Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.94 KB, 5 trang )

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN

I-ĐỊNH NGHĨA:
VPQM là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạc phế quản gây ho và
khạc đàm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm trong 2 năm
liên tiếp.
II-NGUYÊN NHÂN:
1. Hút thuốc lá: là nguyên nhân quan trọng nhất, chiếm > 90% trường hợp.
2. O nhiễm môi trường và nghề nghiệp.
3. Nhiễm khuẩn.
III-PHÂN LOẠI:
1. Viêm phế quản mạn đơn thuần: chỉ ho và khạc đàm nhày.
2. Viêm phế quản mạn nhày mủ: ho và khạc đàm nhày mủ liên tục hoặc tái
phát từng đợt. Bội nhiễm phế quản tái diễn nhiều lần.
3. Viêm phế quản mạn tắc nghẽn: thể này nặng nhất. Triệu chứng chính là khó
thở do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của cây phế quản làm giảm khả năng
thông khí và trao đổi khí.
IV-TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân nam lớn tuổi, có tiền căn nghiện thuốc
lá. Bệnh khởi phát đã lâu, khi bệnh rõ có các triệu chứng sau:
1. Ho: thường xuyên hay từng đợt, thường vào buổi sáng.
2. Khạc đàm: khởi đầu đàm có thể ít, sau nhiều dần. Đàm có thể trong, dính
hay có màu xanh, màu vàng hoặc đục như mủ.
3. Khám lâm sàng:
Giai đoạn đầu khám phổi có thể bình thường.
Giai đoạn sau: lồng ngực căng, biên độ hô hấp giảm, gõ trong hay gõ vang, rì rào
phế nang giảm, có thể nghe được tiếng ran phế quản. Khám tim mạch có thể có
tiếng T2 mạnh, ngựa phi tim (P) và các dấu hiệu suy tim (P).
V-CẬN LÂM SÀNG:
1. Xquang ngực:
 Cần thiết để loại trừ các nguyên nhân khác gây ho khạc đàm kéo dài


như lao phổi, giãn phế quản, hen, K phế quản và giúp tìm các biến chứng như
nhiễm trùng hô hấp, tràn khí màng phổi, xẹp phổi…
 Dấu hiệu Xquang của viêm phế quản mạn không đặc hiệu. Có thể
thấy 2 rốn phổi đậm, động mạch phổi lớn, khí phế thũng.
2. Soi phế quản:
Vách phế quản dày, niêm mạc nhạt màu có chỗ sung huyết. Soi phế quản giúp loại
trừ khối u.
3. Thăm dò chức năng hô hấp:
Giúp phát hiện và đánh giá mực độ nặng của tắc nghẽn đường thở.
 Tăng dung tích khí cặn.
 Giảm thể tích khí thở ra cố trong 1 giây đầu (FEV1).
 Giảm PaO2 và SaO2, tăng PaCO2 trong máu và nhiễm toan hô hấp.
IV-DIỄN BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG:
1. Diễn biến:
Bệnh tiến triển kéo dài, thỉnh thoảng có đợt kịch phát và cuối cùng dẫn đến suy hô
hấp.
2. Biến chứng:
 Bội nhiễm phổi.
 Suy hô hấp.
 Suy tim (P).
V-ĐIỀU TRỊ:
1. Dự phòng và ngăn chận diễn tiến của bệnh:
 Bỏ hút thuốc lá.
 Thay đổi môi trường ô nhiễm.
 Tập thở.
2. Thở oxy liều thấp.
3. Bù hoàn nước và điện giải.
4. Thuốc giãn phế quản.
5. Kháng sinh.
6. Thông khí hỗ trợ.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×