Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lễ Tịch điền Thứ Tư, 16/02/2011, 03:25 CH | Lượt xem: 124 Các vua chúa nước ta pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.42 KB, 9 trang )

Lễ Tịch điền
Thứ Tư, 16/02/2011, 03:25 CH | Lượt xem: 124
Các vua chúa nước ta thường hàng năm có làm lễ
Tịch điền, đó là một lễ hội do nhà vua đích thân khai
mạc.
Cổ nhân nói: Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân,
vật quí báu quan trọng của quốc gia.

Xã tắc còn có nghĩa là quốc gia, Xã là đất chỉ thần
đất, Tắc là lúa chỉ thần lúa, trong Từ điển Hán – Việt
của Đào Duy Anh định nghĩa như sau:

Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần
có đất ở nên lập Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có
lúa để ăn nên lập Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì
mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia.

Người Việt rất quí thóc gạo. Ngay từ thời lập quốc
lúa gạo đã được nói đến. Trong Đại Việt sử ký toàn
thư tr 131, có nhắc đến năm Nhâm Tuất (2.879 năm
trước Công nguyên): Kinh Dương Vương tên húy là
Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông; Thần Nông là
người dạy cho dân biết cày bừa, trồng trọt thóc lúa…

Lễ hội Tịch điền
Gạo nếp được đề cập trong truyện cổ tích Bánh
chưng bánh dày thời Hùng Vương, hàng năm vào
ngày hội đều có giữ tục cúng các vua Hùng bằng xôi
nhuộm đỏ, xôi nhuộm tím có ý nghĩa tượng trưng cho
nhiều giống lúa khác nhau.


Năm 111 trước Công nguyên, nước ta đã biết sản
xuất lúa gạo, dùng làm quân lương. Sử xưa còn ghi
lại: “Vào năm Hán Nguyên Đỉnh thứ 6: Mùa đông,
Dương Bộc nhà Hán đem 9 nghìn tinh binh vây hãm
Tam Hiệp, phá Thạch Môn do Lữ Gia dựng lên trên
sông và cướp đi thuyền thóc của ta…”.

Các vua chúa nước ta thường hàng năm có làm lễ
Tịch điền, đó là một lễ hội do nhà vua đích thân khai
mạc.

Lễ Tịch điền thường được tổ chức vào mùa xuân.
Trong bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ gồm
có 262 quyển thì quyển số 81 dành viết riêng về cày
ruộng Tịch điền gồm có các chương: Điền lệ cày
ruộng Tịch điền, công việc cày ruộng Tịch điền, lời
chúc cho lúa tốt…

Nghi thức lễ Tịch điền được ghi lại dưới thời nhà
Nguyễn như sau: “Giao cho bộ Lễ phụ trách, Ruộng
Tịch điền gồm 12 mẫu nằm ở trong kinh thành, phía
Bắc Ngự Hà. Ở đây có đàn Thần Nông, có đài quan
canh để nhà vua ngự xem cày, có hệ thống nhà làm
việc, nhà kho”.

Trước lễ Tịch điền, quan Phủ doãn Thừa Thiên chịu
trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ cày, bừa, thóc giống và
lễ vật. Trước đó vài ngày, các quan mời vua ra tập
cày trước. Sáng sớm ngày hành lễ, đám rước vua đi
hành lễ đầy đủ nghi thức của hoàng đế xuất cung.

Phường bát âm luôn cử khúc nghinh xuân, tiếp giá.

Mở đầu lễ Tịch điền là nghi thức quán tẩy (rửa tay).
Tiếp theo là nghi thức tiến tửu (dâng rượu). Lễ tất,
nhạc nổi lên. Quan bộ Lễ dẫn vua sang nhà cụ phục
thay áo, đội khăn rồi ra ruộng cày. Vua cày song 3
luống thì trao cày cho quan Phủ doãn và quan
Thượng thư bộ Hộ.

Sau đó, nhà vua ngự đến đài quan canh chứng kiến
các quan chức, hoàng thân cày tiếp. Các hoàng thân,
hoàng tử cày 10 luống, quan văn võ đại thần gồm 9
người, cày 18 luống. Phần còn lại dành cho các chức
sắc, bộ lão sở tại. Mọi người cày xong, vua lên kiệu
về cung ban yến cho các quan. Mùa lúa chín, quan
Phủ doãng Thừa Thiên trông coi việc gặt hái cùng
một quan thuộc bộ Hộ. Lúa gặt về được lựa giống để
gieo và Lễ tịch điền mùa sau. Số còn lại được sử
dụng cho tế lễ trong Đại Nội, tế giao, tế thần linh và
lăng miếu.

Ý nghĩa của Lễ Tịch điền được vua Thiệu Trị thể
hiện trong bài Thường Mậu quan canh, nhân một lần
lên đài quan canh xem các quan cày ruộng:

Chót vót lầu cao giữa khoảng không
Nhìn xa quang cảnh chốn nương đồng
Ba đường dẫn lối khuyên cày cấy
Năm tháng thương người trọng việc nông.
Trong đó lời chúc cho cây lúa tốt có đoạn:

Dây thừng đỏ, bánh xe sơn màu xanh, và cày và đồ
mặc, và dây cương ngựa.
Cầm cái roi ở tay đem giơ lên
Người coi việc làm ruộng bưng thúng vàng đựng thóc
đồng thóc lục…

(Lúa đồng (lúa Minh Xuân), lúa thơm, lúa sản (gạo
De An Cựu), lúa móng chim… cấy trước mà chín
sau; Lúa lục cấy sau mà chín trước, loại lúa giống 60
ngày như: loại lúa Tẻ chín sớm, lúa Tiên ở tỉnh Thái
Bình, lúa của Chiêm Thành… loại lúa 80 – 90 hoặc
100 ngày như lúa Mạn, lúa Chiêm, lúa hẻo trắng lúa
lăng…).

Theo Đại Việt sử ký toàn thư tr 224: “Mùa xuân
năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành lần đầu
tiên cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi hay còn gọi là
Đội Sơn ở huyện Duy Tiên (Nam Hà), được một hũ
nhỏ vàng nhỏ. Năm sau, cày ở núi Bàn Hải được một
hũ nhỏ bạc nên vua đặt là ruộng Kim Ngân.

Sách Việt sử lược cũng có chép sự kiện này. Vào thời
Lý, vua Lý Thái Tông đã nhiều lần tự mình xuống
cày. Trang 255 có ghi: “Mùa hạ tháng 4 năm Nhâm
Thân (1032), vua cày Tịch điền ở Tín Hương – Đỗ
Động Giang, có nhà nông dâng vua một cây lúa
Chiêm có 9 bông thóc, vua xuống chiếu đổi gọi ruộng
ấy là ruộng Ứng Thiên”. Trang 259 ghi như sau:
“Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần (1038), vua ngự ra
cửa Bố Hải cày ruộng Tịch điền. Vua sai hữu ty dọn

cỏ đắp đàn vua thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự
cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người
can rằng – Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm
thế? Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi
cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong vua đẩy
cày 3 lần rồi thôi”.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Lý Thái Tông khôi phục lễ
cổ, tự mình cày ruộng Tịch điền để nêu gương cho
thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi
muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân
đông, nên thay!”.

Vua Minh Mạng ra Chiếu dụ: “… Từ khi Trẫm lên
ngôi, luôn luôn nghĩ đến an dân, nên quan tâm đến
việc chính này (cày ruộng tịch điền)… Vua định ngày
lễ Tịch điền tháng 2… và phải xây tại ruộng Tịch
điền các dinh thự là Quan Canh (nhìn cày), Cụ phục
(mặc áo), đàn Tiên Nông, kho lúa dự trữ để cúng thờ
(thần Thương)…”.

Giống lúa cấy trên ruộng Tịch điền được chọn để cho
loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế Thần
Nông và thần Xã Tắc.

Lễ cày Tịch điền chấm dứt dưới thời vua Khải
Định.

Theo Xưa & Nay, số 341, 10 - 2009, tr 30


thaydo.com1


×