Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC - Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.58 KB, 7 trang )




Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn




BÁO CÁO

TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC


MÃ HOẠT ĐỘNG: SERV-2


Nhóm chuyên gia:
Andrew Capon
Federico Lupo Pasini
Dương Thị Phượng
Nguyễn Thị Thục Anh
Nguyễn Vân Chi


Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Những quan điểm trình bày trong Báo cáo
này là quan điểm của các tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh Châu Âu hay Bộ Công Thương.





2

MỤC LỤC
1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO 4
1.1 Phương pháp luận 4
1.2 Cấu trúc 4
2. TỔNG QUAN 5
3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 7
3.1 Khuôn khổ giám sát 7
3.1.1 Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán 7
3.1.2 Luật Chứng khoán 9
3.2 Chuẩn bị khung pháp lý cho gia nhập WTO 9
3.3 Cơ cấu thị trường 10
4. TỰ DO HÓA LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 14
4.1 Tự do hóa thị trường chứng khoán ở Việt Nam 14
4.1.1 Giới thiệu 14
4.1.2 Chứng khoán là một phân ngành của “Dịch vụ tài chính” – Các cam kết WTO của Việt
Nam 15
4.1.3 Tự do hóa dịch vụ tài chính theo GATS – Khuôn khổ pháp lý 17
4.1.4 Tác dụng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế 21
4.1.5 Tự do hóa thị trường vốn: Các vấn đề đáng lo ngại 23
4.2 Tự do hóa dịch vụ tài chính trong các thị trường chứng khoán ASEAN 28
4.2.1 Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán và nhà đầu tư Malaysia 28
4.2.2 Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán và nhà đầu tư Thái Lan 30
4.2.3 Tổng quan về Sở Giao dịch Chứng khoán và nhà đầu tư Indonesia 33
4.2.4 Kết luận về công ty chứng khoán nước ngoài ở các thị trường ASEAN 34


3

4.3 Những thách thức đối với cơ quan quản lý do sự phát triển và mở cửa thị trường 34
4.3.1 Giới thiệu – Thích ứng với tự do hóa thị trường 34
4.3.2 Rà soát thẩm quyền quản lý và hiệu quả hoạt động 35
4.4 Thách thức đối với các công ty chứng khoán trong nước từ sự phát triển và mở cửa thị
trường 51
4.4.1 Điều kiện thị trường trong nước 51
4.4.2 Phát triển do sức ép bên ngoài: Tự do hóa tài chính theo WTO 53
4.4.3 Liên doanh với công ty chứng khoán nước ngoài 53
4.4.4 Những đối tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam 54
4.4.5 Công ty chứng khoán trong nước: Tăng cường tuân thủ quy định 54
4.4.6 Cơ hội cho những công ty trong nước 58
4.4.7 Các bước hành động cho các công ty chứng khoán Việt Nam 59
5. KHUYẾN NGHỊ 65
5.1 Khuyến nghị đối với UBCKNN trong việc mở cửa thị trường 65
5.1.1 Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường 70
5.1.2 Khuyến nghị để tăng cường tuân thủ bởi các công ty chứng khoán 72
5.1.3 Các khuyến nghị khác 73
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 75



4

1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO
Căn cứ Điều khoản tham chiếu và trên cơ sở trao đổi với chuyên gia của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (“UBCKNN”), mục tiêu của Báo cáo là đánh giá những thách thức mà UBCKNN
và các công ty chứng khoán trong nước phải đối mặt trong quá trình tự do hóa thị trường
chứng khoán hậu gia nhập WTO của Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị về thay đổi

chính sách và đề xuất hành động để UBCKNN và các công ty chứng khoán chuẩn bị tốt cho
việc đối phó với những thách thức đặt ra.
Đối với UBCKNN, chúng tôi đề xuất một số thay đổi chính sách để nâng cao khả năng đối
phó với thách thức của mở cửa thị trường nói chung và để tăng cường chức năng giám sát
quản lý, xử lý vi phạm nói riêng.
Đối với các công ty chứng khoán, chúng tôi đề xuất cách thức chuẩn bị tốt nhất để cạnh tranh
với nước ngoài và tuân thủ quy định trong nước.
1.1 Phương pháp luận
Báo cáo được xây dựng dựa trên nội dung trao đổi với các chuyên gia trong nước của
UBCKNN, trao đổi với các công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và các bên
tham gia thị trường khác; tham khảo kinh nghiệm, quy định của ASEAN và các thị trường
chứng khoán quốc tế, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Quốc tế các Ủy ban
Chứng khoán (IOSCO), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á.
1.2 Cấu trúc
Sau phần Tổng quan, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc trình bày bối cảnh, khuôn khổ pháp lý, thể
chế và cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại Phần 4, chúng tôi sẽ phân tích các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực chứng
khoán và khuôn khổ pháp lý của GATS; phân tích các tài liệu liên quan về lợi ích của một thị
trường chứng khoán vận hành tốt, những tác động kinh tế của tự do hóa thị trường chứng
khoán trong khuôn khổ cam kết WTO và trong bối cảnh những thuận lợi, khó khăn của tự do
hóa dịch vụ tài chính.
Từ phân tích chung về tự do hóa, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét những cơ hội và mối đe dọa
đối với UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường. Trước hết,
chúng tôi sẽ tham khảo kinh nghiệm tại một số thị trường các nước thuộc ASEAN có điều
kiện tương tự Việt Nam khi mở cửa thị trường và cạnh tranh với nước ngoài. Cuối cùng,
chúng tôi sẽ xem xét tác động của mở cửa thị trường Việt Nam cho đến nay, cụ thể là tác
động của cạnh tranh bởi các đối thủ nước ngoài bao gồm hơn 20 công ty liên doanh chứng
khoán đang hoạt động và các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành
lập, hoạt động theo cam kết WTO kể từ tháng 1/2012. Về các công ty chứng khoán trong việc


5

tuân thủ quy định trong nước, chúng tôi sẽ đánh giá hiệu quả tuân thủ, xem xét những thách
thức đặt ra và nghiên cứu cách thức để các công ty này nâng cao khả năng tuân thủ, chuẩn bị
cho mở cửa thị trường và dự phòng đối phó với các tiêu chuẩn tuân thủ cao hơn của các công
ty chứng khoán nước ngoài.
Tại Phần 5, sau khi phân tích những thách thức và rủi ro của mở cửa thị trường, chúng tôi sẽ
khuyến nghị cho UBCKNN để thích ứng và cải thiện hiệu quả của hệ thống giám sát và xử lý
vi phạm hiện nay. Chúng tôi sẽ thảo luận một số bước quan trọng mà các công ty chứng
khoán trong nước có thể (nếu chưa) thực hiện để triển khai một chiến lược chuẩn bị đối phó
với sự gia tăng cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước ngoài và cải thiện khả năng tuân
thủ quy định trong nước.
Lưu ý rằng Báo cáo này chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu, không xem xét thị trường trái
phiếu vì hai chủ đề chính của Báo cáo là giám sát, xử lý vi phạm và tương lai của các công ty
chứng khoán trong nước chủ yếu liên quan đến thị trường cổ phiếu (trong khi thị trường trái
phiếu phần lớn hạn chế ở trái phiếu Chính phủ). Tuy nhiên, sự phát triển hơn nữa của thị
trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chuyển đổi là một phần không thể tách
rời trong yêu cầu phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đa dạng hóa
các sản phẩm thị trường tài chính.
2. TỔNG QUAN
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chuyển biến đáng kể từ năm 2000, đặc biệt năm 2005.
Khuôn khổ pháp lý, thể chế đã được xác lập và thị trường chứng khoán đã có hơn 600 công ty
niêm yết, đạt trên 30 tỷ USD tổng vốn hóa thị trường. Những thành tựu đáng ghi nhận này có
được một phần nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển
thị trường vốn Việt Nam.
Triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn cũng rất khả quan: theo
Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP dự kiến từ 6,5% đến 7,5 % mỗi năm cho tới năm 2015.
Việt Nam có dân số đông vào khoảng 87 triệu người, lực lượng lao động trẻ, số lượng lãnh
đạo doanh nghiệp tài năng và các công ty niêm yết ngày càng nhiều; các địa phương, đặc biệt
là các đô thị trẻ ngày càng phát triển.

Các nhà đầu tư quốc tế đã có sự quan tâm đáng kể đối với Việt Nam với tổng mức đầu tư trực
tiếp nước ngoài khoảng 7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bị chậm lại do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số lo ngại hiện nay về môi trường kinh tế vĩ mô
của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng hấp dẫn
của Việt Nam trong dài hạn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã mang lại lợi ích cho các công ty
của Việt Nam và trong một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện tiêu chuẩn
bằng cách giới thiệu những thông lệ tốt trong việc xây dựng giá trị công ty được đầu tư.

6

Sự tham gia của nước ngoài vào thị trường chứng khoán ngày càng gia tăng nhờ mở cửa thị
trường và gia nhập của các công ty chứng khoán nước ngoài. Theo cam kết WTO của Việt
Nam năm 2007, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập liên doanh kể từ
năm 2007 và được thành lập công 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam kể từ tháng 1/2012.
UBCKNN phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Mở cửa thị trường đòi hỏi năng lực quản lý
các công ty chứng khoán nước ngoài, khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý nước ngoài
và phát triển một thị trường lành mạnh với những công ty trong nước đủ sức đối phó với cạnh
tranh của nước ngoài. Vì thế, UBCKNN cần cải thiện một số lĩnh vực sau: nâng cao năng lực
xử lý bằng việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, có đội ngũ nhân viên đủ trình
độ, tăng cường hợp tác chính thức với các cơ quan quản lý trong nước và nước ngoài, rút
ngắn thời gian tham vấn và phê duyệt các quy định và chính sách mới áp dụng cho thị trường
chứng khoán, khuyến khích hợp nhất và sáp nhập số lượng quá đông các công ty chứng khoán
trong nước hiện nay.
UBCKNN cũng phải đối phó với những thách thức đáng kể trong việc giám sát và xử lý vi
phạm. UBCKNN không có đủ quyền hạn trong điều tra và xử lý vi phạm, dẫn đến việc không
thể thực hiện đầy đủ chức năng giám sát và xử lý vi phạm. Hơn thế, các công ty chứng khoán
cũng chưa hiểu và thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ của mình một cách đầy đủ. Vì thế, việc đào
tạo cho đội ngũ nhân viên của các công ty chứng khoán, sự kiểm tra chặt chẽ hơn của cơ quan
bên ngoài và gán trách nhiệm cho các cấp quản lý cần được thực hiện. Các mức phạt hành
chính hiện quá thấp, không đạt hiệu quả ngăn chặn vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể

bắt đầu cải thiện với những thay đổi gần đây về mức phạt và kế hoạch thu hồi lợi nhuận bất
chính. UBCKNN cần theo dõi việc thực hiện các nội dung này và xem xét các biện pháp tăng
cường khác nếu thấy không hiệu quả. Phần 5 Báo cáo bao gồm các khuyến nghị cho
UBCKNN trong việc mở cửa thị trường và tăng cường giám sát, xử lý vi phạm.
Đối với các công ty chứng khoán trong nước, mở cửa thị trường đem lại cả cơ hội lẫn mối đe
dọa. Cơ hội bao gồm chuyển giao bí quyết sản phẩm, công nghệ, chất lượng dịch vụ, cải thiện
kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên Việt Nam, hợp danh với công ty nước ngoài.
Các công ty chứng khoán nước ngoài sẽ mang lại nhiều khách hàng mới là nhà đầu tư nước
ngoài, đồng thời đóng vai trò làm chất xúc tác thúc đẩy đổi mới cho thị trường trong nước,
chẳng hạn như giới thiệu các sản phẩm mới, cung cấp kinh nghiệm kinh doanh những sản
phẩm phức tạp như chứng khoán phái sinh, qua đó sẽ hỗ trợ phát triển thị trường. Kinh
nghiệm của các nước khác cho thấy sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài tăng
cường cạnh tranh, qua đó nâng cao tiêu chuẩn và hiệu quả của toàn bộ thị trường.
Cạnh tranh ở mức độ cao hơn đồng thời là mối đe dọa đối với các công ty chứng khoán trong
nước. Các công ty này đứng trước những lựa chọn chiến lược, cần đánh giá và ra quyết định
phù hợp. Những câu hỏi đặt ra đối với các công ty này như nên tìm kiếm đối tác nước ngoài
hay duy trì hiện trạng hay cổ đông nên bán cổ phần và tìm kiếm người mua mới. Kinh nghiệm

7

của các nước ASEAN và các nước khác cho thấy khi mở cửa thị trường chứng khoán cho
nước ngoài, trong một số trường hợp các công ty trong nước sẽ hợp danh với công ty nước
ngoài, trong một số trường hợp khác họ sẽ theo đuổi chiến lược riêng dưới sự kiểm soát của
cổ đông trong nước. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy thị trường có đủ chỗ cho cả công ty
trong nước và nước ngoài, tuy nhiên một chiến lược chủ động vẫn tốt hơn một chiến lược thụ
động.
Vì thế, các công ty trong nước cần quyết định cách thức tốt nhất để hoạt động trong thị trường
cạnh tranh và mở cửa hơn. Họ cần xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình,
bao gồm xem xét và đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu phát triển trung hạn, quyết định nên hợp
tác với một công ty chứng khoán nước ngoài hay không, và nếu hợp tác thì cần chọn hình

thức nào, ví dụ như tham gia cổ phần hay không tham gia cổ phần
Đồng thời, họ cần củng cố nền tảng kinh doanh bằng cách cải thiện quản trị doanh nghiệp và
tuân thủ, quản lý và kiểm soát rủi ro, xây dựng bộ quy tắc ứng xử để xây dựng nền móng ổn
định cho doanh nghiệp, giảm rủi ro phải đối mặt với thua lỗ không lường trước được hay mất
sự tin tưởng của khách hàng hoặc danh tiếng doanh nghiệp. Việc thực hiện những khía cạnh
này bao gồm nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong nước và quy định nội bộ để xây dựng
thương hiệu và danh tiếng. Về việc tuân thủ, lãnh đạo doanh nghiệp cần khởi xướng và đi đầu
trong việc thực hiện, đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy đủ để họ hiểu thế nào là
tuân thủ, có hiểu biết chung về các nghĩa vụ tuân thủ của công ty cũng như hiểu biết cụ thể về
các trách nhiệm của bộ phận và cá nhân. Phần 5 Báo cáo cũng bao gồm các khuyến nghị của
chúng tôi đối với các công ty chứng khoán trong nước để đối phó với thách thức của mở cửa
thị trường và nâng cao tuân thủ pháp luật.
3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Khuôn khổ giám sát
3.1.1 Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan chủ chốt trong việc quản lý các thị
trường vốn và các đối tượng tham gia thị trường.
Được thành lập vào tháng 11/1996, nhiệm vụ của UBCKNN là tổ chức, phát triển và giám sát
thị trường chứng khoán trong nước. Lịch sử phát triển của UBCKNN không thuộc phạm vi
nghiên cứu của Báo cáo này và đã được đề cập trong báo cáo MUTRAP “Chiến lược tổng thể
phát triển ngành dịch vụ đến năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025”.
Luật Chứng khoán (đề cập dưới đây) quy định UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính
(BTC) chứ không phải một tổ chức độc lập. Với mô hình hoạt động này, các chức năng chính

×