Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Mối quan hệ giữa lạm phát và sức mạnh tài chính ngân hàng trung ương – mở rộng mô hình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 94 trang )

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Ở bài nghiên cứu này tác giả cho rằng CBFS thường bị bỏ qua trong quá khứ mà đặc
biệt là trong giai đoạn ổn định về tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm gần đây tranh luận rằng các NHTW cần duy trì một mức độ vừa đủ về sức mạnh
tài chính để thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và để đạt được các mục tiêu
chính sách tiền tệ cho nên trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung kiểm định mối quan
hệ thực nghiệm giữa CBFS và lạm phát ở các quốc gia mới nổi và các quốc gia phát triển
bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân đối cho chọn mẫu thử. Và từ đó, họ thấy rằng
có một mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa CBFS và lạm phát. Ngoài ra,
tác giả nhấn mạnh rằng kết quả mà họ đề suất rằng việc tránh tổn thất kéo dài và việc duy
trì sự lành mạnh trong bảng cân đối kế toán của NHTW sẽ trở thành một điều kiện quan
trọng trước tiên cho các kết quả mong muốn từ chính sách của NHTW.
Mục lục
Tóm tắt 1
Giới thiệu 2
1.Tổng quan nghiên cứu trước đây. 5
1.1. Lý thuyết về CBFS. 5
1.2 Mối quan hệ lạm phát và CBFS. 7
1.3 Tổng quan các nghiên cứu 11
1.4 Lựa chọn mẫu. 17
1.5 Các biến và mô hình. 21
1.6 Phương pháp ước lượng 27
2.Các kết quả thực nghiệm và nghiên cứu 36
2.1. Thống kê mô tả và bằng chứng sơ bộ 36
2.2. Mô hình ước lượng 37
3.1. Lựa chọn mẫu 48
3.2. Các biến quan sát 50
3.3. Mô hình 53
3.4. Các kết quả thực nghiệm và thảo luận: 57
3.4.1. Thống kê mô tả và bằng chứng sơ bộ: 57
3.4.2. Mô hình ước lượng 59


3.5. Kết luận 73
3.6. Ưu điểm và Hạn chế Error! Bookmark not defined.
1

Tóm tắt
Ở bài nghiên cứu này tác giả cho rằng CBFS thường bị bỏ qua trong quá khứ mà đặc
biệt là trong giai đoạn ổn định về tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm gần đây tranh luận rằng các NHTW cần duy trì một mức độ vừa đủ về sức mạnh
tài chính để thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và để đạt được các mục tiêu
chính sách tiền tệ cho nên trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung kiểm định mối quan
hệ thực nghiệm giữa CBFS và lạm phát ở các quốc gia mới nổi và các quốc gia phát triển
bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân đối cho chọn mẫu thử. Và từ đó, họ thấy rằng
có một mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa CBFS và lạm phát. Ngoài ra,
tác giả nhấn mạnh rằng kết quả mà họ đề suất rằng việc tránh tổn thất kéo dài và việc duy
trì sự lành mạnh trong bảng cân đối kế toán của NHTW sẽ trở thành một điều kiện quan
trọng trước tiên cho các kết quả mong muốn từ chính sách của NHTW.

2

Giới thiệu
Trong một khoảng thời gian dài trước đây, tài chính NHTW đã không được coi
trọng
1
vì một số nguyên nhân sau đây:
o Một mặt, mọi người từng nghĩ rằng NHTW về cơ bản khác với doanh
nghiệp tư nhân và do đó họ không cần yêu cầu bất cứ sức mạnh tài chính nào
o Mặt khác, một số quan điểm cho rằng NHTW không bị giới hạn và có khả
năng không tốn chi phí trong việc phát hành nội tệ, cục ngân khố luôn đứng
sau NHTW với quyền lực của mình theo luật định thuế  NHTW bị hiểu
lầm là 1 định chế tài chính vững mạnh, không thể sụp đổ

o NHTW không quan trọng với nền kinh tế vĩ mô, nó có yếu kém hay không
cũng không ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, trong vòng vài thập niên vừa qua, hệ thống NHTW đã trải qua nhiều thay
đổi quan trọng (Sweidan, 2011). Một mặt, do ngày càng độc lập, NHTW đã có nhiều
quyền lực hơn trong việc ban hành các chính sách. Hơn thế nữa, vai trò của NHTW ngày
nay tập trung nhiều vào các chính sách ổn định vĩ mô, đặc biệt là các mục tiêu ổn định tài
chính (Goodhart,2011). Mặt khác, cũng trong vài thập niên ấy, rất nhiều NHTW đã phải
trải qua những khó khăn tài chính do thất bại nặng nề trong việc điều hành hoạt động và
định giá. Cụ thể, NHTW của các nước mới nổi đã thể hiện sự suy giảm trầm trọng này lên
các bảng cân đối kế toán của họ
2
. Những khó khăn tài chính này đã làm gia tăng các vấn
đề nghiêm trọng liên quan đến việc tiến hành chính sách tiền tệ của NHTW và hiệu quả
của các chính sách này. Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù những thay đổi nhỏ
hay những chuyển biến nhất thời ở trong các điều kiện tài chính của NHTW là không đáng
kể, tuy nhiên những vấn đề tài chính quan trọng khi bị thay đổi sẽ làm suy giảm khả năng
thực hiện chính sách cũng như hạn chế sự chọn lựa các chính sách sẵn có của một NHTW.



2
Ở châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, Đông Âu và Trung Âu, NHTW đã phải đối mặt với sự khủng hoảng tài
chính nghiêm trọng (Stella và Lonnberg, 2008). Ngoài ra, nhìn chung thì các nước mới nổi phải đối mặt với những
thiệt hại lớn(Sweidan và Maghyereh, 2006).
3

Quan trọng hơn là điều kiện tài chính yếu kém sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của các
chính sách mà NHTW đưa ra
3
. (Cukierman, 2008; Stella, 1997,2008)

Chính vì sự bỏ qua CBFS này đã dẫn đến một vài hậu quả xấu cho nền kinh tế và ảnh
hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống NHTW cũng như là các chính sách tiền tệ.(Sweidan,
2011). Do đó, các điều kiện tài chính của NHTW đã được quan tâm nhiều hơn trong
những tài liệu gần đây. Với sự phát triển trong hệ thống NHTW như hiện nay, để giảm
thiểu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì một bảng báo cáo tài chính rõ ràng và lành
mạnh được xem là khá quan trọng và cần thiết (Dalla Pellegrina và cộng sự 2013). Tuy
nhiên, mặc dù CBFS và việc thực thi các chính sách của nó gần đây đã được đánh giá là
một vấn đề quan trọng nhưng lĩnh vực này phần lớn vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng.
Một mặt, như Jeanne and Svensson(2007) đã nói, trong khi những người đứng đầu NHTW
dường như không quan tâm đến vấn đề này thì nó cũng không được nghiên cứu nhiều
trong các tài liệu học thuật. Mặt khác, mặc dù có một vài bài nghiên cứu về vấn đề này, ví
dụ như là Ize(2007) và Stella(2005,2008) cho thấy rằng tài chính NHTW yếu kém sẽ ảnh
hưởng bất lợi đến tính hiệu quả của việc thi hành những chính sách, tuy nhiên thì mối quan
hệ giữa CBFS và hiệu quả các chính sách vẫn chưa được rõ ràng và đang còn nhiều tranh
cãi . Điều này một phần là do số lượng bằng chứng kinh tế về mối quan hệ này vẫn còn
khá ít ỏi (Kluh và Stella, 2008). Trong bối cảnh đó, sự thiếu sót tồn tại trong các nghiên
cứu về CBFS và kết quả các chính sách là động lực chủ yếu thúc đẩy tác giả nghiên cứu
sâu về vấn đề này.
Thực tế các bài nghiên cứu trước đây như (Sweidan và Maghyereh, 2006) đã cho
thấy rằng NHTW của các nước mới nổi còn khá nhiều lỗ hổng và yếu kém. Sự yếu kém
này là do điều kiện tài chính của các NHTW và sự độc lập của chính ngân hàng đó phần
lớn là có liên quan với nhau (Cukierman, 2008). Hơn nữa rõ ràng là CBFS của một quốc


3
Sức mạnh tài chính cũng rất quan trọng để duy trì sự độc lập và uy tín của NHTW (Cargill, 2006; Sweidan
và Maghyereh, 2006) và để tránh vỡ nợ kỹ thuật tiềm ẩn (Stella và Lonnberg, 2008 ).
4

gia phần lớn đã bị ảnh hưởng bởi chính chế độ tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ áp

dụng tại chính quốc gia đó
4
.
Chính vì vậy mà bài nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết 4 câu hỏi sau:
- Có mối quan hệ nào giữa CBFS và việc kiểm soát lạm phát hay không?
-Liệu CBFS có tác động đến toàn bộ việc kiểm soát lạm phát hay không?
-Có gì khác nhau giữa các nước phát triển và các nước mới nổi về mức độ độc
lập của NHTW hay không?
-Chế độ tỷ giá và chính sách tiền tệ khác nhau giữa các quốc gia có ảnh hưởng gì
đến mối quan hệ này hay không?
Nói tóm lại, thông qua 4 câu hỏi này, tác giả sẽ trình bày kết quả thực nghiệm và cho
thấy rằng có một mối quan hệ nghịch biến mạnh mẽ giữa CBFS và lạm phát. Mối liên hệ
giữa CBFS và lạm phát không phải do phát sinh từ nội lực hay từ những đặc điểm không
ai chú ý của một quốc gia. Điều này đã được thể hiện rõ khi tác giả tiến hành sử dụng
nhiều phương pháp ước lượng khác nhau. Kết quả và kết luận về việc nghiên cứu này của
tác giả sẽ giúp ích cho các cơ quan có liên quan và đặc biệt là cho các nhà hoạch định
chính sách kinh tế ở các nước mới nổi trong quá trình hoạch định tốt hơn chính sách tiền tệ
để tiến hành theo đuổi một nhiệm vụ quan trong đó là ổn định giá cả. Đặc biệt, nghiên cứu
của tác giả cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên sớm nhận thức sự cần thiết để duy
trì sức khỏe tài chính của bảng cân đối kế toán NHTW cho việc ổn định giá cả lâu dài.
Cuối cùng, tác giả ngụ ý rằng các biện pháp nhằm giảm tổn thất cũng như gia tăng sức
mạnh tài chính của NHTW sẽ giúp giảm lạm phát.


4
Có ý kiến cho rằng các nước mới nổi yêu cầu mô hình riêng biệt vì những vấn đề cơ bản và đặc biệt của
chính mình như là các tổ chức tài chính và các chính sách tài chính yếu kém, sự tín nhiệm thấp đối với các tổ chức
tiền tệ, hồ sơ xấu liên quan đến việc tiến hành các chính sách tiền tệ, dễ bị tổn thương đối với những thay đổi lớn
trong luân chuyển vốn… (Frankel, 2010; Sweidan,2010). Cũng có ý kiến cho rằng các lý thuyết áp dụng cho các
quốc gia tiên tiến, phát triển và có kinh nghiệm sẽ không áp dụng được ở các quốc gia mới nổi vì những vấn đề riêng

biệt chỉ có ở các quốc gia này. (Sweidan and Widner, 2008). Những lập luận này cho thấy sự cần thiết để ước lượng
một mô hình riêng biệt cho các nước mới nổi. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn các đề nghị của trọng tài kinh tế về các điều
kiện để áp dụng chính sách tiền tệ và sắp xếp tỷ giá hối đoái cũng như xem xét mức độ độc lập của NHTW trong việc
phân tích mẫu con
5

1.Tổng quan nghiên cứu trước đây.
1.1. Lý thuyết về CBFS.
Các định chế tài chính phải duy trì một trình độ sức mạnh tài chính thích hợp, nói
cách khác một mức độ vốn phù hợp để có thể đương đầu với bất kỳ thiệt hại nào khi đối
mặt với các nghĩa vụ (nợ) tài chính. Tuy nhiên, tầm quan trọng sức mạnh tài chính của
NHTW là không rõ ràng và cũng không được định nghĩa đầy đủ (Cargill, 2005). Thật vậy,
như đã đề cập ở trên, tài chính NHTW đã bị lãng quên trong một thời gian dài do nhiều lý
do. Một mặt, mọi người từng nghĩ rằng NHTW về cơ bản khác với doanh nghiệp tư nhân
và do đó họ không cần yêu cầu bất cứ sức mạnh tài chính nào (Stella, 1997). Mặt khác,
một số quan điểm cho rằng NHTW không bị giới hạn và có khả năng không tốn chi phí
trong việc phát hành nội tệ (Goodhart,1999: Greenspan , 1997), cục ngân khố luôn đứng
sau NHTW với quyền lực của mình theo luật định thuế (Stella and Lonnberg, 2008),
NHTW không có rủi ro của trường hợp không thể trả nợ… đã dẫn đến việc coi nhẹ các
điều kiện tài chính của NHTW. Thật vậy, NHTW đã thu được các khoản lợi nhuận truyền
thống và chỉ có một trường hợp NHTW bị phá sản
5
. Mọi người cũng từng cho rằng tài
chính NHTW là không quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô và vì vậy, dẫu cho, NHTW yếu
kém về mặt tài chính, nó cũng không ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đặt ra. Ví dụ,
bất chấp những tổn thất trong thời gian dài, ngân hàng nhà nước Séc đã cáo buộc rằng lạm
phát mục tiêu vẫn thành công.
Tuy nhiên, NHTW cần phải có sức mạnh tài chính đủ mạnh vì một số lý do như sau .
Thứ nhất, giống như các định chế tài chính khác, NHTW có thể chịu các tổn thất do thua
lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh và tổn thất thuần do đánh giá gây mất cân bằng bảng cân

đối kế toán
6
. Thứ hai, mặc dù NHTW được đặc quyền tạo ra nợ tiền tệ để đáp ứng các


5
Một số trường hợp, NHTW không thể đáp ứng các chức năng cơ bản của chính mình do khủng hoảng tài
chính yêu cầu họ phải thay đổi chính sách để giảm thiểu tổn thất (Stella and Lonnberg, 2008). Trường hợp xấu nhất,
NHTW Philippines bị lâm vào tình thế bắt buộc giải thể và sau đó, năm 1993, một tổ chức mới, tức Bangko Sentral
ng Philippas (BSP) được thành lập theo “đạo luật NHTW đổi mới 1993”.
6
Khó khăn tài chính có thể phát sinh do một số nguyên nhân như : giảm thuế lạm phát ( thu nhập từ thuế đúc
tiền), tiến hành các hoạt động tiền tệ trong các điều kiện khó khăn, can thiệp vào các hoạt động ngoại hối để quản lý
tỷ giá hối đoái và gia tăng dự trữ ngoại hối, thực hiện các hoạt động tiền tệ dựa vào chứng khoán NHTW, mua một số
6

nghĩa vụ tài chính, từ góc độ kinh tế vĩ mô, có thể không đáng tin cậy khi phát hành tiền
không giới hạn giống như thanh khoản quá mức gây ra các căn bệnh kinh tế vĩ mô bao
gồm tăng trưởng nóng và áp lực lạm phát Vì vậy, tiền in ấn đem tài trợ cho những tổn
thất của NHTW là mâu thuẫn với các mục tiêu của chính sách tiền tệ (Sweidan, 2011).
Thứ ba, cục ngân khố hậu thuẫn có thể không phù hợp hoặc không phải một giải pháp
đáng tin cậy. Một mặt, cục ngân khố không can thiệp thường xuyên , hay nói cách khác là
không đúng thời điểm (Stella and Lonnberg, 2008)
7
. Mặt khác, sự giúp đỡ của chính phủ
(trong các hình thức tái cấp vốn) có thể không phù hợp khi nó liên quan đến việc chuyển
giao nguồn lực tài chính cho NHTW (Stella, 1997). Cuối cùng, mặc dù NHTW không phải
là một tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, nhưng nó không thể thua lỗ liên tục vì sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả và sự liên tục các chính sách của NHTW (Sweidan, 2011). Nói cách khác
NHTW đòi hỏi phải có một mức độ tài chính nhất định để cam kết các chính sách mục tiêu

được đưa ra là đáng tin cậy (Stella, 2005).
Sức mạnh tài chính của một NHTW rất khó để đo lường, đặc biệt là khi sử dụng một
số chỉ báo tiêu chuẩn riêng lẻ do nó phụ thuộc vào cấu trúc tài sản, chi phí cung cấp dịch
vụ tiền tệ, và các sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTW (Cargill,
2006). Tuy nhiên, theo truyền thống, tài chính NHTW đã được bàn luận dựa trên mức độ
và cấu trúc vốn của NHTW (Stella, 1997). Vì vậy, CBFS chủ yếu được gọi là vốn
NHTW. Tuy nhiên, cách đo lường vốn thông thường (đo lường theo kế toán) không cung
cấp một thước đo đủ ý nghĩa hay bao quát hơn thước đo CBFS. Điều này là do thuật ngữ
sức mạnh tài chính liên quan đến năng lực tài chính tổng thể của NHTW để đạt được các
chính sách mục tiêu và do đó, không chỉ đơn giản là một khoản mục trên bảng cân đối kế
toán. Hơn nữa, theo Cargill (2005), cấu trúc vốn không xác định tình trạng sở hữu và cũng
không hàm ý sự độc lập của NHTW và do đó, là một thước đo CBFS không hiệu quả chủ


lượng lớn tài sản có lợi nhuận thấp trong giai đoạn sụt giảm giá trị tài sản và giảm phát kéo dài, thực hiện các hoạt
động bán tài chính khổng lồ, quá nhiều lợi nhuận chuyển cho chính phủ (Ize, 2007; Klüh and Stella, 2008; Stella
and Lonnberg, 2008; Sweidan, 2011; Sweidan and Maghyereh, 2006).
7
Trong lịch sử, chính phủ đã không hỗ trợ tài chính kịp thời cho NHTW. Lý do là khó khăn của NHTW có
quan hệ mật thiết với khó khăn tài chính và dường như nguyên nhân gốc rễ bắt nguồn từ các hoạt động bán tài chính
bị áp đặt bởi cục ngân khố (Stella, 2008).
7

yếu là do sự tồn tại các khoản nợ tiềm tàng. Do đó, vốn thông thường là một số liệu thống
kê tóm tắt thiếu sót và gây hiểu nhầm cho CBFS (Stella, 2008).
Ngược lại, vốn ròng được coi là chỉ số hiệu quả hơn cho CBFS bởi nó tính vào khoản
mục giá trị nhượng quyền của NHTW (giá trị pháp lý đặc biệt của NHTW cho phép in tiền
và áp dụng dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại), và xem xét đến quyền và nghĩa
vụ ngoài bảng cân đối kế toán của NHTW (Bindseil và cộng sự 2004). Do đó, mặc dù lợi
nhuận không phải là mục tiêu chính của NHTW, thì lợi nhuận và các khoản lỗ vẫn là các

yếu tố quan trọng quyết định giá trị ròng của NHTW
8
. Hơn nữa, để xác định chính xác
CBFS cần chú ý đến hoạt động của NHTW đặc biệt là khi tài khoản không minh bạch.
Cho mục đích này, ‘các khoản mục ròng khác’ (OIN) trên bảng cân đối kế toán của
NHTW cho thấy bức tranh phù hợp hơn (Stella, 2008). OIN là mục còn lại sau khi tính
đến các mục tài sản ( tài sản nước ngoài , các khoản quyết toán của NHTW, các khoản
quyết toán của chính phủ, quyết toán của tổ chức tài chính , và các khoản quyết toán của
khu vực tư nhân , vv), và các mục tránh nhiệm pháp lý ( tiền dự trữ , nợ nước ngoài , tiền
gửi chính phủ, chứng khoán của nhà chức trách tiền tệ , vv.). Do đó, OIN bao gồm tài
khoản đánh giá lại , giá trị ròng , vốn đầu tư ban đầu , dự trữ và tài sản hữu hình , và do đó,
gồm các tài khoản phản ánh các khoản lỗ lũy kế hoặc dự trữ 'ẩn' . Mặc dù có những tranh
luận rằng OIN gồm những đặc điểm riêng nên không thể so sánh giữa các quốc gia, nhưng
chúng ta vẫn mong muốn sử dụng nó vì nó bao gồm những thay đổi định giá và dự trữ,
được sử dụng như một chứng khoán đệm để bảo vệ nguồn vốn NHTW(Adler và cộng sự
2012). Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục thảo luận về OIN dựa trên những đo lường
CBFS với lợi nhuận.
1.2. Mối quan hệ lạm phát và CBFS.
Việc đạt được mức lạm phát thấp (liên tục ở mức thấp nhưng là mức lạm phát tích
cực), nghĩa là ổn định giá cả, được xem như mục tiêu đầu tiên của chính sách tiền tệ và do


8
Ví dụ, Cargill( 2006) lập luận rằng có thể coi là định chế tài chính vững mạnh nếu nó kiểm soát các hoạt
động hiện tại và tương lai không bị thua lỗ. Ngoài ra, Ize (2007) phân loại NHTW yếu hay mạnh tùy thuộc vào cấu
trúc lợi nhuận (lợi nhuận, định giá tạm thời thu nhập ròng và lỗ ròng)
8

đó lạm phát cao sẽ là một dấu hiệu rõ ràng cho sự thất bại của chính sách này. Dù vậy, lạm
phát cao lại là một nhân tố làm gia tăng doanh thu của NHTW thông qua thu nhập từ thuế

đúc/in tiền hàm ý rằng có một đường truyền tiềm ẩn giữa mục tiêu vượt qua khủng hoảng
tài chính của NHTW và kết quả của chính sách. Nói cách khác, một NHTW có thể thiên
về việc cho phép mức lạm phát cao hơn để khôi phục những khoản lỗ. Ví dụ, Vaez-Zadeh
(1991) đã cho thấy rằng các tài sản không mang lại thu nhập xuất hiện càng nhiều trong
bảng cân đối kế toán của NHTW thì động lực thúc đẩy NHTW tạo ra các “vụ nổ lạm phát
bất ngờ” nhằm bù đắp cho các khoản lỗ của nó càng mạnh. Điều này ngụ ý rằng tài chính
của NHTW yếu ớt thì trực tiếp ảnh hưởng lên kết quả lạm phát.
Tuy nhiên, như đã trình bày trong Klüh and Stella (2008), mối quan hệ lý thuyết
giữa sức mạnh tài chính NHTW (CBFS) và kết quả kinh tế vĩ mô (lạm phát) vẫn còn là
một đề tài đang được tranh luận. Theo Klüh and Stella, ta có thể tranh luận rằng hầu như
không xuất hiện mối liên kết giữa các điều kiện tài chính của NHTW, chính sách tiền tệ và
kết quả kinh tế vĩ mô; do đó, người ta có thể xem chúng như là những phán đoán không
thích hợp. Nhằm xác định những góc nhìn về tính độc lập của CBFS, Klüh and Stella
(2008) đã áp dụng hai cách tiếp cận: (i) cách tiếp cận thực tiễn và (ii) xem xét về mặt lý
thuyết mối liên kết giữa CBFS và hiệu quả chính sách.
Cách tiếp cận thực tiễn nhấn mạnh rằng với sự quan tâm của người đứng đầu
NHTW về sức khỏe tài chính các định chế của họ, hạn chế tài chính có tiềm năng làm
giảm đi sự gay gắt của chính sách chống lạm phát. Bên cạnh đó, nó có thể dẫn đến các nỗ
lực nhằm chuyển chi phí thu hồi lượng thanh khoản vượt trội trong hệ thống tài chính, do
đó gây ra một ảnh hưởng đối nghịch lên sự phát triển tài chính. Cùng với đó, một vài động
lực chẳng hạn như hành động vụ lợi của các nhân viên NHTW (ví dụ: vì danh tiếng, uy tín
và những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của họ) cùng với ý định tạo nên một dòng
doanh thu ổn định từ thuế đúc/in tiền, có thể dẫn đến nhân tố CBFS, đặc biệt là trong các
quyết định về chính sách tiền tệ. Hơn thế, một bảng cân đối kế toán yếu có khả năng làm
suy yếu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và quyền lực khác, đặc biệt là ảnh hưởng đến
độc lập tài chính của NHTW. Dù sao điều này cũng dẫn đến giả định rằng độ mạnh tài
9

chính của NHTW là một sản phẩm phụ của vị thế tài khoá thống trị. Với ý nghĩa đó, một
bảng cân đối kế toán yếu của NHTW có thể được xem như là hậu quả hoặc chỉ báo cho

một vấn đề cơ bản hơn, nghĩa là sự bất lực của chính phủ trong việc tự tài trợ một cách bền
vững. Trong bối cảnh này, Klüh and Stella (2008) tranh luận rằng mối quan hệ thực
nghiệm giữa CBFS và hiệu quả chính sách có thể chỉ là giả mạo vì chúng sẽ chỉ đơn thuần
phản ánh sự tương quan giữa nguyên nhân thực tế gây ra lạm phát và CBFS.
Tuy nhiên, một thử nghiệm gần hơn cho thấy có một mối liên kết mạnh mẽ giữa
CBFS và kết quả kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát. Về mặt lý thuyết, đang cố gắng liên
kết CBFS với hiệu quả chính sách, thì hữu ích trong việc xác định quan hệ này. Với kết
quả đó, qua việc thảo luận các kênh lý thuyết, Klüh and Stella (2008) lần đầu tiên tóm tắt
những cách thức mà một NHTW thua lỗ đang có thể sử dụng khi cục ngân khố không
bơm vốn vào. Lựa chọn đầu tiên, một NHTW có thể dựa vào những phương pháp có
khuynh hướng hạ chi phí của hoạt động tiền tệ. Ví dụ, các NHTW có thể dựa vào tỷ lệ dự
trữ bắt buộc tối thiểu hơn là các công cụ và hoạt động tiền tệ và nó sẽ tương đồng với việc
thích ứng các chính sách áp chế tài chính. Một lựa chọn thứ hai là sử dụng khả năng tạo ra
tiền của NHTW nhằm chi trả cho các nghĩa vụ. Dù vậy, nếu việc tạo ra thanh khoản dư
thừa thông qua in tiền như vậy không được khử sạch , lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ
giảm và kích thích áp lực lạm phát tăng thêm. Hơn thế, xét ngược lại, nếu NHTW hút vào
thanh khoản thừa tổng thể bằng cách phát hành các chứng chỉ nợ, nó sẽ phải gánh chi phí
lãi suất tăng thêm và tiềm tàng sự thua lỗ nhiều hơn. Cho nên các cản trở về mặt tài chính
của NHTW có tiềm năng làm giảm sự gay gắt của các chính sách chống lạm phát và cũng
làm giảm độc lập tài chính của NHTW, gây nên rủi ro lớn hơn khi can thiệp vào chính
sách tiền tệ.
Tổng hợp lại, những tranh luận của Klüh and Stella (2008) đã ủng hộ cho quan điểm
một NHTW có tình hình tài chính yếu sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc đạt
được cân bằng lạm phát thấp thông qua thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả. Tương tự,
Sweidan and Kalaji (2005) tranh luận cách thức chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả
khi NHTW thua lỗ hoạt động lớn trong quá trình hoạt động và giới hạn khả năng bù đắp
10

một cú sốc tổng cầu. Sims (2005) cũng tranh luận rằng mối quan tâm về mức độ nguồn
vốn của NHTW có thể dẫn đến cân bằng siêu lạm phát tự thực hiện. Điều này xảy ra khi

NHTW quan tâm đến thuế in tiền và do đó không dám nâng lãi suất đủ cao để giảm đi số
dư tiền danh nghĩa giữa những con đường giá bùng nổ. Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp lên
lạm phát không được thử nghiệm, Adler và cộng sự (2012) vẫn cho thấy rằng việc xem xét
bảng cân đối kế toán tác động đến điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt, họ tranh luận
rằng CBFS có thể là một nhân tố đáng kể giải thích cho độ lệch lãi suất âm lớn so với mức
tối ưu. Hơn thế, Jeanne and Svensson (2007) đã kiểm tra cách mà bảng cân đối kế toán
liên quan đến NHTW có thể góp phần tạo ra lạm phát kỳ vọng. Theo đó, các mệnh đề
cung cấp một nền tảng cho giả định CBFS và lạm phát có quan hệ nghịch biến.
Một vài nghiên cứu trước đây cố gắng thử nghiệm mối quan hệ giữa lạm phát và
CBFS. Ví dụ, bằng cách cung cấp một vài chứng cứ của nhiều quốc gia, Stella (2005), bài
nghiên cứu theo sau bài Stella (2003), cho thấy rằng lạm phát trung bình thì cao hơn ở
những quốc gia có NHTW yếu về tài chính. Đặc biệt, lạm phát trung bình ở các quốc gia
có NHTW yếu về mặt tài chính thì cao gấp hai lần (23.8%) so với lạm phát trung bình ở
những quốc gia có NHTW mạnh về tài chính (11.2%)
9
. Tương tự, sử dụng một ví dụ và số
liệu khác về các khoản thua lỗ của NHTW. Ize (2007) định nghĩa sức mạnh tài chính dựa
trên lợi nhuận cấu trúc và cho thấy rằng các quốc gia có NHTW thua lỗ báo cáo mức độ
lạm phát cao hơn gần 3 lần so với quốc gia có NHTW có lãi (9.2% so với 3.4% trong năm
2003).
Tuy nhiên, bằng chứng kinh tế lượng liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và
CBFS lại cực kỳ giới hạn. Nghiên cứu của Klüh and Stella (2008) xuất hiện như là nỗ lực
đầu tiên nhằm mô hình hóa mối quan hệ giữa lạm phát và CBFS trong bối cảnh thực tế.
Chẳng hạn sử dụng một mẫu thử ở các nước Mỹ Latin, quanh vùng Caribe và cũng như
những vùng lãnh thổ giữa các quốc gia này, họ phát hiện rằng có một mối quan hệ nghịch


9
Các quốc gia có tổng vốn đầu tư và các khoản tiền ròng trong bảng cân đối kế toán của NHTW bị âm vào
năm 1992, 1997 và 2004 bị xem như là các NHTW “yếu” và ngược lại tổng các khoản trên dương thì được gọi là

NHTW mạnh về tài chính.
11

biến giữa CBFS và hậu quả lạm phát. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ còn vài hạn chế, đặc
biệt là hạn chế về mặt kiểm tra và số liệu cho một mẫu thử lớn của các quốc gia, buộc họ
phải phục thuộc vào dữ liệu ở các vùng ven. Cũng còn các vấn đề tồn đọng về tính hợp lý
trong phương pháp ước lượng của họ.
Tổng hợp lại, nhằm kiểm định thực nghiệm mối quan hệ nghịch biến giữa CBFS và
lạm phát, nghiên cứu của các tác giả đã tập trung vào ba khía cạnh đặc biệt. Đầu tiên, tác
giả kiểm chứng mối quan hệ giữa CBFS và kết quả lạm phát bằng cách sử dụng một bộ dữ
liệu mảng cho mẫu thử của các quốc gia được lựa chọn. Họ cũng tiến hành ước lượng các
mẫu thử phân tán dựa trên các phân loại khác nhau, xem xét mức độ phát triển, mức độ
độc lập của NHTW, chế độ chính sách tiền tệ được áp dụng cũng như sự điều hành tỷ giá
hối đoái. Thứ hai, nghiên cứu này sẽ tìm kiếm các định thức quan trọng và sâu hơn về lạm
phát. Thứ ba, các tác giả đã vận dụng hầu hết các phương pháp xác định phù hợp nhằm
thiết lập mối liên kết mạnh mẽ giữa CBFS và lạm phát.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu
Nhóm chúng tôi đã tìm ra được khoảng 20 Papers (bài đầy đủ) của nhiều tác giả
khác nhau nói về những nội dung liên quan đến bài nghiên cứu về sức mạnh tài chính của
NHTW. Sau đây chúng tôi xin tóm tắt lại 1 số paper điển hình được sắp xếp theo năm như
sau:

Năm 1997, Peter Stella trong bài nghiên cứu “Do Central Banks Need Capital” –“Tại sao
Ngân hàng Trung ương lại cần vốn” đã đề cập rằng Ngân hàng trung ương các nước
thường xuyên phải đối mặt với sự thất thoát điều này gây cản trở cho sự kiểm soát hiệu
quả của chính sách tiền tệ. Tài liệu này đề cập đến khái niêm “Nguồn vốn ngân hàng trung
ương” và những điều kiện cần thiết mà ngân hàng trung ương cần để cấu trúc tài chính.
Mặc dù nguồn vốn ngân hàng trung ương như là quy ước xác nhận nhưng những ngân
hàng trung ương yếu kém luôn dẫn tới thất thoát, và tình trạng mất giá như một chính sách
đầu tiên, một sự suy tàn trong hệ thống ngân hàng trung ương và các chính sách trong hệ

12

thống tài chính. Các nghiên cứu cũng xem xét các vấn đề liên quan quan trọng trong các
ngân hàng trung ương. Đặc biệt, phương pháp kế toán thích hợp trong việc xác định lợi
nhuận ngân hàng trung ương, mất mát và các quy định về việc chuyển giao kết quả hoạt
động của ngân hàng trung ương cho ngân khố cũng được đề cập. Nó lưu ý rằng phương
thức kế toán trình bày khác nhau sẽ phù hợp để giải quyết các câu hỏi khác nhau. Và kết
quả, không có một giải pháp có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu. Do đó, ngân hàng trung
ương cần phải minh bạch một số quan điểm hiện tại bằng cách sử dụng phương pháp kế
toán thích hợp, duy trì sự lành mạnh của bảng cân đối kế toán nhằm tránh những khoản
tổn thất không đáng có trong hoạt động của mình.
Năm 2003, Peter Stella, đề tài nghiên cứu “Why central banks need financial strength”
nhằm tìm hiểu “Tại sao NHTW cần sức mạnh tài chính”. Trong bài nghiên cứu tác giả đưa
ra câu hỏi “Ngân hàng trung ương có cần vốn không?” và khi các nghiên cứu bắt đầu hình
thành thuật ngữ vốn NHTW đã trở thành trở ngại cho những suy nghĩ rõ ràng hơn. Trên
thực tế cụm từ này được cung cấp rất ít và nếu có thì chỉ định hướng trong thế giới thực -
một thế giới mà một số ngân hàng trung ương báo cáo vốn tiêu cực trong hai thập niên liên
tiếp nhưng rất sống động và vẫn đi vào hoạt động, nhưng một số NHTW khác có báo cáo
tích cực về vốn có thể không đủ khả năng để mua tiền giấy mới và cuối cùng bị khai trừ
khỏi ngân hàng quốc gia cho sự thất bại để giải quyết nợ của mình bằng tiền mặt. Do đó
các tác giả quyết định tránh sử dụng từ “Vốn” cho những sự phù hợp ở quy mô lớn hơn vì
thế đã dẫn đến cụm từ “Thế mạnh tài chính”. Thế mạnh tài chính bao hàm một nghĩ rộng
hơn và đầy đủ hơn thể hiện không chỉ lớn mạnh về vốn mà còn về uy tín của NHTW đối
với xã hội.
Năm 2004, Vikesh Gokal and Subrina Hanif, tác phẩm “Relationship between inflation
and economic growth” nghiên cức mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP. Với
mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì mức tăng trưởng GDP cao đồng thời kiểm
soát lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể đạt được vì có một sự đối
nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng GDP.
13


Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét lại các lý thuyết kinh tế khác nhau trong mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP. Các lý thuyết về cung trong kinh tế cổ điển nhấn
mạnh nhu cầu cho người tiêu dùng để tiết kiệm và đầu tư nếu nền kinh tế quốc gia phát
triển. Học thuyết của Keynes cung cấp mối quan hệ cung cầu, một mô hình toàn diện hơn
liên kết lạm phát với sự tăng trưởng. Các trường phái tiền tệ cũng nhấn mạnh về vai trò
của tăng trưởng tiền tệ để xác định lạm phát.
Bài nghiên cứu cũng tìm hiểu các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng mối tương quan
nghịch yếu tồn tại giữa lạm phát và tăng trưởng GDP, trong khi luôn có sự thay đổi
khoảng cách về đầu cơ của các nhà đầu tư. Tác động giữa 2 biến lạm phát và tăng trưởng
GDP đi theo một chiều hướng từ tăng trưởng GDP đến lạm phát.
Lạm phát có thể dẫn đến sự không chắc chắn về lợi nhuận tương lai của các dự án đầu tư
(đặc biệt là khi lạm phát cao sẽ dẫn đến sự tăng giá. Lạm phát cũng có thể cắt giảm lợi thế
cạnh tranh quốc tế của các quốc gia bằng cách làm cho hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn
do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Hơn nữa lạm phát có thể tương tác với hệ thống
thuế để ảnh hưởng đến các quyết định vay và mượn. Các công ty có thể phải đánh đổi
nhiều nguồn lực để tác động đến lạm phát. Ví dụ, cảnh giác hơn với trong việc điều chỉnh
giá của các đối thủ cạnh tranh để thấy rằng nếu có một sự tăng trưởng trong một phần của
xu hướng lạm phát trong nền kinh tế hoặc tác động của nên công nghiệp sản xuất. Mục
đích nghiên cứu ý nghĩa liên kết giữa lạm phát và tăng trưởng GDP. Một vài bài luận cung
cấp một vài sự thật thầm kín bổ ích trong ảnh hưởng của lạm phát lên tăng trưởng. Ưu tiên
của lạm phát Fiji trở nên quan trọng, ảnh hưởng đến các yếu tố nội địa ( giá lao động và
phạm vi khoảng cách sản lượng) bị hạn chế.
Năm 2005, Sweidan, Osama và Fadwa Kalaji trong bài nghiên cứu “The central bank
cost constraint and output−inflation variability: a note on Cecchetti and Ehrmann 2000”-
“Hạn chế chi phí ngân hàng trung ương và sự biến động đầu ra lạm phát: Một lưu ý đối
với mô hình của Cecchetti và Ehrmann 2000” đã mở rộng mô hình của Cecchetti và
Ehrmann 2000 để nghiên cứu trường hợp của các nước đang phát triển hạn chế trong việc
14


thực hiện chính sách tiền tệ. Trái với mô hình của Cecchetti và Ehrmann 2000, mô hình
của cho thấy tồn tại sự hạn chế như hạn chế về chi phí, tức là cho phép các cú sốc tổng
cầu ảnh hưởng đến sự thay đổi đầu ra lạm phát. Bài viết này cho thấy sự tồn tại của những
hạn chế trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tức là chi phí chính sách tiền tệ cao dẫn
đến hoặc là một biên giới hiệu quả dốc hơn hoặc hiệu quả mơ tưởng. Điều này có nghĩa
chính sách tiền tệ không hiệu quả, tác động của nó để bù đắp cú sốc tổng cung và tổng cầu
giảm. Phân tích lý thuyết này góp phần làm sáng tỏ trên thực tế các nước đang phát triển
thông qua một chương trình điều chỉnh kinh tế với một chính sách tiền tệ bị hạn chế không
thể kiểm soát đầu ra và biến động lạm phát hiệu quả. Hơn nữa, cuộc chiến chống lạm phát
trong những trường hợp như vậy là cực kỳ tốn kém.
Trong khi bằng chứng nghiên cứu rõ ràng cho thấy rằng trường hợp ngân hàng
trung ương yếu về mặt tài chính có thể cản trở việc thực hiện chính sách hiệu quả, câu hỏi
liệu sức mạnh tài chính của ngân hàng trung ương có ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách
hay không vẫn còn gây tranh cãi. Điều này một phần là do thiếu bằng chứng kinh tế lượng.
Năm 2005, Peter Stella nghiên cứu đề tài “Central Bank Financial Strength,
Transparency, and Policy Credibility” sức mạnh của NHTW, sự minh bạch, sự tin cậy
chính sách đã trình bày 3 lý do tại sao vấn đề sức mạnh tài chính bị bỏ qua trong quá khứ.
Đồng thời nhấn mạnh sức mạnh tài chính ngân hàng trung ương (sự độc lập tài chính) sẽ
góp phần tạo ra uy tín cho các chính sách của NHTW (sự uy tín ảnh hưởng đến kì vọng và
do đó có tầm quan trọng sống còn đối với sự hoạch định chính sách). Phương pháp nghiên
cứu này là thảo luận về cả giá trị thực nghiệm và lý thuyết của các vấn đề sức mạnh tài
chính ngân hàng trung ương. có sử dụng mô hình minh hoạ điểm cho vấn đề tái cấp vốn và
do đó để nâng cao sự tín nhiệm các chính sách của NHTW sức mạnh tài chính phải được
tăng lên.
Năm 2008, Ulrich Klüh and Peter Stella đã trình bày một bước đầu tiên để hướng tới lấp
đầy điều thiếu sót này, bằng cách cung cấp một đánh giá định lượng về mối quan hệ giữa
các thước đo sức mạnh tài chính ngân hàng trung ương và hiệu quả chính sách, đặc biệt là
15

trong quá trình lạm phát. Họ đã đề cập trong bài nghiên cứu “Central Bank Financial

Strength and Policy Performance: An Econometric Evaluation” – “Sức mạnh tài chính
của Ngân hàng Trung ương và hiệu quả thực hiện các chính sách: Một đánh giá về kinh
tế lượng” đã phát hiện rằng thực sự có một mối quan hệ nghịch biến giữa sức mạnh tài
chính ngân hàng trung ương và kết quả lạm phát. Bằng việc sử dụng một tập dữ liệu bảng
(Panel data – mô hình GMM) bao gồm 15 quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh và vùng
Caribbean trong giai đoạn 1987-2005. Đặc biệt, tăng ổn định giá cả đôi khi đi kèm với sự
gián đoạn lớn trong lĩnh vực tài chính, với giả định ngân hàng trung ương có một lượng
lớn tài sản không minh bạch, tiếp tục làm suy yếu cấu trúc bảng cân đối kế toán của họ.
Kết quả kinh tế phù hợp với trường hợp bằng chứng nghiên cứu và cho rằng tài chính ngân
hàng trung ương yếu có thể thực sự tác động tiêu cực đến khả năng các nhà hoạch định
chính sách đối phó hiệu quả với áp lực lạm phát . Các nhà hoạch định chính sách trong
nước hiện đang đối mặt với những khoản lỗ liên tục của ngân hàng trung ương , điều này
có nghĩa rằng những nỗ lực để mang khả năng tài chính ngân hàng trung ương trở lại trên
một cơ sở an toàn có thể sẽ có chi phí tài chính mà thường đi kèm với nỗ lực tái cơ cấu
vốn ngân hàng trung ương. Hơn nữa, các nghiên cứu trong tương lai sẽ phải gỡ rối tốt hơn
các cấu trúc phức tạp của nguyên nhân và hiệu ứng chủ yếu là do thiếu sự độc lập
của ngân hàng trung ương, khả năng kết hợp với sự chi phối tài chính dẫn đến CBFS thấp,
hay CBFS bản thân là một trong những yếu tố quyết định quan trọng về chính trị và độc
lập kinh tế.
Năm 2009 – 2010, Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Zouhair Chrigui, Younes
Boujelbene và Ghrissi Mhamdi, “Central Bank Independent and Inflation” về “Sự độc lập
ngân hàng trung ương và lạm phát: Bằng chứng từ các nước mới nổi”. Bài nghiên cứu đo
lường các chỉ số về sự độc lập trên pháp lý và trong thực tế của Ngân hàng Trung ương
thông qua việc áp dụng phương pháp Cukierman (1992) và Jacome (2001). Tác giả thực
hiện một phân tích mô tả và so sánh lạm phát tương đối cho các nước Maghreb được thiết
kế để kiểm tra sự giảm xu hướng lạm phát. Tuy nhiên, đóng góp thực sự là nghiên cứu về
mối tương quan giữa sự độc lập thực tế và xu hướng lạm phát, được thực hiện trên một
16

mẫu các nước mới nổi với một ước tính bảng trong giai đoạn 1971-2004. Sự độc lập Ngân

hàng Trung ương dường như là giải pháp thể chế giúp cải thiện phúc lợi xã hội, nói cách
khác nó có thể giải quyết vấn đề xu hường lạm phát (the inflationary bias). Do đó, tác giả
đã kiểm tra rằng Tunisia có một vị trí quan trọng liên quan đến cuộc đấu tranh chống lạm
phát so với các nước Maghreb khác. Sau đó, trong điều kiện hiệu quả, tác giả đã chắc chắn
về sự biến mất của xu hướng lạm phát (the inflationary bias). Cuối cùng, kiểm tra các mối
quan hệ nhân quả giữa sự độc lập thực tế, lạm phát và các biến kinh tế vĩ mô khác trong
một mẫu bảng của 40 quốc gia mới nổi và đang phát triển đã cho thấy một sự tương quan
dương và không có ý nghĩa giữa hai biến, thực tế lạm phát là kết quả của mối tương quan
giữa một số biến kinh tế vĩ mô hơn là sự độc lập ngân hàng trung ương dù hợp pháp hay
thực tế.
Năm 2011, Sami Alpanda và Adam Honig đề cập đến vai trò của sự độc lập của NHTW
đối với các chế độ thiết lập mục tiêu lạm phát trong bài nghiên cứu “The impact of central
bank independence on the performance of inflation targeting regimes”- “Tác động từ sự
độc lập của NHTW đến chế độ thực hiện mục tiêu lạm phát”. Tác giả áp dụng mô hình
GMM đối với dữ liệu của 44 quốc gia có nền kinh tế mới nổi và 22 quốc gia phát triển
trong giai đoạn 1980-2006 nhằm kiểm nghiệm lợi ích của mục tiêu lạm phát, từ đó đưa
đến kết luận rằng một mức CBI thấp có thể khuếch đại được lợi ích của mục tiêu lạm phát
tại các quốc gia mới nổi, như thay đổi về thể chế tài chính hoặc cải thiện đáng kể điều kiện
kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên về lâu dài, một mức CBI thấp sẽ làm hạn chế các tác động tích
cực của mục tiêu lạm phát. Mặt khác, tác giả còn cho rằng bằng cách thắc chặt các khuôn
khổ tài chính và tăng cường CBI tại các quốc gia có CBI thấp sẽ góp phần phát huy các
hiệu ứng có lợi từ việc áp dụng mục tiêu lạm phát vào nền kinh tế.
Năm 2012, Ahmad Jafari Samimi, Saman Ghaderi và Ramezan Hosseinzadeh, Younes
Nademi trong bài nghiên cứu “Openness and inflation: New empirical panel data
evidence” – “Mở cửa và lạm phát: Bằng chứng thực nghiệm dữ liệu bảng mới” tác giả đã
xem xét các giả thuyết của Romer (1993) là lạm phát thấp hơn trong nền kinh tế mở tại
những quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1990-1999 và 2000-2009. Bài
17

nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp đo lường mở cửa thương mại: phương pháp truyền

thống và phương pháp đo lường mở rộng hơn ở phạm vi toàn cầu hóa nền kinh tế (chỉ số
KOF). Bằng cách sử dụng mô hình pooled OLS, Fixed effects model (FEM), random
effects modle (REM) cùng với kiểm định Chow and Hausman tác giả đã thấy rằng: Với
cách đo lường truyền thống hai nhóm nước và hai giai đoạn chỉ ra rằng có một mối tương
quan dương đáng kể giữa mở của thương mại và lạm phát, điều này là mâu thuẫn với giả
thuyết Romer (1993). Tuy nhiên , kết quả ước lương khi dùng chỉ số KOF lại phát hiên ra
rằng toàn cầu hóa kinh tế hơn sẽ làm giảm lạm phát, điều này thì giống với giả thuyết
được chỉ ra bởi Romer (1993).
Phương pháp thực nghiệm.
1.4. Lựa chọn mẫu.
Tác giả sử dụng các dữ liệu hằng năm cho một nhóm các quốc gia được lựa chọn cho
quá trình phân tích thực nghiệm. Việc lựa chọn các quốc gia mẫu và thời kì mẫu phụ thuộc
vào tính chất sẵn có cũng như tính chắc chắn và so sánh được của dữ liệu. Mẫu không
đồng nhất bao gồm các quốc gia phát triển (Úc, Đức, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc
và Mỹ), các quốc gia mới nổi đến từ Châu Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Chile và
Mexico); các quốc gia Đông Á (Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) và các quốc
gia Nam Á (Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Sri Lanka). Tác giả phân loại những đất nước này
đều dựa theo một số các điều kiện sau:
a) Dựa vào mức độ độc lập của NHTW (CBI), như Các quốc gia có CBI
thấp (Argentina, Brazil, Chile, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Hàn Quốc, Sri Lanka và
Thái Lan); các quốc gia có CBI cao (Úc, Đức, New Zealand, Singapore, Mỹ,
Mexico, Indonesia, Malaysia, Philippines và Anh)
10
.
b) Cách thức quản lý việc thực hiện chính sách tiền tệ, chẳng hạn như các
quốc gia có chính sách tiền tệ định hướng lạm phát (Úc, Đức, New Zealand,


10
Sự phân loại dựa trên tỷ lệ thay đổi người đứng đầu NHTW (TOR), chẳng hạn báo cáo TOR trung bình của

mỗi nước thấp hơn TOR trung bình của tất cả các nước thì được liệt kê là nước có CBI thấp và ngược lại. Xem Dreher
et al, (2008) để hiểu chi tiết hơn ở nhiều nước.
18

Singapore, Mỹ, Mexico, Indonesia, Malaysia và Philippines); các quốc gia có chính
sách tiền tệ định hướng không lạm phát (Argentina, Brazil, Chile, Ấn Độ, Nepal,
Pakistan, Hàn Quốc, Sri Lanka và Thái Lan).
c) Dựa vào sự sắp xếp tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như các quốc gia với sự sắp
xếp tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Úc, Chile, Mexico, Thái Lan và Mỹ) và sự
sắp xếp chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi không hoàn toàn bao gồm chế độ cố định và
thả nổi có kiểm soát (Úc, Brazil, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia,
Nepal, New Zealand, Pakistan Philippines, Singapore và Sri Lanka).

Table 1: Bảng các quốc gia mẫu
Quốc gia
phát triển
Quốc gia mới nổi Châu
Mỹ Latinh
Đông Á
Nam Á
o New Zealand
o Singapore
o Hàn Quốc
o Đức
o Mỹ
o Úc
o Argentina
o Mexico
o Brazil
o Chile


o Philippines
o Indonesia
o Thái Lan
o Malaysia

o Ấn Độ
o Nepal
o Pakistan
o Sri Lanka.




Table 2: Bảng tóm tắt phân loại các quốc gia mẫu theo chỉ tiêu cụ thể:
Mức độ độc lập
của NHTW
CBI
thấp
CBI
cao

Argentina, Brazil, Chile, Ấn Độ,
Nepal, Pakistan, Hàn Quốc, Sri
Lanka và Thái Lan
Úc, Đức, New Zealand, Singapore,
Mỹ, Mexico, Indonesia, Malaysia,
Philippines và Anh
Chính sách tiền tệ
Định hướng

Định hướng
19

lạm phát mục tiêu
không lạm phát

Úc, Đức, New Zealand,
Singapore, Mỹ, Mexico,
Indonesia, Malaysia và
Philippines
Argentina, Brazil, Chile, Ấn Độ,
Nepal, Pakistan, Hàn Quốc, Sri
Lanka và Thái Lan
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái
thả nổi hoàn toàn
Tỷ giá hối đoái
thả nổi không hoàn toàn

Úc, Chile, Mexico, Thái Lan và
Mỹ
Úc, Brazil, Đức, Ấn Độ, Indonesia,
Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, New
Zealand, Pakistan Philippines,
Singapore và Sri Lanka
Mẫu này tác giả đưa ra vào giai đoạn 1996 – 2008 và tác giả đã cố ý loại trừ những ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều mà đã gây ra một sự sai lệch lớn trong
cán cân của NHTW bởi vì việc đo lường chính sách tiền tệ không theo quy ước
11
. Trong

khi tác giả sử dụng dữ liệu hằng năm, các dữ này có thể bị ảnh hưởng bởi tính tuần hoàn
và không ổn định. Một vài nghiên cứu (Ví dụ: Beck và Levine, 2004; Beck và các cộng
sự., 2000; Bobba và Coviello, 2007; Falk, 2006; Levine và các cộng sự., 2000; Rioja và
Valev, 2004 và một số tác giá khác) sử dụng chu kì trung bình 5 năm trong khi đó một
nghiên cứu khác (Juhn và cộng sự 1993) sử dụng chu kì trung bình 3 năm. Không những
thế, một nghiên cứu (Devarajan và các cộng sự. (1996)) đề xuất tầm quan trọng của việc
sử dụng trung bình di động để tăng chuỗi thời gian quan sát trong bảng dữ liệu.
Table 3: Cách xử các lý biến theo thời gian
Tác giả
Cách xử lý biến
Nguyên nhân chọn
Beck và Levine, 2004; Beck và các cộng
sự., 2000; Bobba và Coviello, 2007; Falk,
Chu kì trung bình 5 năm



11
Việc mở rộng bảng cân đối kế toán có thể được quan sát bắt đầu từ năm 2009 và do đó, một ảnh hưởng khá
lớn không được xem xét đối với năm 2008. Cùng thời điểm hiện tại, mặt dù tác giả đã nghiên cứu mô hình gồm cả
năm 2008, nhưng một sự khác biệt trọng yếu đã không được tìm thấy. Tuy nhiên, một tranh cãi rằng thời kì sau năm
2008 thì nhiều điểm chú ý hơn với sự quan tâm đến CBFS và tập trung nhiều hơn vào nhu cầu được thay thế trong
thời kì hậu khủng hoảng (the post – crisis).
20

2006; Levine và các cộng sự., 2000; Rioja
và Valev, 2004
Juhn và cộng sự 1993
Chu kì trung bình 3 năm


Devarajan và các cộng sự., 1996; Lamont,
1998)
Trung bình di động 5 năm

Oliner và Sichel, 2000; Tella và đồng sự.,
2001
Trung bình di động 3 năm
Nhằmloại bỏ yếu tố
nhiễu, thích hợp cho
dữ liệu kinh tế vĩ mô
Tác giả khác
Trung bình di động 3 năm
Để giới hạn tính
không ổn định của các
biến. Duy trì chuỗi
thời gian thích hợp
cho kích thước mẫu
Cuối cùng, đa số nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô đều chọn trung bình di động 5
năm (Ví dụ: Devarajan và các cộng sự., 1996; Lamont, 1998) hoặc trung bình di động 3
năm (Oliner và Sichel, 2000; Tella và đồng sự., 2001) để loại bỏ yếu tố nhiễu và từ đó đưa
ra những kết quả chắc chắn hơn về mặt kinh tế. Một cách khác, Tella và đồng sự. (2001)
đề xuất rằng loại bỏ yếu tố nhiễu trong dữ liệu là một cách đặc biệt thích hợp cho dữ liệu
kinh tế vĩ mô và trung bình di động 3 năm dẫn đến việc cung cấp kết quả đầy thú vị về mặt
kinh tế. Theo đó, tác giả sử dụng trung bình di động 3 năm để giới hạn tính không ổn định
của các biến trong khi đó vẫn duy trì chuỗi thời gian thích hợp cho kích thước mẫu và từ
đó đưa ra những kết quả chắc chắn hơn về mặt kinh tế
12
.

Tác giả khôi phục lại dữ liệu từ nhiều nguồn: thống kê tài chính quốc tế (IFS) của

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; các chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới WB; dữ liệu của
Bankscope Bureau van Dijk và từ các NHTW tương ứng. Dữ liệu cho CBI (tỷ lệ thay đổi
người đứng đầu NHTW) vẫn được sử dụng trực tiếp từ Dreher và đồng sự. (2008).


12
Tác giả cảm ơn các tác giả đã đề xuất sử dụng các ước lượng trung bình để thu được các ảnh hưởng từ trung
đến dài hạn; các ảnh hưởng bên ngoài chu kì và sự chuyển động cùng chiều.
21

1.5. Các biến và mô hình.
Để đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa CBFS và lạm phát, đầu tiên tác giả làm
rõ mô hình hồi quy 2 biến và áp dụng một mô hình mở rộng bao gồm hàng loạt các biến
kiểm soát. Các biến phụ thuộc là logorit tự nhiên của tỷ lệ lạm phát thực (CPI_INF) được
đo lường bởi biến động chỉ số giá tiêu dùng hàng năm
13
. Điều này gây nên tranh cãi rằng
việc sử dụng tỷ lệ lạm phát thực có thể tạo ra các phương sai khác nhau bởi vì sự hiện diện
của các yếu tố lạm phát cao từ bên ngoài. Do đó, các cuộc thực nghiệm trước đây, ví dụ
như của: Chrigui và cộng sự (2011), Cukierman và cộng sự (1992) và Klüh and Stella
(2008) giới thiệu một thước đo hiệu chỉnh cho tỷ lệ lạm phát. Thước đo này bằng tỷ lệ lạm
phát thực chia cho một cộng tỷ lệ lạm phát thực tăng thêm, dao động từ 0 – 1, nó có thể
hiểu là tỷ lệ sụt giảm sức mua. Tác giả ước lượng mô hình sử dụng các tỷ lệ lạm phát được
hiệu chỉnh này, tuy nhiên tác giả lại không thấy bất kỳ độ lệch đáng kể nào từ kết quả tỷ lệ
lạm phát thực. Do đó, tác giả tin tưởng vào tỷ lệ lạm phát thực hơn là thước đo hiệu chỉnh
cho lạm phát. Phương pháp của tác giả gần giống với cách tiếp cận đã sử dụng trong
nghiên cứu thực nghiệm ban đầu, ví dụ, Aisen and Veiga (2006) kiểm định mối quan hệ
giữa bất ổn chính trị và lạm phát trong khuôn khổ dữ liệu bảng.
Ngay từ đầu, tác giả đã kiểm chứng 4 thước đo khác nhau của CBFS được đề xuất
bởi Klüh and Stella (2008) với quan điểm để lựa chọn ra sự ủy quyền thích hợp cho biến

giải thích chính. Đầu tiên, tác giả xem xét lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) của
một NHTW một cách trực tiếp sẵn có của nhiều nước trong hệ thống dữ liệu Bankscope.
Trong khi phương pháp dựa trên ROAA (CBFS
1,t
) có vẻ là một thước đo đại diện cho
CBFS, ta thấy một khoảng biến thiên lớn của độ phủ và nó cũng có thể nắm bắt những
khác biệt trong báo cáo tài chính. Chính vì việc không thể so sánh ở trên nên tác giả đã tập
trung vào một số cách đo lường khác. Theo đó thì một thước đo CBFS được xác định dựa


13
Theo như hướng dẫn từ những nghiên cứu trước, ví dụ, Cukierman và cộng sự (1992), tác giả cũng đã cố
gắng hoàn thành mô hình lạm phát có tính biến thiên. Nhưng tác giả không quan sát mối quan hệ bền chặt và chắc
chắn giữa CBFS và sự biến thiên lạm phát. Vì vậy, tác giả tiếp tục tập trung vào mối quan hệ giữa CBFS và mức độ
lạm phát.
22

trên vốn của NHTW và các khoản mục báo cáo trong những tài khoản không minh bạch
của NHTW, nghĩa là các khoản ròng khác (OIN), được cho ở phương trình (1).










(1)

Trong đó, CBFS
2,t

là thước đo chứng khoán của CBFS, được biểu diễn bằng tổng của
nguồn vốn NHTW (CBC
i
) và các khoản thu nhập ròng khác (OIN
i
) được đo bằng tổng tài
sản của NHTW (TA
i
). Thước đo này có thể được tính toán bằng cách sử dụng dữ liệu IMF
– IFS. Nói chung, các quốc gia có tỷ lệ vốn NHTW và OIN trên tổng tài sản vượt quá 20%
được xác định là có CBFS cao (Cargill, 2005; Klüh and Stella, 2008). Một thước đo
lường khác của CBFS là CBFS
3,t
được xác định dựa trên lãi và lỗ của NHTW (CBPL
i
)
bằng phần trăm GDP, nó được thể hiện trong phương trình (2).








(2)


Thước đo cuối cùng CBFS
4,t
, đây là mở rộng của CBFS
3,t.
Tiêu chuẩn này được tính
toán dựa trên lãi tích lũy hoặc lỗ tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, lãi
và lỗ trong 3 năm trước). Do đó, CBFS
4,t
có thể được xác định như sau:










(3)
Tuy nhiên, ta thấy sự khác biệt đáng kể giữa các thước đo dựa trên vốn (CBFS
2,
t) với
các thước đo dựa trên lãi/lỗ (CBFS
1,t
, CBFS
3,t
và CBFS4
,t
) gây khó khăn khi lựa chọn một

thước đo thích hợp cho mô hình thực nghiệm. Để khắc phục khó khăn này, bằng cách làm
theo các nghiên cứu trước đó, ví dụ như Adler và cộng sự (2012), Cargill (2005) và Klũh
and Stella (2008), và cũng xem xét các vấn đề so sánh, tác giả dựa vào “thước đo dựa trên
vốn và OIN” - CBFS
2,t
là đại diện chính cho CBFS. Thước đo này có thể không nắm bắt
đầy đủ các chi tiết tỉ mỉ của CBFS, tuy nhiên nó được dựa trên dữ liệu chuẩn của IMF-IFS,
rất thường xuyên được cung cấp rộng rãi (trên cơ sở hàng tháng) và do đó nó đảm bảo tính
23

so sánh được giữa các quốc gia (Adler và cộng sự, 2012). Vấn đề nội sinh cũng được nhận
diện khi sử dụng thước đo CBFS. Đó là, áp lực lạm phát bản thân nó có thể gây ra suy yếu
tài chính bằng cách buộc các NHTW thực hiện các biện pháp ổn định tốn kém và do đó,
thước đo đương thời của CBFS sẽ không phải là một tiêu chuẩn thích hợp vì các mô hình
có thể bị ràng buộc bởi các vấn đề nội sinh tiềm tàng. Vì vậy, theo nghiên cứu tương tự
của CBFS, ví dụ Adler và cộng sự (2012) và Klüh và Stella (2008), tác giả sử dụng thước
đo trễ 1 năm (t - 1) của CBFS.
Trước khi tiến hành phân tích thực nghiệm chính thức, tác giả kiểm tra một số bằng
chứng sơ bộ. Đặc biệt, tác giả làm theo cách tiếp cận của Crosby (1998), Cukierman và
cộng sự (1993) và Chrigui và cộng sự (2011) kiểm tra các mối quan hệ giữa CBI và các
biến kinh tế vĩ mô có chọn lọc và cũng có một số nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa
các biến kinh tế vĩ mô (ví dụ, Neyapti và Dinçer 2005; Romer 1993, và những người
khác). Như vậy, đầu tiên chúng ta xem xét hệ số tương quan được hỗ trợ bởi các minh
chứng đồ thị (không được báo cáo) để tìm ra mối quan hệ giữa CBFS và lạm phát. Sau đó,
tác giả kiểm tra tính đúng đắn của bằng chứng sơ bộ trong bối cảnh thực nghiệm bằng
cách sử dụng phương pháp ước lượng và kiểm soát phù hợp trong khi giải thích cho tính
không đồng nhất giữa các quốc gia thông qua một phân tích mẫu con.
Tác giả bắt đầu với một mô hình các yếu tố kỹ thuật hai biến-cơ sở , trong mô hình
này các đại diện cho CBFS chỉ đóng vai trò như các biến giải thích. Mô hình lý thuyết này
được đưa ra trong phương trình. (4):

Y
i,t
= α
i
+ β
1
X
i,t
+ ε
i,t
(4)
Trong đó, i biểu thị quốc gia riêng lẻ và t đại diện cho khoảng thời gian. Hằng số α
i

đại diện cho các tác động cố định ở cấp quốc gia. Y
i, t
là biến phụ thuộc, tức là chỉ số
CPI_INF
i.t
có được bằng cách lấy logarit của tỷ lệ lạfm phát (thay đổi trong chỉ số giá tiêu
dùng so với cùng kỳ năm trước) và X
i,t
là biến giải thích chính cho CBFS
2,t-1
, tức là logarit
của sức mạnh tài chính NHTW tại thời điểm t - 1 (đo bằng tổng vốn NHTW và các khoản

×