầu có thể trôi khỏi hệ thống khi
các nhà đầu tư triệt tiêu tín dụng (trả hết nợ) hay chỉ giữ tiền mặt. Khi tình hình tốt đẹp,
nhà đầu tư trả giá cao cho tài sản, ngân hàng mở rộng tín dụng bơm thêm cầu vào nền
kinh tế. Sự bất ổn là một phần tự nhiên của hệ thống kinh tế.

Chính phủ có thể làm gì? Bài học đầu tiên là theo dõi tăng trưởng tín dụng và giá tài sản.
Khi cung tín dụng tăng nhanh hơn nền kinh tế, thì bong bóng tài sản sẽ là trước mắt. Các
cơ quan tiền tệ phải làm những gì cần thiết để hạn chế cho vay mới, ví dụ nâng lãi suất
hay dự trữ bắt buộc. Bài học thứ hai là cần có những qui định và giám sát tài chính để
ngăn chặn các ngân hàng ôm quá nhiều rủi ro. Sự qui định chặc chẽ hơn nợ tín dụng nhà
ở cấp ba và các công cụ chứng khoán tín dụng nhà ở Mỹ nếu có đã ngăn chặn được cuộc
khủng hoảng hiện nay xảy ra.




Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 11


1

Rủi ro đạo đức (moral hazard) và lựa chọn ngược (adverse selection)

Hôm nay chúng ta thảo luận về một lý do nữa làm cho thị trường không đạt được cân
bằng hiệu quả. Trong rất nhiều giao dịch kinh tế, có một số người có đầy đủ thông tin
hơn những người khác, và sự thuận lợi hay thiệt thòi về thông tin đó sẽ ảnh hưởng lên lựa
chọn của họ, khiến cho kết quả giao dịch không còn ở trạng thái tối ưu. Hiện tượng một
hay nhiều người tham gia thị trường không có đầy đủ thông tin để ra quyết định như vậy
được gọi là sự bất cân xứng thông tin (asymmetric information), hay thông tin không
hoàn hảo (imperfect information).

Thông tin không hoàn hảo dẫn đến hậu quả là thị trường không đạt được trạng thái hiệu
quả tối ưu vì hai lý do. Thứ nhất, giao dịch với thông tin không hoàn hảo tạo ra một
lượng phúc lợi xã hội bị tổn thất hay mất mát. Thứ hai, giao dịch với thông tin không
hoàn hảo dẫn đến hậu quả là thị trường chỉ có hàng xấu, dịch vụ không tốt, hoặc thậm chí
không tồn tại.

Ý tưởng về thông tin bất cân xứng được chuẩn hóa do 3 nhà kinh tế George Akerlof,
Michael Spence, và Joseph Stigliz đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001. Akerlof nghiên cứu
về thị trường xe cũ (tiếng lóng là “lemons”), Spence gợi ý một giải pháp là bên có nhiều
thông tin hơn có thể phát tín hiệu (signaling), còn Stigliz đưa ra ý tưởng rằng bên thiếu
thông tin có thể sàng lọc (screening) để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin của các giao
dịch.

Có rất nhiều ví dụ về sự bất cân xứng thông tin. Khi bạn đi làm, bạn sẽ biết rõ hơn sếp
của mình là bạn đã bỏ bao nhiêu công sức ra để hoàn thành công việc. Nếu sếp của bạn
biết chắc chắn là bạn đã nỗ lực nhiều hay ít như thế nào cho công việc, ông ấy nhất định
sẽ thương lượng để trả cho bạn một mức lương tương xứng hoàn hảo với công sức của
bạn, và hợp đồng lao động mà bạn ký kết sẽ đạt trạng thái tối ưu. Khi có người hàng xóm
bán cho bạn chiếc xe Honda, cô ấy chắc chắn biết rõ hơn bạn chất lượng của chiếc xe,
bugi của nó hỏng hóc như thế nào, và còi thỉnh thoảng trời mưa hay bị tậm tịt ra làm

sao.Nếu mà biết chắc chắn chất lượng của chiếc xe đó, mức giá mà bạn phải trả hẳn là sẽ
thể hiện đúng mức độ sẵn lòng chi trả của bạn và mức độ sẵn lòng bán của cô hàng xóm.
Trong trường hợp thứ nhất, sự bất cân xứng thông tin là do một hành động không quan
sát được gây nên. Trong trường hợp thứ hai, sự bất cân xứng thông tin là do một tính
chất không quan sát được gây nên.

Khi có một hành động không thể quan sát được tạo ra sự bất cân xứng thông tin, ta gọi đó
là trường hợp tâm lý ỷ lại, hay còn gòi là rủi ro về đạo đức (moral hazard). Rủi ro đạo
đức là hiện tượng một người có hành động mà người khác không thể quan sát được có xu
hướng gian dối, không trung thực hay biểu hiện những hành vi không tốt. Rủi ro đạo đức
xảy ra khi một cá nhân hay một tập thể không chịu toàn bộ trách nhiệm hay hậu quả cho
việc làm của mình, và vì vậy có biểu hiện ít cận thận hơn, và làm cho người khác phải
chịu một phần trách nhiệm hay hậu quả việc làm của mình. Trong ví dụ trên, người làm
công sẽ có xu hướng nỗ lực ít hoặc che dấu không cho người chủ biết mình đã bỏ ra bao
nhiêu nỗ lực. Ở trường học, các thầy cô giáo muốn học sinh thật cố gắng nỗ lực học
tập. Nếu có thể quan sát được nỗ lực của các bạn thì các thầy cô có thể đánh giá thưởng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 11


2
phạt cho bạn thông qua nỗ lực đó. Nhưng vì thầy cô không thể quan sát được nỗ lực, có
nhiều học sinh thường bỏ ít nỗ lực hơn so với thầy cô mong đợi. Khi bạn vào thành phố
HCMC và đi thuê nhà, bà chủ nhà không biết bạn là ai, có giữ gìn nhà cửa hay không, và
vì thế thường yêu cầu bạn nộp một khoản tiền đặt cọc, còn bạn vì không phải là chủ nhà,
và vì hành động của mình là không thể quan sát được, thường có xu hướng không giữ gìn

cẩn thận như bà chủ nhà mong đợi. Các ví dụ này đều mô tả các trường hợp mà bất cân
xứng thông tin là hệ quả của một hành động không thể quan sát được.

Một số những ví dụ khác về tâm lý ỷ lại, hay rủi ro đạo đức:

Mũ bảo hiểm
Con nhà giàu
Doanh nghiệp nhà nước (SOEs) ở Việt Nam và doanh nghiệp “quá lớn không thể
phá sản” (“too-big-to-fail”) ở Mỹ

Ví dụ thứ hai về bất cân xứng thông tin là trường hợp lựa chọn ngược, hay lựa chọn bất
lợi (adverse selection). Lựa chọn ngược xảy ra khi trong một thị trường, người bán hoặc
người mua biết rõ hơn về tính chất sản phẩm, mà đối tượng kia không biết. Trong trường
hợp mua xe Honda cũ, người bán biết rõ về tình trạng của chiếc xe đó hơn là người mua.
Vì thế, những xe cũ bán ra thường là loại xe chất lượng kém (còn nếu là xe cũ chất lượng
tốt thì ít có khả năng bị đem bán hơn). Kết quả là người ta thường tránh mua xe ở thị
trường xe cũ. Điều này cũng giải thích tại sao một chiếc xe Honda chỉ mới dùng mấy
tuần nhưng nếu được bán lại trong thị trường xe cũ thì giá giảm đi đáng kể so với một
chiếc xe mới có cùng chất lượng. Những người mua xe cũ có thể nghĩ rằng phải có vấn
đề trục trặc gì đó mà chỉ có người bán biết thì người ta mới bán chiếc xe này đi.

Một số ví dụ khác về lựa chọn ngược:

Người mua bảo hiểm thường biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình hơn là công
ty bảo hiểm. Vì vậy, thường là những người có nhiều bệnh tật hoặc nhiều nguy
cơ bệnh tật hơn so với một người sức khỏe trung bình mới mua bảo hiểm. Khi đó
chi phí mà công ty bảo hiểm phải chi trả là cao hơn mức lẽ ra họ phải chi trả cho
một người có sức khỏe trung bình. Tương tự như vậy, những người có sức khỏe
tốt thường không mua bảo hiểm, bởi vì họ biết rằng chi phí bảo hiểm là không
thích hợp với tình trạng sức khỏe của họ.

Trong thị trường lao động, công nhân thường biết rõ hơn về năng lực của mình so
với chủ của họ. Vì thế, khi doanh nghiệp cắt giảm lương, những người tài năng
nhất ở doanh nghiệp sẽ ra đi sớm nhất. Vì vậy, đôi khi doanh nghiệp phải cho
những mức lương cao hơn mức thị trường để thu hút nguồn nhân lực có tài.

Một cách khác để phân biệt giữa rủi ro đạo đức và lựa chọn ngược:
- Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra.
- Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch xảy ra.

Giải pháp tư nhân. Trong tất cả các ví dụ này, “bàn tay vô hình” không còn hiệu quả
trong việc điều phối để cung và cầu gặp nhau. Tuy nhiên, thị trường vẫn có những phản
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2009-2010
Nhập môn chính sách công
và phân tích thể chế

Bài 11


3
ứng thích nghi với hiện tượng bất cân xứng thông tin này bằng nhiều cách. Ví dụ, bên có
nhiều thông tin hơn thường có thể phát tín hiệu (signaling) để thị trường có thể nhận ra
thông tin mà chỉ họ mới có. Ngược lại, bên không có thông tin thường chọn cách sàng
lọc (screening), nhằm mục đích làm cho bên có nhiều thông tin hơn cung cấp một cách tự
nguyện một số thông tin riêng mà họ có.

Ví dụ về hiện tượng phát tín hiệu. Những học sinh chăm chỉ thường xuyên phát tín hiệu
với giảng viên rằng họ không phải nhóm “nỗ lực ít” bằng cách thường xuyên nộp bài tập
đúng hẹn hoặc sớm hơn hạn định, gặp giảng viên thường xuyên trước ngày bài tập phải
nộp… Trong thị trường lao động, người lao động có thể đi học MPP ở trường Fulbright

để phát tín hiệu cho các nhà tuyển dụng tương lai rằng họ là nhóm người có nhiều tiềm
năng về nghiên cứu và hiểu biết các vấn đề kinh tế. Các doanh nghiệp có thể phát tín
hiệu thông qua quảng cáo, hay qua việc tổ chức các hội thảo. Tặng quà cũng là một hình
thức phát tín hiệu.

Ví dụ về hiện tượng sàng lọc. Người đi mua xe cũ có thể yêu cầu người bán cho xe đi
kiểm tra chất lượng. Các doanh nghiệp thường có xu hướng cho nhân viên mới thử việc
hai tháng đầu tiên. Trường Fulbright thường làm công tác tuyển sinh rất kỹ lưỡng thông
qua bài thi trắc nghiệm, bài luận, để tìm hiểu thật rõ về các ứng viên của mình. Tất cả
những biện pháp này chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thêm về lượng thông tin cá nhân quan
trọng, đó là năng lực, mà doanh nghiệp hay các nhà tuyển dụng không thể quan sát được.

Giải pháp của chính phủ. Trong những trường hợp như vậy, nhà nước có thể can thiệp
bằng nhiều cách. Thứ nhất, nhà nước có thể cấp giấy phép chứng nhận các doanh nghiệp
hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ là cơ sở hợp pháp, và có chất lượng sản phẩm đảm bảo. Thứ
hai, nhà nước có thể thiết lập và duy trì hệ thống thanh tra, kiểm soát trong quá trình
doanh nghiệp hoạt động, để đảm bảo rằng họ đang làm đúng với tiêu chuẩn đã được đăng
ký. Nhà nước có thể cấp chứng chỉ đảm bảo chất lượng, “hàng Việt Nam chất lượng
cao”, hay thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Thứ ba, nhà nước có quyền
yêu cầu bên có thông tin cung cấp thông tin riêng của họ cho thị trường. Ví dụ, Ủy ban
chứng khoán quốc gia của Mỹ (SEC – U.S. Securities and Exchange Commission) yêu
cầu các doanh nghiệp trên các sàn chứng khoán ở Mỹ phải công khai các bản báo cáo
bạch và rất nhiều các thông tin tài chính khác của mình trên website của SEC vào những
thời hạn nhất định.

Tương tự như vậy, nhà nước có thể thành lập các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Đồng
thời, nhà nước có thể tăng cường hệ thống cung cấp thông tin cho người dân, ví dụ các
thông tin về môi trường đầu tư, về chất lượng tiêu chuẩn, thông tin quy hoạch, hay các dự
báo về cung cầu của các thị trường trong nước và nước ngoài.


Nói ngắn gọn, nhà nước đóng một vai trò quan trọng, và có khả năng hạn chế hay giảm
bớt sự bất cân xứng thông tin trên thị trường thông qua việc tạo ra một thể chế pháp lý
hiệu quả. Nhà nước có thể làm được việc đó hay không, với những tiềm năng và hạn chế
như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thất bại của nhà nước trong những bài sau.


×