Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC MÔN HỌC THỰC TẬP DI TRUYỀN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.12 KB, 6 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC
MÔN HỌC: THỰC TẬP DI TRUYỀN

I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1. Họ và tên: Ths. Nguyễn Thanh Mai
- Giảng viên
- Thạc sĩ
- Địa chỉ liên lạc: Khoa CNSH – Đại học Mở - TP. HCM – 97 Võ Văn Tần.
Q3. TP. HCM
- Điện thoại: 9300086 – 0908282008
2. Họ và tên: Giảng viên Lê Thị Trúc Linh
- Giảng viên
- Cử nhân
- Địa chỉ liên lạc: Khoa CNSH – Đại học Mở - TP. HCM – 97 Võ Văn Tần.
Q3. TP. HCM
- Điện thoại: 9300086 – 0919175369

II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT MÔN HỌC

1. THỰC TẬP DI TRUYỀN
2. Số đơn vị học trình: 02 – số tiết qui ra tiết lý thuyết: 30 tiết

3. Phân bổ thời gian: 00.60.00

4. Mục tiêu, yêu cầu môn học:


Môn này giúp cho sinh viên củng cố những kiến thức đã học ở phần lý thuyết.
Yêu cầu: Sau khi học xong môn học này sinh viên phải nắm được cở sở lý
thuyết cũng như cách thức làm tiêu bản quan sát các giai đoạn của quá trình nguyên
phân, giảm phân, nhiễm sắc thể khổng lồ ở ruồi giấm. Đồng thời nắm được cở sở lý
thuyết và cách thức phân biệt giới tính ở mức độ tế bào cũng như có khái niệm sơ
khởi về bộ NST người.

5. Các kiến thức căn bản cần học trước:
Sinh viên cần được học lý thuyết môn di truyền học trước khi học phần thực
tập. Ngoài ra cần có kiến thức căn bản về tế bào học, sinh học phân tử.

6. Hình thức giảng dạy chính của môn học:
Thực hành

7. Giáo trình
 Thực tập di truyền học – Tài liệu lưu hành nội bộ Đại Học Mở TP.HCM
 Giáo trình thực tập di truyền học – Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học
Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2


8. Các công cụ hỗ trợ
 Kính hiển vi
 Mẫu vật theo yêu cầu.

III. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC:

Bài 1: Đặc điểm và chu kì đời sống của ruồi giấm (5 tiết)
1. Mục tiêu của bài: Sinh viên nắm được kiến thức căn bản về ruồi giấm (các kiểu
hình, phân biệt giới tính, vòng đời, phương pháp lai ruồi giấm).

2. Chi tiết các đề mục:
 Mục tiêu yêu cầu
 Cơ sở lý thuyết
 Chu kì đời sống của ruồi giấm
 Phân biệt phái tính của ruồi giấm
 Thực hành
 Dụng cụ, hóa chất mẫu vật
 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả thực hành
3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học:
 Phân biệt được kiểu hình, giới tính của ruồi giấm
 Phương pháp lai ruồi giấm, từ đó nắm được vòng đời của ruồi giấm.

4. Công cụ, thiết bị hỗ trợ
 Máy xay sinh tố
 Kính lúp
 Erlen 250ml
 Mẫu vật theo yêu cầu

5. Câu hỏi ôn tập
 Giải thích những ưu điểm mà ruồi giấm được các nhà nghiên cứu di truyền
dùng làm đối tượng để phân tích di truyền?
 Những đặc điểm để phân biệt ruồi đực và cái?
 Các giai đọan phát triển trong vòng đời của ruồi giấm?
 Chuẩn bị môi trường để nuôi ruồi giấm như thế nào?

Bài 2: Nhiễm sắc thể khổng lồ ở ruồi giấm (5 tiết)
1. Mục đích yêu cầu
 Sinh viên nắm được các thao tác: tách, nhuộm, quan sát hình thái, đặc điểm
nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt của ruồi giấm.


2. Chi tiết các đề mục:
 Mục đích, yêu cầu
 Cơ sở lý thuyết
 Thực hành
 Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật
3

 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả thực hành.

3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học
 Nắm được hình thái, đặc điểm NST khổng lồ ở ruồi giấm
 Phương pháp tách được đôi tuyến nước bọt, thực hiện được tiêu bản nhuộm
NST khổng lồ

4. Công cụ, thiết bị hỗ trợ
 Các loại kính hiển vi có trong PTN, hiển vi chụp hình
 Dụng cụ thí nghiệm
 Mẫu vật theo yêu cầu

5. Câu hỏi ôn tập
 Tiến trình endomitose là gì?
 Khi nhuộm với thuốc nhuộm, và quan sát NST dưới kính hiển vi, thấy có các
đĩa sáng và đĩa tối. Giải thích dĩa sáng và dĩa tối là gì? Tại sao có hiện tượng
này?
 Số lượng NST ở ruồi giấm?
 Tâm sắc là gì?
 Sự khác biệt giữa NST khổng lồ và NST bình thường của ruồi giấm?


Bài 3: Nguyên phân bào và tiến trình phân bào
1. Mục tiêu của bài:
 Sinh viên thực hiện được tiêu bản tạm thời với tiêu bản rễ hành và quan sát
được hình thái NST qua các kì nguyên phân.
 So sánh thời gian tương đối giữa các kì nguyên phân.
 Xác định chỉ số mitosis MI (Mitosis Index).

2. Chi tiết các đề mục
 Mục đích yêu cầu
 Cơ sở lý thuyết
 Thực hành
 Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật
 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả thực hành

3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học
 Đặc điểm phân tử DNA sau quá trình phân bào
 Các giai đoạn của nguyên phân
 Xác định số lượng tương đối của các tế bào ở trạng thái phân chia. Tính được
chỉ số MI.

4. Công cụ, thiết bị hỗ trợ
 Kính hiển vi có tại phòng thí nghiệm
4

 Mẫu vật theo yêu cầu.

5. Câu hỏi ôn tập
 Nguyên phân là gì? Vai trò của nguyên phân trong quá trình sống?
 Nguyên phân có mấy giai đoạn? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn?

 Tính chỉ số MI như thế nào?

Bài 4: Giảm phân (MEIOSIS) và hiện tượng ức chế sự phân bào
1. Mục tiêu của bài
 Sinh viên thực hiện tiêu bản tạm thời với hạt phấn của bông hẹ và quan sát
được hình thái của NST qua các kì giảm phân.

2. Chi tiết các đề mục
 Mục đích, yêu cầu
 Cơ sở lý thuyết
 Meiosis
 Hiện tượng ức chế phân bào
 Thực hành
 Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật
 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả thực hành

3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học
 Đặc điểm NST trong các giai đoạn của giảm phân
 Hiện tượng ức chế sự phân bào.
 Đặc điểm NST khi hiện tượng ức chế phân bào xảy ra.

4. Công cụ, thiết bị hỗ trợ
 Kính hiển vi có tại phòng thí nghiệm
 Mẫu vật theo yêu cầu

5. Câu hỏi ôn tập:
 Giảm phân là gì? Các giai đoạn của giảm phân?
 Sự khác biệt của giảm phân ở cây song tử diệp và cây đơn tử diệp?
 Cơ chế tác động của Colchicine đối với quá trình phân bào?

 Đặc điểm của NST trong các giai đoạn Mitosis ?

Bài 5: Hình thái Nhiễm sắc thể và phương pháp xác định nhiễm sắc chất giới tính
1. Mục tiêu của bài
 Thực hiện được tiêu bản và quan sát được nhiễm sắc chất giới tính trong tế
bào niêm mạc miệng nữ.
 Phân biệt giới tính ở mức tế bào
 Phân biệt hình thái nhiễm sắc thể ở tiêu bản tế bào máu người bình thường.

2. Chi tiết các đề mục
5

 Mục đích, yêu cầu
 Cơ sở lý thuyết
 Hình thái nhiễm sắc thể
 Nhiễm sắc chất giới tính hay thể Barr
 Thực hành
 Dụng cụ, hóa chất, tiêu bản
 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả thực hành

3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học
 Phân biệt được giới tính ở mức độ tế bào
 Nhận biết được hình thái của NST
 Thể Barr

4. Công cụ, thiết bị hỗ trợ
 Kính hiển vi có tại phòng thí nghiệm
 Mẫu vật theo yêu cầu


5. Câu hỏi ôn tập
 Mô tả các hình thái của NST?
 Hình thái NST được quan sát rõ nhất ở giai đoạn nào trong chu trình phân
bào? Tại sao?
 Thể Barr là gì? Quan sát thể Barr ở giai đọan nào trong chu trình phân bào?
Tại sao?
 Số lượng thể Barr có thể quan sát được trong tế bào người nam bình thường,
nữ bình thường, XYY, XO, XX, XXXY…?

Bài 6: Phân tích bộ Nhiễm sắc thể người
1. Mục đích yêu cầu
 Lập biểu đồ bộ NST người bình thường theo hình dạng và theo kích thước
 Phân tích sự biến đổi số lượng, cấu trúc, hình thái của NST
 Quan sát tiêu bản cho sẵn. Phát hiện bệnh liên quan

2. Chi tiết các đề mục
 Mục đích yêu cầu
 Nội dung
 Bộ nhiễm sắc thể người bình thường
 Biến đổi số lượng NST
 Biến đổi cấu trúc NST
 Thực hành
 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất
 Tiến hành thí nghiệm
 Kết quả.

3. Những kiến thức cốt lõi cần nắm trong bài học
6

 Nắm được đặc điểm về số lượng, cấu trúc, hình thái, kích thước của bộ NST

người bình thường.
4. Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ
 Kính hiển vi có tại phòng thí nghiệm
 Hóa chất, mẫu vật theo yêu cầu

5. Câu hỏi ôn tập
 Đặc điểm bộ NST người: Kích thước, cấu trúc, hình thái, số lượng?
 Cách tính độ dài tương đối của NST?
 Đặc điểm các nhóm của bộ NST người?

IV. KẾT THÚC MÔN HỌC
Sau mỗi bài thí nghiệm, SV làm bài thu hoạch theo yêu cầu trong tài liệu thực tập
(1 nhóm thực tập khoảng 3- 4SV làm 1 bài góp). GV có thể chấm điểm trực tiếp các
nhóm sau bài thực tập trong phòng thí nghiệm hoặc chấm trên bài góp. Điểm trung
bình của tổng các bài học sẽ là điểm thi cuối môn học.
Điểm đạt: 5,0/10.
*1 Sinh viên nghỉ học 2 bài thực tập sẽ phải học lại năm sau ( 0 điểm).

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

×