Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 - BÀI 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.76 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1













Người biên soạn: TS. Lê Tiến Dũng














Huế, 08/2009


1

Bài 1
CHỌN TẠO GIỐNG LÚA

1- CHỌN TẠO GIỐNG LÚA
1.1. Mục tiêu chọn tạo giống lúa
Muốn thực hiện thành công việc chọn tạo giống lúa, nhiệm vụ đầu tiên là phải
xác định được mục tiêu cho từng chương trình cụ thể. Công tác cải tạo giống thường
bao gồm 4 mục tiêu sau đây:
- Tạo ra giống mới có năng suất cao hơn giống cũ trong cùng điều kiên, mùa vụ,
đất đai và chế độ canh tác.
- Giống mới phải có chất lượng tốt hơn giống cũ, được mọi người ưa chuộng, có
giá trị dinh dưỡng cao hơn, chất lượng nấu nướng ngon hơn.
- Giống mới có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính của từng
vùng, từng vụ mà giống đó gieo trồng.
- Giống mới phải thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh
tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định.
Các mục tiêu nêu trên còn được cụ thể hoá cho từng giai đoạn của các đề tài
chọn giống.
1.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để giải quyết các mục tiêu:
Công tác cải tiến giống lúa được thực hiện bằng một số phương pháp kinh điển

và một số phương pháp mới hỗ trợ cho các phương pháp cũ đạt hiệu qủ nhanh hơn.
Mỗi chương trình cải tiến giống, tuỳ theo mục tiêu và nhiệm vụ mà lựa chọn phương
pháp thích hợp. Trong quá trình lựa chọn phương pháp, ngoài việc tính đến khả năng
vật chất còn phải tính đến kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn nhân lực trong
đó quan trọng nhất là trình độ hiểu biết sâu của các nhà khoa học chủ trì từng lĩnh vực
cụ thể.
Các phương pháp cải tiến giống bao gồm:
1.2.1. Các phương pháp gây tạo biến dị
- Nhập nội và chọn lọc thuần hoá
- Lai và chọn lọc các thế hệ bằng đột biến vật lí hoá học và chọn lọc
- Tạo các dòng bat dục đực tế bào chất, bất dục đực nhân và các công cụ di
truyền khác để tạo giống ưu thế lai.
- Lai xa và ứng dụng công nghệ sinh học để chuyển nạp những gen chống chịu
đặc hiệu vào các giống có năng suất cao, chất lượng tốt.

1.2.2. Các phương pháp chọn lọc
Sau quá trình thu thập đánh giá vật liệu và tiến hành gây tạo các biến dị theo
định hướng cảu các nhà chọn giống thì công việc quan trọng hơn cả và quyết định

2

thành công là chọn lọc nhằm cố định các biến dị di truyền.Có một số phương pháp
chọn lọc thường áp dụng cho cải tiến giống lúa là:
- Chọn lọc cá thể hay chọn lọc phả hệ (pedigree) được bắt đầu ngay ở thế hệ
mới phân li của quần thể ( F2 ở lai đơn, F1 ở lai ba, M1 và M2 ở quần thể gây đột biến
nhân tạo ).
- Chọn lọc hỗn hợp (bulk population)
- Chọn lọc hỗn hợp cải tạo bao gồm việc kết hợp giữa chọn lọc hỗn hợp với
chọn lọc phả hệ xen kẽ nhau.
Việc gây nhân tạo những áp lực sinh học hoặc phi sinh học đối với quần thể

đang phân li nhằm loại bỏ các cá thể mẫn cảm với áp lực trước khi chọn lọc các tính
trạng hình thái và nông sinh học mong muốn là rất cần thiết. Nó giúp cho việc rút ngắn
quá trình đánh giá và loại bỏ sớm các dòng kém chống chịu.

1.2.3. Phương pháp đánh giá dòng và so sánh giống mới
Trong quá trình chọn lọc biến dị, nhà chọn giống phải vận dụng các kiến thức
khoa học về di truyền, phải ghi nhớ các tính trạng của vật liệu khởi đầu, vận dụng
mong muốn. Sau khi gieo, cá thể đó lại tiếp tục được theo dõi kiểm tra những biểu hiện
ở thế hệ sau. Đến khi có được dòng thuần cần tiến hành đánh giá khách quan, tiến tới
các khảo nghiệm sinh tái, khảo nghiệm kĩ thuật và phổ biến giống mới trong sản xuất.
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá trong giai đoạn này là:
- Phương pháp khảo nghiệm năng suất (Khảo nghiệm cơ bản).
- Phương pháp khảo nghiệm sinh thái.
- Phương pháp khảo nghiệm kĩ thuật.
Để tiến hành khảo nghiệm năng suất người ta thường chia làm hai bước : quan
sát năng suất và so sánh năng suất.
+ Quan sát năng suất : năng suất là một hàm số của tiềm năng năng suất, khả
năng chống chịu sâu bệnh, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường, kĩ thuật trồng
trọt và các ảnh hưởng khác.
Nhà chọn giống lúa có thể dễ dàng đánh giá tiềm năng năng suất giống do mình
đã cải tiến trong vườn chọn lọc. Nhưng điều quan trọng ở đây là cần có số liệu về năng
suất thực ở những điều kiện gieo trồng nhất định. Do vậy phải bố trí các thí nghiệm so
sánh năng suất sơ bộ hay thí nghiệm quan sát. Các quan sát có thể sớm ở các thế hệ lai
F
3
- F
4
khi các dòng còn chưa thật ổn định. Nhờ các kết quả quan sát sớm người ta có
thể loại khá nhiều dòng không đạt yêu cầu mà chỉ giữ lại một số ít để vừa chọn thuần
vừa quan sát.

+ So sánh năng suất : thường bắt đàu từ hạ F
5
hoặc F
6
: đây là các thí nghiệm so
sánh sơ bộ kết hợp với chọn lọc. Cách làm cụ thể là: các dòng được tuyển chọn trong
vườn quan sát thu được 30 bông, chọn các bông từ các cá thể đồng dạng đem về phòng
quan sát lại các tính trạng về hạt, loại bỏ những bông không đúng dạng rồi tuốt hỗn

3

hợp để gieo so sánh không nhắc lại hoặc nhắc lại ba lần. Ở mỗi ô so sánh chọn tiếp 3 cá
thể đúng dạng mong muốn để trồng ở vườn chọn lọc vụ sau. Xác định năng suất của ô
thí nghiệm nhưng hạt không dùng làm giống mà dùng để đánh giá chất lượng gạo. Nếu
dòng đó có năg suất cao, chất lượng đạt yêu cầu thì thu hạt của 3 cá thể hoặc 1 trong 3
cá thể trong vườn chọn lọc để làm thí nghiệm ở vụ sau. Cách đánh giá sớm kết hợp với
chọn lọc cá thể sẽ chọn được các dòng thuần có năng suất cao và sớm ổn định.

2. Kĩ thuật chọn tạo giống lúa

2.1. Kĩ thuật chọn giống lúa lai ( sử sụng ưu thế lai )
a) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "3 dòng"
Hệ thống lai 3 dòng được đặc trưng bởi việc sử dụng 3 dòng có bản chất di
truyền đặc biệt để sản xuất hạt lai thương phẩm đó là các dòng : bất dục đực di truyền
tế bào chất (dòng A), dòng duy trì bất dục (dòng B), dòng phục hồi phấn (dòng R). Các
dòng bố mẹ phải đồng bộ mới tạo được một tổ hợp lai hoàn chỉnh theo sơ đồ sau:





A x B R


Duy trì dòng bất dục A x R


F1 Sản xuất hạt lai
Nếu thiếu bất kì dòng nào trong 3 dòng trên đây đều không có được tổ hợp lai
mong muốn.
- Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất tìm đươc đầu tiên là dạng lúa dại ở đảo
Hải Nam ( Trung Quốc ). Các nhà chọn giống đã tiến hành lai dạng dại bất dục với
nhiều giống lúa bất dục, có những giống, khi lai với dạng bất dục cho con lai bán bất
dục và những giống khác nhau khi lai lại thu được con lai hữu dục hoàn toàn.
Căn cứ vào những đặc điểm kể trên người ta đặt tên cho chúng là : dòng duy trì
bất dục, dòng trung gian và dòng phục hồi phấn. Bản chất di truyền của các dòng trên
được mô hình hoá với cấu trúc di truyền
Tính bất dục đực của dòng A di truyền nhờ hoạt động của gen trong tế bào chất
là chủ yếu. Vật liệu di truyền trong tế bào chất luôn di truyền theo dòng mẹ không qua
quá trình phân chia như gen trong nhân. Vì vậy tính bất dục của dòng mẹ di truyền ổn
định qua các thế hệ.

4

Hiện nay người ta đã xác địh được hai kiểu bất dục đực tế bào chất ở lúa là bất
dục đực bào tử thể (Sporophytic) và bất dục đực giao tử thể (Gametophytic). Hai kiểu
này khác nhau cơ bản về di truyền có thể xác định bằng phương pháp kiểm tra hình
thái và độ nhuộm màu của hạt phấn trên kính hiển vi quang học hoặc kiểm tra thông
qua gieo hạt F
2
và thống kê tỉ lệ cây bất dục. Nếu dòng mẹ thuộc kiểu bất dục đực bào

tử thì quần thể F
2
sẽ có 1/4 số cá thể bất dục, nếu dòng mẹ thuộc kiểu bất dục giao tử
thể thì quần thể F
2
khồn có cây có cấu trúc di truyền kiểu S(rr) ở quần thể F
2
.
Những cây lúa bất dục đực vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, các cơ quan
sinh sản phát triển bình thường chỉ có hạt phấn bị thoái hoá. Khi nhận được phấn của
giống khác cùng loài thì quá trình thụ phấn thụ tinh được thực hiện bình thường, tỉ lệ
kết hạt cao.
Có thể tạo dòng bất dục đực tế bào chất bằng lai nhiều lần với dòng giống nào
có khả năng duy trì bất dục để tạo ra một cặp dòng A và B mới đồng tế bào chất với
dòng mẹ khởi đầu. Cũng có thể tạp bằng phương pháp lai xa hoặc gây đột bién nhân
tạo.
- Dòng duy trì bất dục (dòng B): gen duy trì tính bất dục đực là gen lặn (rr) nằm
trong nhân tế bào của giống có tế bào chất mang gen bình thường (N) không chứa gen
bất dục. Vì vậy lúa có hạt phấn phát triển, bao phấn mẩy và mở khi hoa nở. Khi lai với
dòng CMS thì cây lai F
2
bất dục phấn, vì vậy người ta thường kí hiệu là A/B

A ( cây
con giống cây mẹ về mọi tính trạng).
- Dòng phục hồi tính hữu dục (dòng R): gen phục hồi tính hữu tính hữu dục là
gen trội trong nhân tế bào (RR). Có giống chứa cặp gen trội, có giống chứa 2 cặp gen
trội. Giống chứa 2 cặp gen trội R1R1, R2R2 thwòng có khả năng phục hồi mạnh hơn
giống chứa một cặp gen phục hồi.
Các dòng phục hồi thường chỉ thể hiện khả năng phục hồi khi lai với các dòng

bất dục đực cùng loài phụ mà khoiong có khả năg phục hồi cho các dòng bất dục khác
loài.
Tạo dòng phục hồi bằng 3 phương pháp : lai thử với dòng bất dục, lai các dòng
phục hồi với các dòng giống khác ,gây đột biến để tạo dòng phục hồi.
b) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "2 dòng"
Trong các dạng lúa bất dục, ngoài các dạng CMS người ta còn tìm được nhiều
dạng bất dục đực nhân. Các dạng bất dục đực "chức năng" được sử dụng đầu tiên để
sản xuất hạt lai theo phương pháp "2 dòng".
Bất dục "chức năng" có cơ chế di truyền đặc biệt, thường gọi là dòng bất dục
đực cảm ứng với điều kiện môi trường (Environment - sensitive Genic male Sterile :
EGMS). Có hai loại được sử dụng phổ biến là dòng bất dục đực di truyền nhân cảm
ứng nhiệt độ (Themo sensitive Genic male Sterile : TGMS) và dòng bất dục đực di
truyền nhân cảm ứng quang chu kì (Photoperiod - sensitive Genic male Sterile :
PGMS).

5

Dòng TGMS bất dục phấn khi gặp nhiệt độ cao >27oC và hữu dục nhiệt độ thấp
<24
o
C. Khi nhiệt độ từ 24
o
C - 26
o
C thường quan sát thấy hiện twọng hạt phấn chuyển
hoá., hạt bất dục và hữu dục xen kẽ nhau, kích thước hạt phấn nhỏ hơn vf khồn đều.
Dòng PGMS bất dục phấn khi gặp thời gian chiếu sáng dài >14 giờ/ngày và hữu
dục khi thời gian chiếu sáng ngắn <13g45'/ngày.
Gen kiểm tra tính bất dục "chức năng" là một cặp gen lặn trong nhân tế bào. Cặp
gen này hoạt động khi gặp điều kiện thích hợp trong giai đoạn thích hợp, cụ thể là

những dòng TGMS hoặc PGMS được sử dụng hiện nay thì cặp gen lặn kiểm tra tính
bất dục "chức năng" hoạt động gây bất dục phấn khi nhiệt độ cao hoặc ánh sáng dài
vào thời kì cây lúa đang phân hoá đòng ở bước 3 đến bước 6 (18 - 12 ngày trước khi
trổ). Cặp gen này hoạt động gây ra hạt phấn hữu dục khi vào thời kì trên, nhiệt độ giảm
thấp <24
o
C hoặc thời gian chiếu sáng ngắn dưới 13g45'.
Lợi dụng tính hai mặt của các dòng bất dục kể trên để bố trí nhân dòng bất dục
điều khiển khi lúa phân hoá đòng (bước 3 đến 6) gặp nhiệt độ mát (20-24
o
C) hoặc thời
gian chiếu ngắn (< 13g45') và bố trí sản xuất hạt lai vào mùa nóng (nhiệt độ >27
o
C)
hoặc ở vùng vĩ độ cao có thời gian chiếu sáng > 14h/ngày.
Nước ta nằm ở vĩ độ 8 - 22
o
bắc nên không đủ điều kiện để sử dụng các dòng
PGMS hiện có, nhưng nwóc ta lại có đủ điều kiện để sử dụng các dòng TGMS. Có thể
sản xuất hạt dòng mẹ ở các vùng núi cao như Sapa, Đà lạt, Tam Đảo. Sản xuất hạt lai
được tiến hành vào mùa hè (vụ mùa) ở các tỉnh phía Bắc hoặc vào các vụ khác ở Nam
Trung Bộ hay Nam bộ.
Sử dụng hệ thống "2dòng" có thể giảm giá thành hạt

lai so với hệ "3dòng".
Ngoài ra còn tránh hiện twọng đồng tế bào chất, mở rộng phạm vi tìm kiếm các dòng
phục hồi cho ưu thế lai cao và cải tiến phẩm chất dễ thành công hơn so với cải tiến
phẩm chất cho hệ thống 3 dòng lai cao và cải tiến phẩm chất dễ thành công hơn so với
cải tiến phẩm chất cho hệ thống 3 dòng .
c) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "một dòng"

Là ý tưởng của các nhà chọn giống nhiều nước trên thế giới được thảo luận và
thống nhất tại hội thảo Quốc tế về “Lúa lai một dòng” tổ chức tại Trung Quốc năm
1992. Lúa lai “một dòng” là phương pháp sản xuất “hạt lai thuần” nhờ sử dụng một
công cụ di truyền mới là thể vô phối. Hiện nay ở nhiều phòng thí nghiệm di truyền và
sinh học, nhiều trung tâm kĩ thuật cao nghiên cứu thể vô phối ở lúa bằng công nghệ
gen, tạo ra hạt vô phối. Từ các dạng vô phối này có thê tìm ra các tổ hợp lai vô phối có
ưu thế lai cao, không phân li và có thể cố định ưu thế lai qua nhiều thế hệ.

2.2. Kĩ thuật chọn giống lúa thuần
a) Chọn giống lúa bằng phương pháp nhập nội: thủ tục chọn lọc giống nhập nội
đơn giản: sau khi nhập, vào sổ gốc, chia lô hạt nhập và gieo vào một hoặc một số thời
vụ khác nhau tuỳ theo số lượng hạt có nhiều hoặc ít. Ở mỗi thời vụ đều chọn giống đối

6

chứng thích hợp. Cấy 1 dảnh/khóm. Ở ô quan sát tập đoàn vụ đầu tiên có thể cấy ít
không cần bố trí nhắc lại nếu là các giống nhập để quan sát năng suất, thời gian sinh
trưởng, chất lượng. Đối với những giống nhập có các tính trạng đặc biệt như chống
sâu, rầy, chống bệnh, chịu mặn, hạn, úng cần gieo cấy trong những điều kiện có thể
quan sát được các tính trạng trên.
Theo dõi định kì về các chỉ tiêu sinh trưởng từ khi gieo đến thu hoạch. Đánh giá
khả năng chống chịu tự nhiên trên đồng ruộng. Đánh giá độ thuần, đặc điểm phân li,
tính thích ứng, biểu hiện về hình thái, màu sắc thân lá, kiểu bông, kiểu hạt và dự đoán
năng suất. Lấy mẫu để đo đếm các tính trạng số lượng và năng suất. Trên cơ sở của số
liệu quan sát và đo đếm để quyết định sử dụng giống nhập theo hướng nào.
b) Kĩ thuật chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai
Để tiến hành chọn giống bằng phương pháp lai cần phải thực hiện tuần tự các
bước sau:
- Tổ chức gieo cấy tập đoàn công tác: số lượng giống gieo cấy trong vườn tập
đoàn càng nhiều càng tốt. Sự đa dạng về kiểu hình, thời gian sinh trưởng, tiềm năng

năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận sẽ là
nguồn vật liệu quý để chọn lọc bố mẹ.
- Tiến hành lai giữa các cá thể được chọn lọc: để thực hiện lai giữa các giống đã
dự định cần thực hiện một số việc theo trình tự sau:
+ Trồng cây mẹ vào chậu, ô xây hoặc gần bờ ruộng ở vị trí có thể ngồi làm việc
được.
+ Khử đực: khi cây mẹ trổ bông (trên 2/3 bông nhô khỏi bẹ lá đòng), tiến hành
khử đực vào buổi chiều trước ngày lai. Trên bông lúa định lai, cắt bỏ hết những gié quá
non, những hoa đã nở trước và tỉa thưa hoa trên gié. Để thao tác dễ dàng, giữ 25 – 30
hoa có độ thành thục vừa phải trên một bông để khử đực. Có thể khử đực bằng một số
biện pháp như: cắt mở vỏ trấu rồi dùng panh gắp 6 bao phấn bỏ đi. Dùng nước nóng
hoặc hơi nóng từ 43 – 45
0
C để bông lúa trong đó 7 – 10’. Sau thời gian gặp nóng đa số
hạt phấn chết, các hoa đều mở và chỉ nhị vươn dài đẩy bao phấn ra ngoài, dùng panh
nhặt bỏ hết các bao phấn. Sau khi khử xong bao cách li từng bông.
+ Thụ phấn: sáng hôm sau (từ 6 – 7h) đi thu bông của giống dự định làm cây bố
(thu 3 – 5 bông cho một tổ hợp). Các bông bố trổ 2/3 là thích hợp. Các bông thu để lấy
phấn cắt bỏ hết phần lá và cắm vào cốc nước, để nơi kín gió, có ánh nắng mặt trời và
nhiệt độ từ 28 – 32
0
C. Khoảng 9 – 10h sáng, các hoa đều nở. Rút từng bông đang
nở hoa, đưa vào bao cách li bông cây mẹ đã khử đực và rũ phấn. Thao tác rũ phấn cần
lặp lại 3 – 4 lần để các hoa cây mẹ đều có thể nhận phấn.
- Ghi thẻ đánh dấu tổ hợp, ngày lai và đeo thẻ vào bông lai.
- Sau 25 – 30 ngày thu hạt lai phơi khô và cất giữ chờ thời vụ để gieo
+ Khi đến vụ gieo cần kiểm tra hạt, khử trùng hạt cẩn thận, nếu khử đực bằng
cách cắt mở vỏ trấu thì khi gieo nên bóc vỏ trấu, sát trùng hạt gạo rồi gieo vào giấy lọc

7


trong đĩa petry, nếu khử đực bằng phương pháp không gây tổn thương vỏ trấu thì ngâm
ủ và gieo bình thường.
+ Các cây lai mọc, được cấy ra chậu, vại trong nhà lưới, sau khi mạ khoẻ (4 – 5
lá) cấy ra ruộng. Theo dõi sinh trưởng phát triển và đánh giá các hiệu ứng sau khi lai.
Khử bỏ các cá thể tự thụ phấn hoặc cá thể quá xấu trong tổ hợp. Thu hạt F
1
có thể giữ
riêng từng cây hoặc hỗn hợp chung cả tổ hợp để phơi và bảo quản đến vụ sau.
+ Gieo hạt F
2
mỗi tổ hợp từ 2.000 – 5.000 cá thể. Nếu chọn lọc theo phương
pháp phả hệ (pedigree) thì cấy F
2
ra ruộng: cấy thưa 1 dảnh/khóm, cách 10 – 12 hàng
để 1 hàng rộng để tiện đi vào khi chọn cá thể. Mỗi tổ hợp chọn từ 50 – 100 cá thể tốt để
lập dòng F
3
.
Nếu chọn hỗn hợp thì có thể giữ cả ô gieo mạ không cần cấy vì nếu cấy, lúa đẻ
nhánh nhiều và hệ số nhân tăng nhiều không cần thiết.
+ F
3
và các thế hệ sau: gieo cá thể để chọn lọc và đánh giá cho đến khi chọn
được dòng thuần mong muốn. Các dòng đưa sang vườn quan sát và khảo nghiệm cơ
bản.
c) Kĩ thuật chọn tạo giống lúa bằng gây đột biến nhân tạo:
Đối với lúa xử lí đột biến thường tiến hành trên hạt khô và hạt ở thời kì bắt đầu
nảy mầm.
Khi gây đột biến bằng tác nhân hoá học thường hay xử lí hạt khô:

Ngâm hạt vào hoá chất với những nồng độ và thời gian nhất định sau đó rửa
sạch, ngâm tiếp tục trong nước sạch đến khi no nước thì vớt lên và ủ cho nảy mầm rồi
gieo.
Lô hạt xử lí mọc thành cây: đa số cá thể bị chết hay dị hình, thiếu diệp lục, một
số ít cá thể biến dị có ích như thân ngắn, thay đổi thời gian sinh trưởng, thay đổi màu
sắc hình dạng hạt, kiểu đẻ nhánh, độ cứng thân, chiều dài, chiều rộng, độ dày lá, tính
phản ứng quang chu kì, khả năng chống chịu bệnh và điều kiện ngoại cảnh
Những biến dị kể trên có thể phát hiện được ở thế hệ M
1
và M
2

Các biến dị có ích, gieo lại đến M
3
hoặc M
4
có thể đã đạt được độ thuần cao.
Nếu những tính trạng biến đổi được chọn lọc và ổn định thì có thể coi chúng là những
đột biến, còn nếu sau 2 – 3 thế hệ những tính trạng chọn lọc bị mất đi, đó là biến dị
thường biến, hoặc bị cơ chế phản đột biến làm phục hồi lại những tính trạng sẵn có ban
đầu của vật liệu.
Gây đột biến bằng tác nhân vật lí đối với lúa có thể tiến hành trên hạt khô và hạt
bắt đầu nảy mầm ở những pha phân chia tế bào đầu tiên. Các biến dị sinh ra cũng
tương tự như khi gây đột biến bằng tác nhân hoá học.
Các nhà chọn giống thường hay gây đột biến rồi tiến hành lai các thể đột biến
hữu ích với các giống để cố định những đột biến trong một tổ hợp gen mới. Có thể tiến
hành lai trước rồi xử lí ngay lô hạt lai nhằm tăng tần số biến dị để chọn lọc được nhiều
kiểu đa dạng hơn.

8


Khi vận dụng phương pháp nào đó đều cần có kĩ năng thành thạo và tiến hành
theo trình tự nhất định để đạt kết quả mong muốn.

Bài 2

CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ

1. VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG

1.1. Vật liệu quần thể địa phương

1.1.1. Các giống quần thể địa phương
Ở nước ta trong quá trình trồng ngô tương đối lâu đời dưới ảnh hưởng của chọn
lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, ở những vùng nhất định đã hình thành các giống 3
quần thể thích nghi với các điều kiện địa phương : các giống gié, xiêm, nếp vàng, nếp
trằng
Các giống địa phương có thể dùng làm vật liệu khởi đầu để chọn tạo các dòng tự
phối.

1.1.2. Các giống quần thể nhập nội từ các trung tâm phát sinh
Các giống - quần thể địa phương từ Nam, Trung Mỹ có nhiều giá trị. Chúng có
những tính trạng tốt như chống chịu sâu ( các dạng từ Mehico và Achentina), sinh
trưởng nhanh trong giai đoạn phát triển đầu(các dạng từ Mehicô), lõi mỏng(các dạng từ
Pêru), bắp dài (các dạng từ mêhicô), hạt to ( các dạng từ Mêhicô và Pêru).

1.1.3. Các giống ngô chọn tạo trong nước và nước ngoài
Trước đây một số giống nước ngoài đã được trực tiếp vào sản xuất (xiêm, Trịnh
Tây, vàng Phương Tây (Westerrn yellow), ganga 5 )
Các giống chọn tạo lại dùng làm vật liệu khởi đầu để tạo các dòng tự phối.


1.1.4 Các dòng tự phối
Trong công tác chọn tạo giống ngô hiện nay người ta sử dụng nhiều dòng tự
phối. Các dòng tự phối tạo ra bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức các cây. Thông thường
quá trình tự thụ phấn các cây tiến hành trong khoảng 5,6 thế hệ hoặc hơn.
Các quan sát và tính toán chỉ ra rằng khi tự phối cây ngô nhanh chóng đạt được
độ đồng hợp tử ở phần lớn các locut.
Qua 7 thế hệ tự phối chỉ còn 1/1000 số cây dị hợp tử về một locut nào đó.
Trong quá trình tự phối, các dạng dị dạng, không có sức sống, các dạng bị bệnh,
bị đổ loại thải.

×