Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 - BÀI 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.11 KB, 7 trang )


19

Chỉ khi lai các dòng chịu hạn với nhau mới hy vọng tạo hiệu quả ưu thế lai về tính
trạng này ở các giống lai.
Khi chọn lọc về tính chín sớm, khó khăn lớn xuất hiện do độ dài thời gian sinh trưởng
biến động nhiều phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết. Vì thế để xác định tính chín sớm
của các vật liệu cần sử dụng chỉ tiêu như số lá trên thân chính (ở các dạng chín sớm số
lá ít hơn các dạng chín sớm)
Đã xác định hệ số tương quan cao về tính trạng này: r = +0,846
- Để đánh giá tính chịu lạnh phương pháp tương đối chính xác là gieo các mẫu
ngô (dòng, giống lai ) trong điều kiện đồng ruộng vùng lạnh (gieo vào mùa đông hoặc
gieo sớm vào mùa xuân vùng núi)
Cũng đã đề ra phương pháp gieo lạnh hạt trong đất ở nhiệt độ 8 – 10
0
C. Phương
pháp cho kết quả tốt và có thể dùng đánh giá sơ bộ: các dạng chịu lạnh có độ nảy mầm
85 – 100% chịu lạnh trung bình 75 – 84%. Không chịu lạnh < 74%
- Người ta chọn lọc các dòng ngô chịu mặn khi gieo hạt trong các dung dịch
muối (muối ăn) có nồng độ khác nhau.
Đối chứng là các hạt gieo ở nước thường tiến hành tính toán sau khi gieo 6 – 7
ngày.


Bài 3

CHỌN TẠO GIỐNG LẠC
(Arachis hypogaea L.)

1. DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG


1.1. Di truyền các tính trạng chất lượng

1.1.1. Tập tính sinh trưởng
Giữa dạng thân bò và thân đứng trong nhóm Virginia có sự khác nhau về tế bào
chất. Theo Patel, tính trội hoàn toàn thuộc về dạng thân bò. Nhiều tác giả cũng khẳng
định tính trội và kiểu ra hoa xen kẽ và sự ra cành ở loài phụ Hypogaea so với loài phụ
Fastigiata.

1.1.2. Đặc tính dạng cây và tán lá
Về màu sắc lá, Badami cho rằng màu xanh xẫm mang gen trội so với màu nhạt.
Các cặp lai dưới loài thường cho cây lai ở thời kì cây con có thể bạch tạng chiếm tỉ lệ
tương đối cao.


20

1.1.3. Sắc tố thân
Patel dùng phương pháp lai nhiều lần (multicross), đã phát hiện ra mối liên quan
giữa sắc tố thân và màu sắc vỏ hạt, các sắc tố thẫm màu thường mang tính trội so với
sắc tố nhạt màu hơn.

1.1.4. Các đặc tính vỏ quả và hạt
+ Các đặc tính sau của vỏ quả là mang tính trội: kích thước lớn của vỏ quả; tính
có gân vỏ quả rõ; tính dạng quả có eo nông.
+ Số lượng hạt/ quả: tính mang quả 2 hạt là trội hơn so với quả 3 – 4 hạt

1.2. Di truyền các tính trạng số lượng
Nhiều tác giả cho rằng việc đánh giá về khả năng tổ hợp và di truyền của lạc còn
ít được nghiên cứu. Stokes và Hull khi nghiên cứu 11 tổ hợp lai cho rằng ít tính trội
mạnh ở F

1
. Nhưng một số tác giả cho rằng các tổ hợp lai giữa dạng Spanish và
Valencia (cùng trong loài phụ Fastigiata ) thường cho F
1
có sức sinh trưởng mạnh và
năng suất cao. Các tổ hợp lai giữa loài phụ Hypogaea (dạng Virginia) với loài phụ
Fastigiata (dạng Valencia) thường cho con lai F
1
có khả năng sinh trưởng sinh dưỡng
cao.
Ở nước ta, một số giống lai có năng suất cao như “Sen lai – 23/75” là kết quả
của tổ hợp lai giữa 2 giống thuộc dạng Spanish (trắng Mộc Châu x Trạm Xuyên).
Giống lai cho những tính trạng di truyền ổn định sau 6 thế hệ chọn lọc. Từ F
7
, dòng lai
được đưa ra, màng lưới khảo nghiệm.

2. Phương pháp chọn tạo lạc

2.1. Xây dựng tập đoàn giống và cải tiến quần thể
Bước đầu tiên trong công tác chọn tạo giống là xây dựng tập đoàn giống nhằm
thu thập nguồn gen làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo sau này
Nguồn giống của tập đoàn gồm:
+ Các tạp chủng ở các địa phương: nguồn giống địa phương thường lẫn tạp và
nhiều khi trùng lặp do tên gọi địa phương. Vì vậy phải tiến hành chọn thuần các mẫu
giống thu thập được sau đó chỉnh lí giống, loại bỏ trùng lặp.
+ Nhập nội giống: công tác nhập nội giống là hết sức quan trọng nhằm làm
phong phú nguồn gen. Nhập nội giống chủ yếu từ nguồn hợp tác Quốc tế với các trung
tâm nghiên cứu Quốc tế, Viện khoa học Nông nghiệp các nước như viện ICRISAT (Ấn
Độ),Viện KHNN Trung Quốc thông qua trao đổi giống hoặc tham gia các mạng lưới

thử nghiệm giống Quốc tế.

21

Từ nguồn giống nhập nội, có thể tiến hành các thí nghiệm so sánh, khảo nghiệm
để xác định giống tốt cho sản xuất, các giống khác để dùng làm tài liệu lai hoặc xử lí
đột biến.
Các giống ưu tú được bình chọn thông qua các thí nghiệm giống được tiếp tục
nhân và tiến hành công tác chọn lọc và cải tiến theo phương pháp chọn lọc quần thể
(Maseslection)
Thông qua theo dõi tập đoàn giống lạc nhập nội, các cơ quan nghiên cứu lạc
trong thời kì 1970 – 1980 đã bình tuyển, chọn được các giống Sư tuyển 64, Trạm
Xuyên (nguồn gốc từ Trung Quốc), có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sản xuất
ở các tỉnh phía Bắc. Các giống này đã được phổ biến rộng rãi trong các vùng trồng lạc
trong một thời gian dài.
Hiện nay, Trung tâm Đậu đỗ (Viện KHNN VN) đang theo dõi tập đoàn giống
lạc gồm hàng trăm giống thuộc các bộ giống của Viện ICRISAT (Ấn Độ): bộ giống
chịu hạn, bộ giống chống bệnh đốm lá, bộ giống ngắn ngày, trung ngày và bộ dài
ngày trong đó có nhiều giống có triển vọng đang được khảo nghiệm.
2.2. Chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính
Lai hữu tính kết hợp với chọn lọc đúng kĩ thuật là phương pháp chọn tạo giống
lạc nhanh và có hiệu quả cao.
a) Đặc điểm ra hoa của lạc
Lạc bắt đầu nở hoa vào khoảng ngày thứ 20 – 45 sau khi mọc. Thời gian này
thay đổi phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo.
Thời kì ra hoa của lạc thường kéo dài, khi thu hoạch có thể vẫn có hoa. Nhưng
thời kì hoa có ích chỉ khoảng 10 – 15 ngày ở thời kì đầu ra hoa, còn gọi là thời kì hoa
rộ. Trong thời kì này, số hoa nở hàng ngày thường 3 – 10, có khi hơn. Nên tiến hành lai
vào thời kì hoa rộ, sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Hoa lạc nở vào buổi sáng, từ 7 – 10 giờ. Ngày nắng, hoa nở sớm và ngược lại,

ngày mưa hoặc không nắng, hoa nở muộn hơn.
Lạc là cây tự thụ, quá trình thụ phấn tiến hành trước khi hoa nở 7 – 10 giờ tức là
khoảng 1 giờ sáng. Như vậy, thời gian khử đực thường được tiến hành vào khoảng 4 –
6 giờ chiều hôm trước là thuận lợi.
Ống nhụy dài 50 – 70mm, tốc độ nảy mầm của tế bào hạt phấn trong bầu nhụy
khoảng 4 – 5mm/giờ, như vậy quá trình thụ tinh tiến hành sau khi thụ phấn khoảng 10
– 12 giờ, tức là sau khi hoa nở 2 – 4 giờ. Tia xuất hiện sau thụ tinh 4 – 6 ngày trong
điều kiện bình thường.

b) Chọn bố - mẹ
Là bước đầu tiên và có tính quyết định trong công tác lai tạo. Tiêu chuẩn chọn
bố - mẹ tùy thuộc ở mục đích lai tạo. Thông thường người ta chọn cặp lai tạo gồm:

22

+ Một giống đang được trồng phổ biến trong sản xuất, có những đặc tính cần
được cải tiến (năng suất thấp, tính chịu hạn, khả năng chống bệnh)
+ Một giống có những đặc tính tốt cần được sử dụng trong con lai.
Dùng phương pháp lai thuận nghịch để kiểm tra con lai.

c) Gieo trồng giống bố mẹ
Bố , mẹ của các tổ hợp lai được gieo thành luống, mối luống gieo 1 tổ hợp (2
giống), mỗi giống gieo một hàng với khoảng cách 40 – 45cm, khoảng cách cây 20cm.
Vườn lai nên tiến hành trong nhà kính, nhà lưới hoặc làm giàn che (giàn che bớt 50%
ánh nắng). Các thí nghiệm của trường ĐHNN – I đã chỉ rõ: tỉ lệ đậu quả ở luống, được
che giàn có thể đạt 67 – 85%, so với đối chứng không che là: 45 – 57%
Kĩ thuật trồng trọt áp dụng trong vườm ươm như trong sản xuất bình thường chỉ
cần chú ý bón phân đầy đủ cho lạc tạo quả tốt hơn.

d) Khử đực

Thời gian khử đực tiến hành vào khoảng 4 – 6 giờ chiều hôm trước. Có thể dùng
panh tách 2 cánh bên của hoa rồi gắp cả cụm bao phấn chưa mở hoặc gắp từng bao
phấn. Cần lưu ý phải gắp hết số bao phấn trong hoa. Nếu nụ hoa còn quá non, có thể
dùng panh cắt môi dưới của đài hoa để dễ gắp phấn hoa. Đánh dấu hoa đã khử đực
bằng chỉ mầu có đính biển bằng nilon. Dùng panh ngắt bỏ những hoa khác trong
cùng cụm hoa đã khử đực.
Lấy phấn hoa của bố
Thời gian lấy phấn hoa khoảng 5 – 8 giờ sáng.
Dùng panh đã sát khuẩn bằng cồn 90
0
cẩn thận gắp phấn hoa của cây bố ra đĩa
thủy tinh, phấn chưa dùng phải được bảo quản cẩn thận trong đĩa thủy tinh hoặc nơi
mát. Khi chuyển sang lấy phấn của giống bố khác phải sát khuẩn panh gắp phấn.

e) Thụ phấn
Tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi lấy phấn, chậm nhất cũng phải trước
10 giờ sáng.
Dùng panh chuyển phấn hoa bố sang đầu nhụy hoa mẹ. Bóp nhẹ panh cho vỡ
bao phấn, chà nhẹ đầu nhụy cho phấn hoa tiếp xúc với đầu nhụy. Sau đó, dùng panh
xếp lại cánh hoa cho ôm lấy nhụy như cũ. Kiểm tra lại, chỉ đánh dấu hoa lai.
Cuối cùng buộc bao cách li (bằng giấy hoặc bao nilon có đục lỗ)
Sau khi lai 3 – 5 ngày cần kiểm tra lại hoa lai. Nếu thấy có tia quả xuất hiện, rút
bỏ bao cách li, kiểm tra chỉ đánh dấu, có thể thay chỉ bằng sợi dây kim loại nhỏ.

f) Chăm sóc quả lai

23

Khi tia đâm xuống đất, phải tiến hành vun đất cẩn thận, kiểm tra thường xuyên
quả lai để có biện pháp giúp cho quả phát triển bình thường. Thu hoạch khi quả chín

đầy đủ. Phơi quả lai riêng, tránh nhầm lẫn.

g) Chọn lọc sau lai
Sau khi thu quả lai, tiến hành gieo theo dõi từ F
1
đến F
3
bằng phương pháp chọn
lọc cá thể, các năm tiếp theo dùng phương pháp chọn lọc hỗn hợp (Mass selection)

2.3. Xử lí đột biến

a) Phương pháp xử lí
Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học đều có tác dụng gây đột biến ở
lạc. Các hóa chất thường được sử dụng là: H
2
O
2
, nồng độ 1 – 10% và NMU (Nitro –
methyl ure ) nồng độ 0,01 – 0,025%. Phương pháp vật lí dùng tia

Co
60
liều lượng xử
lí 5.000r – 20.000r. So sánh các phương pháp trên thấy rằng phương pháp vật lí cho hệ
số biến dị lớn hơn phương pháp hóa chất.
Xử lí hóa chất thường dùng phương pháp ngâm hạt, thời gian ngâm 5 – 30 phút.
Xử lí phóng xạ bằng phương pháp xử lí hạt khô.
Các đột biến hình thái thường gặp như thân vươn dài, cành bò, vỏ quả nhẫn,
biến đổi màu sắc vỏ hạt


b) Chọn lọc sau xử lí
Chọn lọc cá thể từ M
1
đến M
4
chọn các dòng ổn định để tiến hành chọn lọc quần
thể. Quần thể đột biến ổn định từ M
8
và sau đó có thể tiến hành nhân giống.
Bằng phương pháp xử lí đột biến phóng xạ (dùng tia

Co
60
) Trường ĐHNN – I
và Viện KHNN VN đã tạo được một số giống lạc có năng suất cao, chịu hạn và có tính
thích ứng tốt, như: B.5000 và V.79 được tạo bằng phương pháp xử lí tia

Co
60
liều
lượng xử lí 5.000r. Các giống D332, 4329 cũng là kết quả xử lí đột biến bằng tia



3. SẢN XUẤT GIỐNG
Để sản xuất lạc giống, có thể gieo 2vụ/năm, ngoài vụ chính là vụ lạc xuân, còn
gieo vụ lạc thu để nhân và giữ giống.
Một số kĩ thuật chủ yếu sản xuất giống lạc như sau:


3.1. Thời vụ
+ Vụ xuân gieo tháng 2. Gần đây, nhiều nơi dùng giống vụ thu đã có thể gieo
sớm vào tháng 1, sẽ cho thu hoạch sớm, phù hợp với hệ thống canh tác hiện nay ở các
tỉnh phía Bắc.
+ Vụ thu. Từ bắc Trung bộ trở ra, gieo tháng 7,8. Thu hoạch tháng 11,12.

24

Trồng lạc vụ thu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân, ít sâu bệnh hơn.
Nhưng do thời kì cây con bị rút ngắn nhiều nên năng suất thường thấp. Vụ lạc thu rút
ngắn thời gian bảo quản giống nên đảm bảo sức sống của hạt, đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo quản và sản xuất giống.

3.2. Mật độ trồng
+ Vụ xuân: mật độ 30 – 35cây/m
2
. Khoảng cách hàng 35 – 40cm.
+ Vụ thu: mật độ 35 – 40cây/m
2
. Khoảng cách hàng 25 – 30cm
Lượng giống cho 1 ha ở vụ xuân là 140 – 150kg/ha; vụ thu: 160 – 180kg/ha.

3.3. Phân bón
Đối với lạc giống, cần bón đầy đủ NPK và vôi. Vai trò của lân và vôi đặc biệt
quan trọng với các giống lạc quả to. Lượng phân bón cần thiết cho 1 ha: N: 30 – 40kg;
P
2
O
5
: 60 – 80kg; K

2
O: 40 – 60; vôi bột: 450 – 600kg.
Nguyên tắc bón: bón lót là chính. Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, kali và 50%
vôi. Thúc khi lạc mọc bằng N để lạc sinh trưởng khỏe, nốt sần hình thành sớm và
nhiều. Khi lạc ra hoa, bón thúc vôi để tăng số lượng, trọng lượng quả và hạt. Với lạc vụ
thu, thời kì này nên bón thêm N(10 – 15kgN/ha)

3.4. Xới vun, làm cỏ
Xới xốp đất cho rễ phát triển tốt, nốt sần có nhiều và sớm. Xới kết hợp nhổ cỏ.
Vun khi lạc ra hoa rộ - đâm tia để tạo điều kiện cho tia hình thành quả.

3.5. Tưới nước
Hiệu quả của tưới nước nhiều khi làm tăng năng suất lạc cao hơn bón phân, đặc
biệt là với lạc thu.
Cần tưới nước để có độ ẩm đất thích hợp nhất là vào các thời điểm quan trọng là
khi gieo và khi ra hoa chín.

3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu xám, bệnh mốc đen (Phythium sp.), thối rễ (Fusarium sp), bệnh
chết ẻo lạc làm chết cây, giảm số cây thu hoạch. Các loại sâu hại tia, quả và bệnh thối
tia (nấm Rhizopus sp), làm giảm số lượng quả. Bệnh đốm lá (Cercospora arachidicola,
Cercospora personata), làm giảm số lượng, trọng lượng quả và hạt cần có các biện
pháp phòng trị kịp thời để đảm bảo năng suất lạc giống.
3.7. Thu hoạch bảo quản giống
Hạt lạc có hàm lượng dầu rất cao. Trong thời gian bảo quản, dầu rất dễ bị phân
hủy làm giảm chất lượng hạt và làm hạt mất sức nảy mầm. Các nguyên tắc bảo quản
lạc giống:

25


+ Thu hoạch phải phơi ngay. Độ ẩm hạt còn 8 – 10% mới đưa vào bảo quản.
+ Bảo quản kín, bảo quản cả quả. Nơi cất giữ giống phải thoáng, mát, khô ráo.
+ Thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt. Không cất giữ lạc giống qua 1 năm.
Tiêu chuẩn hạt giống lạc: giống lạc được sử dụng trong sản xuất phải đạt các
tiêu chuẩn sau:
+ Tỉ lệ hạt nảy mầm (điều kiện trong phòng): 90 – 95%
+ Độ thuần: 98% (không được lẫn giống khác).


Bài 4

CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA

1. VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU CHO CHỌN GIỐNG CÀ CHUA
Kết quả của chọn giống cà chua phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc
đánh giá, và sử dụng nguồn vật liệu khởi đầu.
Các loài cà chua hoang dại và bán hoang dại là nguồn vật liệu rất quý cho
chọn tạo giống cà chua.
L.peruvianum sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ thấp, chứa hàm lượng
vitamin C rất cao, kháng virus khảm thuốc lá, tuyến trùng…
L.hirsutum chịu lạnh, chịu hạn tốt, sống được ở nhiều chân đất, kháng nhiều
bệnh như Septoria, bệnh virus.
L. esculentum var. pimpinellpolium có nhiều đặc tính quý như: chín sớm, hàm
lượng đường, vitamin C,

-caroten cao, chống nứt quả, kháng nhiều loại bệnh như
Cladosporium, Fusarium, Phytophthora inpestans,…
Các dạng cà chua bán hoang dại thuộc loài L.esculentum Mill. như
var.cerasiforme, pyriforme, pruniforme, elongatum,… là nguồn vật liệu quý cho chọn
giống. Theo thống kê về các phân tích hoá sinh của nhiều tác giả cho thấy, hàm lượng

đường của các dạng bán hoang dại lớn hơn ở các loài hoang dại. Nhiều mẫu trong
nhóm hoang dại có hàm lượng vitamin C đạt tới 138mg%, ở nhóm bán hoang dại đạt
tới 114mg%, các giống cà chua trồng hàm lượng vitamin C dao động từ 12 – 36mg%
(theo Balashova, Samovol,1988). Dùng phương pháp lai trở lại, nhiều tác giả đã thu
được các dòng có hàm lượng vitamin C đạt tới 32 – 66mg%.
Sử dụng nguồn gen từ cà chua hoang dại và bán hoang dại đã thu được kết quả
về cải tiến hàm lượng caroten ở cà chua trồng. Glusenco (1979) lai cà chua trồng với S.
pennelli, đã thu được một số dòng có hàm lượng caroten tăng hơn giống trồng 9 – 10
lần. Bên cạnh đó, sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại còn cho phép giải quyết vấn đề
tạo giống có hàm lượng

-caroten (tiền vitamin A) cao, được phối hợp với các hàm
lượng lycopen nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường độ chín đỏ của quả.

×