50
kiểm tra tuân thủ, xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận về nội dung tuân thủ. Tuy nhiên,
UBCKNN cũng đang xây dựng một cách tiếp cận mới trên cơ sở quản lý rủi ro, đặc biệt đối
với các công ty chứng khoán, dự kiến sẽ sẵn sàng để áp dụng vào đầu năm 2011. Động thái
này phù hợp với thông lệ thực hành tốt và sẽ giúp UBCKNN tiếp cận một cách hiệu quả, có
trọng tâm hơn trong việc giám sát rủi ro.
Chương trình tuân thủ
Việc tuân thủ pháp luật chứng khoán, quy chế nội bộ, kiểm soát nội bộ và quy tắc ứng xử của
các công ty chứng khoán là chìa khóa cho thành công trong dài hạn. Kinh nghiệm trong quá
khứ cho thấy tương quan đồng hướng giữa việc tuân thủ các tiêu chuẩn cao với sự ưa chuộng
của nhà đầu tư và gia tăng giá trị cho cổ đông. Tựu trung lại, tuân thủ các tiêu chuẩn cao tăng
cường lòng tin và giá trị.
Tuy nhiên, tuân thủ cũng giống như quản lý rủi ro thường bị xao lãng bởi lãnh đạo công ty. Vì
thế, UBCKNN cần đóng vai trò như chất xúc tác để việc tuân thủ được quan tâm đúng mức.
Hành động của UBCKNN có thể bao gồm việc thiết lập các thủ tục chính thức để phê duyệt
cán bộ chuyên trách về kiểm soát tuân thủ ở mỗi công ty chứng khoán.
Quy chế thành viên giao dịch của SGDCK đòi hỏi các thành viên phải thường xuyên và định
kỳ rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống tuân thủ và giám sát, lưu trữ tài liệu rà soát.
Hàng tháng, cán bộ chuyên trách kiểm soát tuân thủ phải gửi báo cáo tuân thủ cho SGDCK.
Các công ty chứng khoán mà chuyên gia đã trao đổi đều khẳng định họ đã thiết lập bộ phận
phụ trách tuân thủ và không phát sinh vấn đề đáng kể với UBCKNN. Tuy nhiên, bằng chứng
thực tế cho thấy ở nhiều công ty chứng khoán, công tác tuân thủ không được chú trọng đúng
mức. Chẳng hạn, quy trình cho phép giao dịch của nhân viên đặt ra nhằm đảm bảo thủ tục
được thực hiện một cách đúng đắn, vì lợi ích cao nhất của khách hàng lại không được tuân thủ
một cách chặt chẽ.
Chính sách nội bộ cần được củng cố bằng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với
việc không tuân thủ và thông qua rà soát từ bên ngoài một cách toàn diện, tăng cường yêu cầu
về kiểm toán bên ngoài để phát hiện và báo cáo việc không tuân thủ cho UBCKNN.
Xử lý vi phạm
Như đã đề cập ở trên, thẩm quyền xử lý vi phạm của UBCKNN tương đối yếu, vì thế công tác
này chưa hiệu quả. Hầu hết những khiếu nại được xử lý gần đây liên quan đến việc phát hành
ra công chúng, báo cáo và công bố thông tin của các công ty đại chúng. Các hành vi không
tuân thủ này có xu hướng dễ bị phát hiện hơn các hành vi thao túng thị trường tinh vi bởi các
nhà đầu tư hoặc công ty chứng khoán. Về các hành vi thao túng thị trường, các hình thức vi
phạm tinh vi gần đây như thông đồng giao dịch có chiều hướng gia tăng, buộc cơ quan quản
51
lý phải có các công cụ công nghệ thông tin ở mức cao hơn, bao gồm thiết bị và quan trọng
hơn cả là đội ngũ nhân viên được đào tạo phù hợp.
Kinh nghiệm của Cơ quan dịch vụ tài chính Anh (Financial Services Authority – FSA) có thể
tham khảo một cách hữu ích. FSA nhấn mạnh chiến lược ngăn chặn với ý nghĩa là công cụ để
“thay đổi hành vi trong ngành”. FSA sử dụng các biện pháp xử phạt để đưa ra thông điệp
mạnh mẽ, rõ ràng. “Để ngăn chặn một cách đáng tin cậy, các đối tượng vi phạm phải biết rằng
họ không chỉ gặp rủi ro thực sự và chắc chắn về trách nhiệm vật chất mà cả hình phạt đáng
kể”.
FSA có quyền kết án tù, được coi là công cụ ngăn chặn quan trọng đối với vi phạm trên thị
trường. FSA cam kết sẽ truy tố hình sự ở mức thích đáng đối với những đối tượng lợi dụng thị
trường. Trong giai đoạn 2009 - 2010, nhiều cá nhân đã bị truy tố hình sự vì hành vi giao dịch
nội gián và bị kết án tù từ 12 đến 24 tháng.
Theo kinh nghiệm của FSA, họ cho rằng xử lý cá nhân có hiệu quả ngăn chặn cao hơn xử lý
công ty và họ kiên quyết buộc các cán bộ quản lý cấp cao phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm do thiếu năng lực hoặc thiếu liêm chính. Trong giai đoạn 2009/10 FSA đã công bố lệnh
cấm đối với 56 cá nhân. Để cải thiện quy trình, FSA tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan đến
quy trình xử lý vi phạm. Các giám sát viên đã cung cấp thông tin phản hồi về hành vi của các
công ty sau khi FSA công bố kết quả xử lý vi phạm. FSA ghi nhận rằng việc công bố kết quả
xử lý vi phạm cùng với hoạt động giám sát thích hợp sau khi xử phạt thường dẫn đến việc
công ty chứng khoán và các công ty khác không liên quan đến vụ việc xử phạt có hành động
tự xem xét để chấn chỉnh hệ thống với hoạt động kiểm soát của mình. Ngoài ra, một số bằng
chứng cũng cho thấy các công ty liên hệ lẫn nhau để thảo luận các biện pháp xử lý có thể áp
dụng đối với họ.
4.4 Thách thức đối với các công ty chứng khoán trong nước từ sự phát triển và mở
cửa thị trường
4.4.1 Điều kiện thị trường trong nước
Các công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam tập trung xây dựng cơ sở khách hàng và thị
phần bằng nhiều chiến lược khác nhau, từ cung cấp báo cáo nghiên cứu chất lượng cao và ý
tưởng đầu tư cho khách hàng đến cung cấp sàn giao dịch hiệu quả, dịch vụ khách hàng tốt và
các điều kiện tài chính cạnh tranh cho giao dịch cổ phiếu. Nhiều công ty trong số này tiếp tục
đa dạng hóa mô hình kinh doanh và duy trì lợi nhuận trong điều kiện thị trường khó khăn hiện
nay.
Tuy nhiên, nhìn chung toàn ngành có quá nhiều công ty chứng khoán, cụ thể là 105 công ty
tính đến thời điểm tháng 11/2010. Theo biểu dưới đây, số lượng các công ty chứng khoán của
52
Việt Nam cao hơn đáng kể so với khu vực cả về số tuyệt đối lẫn tương đối nếu xét đến mức
vốn hóa thị trường thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Số công ty chứng khoán
Vốn hóa thị trường
tỷ USD
2010
Trung Quốc
107
3589
Indonesia
119
249
Việt Nam
105
33
Philippines
55
92
Thái Lan
41
190
Malaysia
35
322
Singapore
24
492
Nguồn: UBCKNN và dữ liệu thị trường
Nhiều công ty chứng khoán mới được thành lập trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của thị
trường tới năm 2007. Tuy nhiên, hiện tại khi thị trường tăng trưởng kém, một số công ty khó
có thể tồn tại.
Nhiều công ty chứng khoán nhỏ có thị phần không đáng kể và hầu như không có lợi thế kinh
doanh. Tuy nhiên, một số công ty lại chào phí môi giới quá thấp, thập chí là 0 trong một số
trường hợp. Điều này phá vỡ cơ cấu phí hợp lý. Ví dụ, trong năm 2010 khi lượng giao dịch
thường xuyên ở mức thấp, nhiều công ty phải báo cáo lỗ và chỉ có 51 trong tổng số 105 công
ty báo cáo lãi lên UBCKNN trong quý III năm 2010. UBCKNN cho biết đến giữa tháng 11 tất
cả các công ty chứng khoán đều đạt các yêu cầu vốn mặc dù áp lực vốn trong tương lai có thể
khiến nhiều công ty phải thoái lui khỏi thị trường.
Rõ ràng việc hợp lý hóa sẽ phải diễn ra. Một là liên doanh giữa công ty nước ngoài với công
ty trong nước, tuy nhiên giải pháp này không làm giảm số lượng công ty chứng khoán. Sáp
nhập các công ty trong nước cũng khó thực hiện vì các vấn đề như sự khác biệt trong cách
thức định giá và thỏa thuận về người đứng đầu công ty mới sáp nhập, cộng thêm rủi ro các
nhân viên giỏi và khách hàng có thể rời bỏ công ty sau sáp nhập, vì vậy “giá trị” của việc sáp
nhập có thể nhanh chóng bốc hơi. Vì thế, việc UBCKNN buộc các công ty chứng khoán trong
nước phải đóng cửa hay sáp nhập là không thích hợp, tuy nhiên, tăng yêu cầu về vốn có thể là
lựa chọn phù hợp để khuyến khích hợp lý hóa.
UBCKNN đã đặt mức trần số lượng các công ty chứng khoán bằng việc không thụ lý hồ sơ
đăng ký mới, vì vậy các bên muốn thành lập công ty phải tìm mua lại giấy phép. Tuy nhiên,
chính sách này sẽ phải sửa đổi trước tháng 1 năm 2012 khi công ty chứng khoán 100% vốn
nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam theo cam kết WTO.
53
4.4.2 Phát triển do sức ép bên ngoài: Tự do hóa tài chính theo WTO
Dựa theo kinh nghiệm của các nước khác, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO về lĩnh
vực chứng khoán của Việt Nam sẽ thúc đẩy cạnh tranh.
Cam kết WTO đặt ra 2 giai đoạn tự do hóa thị trường chứng khoán. Giai đoạn 1 đã hoàn tất
năm 2007 bằng việc cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài liên doanh với công ty
chứng khoán trong nước (nước ngoài góp vốn tối đa 49% trong liên doanh). Giai đoạn 2 sẽ
diễn ra từ tháng 1/2010 với việc cho phép công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài được
thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Trước hết, chúng tôi sẽ xem xét tác động việc cho phép thành lập liên doanh đối với thị
trường chứng khoán trong nước, đặc biệt là cạnh tranh với các công ty trong nước. Sau đó,
chúng tôi sẽ xem xét những cơ hội và thách thức dự kiến đối với các công ty trong nước khi
các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam theo giai
đoạn 2.
4.4.3 Liên doanh với công ty chứng khoán nước ngoài
Kể từ năm 2007, hơn 20 đối tác nước ngoài (phần lớn là các công ty chứng khoán nước ngoài,
một số ít là các nhà đầu tư tài chính) đã thành lập liên doanh với các công ty chứng khoán
trong nước. Danh sách đầy đủ các liên doanh trong nước với nước ngoài cung cấp tại Phụ lục
1.
Các đối tác nước ngoài tham gia liên doanh chủ yếu từ khu vực châu Á và đầu tư vào Việt
Nam theo chiến lược phát triển khu vực nhằm đa dạng hóa thị trường (chẳng hạn như Nhật
Bản) và tạo cơ hội tiếp cận cho khách hàng muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. 6 liên
doanh có đối tác nước ngoài là các công ty chứng khoán từ các nước ASEAN bao gồm
Malaysia, Singapore và Thái Lan; 9 liên doanh có đối tác từ các nước Đông Á bao gồm Hàn
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Một số nhà đầu tư tài chính tham gia thị trường như Tập đoàn
Dragon Capital góp vốn vào Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian chưa đủ để đánh giá hoạt động của các liên doanh này về mặt lợi nhuận hay thị
phần bởi trong nhiều trường hợp các đối tác nước ngoài đặt ưu tiên chiến lược xây dựng cơ sở
khách hàng và hoạt động kinh doanh bền vững trong trung hạn hơn là xúc tiến thị phần trong
ngắn hạn. Ngoài ra, trong hai năm gần đây, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; lượng giao dịch thấp của các nhà đầu tư nước
ngoài là cơ sở khách hàng và nguồn doanh thu của các liên doanh này; một số mâu thuẫn phát
sinh giữa các đối tác trong nước và nước ngoài trong việc thỏa thuận kế hoạch phát triển và
tài chính cũng là các yếu tố gây khó khăn cho việc đánh giá căn cứ theo lợi nhuận và thị phần.
Xét theo thị phần nghiệp vụ môi giới, chỉ có liên doanh chứng khoán Kim Eng lọt vào Top
10.
54
Tóm lại, các liên doanh chưa đe dọa nghiêm trọng đến thị phần của các công ty lớn trong
nước.
4.4.4 Những đối tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Cho tới nay thị trường Việt Nam vẫn còn vắng bóng các công ty chứng khoán toàn cầu của
Mỹ và châu Âu dưới hình thức liên doanh hay góp vốn đầu tư mặc dù họ đã hiện diện tại
Malaysia hay Thái Lan. Một số công ty môi giới lớn trong khu vực cũng chưa tham gia mặc
dù đã mở rộng thị trường sang các nước ASEAN láng giềng.
Một lý do là quy mô thị trường Việt Nam còn tương đối nhỏ, khoảng 33 tỷ USD, chưa đủ độ
lớn cần thiết cho việc lấy hoạt động kinh doanh môi giới làm chủ đạo. Theo các quỹ và các
nguồn lực, thị trường cần phải lớn hơn nữa để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Vì thế, một số nhà đầu tư có thể chưa muốn tham gia thị trường Việt Nam trong vài năm tới.
Tuy nhiên, một số khác có thể tìm kiếm đối tác trong nước để tạo dựng cơ sở tiếp cận cho
khách hàng của họ đầu tư vào thị trường Việt Nam, ví dụ như trường hợp Macquarie và Công
ty cổ phần chứng khoán Vina đã thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và các dịch
vụ ngân hàng đầu tư.
Các công ty chứng khoán nước ngoài có thể coi là mối đe dọa nhưng trong nhiều trường hợp
lại đem đến những cơ hội mới. Họ có thể là một nguồn tài chính quý giá, hay mang lại các
nhà đầu tổ chức, chuyên môn về các sản phẩm mới và sáng tạo (như chứng khoán phái sinh),
công nghệ và dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tôi được biết nhiều các công ty trong nước đang bàn
với các đối tác nước ngoài tiềm năng về những nội dung này và đó là một số trong những lợi
ích mà các công ty trong nước có thể đạt được.
Để chuẩn bị tốt cho việc thương lượng, cần hiểu rằng đối với hầu hết các công ty chứng
khoán nước ngoài, các tiêu chí chiến lược trong việc lựa chọn đối tác trong nước bao gồm:
quản lý và nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ (nghiên cứu, kinh doanh và giao dịch), quản lý
rủi ro (tránh tổn thất tín dụng và các loại tổn thất khác, rủi ro uy tín), quản trị công ty và văn
hóa đổi mới.
4.4.5 Công ty chứng khoán trong nước: Tăng cường tuân thủ quy định
4.4.5.1 Các trung gian thị trường cần tuân thủ các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động
kinh doanh với mục tiêu bảo vệ quyền lợi khách hàng và đảm bảo quản lý rủi
ro thích đáng. Lãnh đạo của các trung gian thị trường phải chịu trách nhiệm
chính về các nội dung này theo tiêu chuẩn đề ra (Nguyên tắc 23)
Việc tuân thủ của các công ty chứng khoán
55
Mục đích của tuân thủ là đảm bảo thực hiện đúng quy định. Tuân thủ là yếu tố quan trọng để
đạt được một thị trường có trật tự, thiết lập sân chơi công bằng, bình đẳng cho tất cả các nhà
đầu tư và các bên tham gia thị trường.
Việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực chứng khoán và quy chế nội bộ là chìa khóa cho
thành công của công ty chứng khoán trong dài hạn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối
tương quan đồng hướng giữa tuân thủ tiêu chuẩn với ưa chuộng của nhà đầu tư và giá trị gia
tăng cho cổ đông. Tóm lại, tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng niềm tin và giá trị.
Tuy nhiên, việc tuân thủ thường bị lãnh đạo công ty xao lãng. Những người quản lý cũng như
nhân viên công ty có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận, vì vậy, việc tuân thủ dễ bị cho qua nếu
không có các cơ chế nội bộ và bên ngoài cần thiết. Một công ty với các tiêu chuẩn tuân thủ
cao sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn vì khách hàng tin tưởng công ty sẽ hoạt động minh
bạch, tôn trọng pháp luật và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Trách nhiệm của lãnh đạo
Trong mỗi công ty chứng khoán hay bất kỳ công ty nào muốn áp dụng các thông lệ thực hành
tốt, mỗi cán bộ quản lý cần đảm bảo lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền của mình phải
được tổ chức và kiểm soát thích hợp. Vấn đề quan trọng là phải có nội quy và phân công trách
nhiệm cụ thể tới từng cá nhân để làm rõ trách nhiệm cá nhân và tránh chồng chéo. Điều này
hết sức cần thiết, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh vì chỉ khi ấy, yếu điểm trong hệ thống quản
trị mới bộc lộ. Do đó, tất cả các công ty chứng khoán cần xem xét xem khuôn khổ quản lý của
mình đã rõ ràng về trách nhiệm hay chưa. Lãnh đạo cấp cao cần thảo luận về cách tiếp cận
của công ty mình trong vấn đề tuân thủ cũng như những cải tiến cần thiết.
Phân công trách nhiệm và giám sát nội bộ
Lãnh đạo cấp cao cần phân công rõ ràng ai có trách nhiệm gì về kiểm soát nội bộ, quan tâm
thích đáng đến việc đảm bảo hệ thống và cơ chế hỗ trợ công tác này được thiết lập, phù hợp
với bản chất và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, có tính đến nhu cầu riêng của
từng công ty.
Việc tuân thủ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quy định về cấp phép hoạt động theo Quyết định 27 tháng 4/2007 đòi hỏi hoạt
động kinh doanh của công ty chứng khoán phải có cơ cấu tổ chức tách biệt về khu vực làm
việc, nhân sự giữa các bộ phận nghiệp vụ để tránh xung đột lợi ích giữa công ty và khách
hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau. Tiêu chuẩn cấp phép cũng đòi hỏi công ty phải có ít
nhất một giám đốc với kinh nghiệm phù hợp mới được cấp phép để đảm bảo ban giám đốc
thích hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Các trung gian thị trường phải có cơ chế
56
giám sát và kiểm soát nội bộ, thủ tục và hệ thống thích hợp, tránh bất cứ tình huống nào gây
xung đột lợi ích.
Tổng quan về chức năng tuân thủ
Mỗi công ty chứng khoán phải có một cán bộ phụ trách về tuân thủ làm đầu mối liên hệ với
UBCKNN. Cán bộ này có chịu trách nhiệm kiểm soát tổng thể việc tuân thủ của trung gian tài
chính với Luật chứng khoán, các quy định, hướng dẫn và chính sách, thủ tục nội bộ. Điều 21
Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoán quy định về trình độ của cán bộ phụ trách tuân thủ. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách
tuân thủ này trải qua bất kỳ kỳ thi sát hạch thích hợp nào và hiện nay UBCKNN cũng không
có lớp tập huấn nào tổ chức cho đối tượng này.
Ở Việt Nam, mỗi công ty chứng khoán phải có hệ thống kiểm soát nội bộ dưới sự điều hành,
quản lý của của tổng giám đốc công ty. Một công ty phải có nhân sự kiểm soát nội bộ có trình
độ đại học hoặc trên đại học về kinh tế hoặc luật. Kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tuân thủ
Luật Chứng khoán, quy trình kinh doanh và đảm bảo sự tách biệt về tiền của khách hàng.
Ngoài ra, hàng năm công ty phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của mình và gửi báo cáo
đánh giá cho UBCKNN cùng với báo cáo tài chính.
Các công ty chứng khoán mà chuyên gia đã tiếp xúc trao đổi đều khẳng định họ đảm bảo về
chức năng tuân thủ và không có vấn đề gì lớn cần báo cáo cho UBCKNN. Tuy nhiên, một số
bằng chứng cho thấy ở một số công ty chứng khoán, vấn đề tuân thủ ít được quan tâm và coi
trọng, ví dụ như quy trình phê duyệt giao dịch của nhân viên được xây dựng nhằm đảm bảo
giao dịch có kỷ luật và củng cố tiêu chuẩn hoạt động vì lợi ích cao nhất của khách hàng không
được tuân thủ chặt chẽ.
Việc tự đánh giá cần được đẩy mạnh thông qua rà soát nghiêm ngặt từ bên ngoài bởi
UBCKNN. Công tác này có thể cần bổ sung bằng quy định yêu cầu đơn vị kiểm toán bên
ngoài nếu phát hiện bất kỳ trường hợp không tuân thủ nào của công ty chứng khoán sẽ phải
báo cáo UBCKNN. Ngoài ra, cán bộ quản lý cấp cao phụ trách về tuân thủ sẽ phải chịu trách
nhiệm về những vi phạm đáng kể trong việc tuân thủ.
Đào tạo tuân thủ
Các công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ tài chính thường có các chương trình đào tạo cho
nhân viên của họ. Theo kinh nghiệm của họ, đào tạo là một ưu tiên quan trọng. Động cơ của
họ rất rõ ràng: họ coi nhân viên là những người duy trì danh tiếng và sự thành công của công
ty; bảo vệ thương hiệu của công ty và đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng. Do vậy, việc
dành thời gian và công sức thiết lập một hệ thống đảm bảo huấn luyện thích hợp và đầy đủ
cho nhân viên - những người sẽ vận hành các khuôn khổ quản lý và kiểm soát nội bộ - là vấn
đề sống còn đối với công tác của tất cả những người quản lý công ty.