Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ KIM LOẠI - PHẦN III CÔNG NGHỆ HÀN - CHƯƠNG 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 21 trang )


202
Chương 2
HÀN HỒ QUANG TAY

2.1 Khái niệm.
2.1.1 Thực chất.
Hàn hồ quang tay thực chất là phương pháp hàn nóng chảy mà nguồn nhiệt khi hàn
là hồ quang điện cháy giữa hai điện cực. Sự cháy và duy trì ổn đònh của hồ quang trong
quá trình hàn được thực hiện bằng tay (hình 3-4a).
2.1.2 Đặc điểm.
- Có thể hàn được mối hàn ở các vò trí không gian.
- Thực hiện hàn được trên các chi tiết to, nhỏ, đơn giản, phức tạp khác nhau.
- Có thể thực hiện hàn trong các môi trường khác nhau (Khí bảo vệ, hàn dưới nước,
hàn trong chân không )
- Thiết bò hàn và trang bò gá lắp hàn đơn giản, dễ thao tác.
- Năng suất hàn thấp, chất lượng mối hàn không cao, phụ thuộc vào trình độ công
nhân.
- Được sử dụng rộng rãi
trong các ngành công nghiệp
như chế tạo máy, giao thông
vận tải, xây dựng
2.2 Hồ quang hàn.
2.2.1 Khái niệm về hồ
quang hàn.
Hồ quang hàn là sự phóng
điện ổn đònh qua môi trường khí
đã được ion hóa. Dòng điện
truyền qua khí nằm giữa hai
cực: cực âm gọi là katod, cực
dương gọi là Anod.


Hồ quang phát ra một
nguồn sáng và nhiệt cao. Nguồn
nhiệt có nhiệt độ tập trung rất
cao, dùng làm nóng chảy kim
loại. Ánh sáng của hồ quang
chia ra hai loại: một loại nhìn
a)

b)

Hình 3
-
4
Hàn hồ quang tay.
a) Mạch điện hàn.
b) Hồ quang hàn.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

203
thấy được và một loại không nhìn thấy được, thường gây ra viêm mắt và hỏng da. Bởi vậy
để bảo vệ mắt và da, khi hàn người thợ phải đeo mặt nạvà quần áo bảo vệ.
2.2.2 Cách gây hồ quang và
sự cháy của hồ quang.
a. Phương pháp gây hồ
quang khi hàn.
Cho que hàn chạm nhanh
vào vật hàn theo phương thẳng
góc (hình 3-5a) hoặc cho que hàn

vạch lên vật hàn như cách đánh
diêm (hình 3-5b) khoảng 1/10s,
lúc này mạch điện hàn ngắn
mạch, cường độ dòng điện tăng lên, mặt đầu que hàn và bề mặt vật hàn không nhẵn, do
đó que hàn và vật hàn chỉ tiếp xúc tại những điểm
nhấp nhô, dẫn đến mật độ dòng điện ở đây rất cao.
Dưới tác dụng của dòng điện có mật độ lớn sinh ra
một nhiệt năng lớn, chỗ tiếp xúc tạo nên những
vùng nóng chảy riêng biệt, chúng phát triển và liên
kết lại với nhau tạo nên một lớp kim loại nóng chảy
mỏng giữa đầu que hàn và vật hàn (hình 3-6a, b).
Khi nhấc que hàn lên khoảng 2
5mm khỏi vật hàn
(hình 3-6c,d) thì cột kim loại lỏng bò kéo dài ra,
phần kim loại nóng chảy đầu que hàn bò thắt lại và
tiết diện ngang giảm dần, mật độ dòng điện tại đây
tăng lên và nhiệt độ cũng tăng nhanh làm kim loại lỏng tách khỏi que hàn và rơi vào vũng
hàn.
Trong khoảng cách giữa 2 điện cực “l” tương ứng với điện thế xác đònh U. Các
electron và ion âm sẽ chuyển động từ âm cực sang dương cực, còn các ion dương chuyển
từ dương cực sang âm cực. Với tốc độ rất lớn, chúng va chạm mạnh với các phần tử khí,
làm ion hóa môi trường khí phát nhiệt và ánh sáng. Như vậy hồ quang được hình thành
giữa hai cực (tức giữa que hàn và vật hàn).
Hiện nay cũng có thể gây hồ quang hàn bằng nguồn xoay chiều cao tần. Trong
trường hợp này không cần phải làm ngắn mạch điện cực. Nhờ sự phóng điện của dòng
điện cao tần với điện áp cao giữa hai điện cực mà trong thời gian rất ngắn hình thành hồ
quang hàn. Phương pháp này sử dụng để gây hồ quang khi hàn bằng điện cực không nóng
chảy.
Hình 3
-

5
Cách gây hồ quang khi hàn.
a) Phương pháp mổ thẳng. b) Phương pháp ma sát.

a)

b)
Hình 3
-
6
Quá trình hình
thành hồ quang hàn.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

204
b. Đường đặc tính tónh của hồ quang hàn.
Tính chất điện của hồ quang được đặc trưng bằng sự phụ thuộc giữa điện áp và dòng

điện trong hồ quang gọi là đặc tính tónh Volt-Amper của hồ quang (hình 3-7).













- Đặc tính này có thể chia làm 3 khu vực: khu vực I là đặc tính giảm, khu vực II là
đặc tính cứng, khu vực III là đặc tính tăng.
- Đối với hồ quang điện để hàn, thông thường là đặc tính cứng, tức là điện áp thực
tế không phụ thuộc vào dòng điện hàn (trong khoảng dòng điện 80
800A hồ quang cháy
ổn đònh nhất, và chỉ có chiều dài hồ quang thay đổi thì điện thế mới thay đổi). Đặc tính
này thường dùng cho hàn hồ quang tay, hàn tự động dưới lớp thuốc hàn với dòng hàn nhỏ,
hàn trong môi trường khí bảo vệ với điện cực không nóng chảy.
- Hồ quang với đặc tính tăng sử dụng cho hàn trong môi trường bảo vệ với điện cực
nóng chảy và hàn tự động dưới lớp thuốc với mật độ dòng điện hàn lớn. Hồ quang với đặc
tính giảm ít ổn đònh nên ít sử dụng trong thực tế.
- Khi hồ quang cháy điện thế ở hai đầu điện cực giảm xuống.
Theo G.Airơtôn điện thế của cột hồ quang được xác đònh như sau:

h
hq
hqh
I
dlc
blaU

 (V)
U
h
: Điện thế của hồ quang (V).
l
hq

: Chiều dài cột hồ quang (cm).
I
h
: Dòng điện hàn (A).
a: Điện thế rơi trên 2 cực a = U
k
+ U
a
, nó phụ thuộc vào điện cực, khi là que hàn
a= 15 20V, khi là điện cực không nóng chảy a = 30 35V.
Hình 3
-
7
Đặc tính tónh của hồ quang hàn.
a) Cấu tạo đường đặc tính. b) Các loại đường đặc tính.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

205
b: Điện thế rơi trên một đơn vò chiều dài hồ quang (V/cm) khi hàn thép cacbon
b = 15 v/cm.
c,d: Là các hệ số. Khi que hàn thép c=9,4W, d=2,5W/cm.
Vì I
h
khá lớn nên điện thế hồ quang có thể tính gần đúng như sau:
U
h
= a + bl
hq

(V).
Vậy để giữ cho hồ quang cháy ổn đònh khi hàn thì phải giữ sự ổn đònh chiều dài hồ
quang. Có nghóa là người công nhân hàn phải đảm bảo sự dòch chuyển que hàn đều đặn,
hoặc nối mạch điện hàn với bộ ổn áp.
2.2.3 Hiện tượng thổi lệch hồ quang.
Cột hồ quang có thể xem gần như dây dẫn mềm, do vậy khi hàn, lực điện trường tác
dụng lên hồ quang gồm có lực điện trường tónh của mạch hàn và lực điện trường sinh ra
bởi Fe từ làm hồ quang bò lệch đi rất nhiều, do đó có ảnh hưởng xấu đến quá trình hàn.
a. Ảnh hưởng của điện trường tónh.
Khi hàn với dòng một chiều, xung quanh hồ quang phát sinh điện trường tónh, trong
đó thành phần nằm hướng pháp tuyến: tùy thuộc vò trí đấu điện mà ảnh hưởng này có
khác nhau (hình 3-8).
- Hình 3-8b điện trường
đối xứng xung quanh hồ
quang. Tác dụng đối xứng của
điện trường lên cột hồ quang
nên hồ quang không bò thổi
lệch.
- Hình 3-8a,c Hồ quang
bò lệch do tác dụng của điện
trường không đối xứng. Từ
phía dòng điện đi vào mật độ đường sức dày hơn, thế điện trường mạnh hơn, do đó hồ
quang bò thổi lệch về phía điện trường yếu. Khi hồ quang ngắn thì sự thổi lệch này yếu
hơn so với hồ quang dài.
b. Ảnh hưởng của sắt từ.
Vật liệu sắt từ đặt gần hồ quang sẽ làm
tăng độ từ thấm của nó, do vậy sẽ làm hồ
quang bò hút về phía vật sắt từ đó. Điều này
thấy rõ khi hàn hồ quang với mối hàn mép
vật hàn hoặc khi hàn giáp mối ở thời điểm

bắt đầu và kết thúc mối hàn, hồ quang đều bò
lệch về phía vật hàn có khối lượng lớn.
Hình 3
-
8
Tác dụng của điện trường lên hồ quang.
Hình 3
-
9.
Ảnh hưởng của sắt từ đến hồ
quang.
a) Khi hàn mối hàn góc.
b) Khi hàn mối hàn giáp mối.
c) Khi hàn đến cuối mối hàn.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

206
c. nh hưởng của góc nghiêng điện cực hàn.
Góc nghiêng của điện cực hàn cũng ảnh hưởng đến sự phân bố đường sức từ xung
quanh hồ quang.
Bởi vậy chọn góc nghiêng điện cực hàn
(que hàn) thích hợp có thể thay đổi được tính
chất phân bố đường sức từ và có thể tạo ra
điện trường đồng đều, khắc phục hiện tượng
thổi lệch hồ quang khi hàn.
Hiện tượng thổi lệch hồ quang cũng có
thể do một số nguyên nhân khác gây nên: tác
dụng trực tiếp của các luồng khí, gió mạnh hoặc do lõi que hàn và thuốc bọc không đồng

tâm, nhưng chủ yếu là do điện trường phân bố không đồng đều xung quanh cột hồ quang.
Khi có hiện tượng thổi lệch hồ quang thì người thợ hàn khó điều khiển hồ quang vào đúng
vò trí cần hàn để tập trung nhiệt năng lớn nhất cho quá trình hàn, bảo vệ vũng hàn cũng
như chất lượng mối hàn nói chung.
d. Các biện pháp khắc phục:
- Thay đổi vò trí nối dây với vật hàn để tạo ra điện trường đối xứng (hình 3-8b).
- Nghiêng que hàn về phía hồ quang bò thổi lệch. Nếu nghiêng que hàn không đúng
sẽ làm hồ quang lệch càng nhiều.
- Giảm chiều dài hồ quang tới mức có thể (hàn bằng hồ quang ngắn).
- Thay nguồn hàn một chiều bằng nguồn hàn xoay chiều.
- Đặt thêm vật liệu sắt từ (pherit) gần hồ quang để kéo hồ quang lệch về phía đó,
tạo nên từ trường đối xứng.
- Có biện pháp che chắn gió hoặc các dòng khí tác động lên hồ quang khi hàn ngoài
trời.
2.3 Phân loại hàn hồ quang.
2.3.1 Phân loại theo điện cực hàn. Có hai loại.
a. Hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy.
Điện cực ở đây là các thanh graphit, than và vonfram. Điện cực có tác dụng gây và
duy trì sự cháy hồ quang để nung nóng. Sự hình thành mối hàn là do kim loại vật hàn
nóng chảy (hình 3-11b,c) hoặc do cả kim loại que hàn phụ (hình 3-11d) bổ sung.

Hình 3
-
10.
nh hưởng góc nghiêng
điện cực hàn đến sự lệch của hồ quang.
Hình 3
-
11
:

Các hình
thức hàn hồ
quang điện
cực không
nóng chảy.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

207
b. Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy.
Tiếng Anh gọi là Shielded Metal Arc Welding viết tắt là SMAW.
Điện cực ở đây là que hàn bằng kim loại. Que hàn vừa có tác dụng gây và duy trì hồ
quang, nung nóng chảy mép hàn đồng thời bổ sung kim loại để hình thành mối hàn
(hình 3-11a).
2.3.2 Phân loại theo dòng điện: chia làm 2 loại.
a. Hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều AC(Alternating Current).
Dùng dòng điện công nghiệp, tần số 50HZ hồ quang cháy không ổn đònh, nên chất
lượng mối hàn không cao. Tuy nhiên hàn hồ quang dòng xoay chiều vẫn được sử dụng
nhiều vì thiết bò đơn giản, dễ thao tác, giá thành rẻ.
b. Hàn hồ quang bằng dòng điện một chiều DC (Direct Current).
Hồ quang cháy ổn đònh, chất lượng mối hàn cao, dễ hàn. Tuy nhiên thiết bò hàn phức
tạp, đắt tiền. Khi hàn bằng dòng một chiều, có hai phương pháp nối dây:
* Nối thuận (hình 3-12a):
Nối cực âm của nguồn điện với que hàn, còn cực dương nối với vật hàn.
Trường hợp này nhiệt độ hồ quang phần vật hàn cao hơn ở que hàn. Vì vậy thường
dùng để hàn vật có chiều dày lớn. Khi hàn điện cực than thì nối thuận sẽ làm tăng tuổi thọ
của nó, đồng thời tránh sự xâm nhập các bon vào mối hàn. Đối với hàn điện cực Volfram
trong môi trường bảo vệ, thì nối thuận sẽ bảo vệ điện cực khỏi bò ôxyhóa.










* Nối nghòch: Là nối cực dương của nguồn với que hàn, còn cực âm nối với vật
hàn (hình 3-12b). Thích hợp hàn các tấm mỏng, các kim loại có nhiệt độ chảy thấp (đồng,
nhôm).
2.3.3 Phân loại theo phương pháp nối dây.
a. Nối trực tiếp.
Que hàn (điện cực) nối với một cực của nguồn, còn vật hàn được nối với cực khác
của nguồn. Hồ quang cháy giữa que hàn và vật hàn (hình 3-11a).
Thường dùng khi hàn bằng điện cực nóng chảy (que hàn).
Hình 3
-
12
Phương pháp nối thuận (a) và nối nghòch (b).
1. Nguồn điện hàn. 2. Cáp hàn. 3. Vật hàn.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

208
b. Nối gián tiếp.
Hai cực của nguồn điện nối vào hai điện cực, hồ quang cháy giữa hai điện cực (hình
3-11b). Khi hàn người ta có thể điều chỉnh nguồn nhiệt của hồ quang vào vũng hàn bằng
cách điều chỉnh khoảng cách từ hồ quang đến bề mặt mối hàn. Phương pháp nối gián tiếp

thường dùng khi hàn bằng điện cực không nóng chảy và hàn các tấm mỏng.
c. Nối dây hỗn hợp.
Khi hàn trên máy hàn ba pha (còn gọi là hàn hồ quang ba pha) người ta nối 2 pha
với hai điện cực, còn pha thứ 3 nối với vật
hàn. Như vậy trong cùng một lúc có 3 hồ
quang cháy đồng thời (hình 3-11c).
Ưu điểm của phương pháp này là
năng suất cao, tiết kiệm năng lượng điện
(khoảng 20
25%). Nhược điểm là phải
chế tạo que hàn đặc biệt: que hàn 2 lõi
(hình 3-13).

2.4 Thiết bò hàn hồ quang.
2.4.1 Yêu cầu của nguồn điện hàn và máy hàn.
Nguồn điện để cung cấp cho hồ quang gồm có nguồn xoay chiều và nguồn một
chiều.
- Nguồn xoay chiều khó gây hồ quang và tính ổn đònh của hồ quang kém, song thiết
bò đơn giản, dễ chế tạo nên giá thành hạ.
- Nguồn một chiều dễ gây hồ quang, hồ quang cháy ổn đònh nên chất lượng mối hàn
tốt hơn, nhưng thiết bò hàn kết cấu phức tạp, khó chế tạo, tiêu hao nhiều năng lượng nên
giá thành cao.
- Người ta không thể sử dụng trực tiếp nguồn điện lưới để hàn mà phải đưa qua máy
hàn nhằm bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Muốn gây được hồà quang nguồn điện phải có điện thế đủ lớn để gây được hồ
quang và duy trì hồ quang cháy ổn đònh mà không gây nguy hiểm đến người sử dụng.
Đối với nguồn xoay chiều. Điện thế không tải U
o
= 55 80V, điện thế khi hàn
U

h
= 25 45V. Đối với nguồn một chiều U
o
= 30 55V, U
h
= 16  35V.
+ Quan hệ điện áp trên hai đầu ra của nguồn điện hàn và cường độ dòng điện hàn
được gọi là đặc tính ngoài của máy (hay là đường đặc tính động). Một số đường đặc tính
ngoài của nguồn hàn và đặc tính tónh của hồ quang trên hình 3-14. Tùy theo phương pháp
hàn cụ thể để chọn loại nguồn hàn có đặc tính phù hợp. Khi hàn hồ quang tay nên sử dụng
loại máy hàn có đường đặc tính dốc (đường 1 hình 3-14) thường được gọi máy hàn kiểu
dòng điện không đổi (CC) với ý nghóa là nếu có biến thiên điện áp nhỏ xảy ra do sự thay
Hình 3-13 Que hàn ba pha.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

209
đổi chiều dài hồ quang trong khi hàn
thì dòng điện hàn thay đổi không
đáng kể. Đường đặc tính động càng
dốc thì càng thỏa mãn với yêu cầu
trên.
+ Khi hàn hồ quang tay, hiện
tượng ngắn mạch xảy ra thường
xuyên, lúc này cường độ dòng hàn
rất lớn có thể làm hỏng máy. Do đó
máy hàn phải có dòng điện ngắn
mạch I
đ

không quá lớn, thường
I
đ
 (1,3 1,4)I
h
.
+ Máy hàn hồ quang tay phải
điều chỉnh được với nhiều loại chế
độ hàn khác nhau.
+ Đối với máy hàn dùng dòng
điện xoay chiều, để cho quá trình hàn ổn đònh thì giữa điện áp và dòng điện hàn phải có
sự lệch pha nhau, tức là chúng không có cùng trò số 0 tại cùng một thời điểm.
+ Máy hàn phải có khối lượng, kích thước nhỏ, hệ số hữu ích cao, dễ dàng thao tác,
sửa chữa và giá thành hạ.
2.4.2 Máy hàn xoay chiều.
Máy hàn xoay chiều để hàn hồ quang tay thực chất là một biến áp hàn dùng dòng
điện một pha hoặc ba pha, gồm có các bộ phận chủ yếu sau đây:
- Bộ biến áp chính.
- Khung.
- Cơ cấu điều khiển dòng.
- Hệ thống làm mát (tự nhiên, cưỡng bức…)
Cấu tạo và phương pháp điều khiển dòng điện ở một số loại máy hàn hồ quang xoay
chiều thông dụng (hình 3-15):
1. Biến áp có bộ tự cảm riêng (hình 3-15a): Bộ tự cảm lắp nối tiếp ở mạch thứ cấp
mục đích để tạo ra sự lệch pha của dòng điện và điện áp. Tạo ra đường đặc tính dốc liên
tục và thay đổi cường độ dòng điện hàn. Loại máy này thường cồng kềnh vì có 2 bộ phận
riêng rẽ.
2. Biến áp có các cuộn dây di động (hình 3-15b): Dựa trên nguyên lý thay đổi vò trí
tương đối của các cuộn dây với nhau sẽõ làm thay đổi khoảng hở từ thông giữa chúng, tức
là sẽ làm thay đổi trở kháng giữa các cuộn dây và làm thay đổi dòng điện hàn theo ý

Hình 3
-
14
Các đường đặc tính ngoài
củanguồn (1,2,3,4) và đặc tính tónh của hồ
quang với các chiều dài hồ quang khác
nhau ( l
hq2
> l
hq
> l
hq1
).
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

210
muốn. Sự thay đổi vò trí giữa các cuộn dây được thực hiện bằng cơ cấu vít dẫn cho phép
điều chỉnh vô cấp dòng hàn.

























3. Biến áp có lõi từ di động (hình 3-15c): Giữa khoảng 2 cuộn dây sơ cấp và thứ
cấp đặt một lõi từ di động để tạo ra sự phân nhánh từ thông sinh ra trong lõi của máy. Nếu
điều chỉnh lõi A đi sâu vào khung lõi biến áp thì trò số từ thông rẽ qua A càng lớn, phần từ
thông đi qua lõi cuộn thứ cấp càng nhỏ và dòng điện sinh ra trong mạch hàn càng nhỏ.
Ngược lại, nếu điều chỉnh lõi A chạy ra và tạo nên khoảng trống không khí lớn thì từ
thông rẽ qua mạch A càng bé và dòng điện trong mạch hàn sẽ lớn. Vì vậy loại biến áp
này có thể điều chỉnh vô cấp dòng điện hàn và có khả năng dđiều chỉnh rất chính xác.
4. Biến áp có lõi từ di động trong cuộn cảm (hình 3-15d): Là sự kết hợp của hai
phương pháp điều khiển dòng hàn ở trên. Lõi từ di động trong cuộn cảm làm thay đổi khe
hở không khí và trở kháng của mạch hàn. Khe hở không khí càng lớn, cảm kháng càng
nhỏ thì dòng điện hàn càng cao.
Hình 3
-
15
Các loại biến áp hàn và phương pháp điều khiển dòng điện hàn.
a) Biến áp có bộ tự cảm riêng. b) Biến áp có các cuộn dây di động. c) Biến

áp có lõi từ di động. d) Biến áp có lõi từ di động trong cuộn cảm. e) Biến áp
có bộ tự cảm bão hòa.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

211
5. Biến áp có bộ tự cảm bão hòa (hình 3-15e): Sử dụng cầu chỉnh lưu và biến trở
để điều khiển dòng điện một chiều trong phần điều khiển. Khi không có dòng điện một
chiều đi qua cuộn dây điều khiển, cảm kháng là cực đại và dòng điện hàn càng bé. Ngược
lại, khi có dòng điện một chiều cực đại đi qua dòng điện hàn sẽ đạt giá trò cực đại. Máy
làm việc êm vì không có các cơ cấu chuyển động và có thể dễ dàng điều khiển từ xa.
2.4.3 Máy hàn hồ quang một chiều:
Gồm 2 loại chủ yếu là máy phát điện hàn và máy chỉnh lưu hàn.
1. Máy phát điện hàn: Máy được truyền động bằng một động cơ điện hay động cơ
đốt trong (xăng hay diesel). Nguyên lý máy phát điện một chiều kiểu các cực từ lắp rời.


















2. Máy chỉnh lưu hàn. Gồm một máy biến áp hàn (có cơ cấu điều chỉnh) và một
mạch chỉnh lưu dòng xoay chiều thành dòng một chiều (hình 3-17).




Hình 3-16
Hình 3
-
17.
Sơ đồ nguyên lý máy hàn chỉnh lưu một pha và ba pha.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

212
2.5

Vật liệu hàn hồ quang tay.
Để hàn hồ quang tay người ta dùng điện cực nóng chảy (que hàn) và điện cực
không nóng chảy.
2.5.1 Que hàn.
Trong quá trình hàn hồ quang tay, que hàn làm nhiệm vụ: Gây hồ quang, đồng thời
bổ sung kim loại cho mối hàn.
a. Cấu tạo (hình 3-18):
- Que hàn gồm có lõi kim loại là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ
250 450mm và đường kính từ 1,6  6mm.

- Bọc ngoài lõi là lớp thuốc hàn. Đó là hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất, ferô hợp
kim và chất dính kết.
Thuốc bọc que hàn cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
. Tạo ra môi trường ion hóa tốt để đảm bảo dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn
đònh. Thường dùng các nguyên tố của nhóm kim loại kiềm.
. Tạo ra môi trường khí bảo vệ tốt vùng hàn, không cho nó tiếp xúc với ôxy và nitơ
của môi trường xung quanh. Thường dùng các chất hữu cơ (tinh bột, xenlulô…), các chất
khoáng (manhêdit, đá cẩm thạch…).
. Tạo lớp xỉ lỏng phủ đều lên bề mặt kim loại mối hàn, bảo vệ không cho không
khí xâm nhập trực tiếp vào vũng hàn và tạo điều kiện cho mối hàn nguội chậm. Lớp xỉ
này phải dễ bong sau khi mối hàn nguội. Thường dùng các loại như TiO
2
, CaF
2
, MnO
2
,
SiO
2

. Có khả năng khử oxy, hợp kim hóa mối hàn,…nhằm nâng cao hoặc cải thiện thành
phần hóa học và cơ tính của kim loại mối hàn. Trong vỏ thuốc, các ferô hợp kim thường
được đưa vào để thực hiện chức năng này.
. Bảo đảm độ bám chắc của vỏ thuốc lên lõi que, bảo vệ lõi que không bò ôxy hóa
và sự dính kết tốt giữa các chất khoáng nhưng không gây ra khí độc khi hàn. Thường dùng
nước thủy tinh, dextrin…
Hình 3-18 Cấu tạo que hàn điện.1. Lõi que. 2. Vỏ thuốc.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh


213
. Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp vỏ thuốc phải lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của lõi
que để khi hàn vỏ thuốc tạo ra hình phễu hướng kim loại que hàn nóng chảy đi vào vũng
hàn thuận lợi. Vỏ thuốc phải cháy đều và không rơi thành cục.
- Vì vậy que hàn cần đảm bảo:
. Bảo đảm yêu cầu về thành phần hóa học, cơ tính của kim loại mối hàn.
. Có tính công nghệ tốt nghóa là dễ gây hồ quang và duy trì sự cháy ổn đònh hồ
quang. Nóng chảy đều, có khả năng hàn được mối hàn ở nhiều vò trí trong không gian.
. Kim loại mối hàn ít bò khuyết tật: nứt, rỗ, xỉ…
. Xỉ hàn dễ nổi, phủ đều, dễ tách khỏi mối hàn khi nguội.
. Năng suất cao và giá thành rẻ.
. Không gây độc hại cho công nhân khi hàn.
b. Phân loại:
- Theo công dụng như que hàn thép C và thép hợp kim kết cấu, que hàn gang, que
hàn đồng…
- Theo chiều dày lớp vỏ bọc (hình 3-18): Loại vỏ thuốc mỏng (D/d
 1,2); Loại vỏ
thuốc trung bình ( 1,2 < D/d 1,45); Loại vỏ thuốc dày ( 1,45<D/d 1,8); Loại vỏ thuốc đặc
biệt dày (D/d > 1,8);
- Theo tính chất chủ yếu của vỏ thuốc: Loại vỏ thuốc hệ axít (kí hiệu là A) được
chế tạo từ các loại ôxít (Fe, Mn, Si), ferômangan…Que hàn vỏ thuốc loại này có tốc độ
chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai loại dòng điện xoay chiều và một chiều, hàn hầu hết
các vò trí khác nhau trong không gian của mối hàn. Nhược điểm là mối hàn dễ có khuynh
hướng nứt nóng, nên rất ít dùng để hàn các loại thép có hàm lượng S vàC cao.
Loại vỏ thuốc hệ bazơ (B) có canxi cacbonat, manhê cacbonat, huỳnh thạch,
ferômangan, Si,Ti…Khi hàn tạo ra khí bảo vệ CO và CO
2
. Que hàn thuộc hệ bazơ thường
chỉ sử dụng với dòng điện hàn một chiều nối nghòch. Mối hàn ít bò nứt kết tinh, nhưng rất

dễ bò rỗ khí. Để hàn thép có độ bền cao, các kết cấu hàn quan trọng.
Loại vỏ thuốc hệ hữu cơ (O hay C): chứa nhiều tinh bột, xenlulô… để tạo ra môi
trường khí bảo vệ cho quá trình hàn. Muốn tạo xỉ tốt thường cho thêm vào hỗn hợp thuốc
một số tinh quặng Ti, Mn, Si và một số ferô hợp kim. Đặc điểm của loại que hàn này là
tốc độ đông đặc của vũng hàn nhanh nên sử dụng hàn đứng từ trên xuống, dùng dòng một
chiều hoặc xoay chiều.
Loại vỏ thuốc hệ rutin (R) chứa TiO
2
, graphít, mica, trường thạch, Ca, MgCO
3
, ferô
hợp kim…Sử dụng được với cả dòng điện một chiều và xoay chiều, hồ quang cháy ổ đònh,
mối hàn hình thành tốt, ít bắn tóe, nhưng dễ bò rỗ khí và nứt kết tinh trong mối hàn.
c. Kí hiệu: que hàn theo tiêu chuẩn Việt nam. Ví dụ: N50-6B là que hàn thép
cácbon và hợp kim thấp, vỏ thuốc bazơ thích hợp với hàn dòng một chiều nối nghòch.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

214
Kim loại mối hàn có giới hạn bền kéo tối thiểu là 50 kG/mm
2
(hay 490MPa), độ dai
va đập không bé hơn 1,3MJ/m
2
, độ dãn dài tương đối 
k
20%, góc uốn  150
o
.

d. Chọn que hàn: phải tạo được kim loại mối hàn có đặc tính bền và thành phần
hóa học tương ứng với kim loại cơ bản, thích hợp với vò trí mối hàn trong không gian, thích
hợp với nguồn điện và máy hàn…
2.5.2 Điện cực không nóng chảy.
Trong hàn hồ quang tay điện cực không nóng chảy thường dùng là điện cực than,
graphit và điện cực volfram.
- Điện cực than, graphit có dạng hình trụ có chiều dài từ 200 700mm và đường kính
5
25 mm, khi hàn một đầu được vát côn 60
o
70
o
.
- Điện cực Volfram: Là loại điện cực chất lượng cao nhất trong các điện cực không
nóng chảy. Nó có nhiệt độ chảy cao 3377
o
C, có tính dẫn điện, có tính công nghệ và cơ học
cao. Sự tiêu hao điện cực khi hàn thấp (một vài gam sau một giờ hàn). Điện cực Volfram
có đường kính từ 0,2 10mm, dài từ 250 350mm. Để duy trì sự ổn đònh của hồ quang và
nâng cao tuổi thọ của điện cực, người ta cho thêm một số loại ôxít có hoạt tính cao như
ThO
2
, La
2
O
3

Điện cực Volfram được dùng trong hàn tự động và bán tự động trong môi trường khí
bảo vệ, hàn hồ quang tay yêu cầu chất lượng cao.
2.5.3 Công nghệ chế tạo que hàn.

Gồm các nguyên công sau:
- Nắn dây, làm sạch và cắt dây thành lõi có chiều dài yêu cầu.
- Xác đònh mẻ liệu (đơn thuốc) của thuốc bọc que.
- Chế tạo hỗn hợp thuốc ướt (ép bánh).
- Bọc que hàn (ép thuốc lên bề mặt que).
- Sấy que hàn. Kiểm tra chất lượng que hàn và bao gói.
N
2 chữ
số
1 chữ
số
1 chữ cái
in hoa
-

Que hàn
nối
Chỉ giới hạn bền kéo tối
thiểu (kG/mm
2
) và các
chỉ tiêu khác về cơ tính
của kim loại mối hàn.
Chỉ hệ vỏ bọc của que
hàn A (Axit), B (Bazơ),
R (Rutin)…
Chỉ loại dòng điện và cực tính của
dòng một chiều. “6”- que hàn chỉ
hàn bằng dòng một chiều nối nghòch
(DC

+
)
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

215
2.6 Công nghệ hàn hồ quang tay.
2.6.1 Vò trí mối hàn trong không gian.
Chia thành 4 loại (hình
3-19):
- Mối hàn sấp ( còn gọi
là hàn bằng, hàn phẳng): là
mối hàn nằm trong các mặt
phẳng phân bố từ góc
0
o
120
o
, dễ thực hiện và cho
năng suất cao nhất. Vì thế khi
hàn, nếu có thể xoay lật kết
cấu được, nên cố gắng đưa
mối hàn về vò trí hàn sấp là
tốt nhất.
- Mối hàn đứng: là mối
hàn nằm trong các mặt phẳng
phân bố từ góc 60
120
o

. Trong phạm vi góc này nếu phương của mối hàn song song với
mặt phẳng nằm ngang thì mối hàn đó được gọi là mối hàn ngang.
Mối hàn trần (hàn ngửa): là mối hàn nằm trong các mặt phẳng phân bố trong góc từ
120
o
180
o
.
2.6.2 Các loại mối hàn.
1. Mối hàn giáp mối (hình 3-20a) Có thể không cần vát mép khi chiều dày vật hàn
S
4mm và vát mép khi chiều dày S> 4mm. Đặc điểm của loại này là rất đơn giản, tiết
kiệm, dễ chế tạo và là loại dùng phổ biến nhất.
2. Mối hàn gấp mép (hình 3-20b) dùng khi chiều dày S2mm, loại mối hàn này có
thể dùng điện cực hàn không nóng chảy, hoặc hàn khí không cần que hàn phụ.
3. Mối hàn chồng (hình 3-20c, d): Loại này thường ít dùng so với loại mối hàn giáp
mối vì tăng lượng tổn thất kim loại.
4. Mối hàn có tấm đệm (hình 3-20e, g), loại này tổn thất kim loại nhiều, độ bền
thấp, dùng để sửa chữa.
5. Mối hàn góc (hình 3-20i, h), có thể vát mép hoặc không vát mép khi hàn. Mối
hàn này được dùng nhiều trong các kết cấu hàn.
6. Mối hàn chữ T (hình 3-20k) dùng khá phổ biến trong các kết cấu, nó có độ bền
cao. Khi hàn có thể hàn một bên hay hai bên tùy theo tình trạng chòu lực của nó.
Hình 3
-
19
Vò trí mối hàn trong không gian.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh


216
7. Mối hàn mặt đầu (hình 3-20l) chỉ được dùng khi lắp ghép hai tấm có bề mặt tiếp
xúc nhau.
8. Mối hàn viền mép ( hình 3-20m) dùng trong trường hợp chi tiết hàn không cho
phép tăng kích thước. Để tăng chiều dài hàn (tức tăng khả năng chòu lực) thường cắt một
phần theo chu vi kín hoặc hở.
9. Mối hàn kiểu chốt (n), dùng ít vì độ bền không cao, tính công nghệ kém. Lỗ chốt
hàn có thể khoan trên một hoặc cả hai tấm hàn.
2.6.3 Chuẩn bò mép hàn.
- Công việc chuẩn bò mép hàn phụ thuộc vào chiều dày chi tiết hàn, phương pháp và
khả năng công nghệ hàn.
- Những yếu tố cơ bản khi vát mép là: góc vát, phần còn lại không vát hoặc là chiều
gấp mép b. Góc vát làm cho kim loại ngấu khắp tiết diện mối hàn, phần không vát b có
tác dụng không cho kim loại chảy quá xuống phía dưới chưa hàn.
- Công việc vát mép có thể tiến hành trên máy bào, cắt bằng mỏ cắt khí, cắt
Plasma….
- Sau khi vát mép vật hàn , tiến hành làm sạch về mỗi phía của rãnh hàn 20

30mm, làm sạch sơn, gỉ, dầu mỡ bằng bàn chải sắt, giấy nhám, phun cát, hoặc bằng
phương pháp hóa học…
Hình 3
-
20
Các
dạng mối hàn.
a) Mối hàn giáp
mối.
b) Mối hàn gấp
mép.

c,d) Mối hàn
chồng.
i,h) Mối hàn
góc.
k) Mối hàn chữ
T.
e,g) Mối hàn có
tấm đệm.
l) Mối hàn mặt
đầu.
m) Mối hàn viền
mép.
n) Mối hàn
chốt.
a

b

c

d

i

k
g

e

l


h

n

m

Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

217
- Một số dạng vát mép khi hàn là:




































2.6.4 Chế độ hàn hồ quang tay.
a. Đường kính que hàn d
q
:
- Khi hàn giáp mối: mm
S
d
q
1
2

- Khi hàn góc, chữ T: mm

K
d
q
2
2

Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

218
Trong đó: S là chiều dày vật hàn.
K là cạnh mối hàn.
Trong thực tế, chỉ dùng loại que hàn có đường kính từ 2,0 5mm. Vì vậy có thể tra
đường kính que hàn theo bảng dưới đây:
Chiều dày vật
hàn S (mm)
1,5

2

3

4

5

6

8


9

12

13

15

16

20

> 20

Đường kính
que hàn d
q

(mm)
1,6

2

3

3

4


4

4

5

5

5

6

6

b. Cường độ dòng hàn I
h
: Cường độ dòng điện hàn cần tính sao cho nhiệt phát ra đủ
để nung chảy que hàn và mép vật hàn. Như vậy cường độ dòng điện phụ thuộc vào chiều
dày vật hàn và đường kính que hàn, vò trí mối hàn trong không gian…
Hàn thép, vò trí hàn sấp, I
h
được tính bằng công thức gần đúng như sau:
I
h
= ( + d
q
).d
q
[A]
Trong đó dq: Đường kính que hàn (mm).

 và : Các hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que thép cacbon  = 20,  = 6.
Trong sản xuất có thể tính theo.
I
h
= (35 50)dq.
Chú ý: - Nếu vật có chiều dày S>3d
q
để bảo đảm hàn ngấu ta tăng dòng điện hàn
theo tính toán lên 15%, nếu vật hàn mỏng S<1,5d
q
ta giảm dòng điện 15%.
Khi hàn đứng thì giảm cường độ tính toán từ 10% 15% và khi hàn trần giảm dòng
điện hàn từ 15% 20% để kim loại lỏng không loãng quá, ít bắn tóe, bảo đảm an toàn cho
công nhân.
- Tăng I
h
sẽ làm tăng chiều sâu ngấu của mối hàn, nhưng nếu I
h
quá lớn sẽ làm que
hàn quá nóng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàn. Ngược lại nếu I
h
thấp thì hồ quang sẽ
yếu và chiều sâu ngấu rất bé.
- Que hàn được quy đòng để hàn bằng dòng DC có thể không dùng được với máy
hàn AC.
c. Chiều dài hồ quang l
hq
: đó là khoảng cách từ đầu mút que hàn đến mặt thoáng
của vũng hàn. Người ta phân biệt:
- Hàn hồ quang bình thường nếu l

hq
= 1,1d
q
.
- Hàn hồ quang ngắn nếu l
hq
< 1,1d
q
- Hàn hồ quang dài nếu l
hq
> 1,1d
q
Chú ý: - Nếu chiều dài hồ quang càng lớn thì quãng đường dòch chuyển của các
giọt kim loại lỏng từ que hàn vào vũng hàn càng dài, do đó chúng dễ bò tác động xấu của
môi trường không khí. Mặt khác, hàn với hồ quang dài, điện áp hồ quang sẽ tăng, chiều
sâu ngấu giảm, sự mất mát kim loại do bắn tóe, bay hơi trong quá trình hàn tăng lên, bề
mặt mới hàn gồ ghề, và dễ bò khuyết tật lẹm chân.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

219
- Nếu chiều dài hồ quang quá bé thì sực cháy của nó không ổn đònh, dòng điện có
hiện tượng chập mạch thường xuyên, điện áp hồ quang giảm, chiều rộng mối hàn giảm,
bề
mặt mối hàn không mòn. Khi hàn bằng dòng DC hồ quang ít bò thổi lệch hơn.
d. Tốc độ hàn V
h
: Là tốc độ dòch chuyển que hàn dọc theo trục mối hàn. Nếu V
h


quálớn mối hàn sẽ hẹp, chiều sâu ngấu mối hàn giảm, không phẳng và cóù thể bò gián
đoạn. Ngược lại, nếu V
h
quá bé sẽ dễ xuất hiện hiện tượng cháy chân, kim loại cơ bản bò
nung nóng quá mức, vùng ảnh hưởng nhiệt lớn, chiều rộng và chiều sâu ngấu của mối hàn
tăng…
Tốc độ hàn hồ quang tay phụ thuộc vào loại que hàn (hệ số đắp), I
h
và tiết diện
ngang của mối hàn. V
h
càng lớn thì năng suất
càng cao.
2.6.5 Kỹ thuật hàn hồ quang tay.
a. Các chuyển động cơ bản khi hàn hồ
quang tay:
Để bảo đảm duy trì chiều dài hồ quang
và kích thước chiều rộng của mối hàn, người
công nhân phải cùng một lúc thực hiện ba
chuyển động cơ bản (hình 3-21):
1. Chuyển động theo trục que hàn (1): để điều chỉnh chiều dài que hàn. Chuyển
động này phải có tốc độ bằng tốc độ chảy của que hàn thì mới có thể duy trì được hồ
quang cháy ổn đònh.
- Muốn đảm bảo chất lượng mối hàn, que hàn
cần phải đặt nghiêng theo hướng hàn một góc 75-85
o
.
2. Chuyển động dọc theo trục mối hàn (2)
để hàn hết chiều dài mối hàn. Chuyển động này có

ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng mối hàn và năng
suất lao động.
- Với mối hàn một lượt ta thực hiện chuyển
động dọc phân đoạn hay phân đoạn nghòch theo hình
3-22.
- Khi hàn các mối hàn giáp mối nhiều lớp, thứ
tự thực hiện các lớp hàn nên tiến hành như hình 3-23.
- Khi hàn các vật liệu có tính hàn xấu, mối hàn
dài và phải hàn nhiều lớp ta có thể thực hiện chuyển
động dọc theo phương phàp hàn phân đoạn kiểu bậc
Hình 3
-
21
Sơ đồ các chuyển
động của que hàn khi hàn.
Hình 3
-
22
Hàn các mối hàn
có chiều dài khác nhau.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

220
thang hoặc hạ dốc (hình 3-24)
3. Chuyển động dao động ngang (3):
Để bảo đảm chiều rộng mối hàn, bảo đảm hàn ngấu hai mép hàn và nung đều làm
cho mối hàn nguội chậm.Nếu khi hàn không có chuyển động dao động ngang (phương
pháp kéo thẳng) thì chiều rộng mối hàn chỉ đạt được cỡ (0,8 1,5)d

q
. Chiều rộng này chỉ
phù hợp đối với hàn các chi tiết mỏng không vát mép hay hàn lớp thứ nhất của mối hàn
nhiều lớp. Đa số các trường hợp khác, chiều rộng mối hàn yêu cầu bằng (3 5)d
q
. Do đó,
trong quá trình hàn, que hàn cần phải có chuyển động dao động ngang.



















Phối hợp 3 chuyển động trên lại ta có các kiểu chuyển động cơ bản của que hàn
như hình 3-25. Kiểu 1,2,3 và 4 dùng phổ biến nhất, kiểu 5 dùng khi cần nung nóng nhiều
phần giữa mối hàn, kiểu 6 và 7 dùng khi cần nung nóng nhiều phần mép hàn.


Hình 3-23 Thứ tự thực hiện mối hàn nhiều lớp.
Hình 3
-
25
Một số kiểu chuyển động của que hàn.
Hình 3-24
Phương pháp
hàn phân đoạn
bậc thang (a) và
phân đoạn hạ
dốc (b).
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

221
b. Kỹ thuật khi hàn các vò trí trong không gian.
1. Hàn mối hàn sấp:Trong công nghệ hàn hồ quang tay, khi hàn ở vò trí hàn sấp là
thuận lợi nhất cho việc tạo hình mối hàn và dễ đạt được chất lượng cao, bởi vì điều kiện
thoát khí và và xỉ nổi lên dễ nhất. Vì vậy, khi thiết kế các kết cấu ta cần cố gắng bố trí để
có thể thực hiện các mối hàn ở vò trí hàn sấp.
- Khi hàn mối hàn giáp mối, vò trí của que hàn được đặt như hình 3-26 và tùy theo
chi tiết có hay không vát mép mà que hàn có hoặc không có chuyển động dao động
ngang.
- Khi hàn mối hàn góc có thể thực hiện bằng hai phương pháp: nếu có thể được thì
tốt nhất nên đưa liên kết hàn về vò trí hàn sấp để hàn như khi hàn mối hàn giáp mối có vát
mép với góc vát
 = 90
o
(hình 3-27a), còn nếu không thể được thì khi hàn vò trí của que

hàn và quỹ đạo chuyển động của nó sẽ tiến hành như hình 3-27b, c. Cần chú ý là khi hàn
bao giờ cũng gây hồ quang ở tấm dưới chứ không gây ở tấm trên. Điểm gây hồ quang
cách đỉnh mối hàn khoảng 3
4mm.
2. Hàn mối hàn đứng:
Khó khăn chủ yếu khi hàn đứng là kim loại lỏng ở vũng hàn và ở đầu que hàn
chảy xuống phía dưới. Hàn đứng tốt nhất là hàn từ dưới lên (còn gọi là hàn leo hình 3-28a
Hình 3
-
26
Góc độ của que hàn và kiểu dao động thông dụng khi hàn liên kết
giáp mối. a) Mặt cắt ngang. b) Mặt cắt dọc. c) Kiểu chuyển động (1. lớp lót
2. lớp tiếp theo).

Hình 3
-
27
Hàn
mối hàn góc.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

222
thường dùng hàn vật dày) hoặc cóù thể hàn từ trên xuống ( còn gọi là hàn tụt để hàn vật
mỏng hình 3-28b). Để tạo hình mối hàn đẹp, ta giữ chiều dài hồ quang ngắn, cường độ
dòng điện giảm, biên độ dao động ngang nhỏ.
3. Hàn mối hàn ngang (hình 3-29): vò trí này khó hơn mối hàn đứng. Kim loại lỏng
thường chảy nhiều xuống mép dưới. Vì vậy ta chỉ cần vát mép cạnh trên, còn phía dưới để
nguyên để nó giữ kim loại lỏng của vũng hàn, gây hồ quang từ mép dưới lên trên, các

điều kiện khác thực hiện như khi hàn đứng.
4. Hàn mối hàn trần (hình 3-30): Đây là vò trí hàn khó nhất. Khi kim loại chảy từ
que hàn vào vũng hàn ngược với hướng của trọng trường nên kim loại lỏng dễ rơi xuống
dưới. Song khi hàn kim loại lỏng vẫn chuyển vào vũng hàn là
nhờ sức căng bề mặt, lực điện trường, từ trường và áp lực của
khí. Để tạo hình mối hàn tốt ta phải dùng que hàn có đường
kính nhỏ hơn khi hàn sấp 1mm (thường dùng d
q
< 4mm),
cường độ dòng điện giảm đi 15%
20% hoặc 25%, chiều dài
hồ quang thật ngắn, phải dùng que hàn có thuốc bọc dày và
có nhiệt độ chảy cao hơn lõi que để tạo thành phễu hứng kim
loại lỏng vào vũng hàn.

Hình 3
-
28
Hàn
mối hàn đứng.
a,b) Góc nghiêng
que hàn.
c,d) Một số kiểu
chuyển động que
hàn.
Hình 3-29 Hàn mối hàn ngang.
Hình 3
-
30
Hàn mối

hàn trần.
1. Lớp lót 2. Các
lớp tiếp theo.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

×