Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG - Bài 3 SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY TIÊU pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.74 KB, 7 trang )

14


Bài 3
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY TIÊU
3.1. SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
3.1.1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TIÊU
Trong sản xuất cây tiêu thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính (cành
hom), chúng không có biểu hiện rõ rệt về phát dục giai đoạn. Căn cứ đặc điểm sinh
trưởng phát dục và kỹ thuật trồng trọt có thể chia đời sống cây hồ tiêu làm bốn thời kỳ
gồm: Thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ sinh trưởng phát quả, thời kỳ sản lượng cao và thời
kỳ già cỗi.
- Thời kỳ sinh trưởng
Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Trong thời kỳ này phần trên và
phần dưới mặt đất đều sinh trưởng rất nhanh. Cây tăng trưởng nhanh về chiều cao, số
nhánh, thân mới và hình thành tán. Thời kỳ này dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào giống,
thời tiết khí hậu, phương pháp tạo hình tỉa cành. Các giống tiêu lá to thường lâu cho
quả hơn những giống tiêu lá nhỏ. Cành hom là cành lươn sẽ lâu cho quả hơn hom là
cành tược hay cành quả. Biện pháp đôn dây bấm ngọn có thể thúc đẩy nhanh khả năng
ra hoa sớm của cây tiêu trồng bằng dây lươn. Đối với tiêu trồng bằng phương pháp vô
tính (hom) thời kỳ này khoảng từ 2-4 năm, trồng bằng hạt là 5 năm.
Trong thời kỳ này cần tăng cường chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hệ rễ phát triển
để làm cơ sở xúc tiến sự tăng trưởng của toàn bộ cây. Đồng thời chú ý giải quyết cây
trụ (choái) và ngắt ngọn kịp thời, tỉa cành để nhanh chóng hình thành tán và ra hoa kết
quả sớm.
- Thời kỳ sinh trưởng, phát triển quả
Thời kỳ này kéo dài từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho tới trước thời kỳ sản lượng
cao, nói chung kéo dài khoảng 1-2 năm. Thời gian dài ngắn khác nhau tuỳ theo giống.
Giống lá tothời gian sing trưởng ngắn hơn giống lá nhỏ. Trong thời kỳ này cả hai phần
trên mặt đất và dưới mặt đất vẫn đang phát triển mạnh, đồng thời cây vẫn ra hoa kết
quả, tán cây không ngừng phát triển về bề rộng.


Cần chú ý cung cấp nước phân kịp thời, điều tiết giữa sinh trưởng và sản lượng
sao cho cành và thân vẫn tiếp tục sinh trưởng để hình thành số lượng cành quả được
nhiều hơn làm cơ sở cho giai đoạn sản lượng cao.
- Thời kỳ sản lượng cao
Là lúc cây ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao nhất trong chu trình sống
của cây tiêu. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng giảm, sinh trưởng
sinh thực chiếm ưu thế. Đỉnh ngọn các cành chết khô từng phần, tán cây ở thế ổn định
về sinh trưởng đồng thời sản sinh một lượng lớn các loại cành quả cấp 3 và 4 và sản
lượng lúc này đạt cao nhất.
Thời kỳ này nếu quản lý chăm sóc không tốt, rất dễ làm cho cây chóng suy yếu,
có thể sinh ra hiện tượng ra quả cách năm. Do vậy nước và phân cần được cung cấp
15

đầy đủ, chú ý cắt tỉa hợp lý giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, xúc
tiến cho cành nhánh phát triển một lượng nhất định để có cơ sở kéo dài thời kỳ sản
lượng cao và ổn định.
- Thời kỳ già cỗi
Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng cho đến khi cây hết khả năng cho
quả. Thời gian đầu cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành quả bị chết khô
tăng lên, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kỳ này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và
chăm sóc.
Nước và phân bón cần cung cấp đầy đủ, cắt tỉa kịp thời những cành khô có thể
chọn để giữ lại một số thân mới và vun gốc. Nếu chăm sóc tốt thời kỳ này có thể kéo
dài 7-8 năm.
3.1.2. CHU KỲ PHÁT DỤC CỦA TIÊU TRONG MỘT NĂM
Khi cây tiêu bước vào giai đoạn kết quả thì chu kỳ phát dục của cây tiêu được
chia làm 4 giai đoạn trong một năm bao gồm thời kỳ nảy chồi, thời kỳ sinh trưởng nở
hoa, thời kỳ sinh trưởng phát dục của quả, thời kỳ quả chín.
- Thời kỳ nảy chồi
Thời kỳ này bắt đầu từ lúc chồi phình to và lá vẩy bắc bị nứt ra. Nẩy chồi phụ

thuộc vào điều kiện khí hậu và sức khoẻ của cây. Ngoài ra, mức độ sinh trưởng phát
dục của cây cũng có những liên quan đến thời kỳ nảy chồi. Tại khu vực Bắc Miền
Trung thời kỳ này thường rơi vào tháng 8-9 và tháng 2-3 là giai đoạn đầu và cuối mùa
mưa tiết trời ấm và ẩm độ đủ. Nhiệt độ trong giai đoạn này thường lớn hơn 18
0
C. Cây
còn non thì khả năng nẩy chồi mỗi năm có thể lên đến 2-3 lần, cây trong thời kỳ ra quả
sự nảy chồi chỉ xảy ra một lần, cây ra quả ít có thể xảy ra hai lần nảy chồi trong năm.
Trên một cây chồi thường nẩy từ trên ngọn xuống gốc.
Đặc điểm của thời kỳ này là phân hoá tổ chức mầm hoa cho nên phải bón phân
hợp lý, cắt bỏ những cành yếu, cành dinh dưỡng không theo định hướng, để tập Trung
dinh dưỡng xúc tiến gié hoa, tăng số lượng hoa và tỷ lệ kết quả.
- Thời kỳ sinh trưởng nở hoa
Bắt đầu từ sau khi nẩy chồi (hoa và cành) khoảng 10-12 ngày, cành sinh trưởng
lớn lên, cho đến khi hoa nở xong. Giai đoạn này kéo dài từ 40-60 ngày tuỳ thuộc vào
điều kiện khí hậu, giống và sức khoẻ của cây. Tại Malaysia do mùa mưa phân bố khá
đều trong năm nên có đến hai thời kỳ ra hoa trong năm là tháng 11-1 và tháng 8-9. Tại
Ấn Độ mùa ra hoa chính là tháng 5-6. Tại Miền Nam và Tây Nguyên có mùa khô rõ
rệt, mùa ra hoa vào đầu mùa mưa là tháng 5-6 và tại Bình Trị Thiên mùa ra hoa là
tháng 8-9 hay tháng 9-10. Nếu mưa đủ thì thời kỳ sinh trưởng và ra hoa sẽ sớm và kéo
dài, nếu nhiệt độ thấp và hạn thì thời kỳ ra hoa ngắn và muộn. Trong thời kỳ này quá
trình thụ phấn diễn ra nên rất cần ẩm độ không khí cao (>90%), ẩm độ đất đủ và ít gió
(<1m/s).
- Thời kỳ sinh trưởng phát triển quả
Thời kỳ phát triển quả thường kéo dài 5-6 tháng kể từ khi quả vừa được hình
thành. Sau khi hoa thụ tinh 10 ngày thì tử phòng bắt đầu phình to và thời kỳ hình
16

thành quả bắt đầu. Sau khi quả hình thành trong vòng 30-120 ngày tốc độ sinh trưởng
của quả lớn dần, sau đó giảm dần cho tới lúc ngừng hẳn. Nếu không đủ dinh dưỡng hay

gặp hạn thì một số quả và gié sẽ rụng. Đạm, lân và nước là ba yếu tố cần thiết trong
thời kỳ này để thúc đẩy quả phát triển nhanh, hạn chế rụng quả.
- Thời kỳ quả chín
Tính từ lúc quả ngừng sinh trưởng đến lúc quả chín. Giai đoạn này kéo dài
khoảng 2-3 tháng. Đây là giai đoạn phát triển hạt, hạt tích luỹ dinh dưỡng, hương vị.
Tại Miền Nam và Tây Nguyên quả chín thường rơi vào tháng 1-2. Có khí kéo dài đến
tháng 4-5 cho những lứa hoa trễ. Tại Bình Trị Thiên quả chín vào tháng 5-6-7. Phân
kaly rất cần trong giai đoạn này để tăng phẩm chất hạt, trọng lượng hạt và chín đều.
Sau khi thu hoạch nên bón một lượng phân để bồi bổ cho cây làm cơ sở cho năm sau.
Điều kiện khô ráo là cần thiết để thu hoạch tiêu có chất lượng.
3.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY TIÊU
3.2.1. YẾU TỐ KHÍ HẬU THỜI TIẾT
Cây tiêu nguyên gốc ở vùng nhiệt đới ẩm có phạm vi phân bố trong vòng 20
0

bắc và nam, với điều kiện tiểu khí hậu tốt cây tiêu có thể trồng trên những vùng có vĩ
độ cao hơn như tại Hà Khẩu, Vân Nam (22
0
27). Tuy nhiên cây tiêu có đặc tính chung
là sợ gió, sợ úng, sợ lạnh và cần đất tốt, ẩm độ không khí cao. Cây tiêu thích hợp với
vùng nhiệt đới ẩm. Nó đòi hỏi một lượng mưa phân bố đều và nhiều trong điều kiện
nhiệt độ cao. Nó được canh tác một cách có hiệu quả trong khoảng vỉ độ 20
0
Bắc và
Nam. Nhưng hầu hết những vùng tiêu trồng với mục đích buôn bán thường ở vùng gần
xích đạo hơn (nhỏ hơn 15
0
Bắc - Nam). Tiêu cũng được trồng ở cao trình 1500m,
nhưng sẽ thích hợp nhất ở mức độ 500m trở xuống.
- Nhiệt độ

Cây tiêu thích hợp với điều kiện nhiệt độ cao và nhiệt độ là yếu tố phân bố giới
hạn vùng trồng tiêu trên thế giới. Tại vùng tiêu nguyên sản Ấn Độ nhiệt độ bình quân
từ 25-27
0
C. Biên độ nhiệt chênh lệch các tháng là 3
0
C-7
0
C. Nhiệt độ cao nhất không
vượt quá 40
0
C và thấp nhất không dưới 10
0
C.
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của cây tiêu. Tuỳ theo mức
độ nhiệt thấp khác nhau và thời gian chịu nhiệt độ ấy mà những thiệt hại sẽ khác nhau.
Ở mức nhiệt 15
0
C kéo dài cây tiêu sẽ ngưng sinh trưởng. Dưới 10
0
C kéo dài trong 5
ngày hoặc dưới 6
0
C kéo dài trong 3 ngày cây tiêu bắt đầu bị hại, tại các lá ngọn bị thâm
đen, héo và rụng dần, các đốt non cũng bị hại nếu bị sương giá và có thể gây chết và
rụng đốt.
Nhiệt độ quá cao cũng không có lợi cho sinh trưởng của cây tiêu. Kết quả một thí
nghiệm của Trung Quốc cho thấy ở nhiệt độ 39
0
C lá non của cây non thường bị hại.

Trong điều kiện không tủ gốc của mùa hè, nhiệt độ mặt đất có thể lên đến 52,5
0
C vì thế
thân cành cây non cũng bị cháy khô.
Tại những độ tuổi khác nhau tiêu cũng thường có phản ứng khác nhau với nhiệt
độ. Cây còn non thường nhạy cảm hơn đối với những điều kiện nhiệt độ bất thường
(cao quá hay thấp quá). Làm giàn che là biện pháp tốt không những để giảm cường độ
17

ánh sáng mà còn giảm được sự gia tăng của nhiệt độ vào ban ngày hoặc cây choái sống
cũng là một cách tốt trong mục đích trên.
Nhiệt độ bình quân ở Miền trung Việt Nam dao động từ 24,7-27
0
C vì thế khá
thích hợp cho cây tiêu phát triển. Paulose (1973) cho rằng những vùng trồng tiêu chủ
yếu của Kerelar có lượng mưa bình quân hằng năm hơn 3000mm được phân bố trong
8-10 tháng với nhiệt độ hằng ngày trãi trong khoảng 28
0
C-35
0
C. Tại Kuching nhiệt độ
bình quân tối đa trong khoảng 26
0
C, tối thiểu có thể rơi xuống 18
0
C.Về mặt nhiệt độ,
một số kết quả nghiên cứu đã kết luận là cây tiêu có thể trồng được ở khu vực 20
0
bắc
và nam vĩ tuyến, nơi có nhiệt độ bình quân từ 18-35

0
(Phan Hữu Trinh và ctv-1988).
- Nước: Nhìn chung yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm là rất cần thiết
cho sinh trưởng của cây tiêu. Lượng mưa Trung bình hằng năm tại vùng nguyên sản là
2900 mm/năm với một mùa hạn không rõ rệt. Nhiều vùng trồng tiêu trên thế giới và
trong nước có lượng mưa giao động từ 1900-3000mm/năm. Cũng có những nơi có
lượng mưa rất thấp như Madagasca lượng mưa chỉ là 1038mm/năm cây tiêu vẫn có thể
sinh trưởng phát triển được. Lượng mưa từ 2500mm trở lên được xem là thích hợp
nhưng trong một phần của Ấn Độ cây tiêu sinh trưởng tốt ở lượng mưa ít hơn con số
Bảng 3.1. Lượng mưa tại những trạm ở Ấn Độ và Sarawat
Ấn Độ Semangok (Sarawat)


Tháng
Negumanga
d (mm)
Todupuzda
(mm)
Tổng lượng
mưa (mm)
Số ngày
mưa
1 25 20 818 25
2 26 33 539 19
3 59 71 280 20
4 186 208 331 22
5 241 300 256 22
6 447 772 229 18
7 274 767 184 18
8 165 549 328 22

9 180 328 310 15
10 363 432 398 27
11 246 218 341 25
12 74 51 350 23
Tổng số 2286 3749 4364 256
18


nói trên. Theo Maistre (1964) lượng mưa trong hai vùng trồng tiêu tại Ấn Độ là
2286mm tại Negumangat và 3749mm tại Todupuzha. những chi tiết về vấn đề này
được diển tả trong bảng 3.1. Lượng mưa cao nhất thường đến vào mùa hè tại những
vùng trồng tiêu tại Ấn Độ.
Lượng mưa tại Trung Tâm Nghiên cứu Nông Nghiệp Semangok vào năm 1970
được dựa trên tường thuật hằng năm của Bộ Nông Lâm Nghiệp Sarawat (bảng 3.1) với
tổng lượng mưa là 4364mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 1 (818mm), lượng mưa cao
nhất trong một ngày là 178mm. Mưa rơi trong khoảng 256 ngày/năm. Số giờ chiếu
sáng bình quân là 4,2 giờ và độ ẩm tương đối Trung bình là 86,2%, nhiệt độ Trung
bình là 25
0
C. Tại Bangka lượng mưa hằng năm biến động trong khoảng 2286 mm đến
3048 mm, mưa rơi trong khoảng 136 ngày đến 176 ngày.
Tại nước ta, nhiều vùng trồng tiêu nổi tiếng năng suất cao và chất lượng tốt
nhưng lại có chế độ mưa và lượng mưa khá khác nhau. Theo bộ môn cây công nghiệp
ĐHNN Hà Nội (1967), nếu mưa tập Trung với một lượng lớn 300mm trong tháng 5 và
6 hoặc mưa trên 500 mm kéo dài trong ba tháng có thể gây bất lợi trong sinh trưởng
của cây tiêu (bảng 3.2).
Theo Phan Quốc Sũng (2000) và Phan Hữu Trinh et al., (1987) để cây tiêu sinh
trưởng tốt cho năng suất cao thì cần lượng nước đầy đủ quanh năm. Tuy nhiên, trong
giai đoạn phân hoá mầm hoa nó yêu cầu có tiểu hạn để có thể ra hoa sai và tập Trung.
Bảng 3.2: Sự phân bố mưa ở một số vùng trồng tiêu trụyền thống

tại Việt Nam (mm)

Tháng

Địa
danh
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tổng
Hà tiên
12 14

49

136 231 240 311 260 241 237 129 47

1907
Quảng trị

171 57

68

51 99 75 88 77 397 565 566 305

2519
Vỉnh
Linh
133 69

46


38 67 82 95 208 421 872 357 253

2641
Đồng
Hới
42 37

43

48 99 74 107 113 439 509 343 137

2015
Nguồn: Số liệu khí tượng VN (số liệu bình quân từ 6-46 năm)
Trong thời kỳ tiêu chín nó cũng cần một mùa khô ít gay gắt và không kéo dài.
Ẩm độ không khí trong vườn tiêu luôn giữ ở 75-90% sẽ thuận lợi cho tiêu sinh trưởng
phát triển, đặc biệt vào thời kỳ hoa nở cây tiêu cần ẩm độ không khí cao để kéo dài thời
gian thụ phấn.
- Ánh sáng và gió:
Nguồn gốc cây tiêu leo dưới bóng của một cây khác nên bản chất là ưa râm
(bóng). Tuy nhiên mức độ bóng râm còn tuỳ thuộc vào giống và tuổi cây. Giống
19

tiêu Quảng Trị đòi hỏi bóng râm nhiều hơn các giống khác. Khi tiêu đã phủ trụ nó có
nhu cầu về cường độ ánh sáng lớn nhất so với trước đó. Trong thời kỳ này nếu bị che
bóng quá nhiều lá tiêu sẽ lớn và xanh đậm, tỉ lệ hoa cái nhiều trong những gié hoa
lưỡng tính. Một thí nghiệm tại Jamaica đã cho thấy sự cần thiết của bóng râm trong
giai đoạn mới lập vườn tiêu và khi tiêu đã lớn thì không cần bóng rợp nữa. Nhìn chung,
bóng rợp cho tiêu sẽ giảm dần từ 40% xuống 20% mức độ che phủ từ khi cây nhỏ đến
khi cây lớn.

Gió có thể làm cho việc bốc thoát hơi gia tăng làm bất lợi cho sinh trưởng và quá
trình thụ phấn của cây tiêu. Tốc độ gió lớn sẽ làm cho vườn tiêu bị gãy đổ hoặc xơ xác,
hoa tiêu không đậu quả. Mức độ gió nhỏ hơn 2m/s, không khô nóng là điều kiện lý
tưởng cho việc trồng tiêu. Những vùng phía đông Trường Sơn thuộc Bắc Trung Bộ
nước ta thường có gió Lào khô và nóng đã gây hạn chế đến sinh trưởng của tiêu rất lớn,
tuy nhiên thời kỳ gió xuất hiện không rơi vào giai đoạn tiêu ra hoa nên ít gây thiệt hại
lớn về năng suất. Việc trồng tiêu vào tháng 9-10 hằng năm tại vùng Bình Trị Thiên cây
thường gặp bất lợi về nhiệt độ thấp và gió bão nên tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn
này thường kém hơn các vùng khác trong nước.
3.2.2. YẾU TỐ ĐẤT ĐAI
Theo Blacklock (1954) đất lý tưởng cho việc trồng tiêu là đất bồi, đất phù sa
(alluvium) thoát nước tốt có hàm lượng mùn cao nhưng những đất như thế là tương đối
hiếm. Một cách tương tự, Krishnamuthi (1969) cho rằng tiêu được trồng tốt trên những
đất mới khai hoang, những loại đất lateritic có hàm lượng mùn cao và có bản chất thoát
nước tốt. Theo de Waard (1964) mức độ thành công cho một loại đất trồng tiêu nào đó
phụ thuộc vào những đặc tính theo sau của đất:
(1) Thoát nước tốt; (2) Khả năng giữ nước thích hợp; (3) Cấu trúc đất tơi xốp; (4)
pH cao;(5) Giàu dinh dưỡng dự trữ trong đất.
Có khá ít vùng có thể đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt này, nhưng cây tiêu
vẫn có thể trồng trên nhiều loại đất, bằng những phương pháp truyền thống như tại
Sarawat nơi mà đất nung được un trên khắp bề mặt của gốc rễ và đã cải thiện được kết
cấu đất và giảm được độ chua. Hầu hết những vườn tiêu tại Sarawat được trồng trong
những cánh đồng gợn sóng hoặc trên những đồi dốc với những độ dốc khác nhau, đất
thường có hàm lượng sét nâu đỏ nhạt cao với nhiều thành phần oxýt sắt. Ở vùng gần
biển đất có thể có hàm lượng cát (silic) cao và tương đối dễ canh tác. Những cố gắng
trồng trên đất than bùn (Peat soil) tại Sarawat đã tỏ ra không thành công, có thể là do
những khó khăn trong việc đáp ứng hệ thống thoát nước thích hợp. Trên những lô đất
dốc sự xói mòn đất thường là vấn đề lớn trừ khi phải làm ruộng bậc thang hay có
những biện pháp bảo toàn đất thích hợp được thực hiện.
Theo Paulose (1973) tiêu được trồng tại Ấn Độ trên nhiều loại đất khác nhau

chẳng hạn như đất mùn đỏ (red loams soil), đất mùn cát (sandy loams soil), đất mùn sét
(clay loam soil) hay đất đỏ đá ong (lateritic soil). Tuy nhiên trong những đồn điền tốt
nhất cây tiêu thường được trồng trên những đất mới khai hoang giàu mùn ở những đồi
dốc của vùng Ghats tây, ở cao trình từ 1000-1200m. Tại Kerala, việc canh tác tiêu
thường được tiến hành trên đất đá ong hay đất cát mùn dọc theo những bờ sông phù sa
20

được bồi.
Phần lớn đất trồng tiêu tại Indonexia thì đất có nguồn gốc núi lửa.
Những vùng trồng tiêu tại Việt Nam cũng có sự đa dạng về nguồn gốc đất đai.
Đất sét pha cát thường thấy ở Hà Tiên - Phú Quốc đây là loại đất dễ canh tác, thoát
nước tốt tuy nhiên không được màu mỡ như đất đỏ Bazal tại vùng Lộc Ninh, Đồng Nai
và Bình Phước. Đất đỏ Bazalt thường có kết cấu tơi xốp, có tầng đất dày (vài chục
mét), có độ màu mở cao đặc biệt là những vùng mới khai phá. Đất xám miền Đông
Nam Bộ hay còn gọi là đất Podzonlic có kết cấu rời rạc do hàm lượng cát cao (>70%
cát), thường nghèo dinh dưỡng cũng được trồng tiêu nhưng cần phải đầu tư phân bón
và các biện pháp bảo vệ đất. Đất sa phiến thạch ở vùng đồi núi trung bộ với độ dày
tầng đất biến động và cạn, kết cấu chặt, khó thoát nước, dinh dưỡng thấp cũng được
trồng tiêu.
Tóm lại cây tiêu có thể được trồng thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau. Tuy
nhiên, có sự khác nhau lớn trong việc đầu tư thâm canh và bảo vệ những loại đất khác
nhau. Do càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp, tốc độ gió càng lớn nên việc trồng
tiêu cũng thường được giới hạn ở độ cao dưới 500m. Độ dày của tầng đất phải sâu hơn
1m để rễ tiêu có thể phát triển tốt, thêm vào đó là độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 2m
để tránh làm rễ tiêu bị úng.
Theo Phan Hữu Trinh et al., (1987) đất trồng tiêu nên có hàm lượng mùn cao
(>2%), giàu đạm (>1,5%), hàm lượng Kali và Ma-nhê khá, khả năng trao đổi ở mức
20-30 meq/100g đất, tỉ lệ C/N ở tầng mặt cao (15-20) và pH từ 5,5-7.


















×