Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng - Đặ ống thông dạ dày thụt tháo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.58 KB, 20 trang )

Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

1
ðẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
(Nasogastric tube – NG) – ðối tượng Sinh viên ða khoa

MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày ñược mục ñích, chỉ ñịnh và chống chỉ ñịnh của ñặt thông dạ dày
2. Mô tả ñược cách ño trước khi tiến hành ñặt ống thông dạ dày và phương pháp kiểm tra
ống thông dạ dày sau khi ñặt xong
3. Liệt kê tai biến khi ñặt ống thông dạ dày và các bước của quy trình ñặt ống thông dạ
dày
4. Áp dụng ñược quy trình ñặt ống thông dạ dày.

NỘI DUNG
I. ðẠI CƯƠNG
1. Giải phẫu – sinh lý dạ dày
Dạ dày là ñoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát
với vòm hoành trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái. Về mặt giải phẫu, dạ dày ñược
chia làm 3 phần chính: ñáy vị (fundus), thân vị (corpus) và hang vị (antrum). Xét về mô học,
rất khó phân biệt vùng ñáy vị và thân vị. Ở vùng hang vị, mật ñộ cơ trơn tăng lên ñáng kể.
Hình thể ngoài của dạ dày gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn (Greater Curvature)
và nhỏ (Lesser Curvature) , với 2 ñầu tâm vị (Cardia) ở trên và môn vị (Pylorus) ở dưới.

Dạ dày cũng như các phần khác của ống tiếu hóa, ñược cấu tạo bởi 3 lớp: lớp niêm
mạc (the mucosal), lớp cơ (the muscularis) và màng thanh dịch (serosal). Lớp cơ của dạ dày
cũng ñược chia thành 3 lớp nhỏ khác nhau: lớp cơ dọc, lớp cơ vòng và lớp cơ chéo (hình 1).
Lớp cơ chéo chỉ ñược tìm thấy ở vùng ñáy vị và bờ gần của bờ cong nhỏ của thân vị
Trương Quang Trung, MSc., RN.,


Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

2

Cấu trúc của lớp cơ dạ dày: A – Lớp cơ dọc (vùng mà những thớ cơ dọc bắt ñầu phân chia,
ñược ñánh dấu ñen); B—Lớp cơ vòng; C—Lớp cơ chéo.
Dạ dày có một hệ thống tưới máu rất phong phú: bên phải là ñộng mạch vành – vị,
ñộng mạch chính của dạ dày, bên trái là ñộng mạch dạ dày mạc nối. Các ñộng mạch bên và
bên trái thường nối với nhau ñể tạo nên vòng ñộng mạch của bờ cong lớn.
Việc phân bố thần kinh dạ dày gồm hệ giao cảm và các dây thần kinh phế vị. Dây thần
kinh phế vị của dạ dày rất quan trọng, vì nó vừa là dây thần kinh vận ñộng của dạ dày, vừa là
dây thần kinh kích thích các tuyến của dạ dày ñể tiết ra acid chlohydric.
Các chức năng của dạ dày:
• Chứa ñựng: Dạ dày ñược cấu tạo với các nếp gấp giống như hộp ñàn accordion, do
ñó dạ dày có thể chứa ñược 2 – 4 lít thức ăn. Việc chứa tạm thời này là cần thiết bởi vì
thức ăn cần thời gian ñể tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
• Nhào trộn: dạ dày thực hiện nhiệm vụ nhào trộn thức ăn với nước và dịch vị ñể tạo ra
một dạng dịch ñược gọi là dưỡng chấp (Chyme)
• Phá vỡ liên kết bằng cơ học: Thông qua sự hoạt ñộng của 3 lớp cơ của dạ dày, dạ dày
co bóp ñể nhào trộn và phân chia thức ăn ra nhiều mảnh nhỏ. Thêm vào ñó, acid HCl
làm biến tính của protein và phá vỡ màng bảo vệ bên ngoài giữa các tế bào. Và acid
HCl cũng tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn ñi kèm với thức ăn.
• Phá vỡ liên kết bằng hóa học: Các phân tử protein bị phá vỡ về mặt hóa học dưới tác
ñộng của enzyme pepsin dạ dày.
• Kiểm soát sự vận chuyển dưỡng chấp từ dạ dày xuống ruột, bằng sự ñóng mở của cơ
thắt môn vị.
II. THỦ THUẬT ðẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
1. ðịnh nghĩa: ðặt ống thông dạ dày là thủ thuật ñưa ống thông bằng cao su hoặc bằng nhựa
qua ñường miệng hoặc mũi vào dạ dày.
2. Mục ñích của kỹ thuật ñặt ống thông dạ dày

Ống thông dạ dày ñược sử dụng cho các mục ñích
a. Nuôi dưỡng ñối với những người bệnh hôn mê, bất tỉnh hoặc không tiêu hóa hiệu quả
dinh dưỡng bằng ñường uống.
b. Giảm áp lực và dẫn lưu dịch tiết dạ dày sau phẫu thuật ñường tiêu hóa.
c. Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm trong chẩn ñoán viêm loét ñường tiêu hóa, xét nghiệm
dịch dạ dày.
d. Rửa, làm sạch dạ dày trong các trường hợp ngộ ñộc các chất, thuốc và thuốc trừ sâu
b
ằng ñường uống.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

3
e. Ki
ểm tra sự có mặt của máu trong dạ dày, theo dõi chảy máu dạ dày, sự tái phát của
chảy máu dạ dày.
Các loại ống thông dạ dày ñược dùng hiện nay
a. Ống thông Levin: ñược sử dụng ñể nuôi dưỡng, lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm, giảm
áp lực trong dạy dày sau phẫu thuật ñường tiêu hóa
b. Ống thông Salem: ñược sử dụng ñể nuôi dưỡng, lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm, giảm
áp lực trong dạy dày sau phẫu thuật ñường tiêu hóa, và rửa dạ dày.
c. Ống thông Faucher: ñược sử dụng trong trường hợp rửa dạ dày, ñặt qua ñường miệng.
ðường tiêu hóa ñược coi là khu vực sạch, không phải là vô khuẩn. Do ñó quá trình ñặt ống
thông dạ dày là một kỹ thuật sạch. Kỹ thuật này chỉ ñược tiến hành vô khuẩn trong trường
hợp có kết hợp với phẫu thuật ñường tiêu hóa.
3. Chỉ ñịnh và chống chỉ ñịnh của ñặt ống thông dạ dày
3.1. Chỉ ñịnh
Hút dich – Giảm áp lực trong ống tiêu hóa
- Các bệnh về dạ dày: viêm loét, ung thư dạ dày, tá tràng,
- Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em: vì trẻ em nhỏ khi ho không khạc ñờm ra mà thường nuốt vào,

nên lấy dich dạ dày ñể tìm trực khuẩn lao.
- Các trường hợp chướng bụng (sau mổ, viêm tụy cấp)
- Người bệnh mổ ñường tiêu hóa
- Mổ có gây mê
- Liệt ruột
Nuôi dưỡng:
- Trẻ ñẻ non, phản xạ mút, nuốt kém
- Hôn mê, co giật
- Dị dạng ñường tiêu hóa nặng
- Ăn bằng miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt
Rửa dạ dày
3.2. Chống chỉ ñịnh:
- Tổn thương vùng hàm mặt
- Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh ñông, mạch thực quản.
- Tổn thương ở thực quản: U, rò, bỏng thực quản, dạ dày do acid kiềm mạnh , teo thực
quản.
- Nghi thủng dạ dày
- Áp xe thành họng
3.3. Tai biến
- Tai biến chủ yếu của việc ñặt ống thông dạ dày bao gồm ñặt nhầm vào ñường thở của
người bệnh.
- ðồng thời trong khi ñặt ống thông dạ dày, người bệnh có thể nôn và buồn nôn, có thể gây
sặc dịch vào ñường thở. ðo ñó, máy hút và các vật liêu, phương tiện cần thiết luôn sẵn
sàng khi cần thiết.
- Tổn thương vùng mặt.
III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ðẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
1. Chu
ẩn bị
1.1. Chuẩn bị ñịa ñiểm
Trương Quang Trung, MSc., RN.,

Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

4
ðặt ống thông dạ dày có thể làm ở phòng thủ thuật ñối với người bệnh khỏe mạnh,
tỉnh táo nhưng thường ñược làm ở bệnh phòng  cần phải có bình phong che kín ñể không
ảnh hưởng tới người bệnh nằm bên cạnh.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Xe tiêm/ xe thủ thuật 2 tầng.
- Ống thông Levin: tùy theo ñộ tuổi mà chuẩn bị các cỡ khác nhau. Người lớn: 14 –
18F; trẻ em: 5 – 10F.
- Khay chữ nhật.
- Panh kocher và ống cắm panh
- Khay quả ñậu
- Gạc vô trùng
- Bơm tiêm 20 ml, 50 ml, máy hút (nếu có)
- Cốc ñựng nước chín ñể cho người bệnh súc miệng, Khăn mặt
- Dầu nhờn
- Băng dính
- Găng tay
- Tấm nilon
- Ống nghiệm, giá ñựng ống nghiệm (nếu cần)
- Ống nghe
- Bát kền
- Hộp thuốc chống shock
- Bộ ño huyết áp
- Giấy xét nghiệm
1.3. Chuẩn bị người bệnh
- Xem hồ sơ bệnh án rồi ñến giường người bệnh ñối chiếu và thông báo cho người bệnh
hoặc người nhà người bệnh biết thủ thuật sắp làm. ðộng viên an ủi người bệnh an tâm,
giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm.

- ðặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (bệnh nhân tỉnh) hoặc nằm nghiêng bên
trái, ñầu thấp (bệnh nhân hôn mê).
- ðối với trường hợp lấy dịch làm xét nghiệm ñể chẩn ñoán bệnh ở dạ dày tá tràng, dặn
người bệnh nhịn ăn trước 12 giờ.
2. Tiến hành qui trình
Các bước tiến hành Nguyên nhân
1 Rửa tay thường quy, mang găng. Giảm việc lây truyền VK
2 Chuẩn bị dụng cụ ñầy ñủ. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện qui trình
3 Chuẩn bị người bệnh.(giải thích, ñộng viên, hướng
dẫn, ñặt tư thế người bệnh: nằm ñầu thấp hoặc ngồi,
mặt nghiêng về 1 bên, trải nilon và ñặt khay quả ñậu
dưới cằm người bệnh).
Chấn an, khuyến khích người
bệnh hợp tác.
4 ðo, ñánh dấu ống thông và bôi trơn ñầu ống thông
(khoảng 5 cm).
Xác ñịnh chiều dài cần thiết
ñể ống thông vào tới dạ dày
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

5

ðo ống thông: khoảng cách từ cánh mũi, ñến dái
tai, ñến mũi ức.

5 ðưa ống thông vào dạ dày qua ñường mũi:
Giảm phản ứng buồn nôn,
nôn.

Bệnh nhân thấy thoải mái

5.1.

ðưa nhẹ nhàng ñầu ống thông vào lỗ mũi theo hướng
chếch lên trên theo ñường ñi của lỗ mũi khoảng 10-12
cm.
5.2.

ðẩy ống thông vào từng ñoạn theo nhịp nuốt của
người bệnh ñến ñiểm ñánh dấu.
6 Kiểm tra xem ống ñã vào ñúng dạ dày chưa (3 cách)
ðảm bảo ống thông ñã ñặt
ñúng trong dạ dày
6.1.

Dùng bơm tiêm bơm một lượng khí khoảng 30 ml,
ñồng thời ñặt loa ống nghe trên vùng thượng vị của
người bệnh, nghe tiếng sục của khí qua nước.

6.2

Dùng bơm tiêm hút dịch trong dạ dày.
6.3

Nhúng ñầu ngoài ống thông vào cốc nước sạch.
7 Cố ñịnh ống thông: Cắt 1 ñoạn băng dính 7 x 3cm, xé
rọc 1/2 chiều dài của băng dính. Phần băng dính chưa
bị xé ñược ñính vào mũi của BN, phần còn lại ñược
cuốn quanh ống thông dạ dày

ðề phòng ống thông bị tuột ra
ngoài, không nằm trong dạ
dày.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

6

8 Rút ống thông:
8.1

Tháo băng dính cố ñịnh
8.2

Kẹp hoặc gập ống thông lại rồi rút ống thông từ từ.
9 Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, vệ sinh mặt,
miệng và ñánh giá trạng thái chung.
- Giảm sự lo lắng của người
bệnh
- Giúp cho việc ghi hồ sơ
10 Thu dọn dụng cụ.
11 Ghi hồ sơ. Ghi lại việc thực hiện thủ
thuật và tạo ñiều kiện thuận
lợi trong quá trình theo dõi
người bệnh.
12 Tiếp tục theo dõi người bệnh và báo bác sỹ (nếu cần).


Thời gian hoàn thiện kỹ thuật: 15 – 20 phút
Ghi hồ sơ

- Ghi hồ sơ loại ống thông, kích cỡ, sự hợp tác của người bệnh trong quá trình tiến hành thủ
thuật ñặt ống thông và phương pháp kiểm tra vị trí của ống thông.
- Ghi hồ sơ về các chăm sóc sau khi tiến hành thủ thuật ñặt ống thông dạ dày giúp cho người
bệnh thoải mái.
- Trường hợp cần thiết: ghi lại lượng dịch vào – ra
Lưu ý
• Trường hợp sử dụng máy hút phải ñiều chính áp lực hút trước: người lớn 300 mmHg,
trẻ em 150 mmHg hoặc dùng bơm tiêm ñể hút.
• Trường hợp hút dịch liên tục: ñặt áp lực hút thấp hơn bình thường. Khi dịch không
chảy ra nữa hoặc người bệnh ñỡ chướng bụng thì tắt máy, kẹp ống hoặc nút ống lại.
Khi hút lại chỉ cần mở nút ống thông và lắp máy vào. ðồng thời dặn người nhà không
ñược tự ñộng ñiều chỉnh áp lực hoặc rút ống thông ra.
• Trường hợp lưu ống thông, thì sau 3- 7 ngày (tùy ñiều kiện) thay ống thông và ñổi lỗ
mũi.
• Không ñể không khí vào dạ dày trong trường hợp bơm thức ăn và nước.
• Chú ý gi
ữ gìn vệ sinh mũi, răng, miệng của người bệnh.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

7
• Tr
ường hợp lưu ống thông ñể nuôi dưỡng, trước khi tiến hành cho người bệnh ăn qua
ống thông, cần phải kiểm tra, ñảm bảo ống thông nằm trong dạ dày. Thức ăn nuôi
dưỡng cần ñược nghiền nhỏ, tránh làm tắc ống thông.
• ðặc biệt cần theo dõi cẩn thẩn lần ăn thức ăn ñầu tiên.
Tháo bỏ ống thông dạ dày
Các bước tiến hành Nguyên nhân
1 Rửa tay thường quy, mang găng. Giảm việc lây truyền VK
2 Kiểm tra y lệnh tháo bỏ ống thông dạ dày Giảm nguy cơ sai sót tháo ống

thông dạ dày quá sớm
3 ðánh giá tình trạng ý thức của người bệnh và Chuẩn bị
người bệnh
Chấn an, khuyến khích người
bệnh hợp tác
4 Chuẩn bị dụng cụ ñầy ñủ (găng tay, khăn mặt, gạc,
Xilanh 50 ml, dung dịch NaCl 0.9%)
Tạo ñiều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện qui trình
5 Chuẩn bị ñịa ñiểm và ñặt bệnh nhân ở tư thế Fowler Tạo thuận lợi cho rút ông
thông, giảm nguy cơ trào
ngược vào ñường thở. Hạn
chế tư thế xấu trên người ñiều
dưỡng
6 ðeo găng tay Thực hiện kỹ thuật sạch
7 ðặt khăn lên trên ngực bệnh nhân ðảm bảo sự sạch sẽ và thoải
mái trên người bệnh
8 Tháo bỏ hệ thống hút hoặc hệ thống dẫn lưu. Tháo bỏ
băng dính và ghim gài cố ñịnh

9 Kiểm tra vị trí ống thông trước khi rút
10 Bơm 10 – 20 ml dung dịch NaCl 0.9%, sau ñó 10 ml
không khí vào dạ dày qua ống thông
Làm sạch toàn bộ hệ thống
dẫn lưu dạ dày, giảm nguy cơ
trào ngược dịch vào ñường
thở của bệnh nhân
11 Yêu cầu người bệnh hít thở sâu và nín thở trong quá
trình rút, tốc ñộ chậm, nhưng không quá 3 – 6 giây.
Vừa rút vừa cuộn ống thông vào tay

Tạo ñiều kiện thuận lợi cho
rút ống thông. Việc cuộn ống
thông làm giảm nguy cơ rớt
dịch dạ dày từ ống thông ra
ngoài,
12 Dùng gạc cuộn ống thông dạ dày và bỏ vào nơi ñể rác
thải y tế

13 Cho bệnh nhân súc miệng và ử dụng gạc, khăn mặt lau
mặt cho người bệnh. Hỗ trợ người bệnh về tư thế thoải
mái
Tăng cường sự thoải mái của
người bệnh
14 Tháo bỏ găng và rửa tay
15 Ghi chép hồ sơ

4. Một số chú ý
- ðối với người già, người có tuổi: răng giả, vệ sinh răng miệng cần ñược chú ý trước và sau
khi ñặt ống thông dạ dày.
- ðối với trẻ em: các vật nhỏ cần phải ñược bố trí gọn gàng hoặc cố ñịnh chặt bằng băng dính
ñề phòng trẻ hít hoặc nuốt phải.
- ðối với chăm sóc tại nhà: Cần ñánh giá ñịnh kỳ khả năng của các thành viên trong gia ñình
ñối với việc kiểm tra vị trí của ñầu ống thông, quản lý và bảo quản ống thông nuôi dưỡng.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

8
-
ðối với chăm sóc dài hạn (Long – term care): Dạy, hướng dẫn thành viên gia ñình hoặc
người chăm sóc ñánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh và các biến chứng có liên

quan tới việc ñặt ống thông dạ dày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðiều dưỡng cơ bản (1999, trang 350 – 354; 414 – 418)
2. Bài giảng ñiều dưỡng cơ bản (2005, trang 205 – 214)
3. ðiều dưỡng nội khoa (1996, trang 194 – 195)
4. Giải phẫu học tập II (1993, trang 99)
5. Delmar’s Fundamental and Advanced Nursing skills (2005, 646 - 653)

RỬA DẠ DÀY
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày ñược 3 mục ñích của rửa dạ dày
2. Nêu ñược chỉ ñịnh, chống chỉ ñịch của rửa dạ dày
3. Nêu ñược 5 tai biến và các bước của qui trình rửa dạ dày
4. Áp dụng ñược các bước của qui trình rửa dạ dày

NỘI DUNG
1. ðịnh nghĩa
Rửa dạ dày là một thủ thuật ñưa ống thông vào dạ dày (bằng ống cao su hoặc nhựa) ñể
hút các chất trong dạ dày ra như thức ăn, dịch vị, chất ñộc.
2. Mục ñích của kỹ thuật rửa dạ dày
• Thải trừ chất ñộc trong dạ dày bằng ñường uống
• Lấy bệnh phẩm từ dạ dày làm xét nghiệm
• Làm sạch dạ dày trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày
3. Chỉ ñịnh và chống chỉ ñịnh
3.1. Chỉ ñịnh
• Ngộ ñộc: Ngộ ñộc thức ăn, thuốc, hóa chất trước 6 giờ.
• Trước phẫu thuật ñường tiêu hóa (khi người bệnh ăn chưa quá 6 giờ)
• Người bệnh hẹp môn vị (Thức ăn, dịch vị ứ ñọng trong dạ dày)

• Say rượu nặng
• Người bệnh nôn không cầm
• Người bệnh ña toan (rửa dạ dày làm giảm dịch vị ứ ñọng trong dạ dày)
3.2. Chống chỉ ñịnh
• Người bệnh hôn mê (nếu rửa phải ñặt nội khí quản)
• Người bệnh uống nhầm acid, kiềm mạnh
• U, rò thực quản, phồng ñộng mạch chủ
• Người bệnh thủng dạ dày
• Ng
ười bệnh ngộ ñộc sau 6 giờ
• Người bệnh suy kiệt nặng
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

9
4. Ti
ến hành thủ thuật Rửa dạ dày hệ mở
4.1. Chuẩn bị dụng cụ
• Ống Faucher cỡ 14-22 F ñường kính trong 6-10mm. Dài 80-150 cm. ñầu ống
thông có phễu, giữa có bóng.
• Ống Levin dùng cho trẻ em (phải có phễu) Thông thường ñường kính bằng một
nửa khẩu kính của lỗ mũi
• Xe ñẩy/ xe tiêm 2 tầng
• Khay chữ nhật.
• Panh kocher và ống cắm panh
• Khay quả ñậu hoặc túi nilon
• Gạc vô trùng
• Bơm tiêm 20 ml, 50 ml,
• Dầu nhờn
• Ống nghe

• Băng dính
• Găng tay (nếu cần)
• Máy hút (nếu có)
• Bộ dụng cụ ñặt nội khí quản, canuyl Gueldel
• Ca múc nước
• Cốc ñựng nước chín ñể cho người bệnh súc miệng
• Khăn mặt
• Tấm nilon
• Thùng hoặc xô ñựng nước rửa sạch
• Thùng ñựng nước bẩn
• Áo khoác nilon
• Ống nghiệm, giá ñựng ống nghiệm (nếu cần)
• Bát kền
4.2. Chuẩn bị dung dịch
Dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước có pha muối (1 lít cho 5g hoặc 1 thìa cà phê muối),
ấm (37 - 40
o
C) hoặc lạnh tùy chỉ ñịnh
4.3. Chuẩn bị người bệnh
Thông báo cho người bệnh biết thủ thuật sắp tiến hành. ðộng viên, an ủi người bệnh
an tâm, hợp tác với người ñiều dưỡng trong khi tiến hành thủ thuật (trường hợp người bệnh là
trẻ em, cần phải giải thích với bố mẹ của trẻ), hướng dẫn người bệnh và người nhà những ñiều
cần thiết.
Rửa dạ dày thường ñược làm ở phòng riêng, thoáng, sạch sẽ ñể khỏi ảnh hưởng tới
người bệnh khác. Nếu làm ở phòng ñiều trị phải có bình phong che kín.
Chuẩn bị tư thế cho người bệnh: 02 tư thế
• Tư thế ngồi: người bệnh ngồi trên ghế tựa, ñầu hơi ngả về phía trước, choàng nilon
trước ngực và che kin ñùi.
• Tư thế nằm: ñầu thấp, mặt nghiêng về một bên, phía trên ñầu giường trải nilon, sau ñó
tr

ải nylon phía trước ngực người bệnh. Trường hợp người bệnh hôn mê, người bệnh
nằm ngửa có ñặt nội khí quản.
4.4. Tiến hành thủ thuật
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

10
Các b
ước tiến hành Nguyên nhân
1 Rửa tay thường quy, mang găng. Giảm việc lây truyền VK
2 Chuẩn bị dụng cụ ñầy ñủ. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện qui trình
3 Chuẩn bị người bệnh.(giải thích, ñộng viên, hướng
dẫn, ñặt tư thế người bệnh: nằm ñầu thấp hoặc ngồi,
mặt nghiêng về 1 bên, trải nilon và ñặt khay quả ñậu
dưới cằm người bệnh).
Xác ñịnh tình trạng ý thức của người bệnh và ño
DHST
Tháo bỏ răng giả, thăm khám khoang miệng phát
hiện răng lung lay, nguy cơ gãy. Tháo bỏ tất cả những
vật có nguy cơ rơi vào ñường thở của người bệnh
Chấn an, khuyến khích người
bệnh hợp tác.


Xác ñịnh tư thế của người
bệnh
4 ðo, ñánh dấu ống thông và bôi trơn ñầu ống thông
(khoảng 5 cm).


ðo ống thông: khoảng cách từ cánh mũi, ñến dái tai,
ñến mũi ức.
Xác ñịnh chiều dài cần thiết
ñể ống thông vào tới dạ dày

5.

ðưa ống thông vào dạ dày:
ðặt canuyl mayor, ñề phòng
BN cắn chặt hàm, thít ống
thông dạ dày

5.1

Người bệnh há miệng
5.2

ðặt canuyn giữa hai hàm răng
5.3

ðưa nhẹ nhàng ñầu ống thông vào theo nhịp nuốt ñến
ñiểm ñánh dấu thì dừng lại
Chú ý: Tuyệt ñối không ñược ñưa ống thông thô bạo
6.

Kiểm tra xem ống ñã vào ñúng dạ dày chưa (3 cách) ðảm bảo ống thông ñã ñặt
ñúng trong dạ dày
Khi hút ra ñư
ợc một chút dịch,
chứng tỏ ống thông ñã nằm

trong dạ dày hoàn toàn
6.1

Dùng bơm tiêm bơm một lượng khí khoảng 30 ml,
ñồng thời ñặt loa ống nghe trên vùng thượng vị của
người bệnh, nghe tiếng sục của khí qua nước.
6.2

Dùng bơm tiêm hút dịch trong dạ dày.
6.3

Nhúng ñầu ngoài ống thông vào cốc nước sạch.
7.

Dùng syring hút dịch dạ dày ra, trước khi rửa dạ dày và
sự dụng chất chống ñộc. Lưu mẫu dịch dạ dày làm xét
nghiệm

8.

Cố ñịnh ống thông.
9.

Hạ thấp miệng phễu tới ngang mức dạ dày, ñổ nước
vào phễu (300-500ml/ lần ñối với người lớn), nâng
phễu cao hơn mặt phẳng dạ dày của người bệnh 15-
- ðề phòng khí vào dạ dày.
- Tuân theo nguyên tắc bình
thông nhau
Trương Quang Trung, MSc., RN.,

Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

11
20 cm. Khi n
ước trong phễu gần hết, lật úp nhanh
phễu xuống ñể nước bẩn chảy ra hết (tiếp tục làm
nhiều lần cho tới khi nước chảy ra sạch, trong không
còn thức ăn, không còn mùi.)
10.

Rút ống thông:
10.1

Tháo băng dính cố ñịnh.
10.2

Gập ống thông lại rồi rút ống thông.
11.

Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, vệ sinh mặt,
miệng và kiểm tra lại DHST
- Giảm sự lo lắng của người
bệnh
- Phục vụ cho việc ghi hồ sơ
12.

Thu dọn dụng cụ (Dụng cụ ñã dùng, ñưa ñi cọ rử và xử
lý. Các dụng cụ khác sắp xếp vào ñúng nơi qui ñịnh)

13.


Ghi hồ sơ. Ghi lại việc thực hiện thủ
thuật và tạo ñiều kiện thuận
lợi trong quá trình theo dõi
người bệnh.
14.

Tiếp tục theo dõi người bệnh và báo bác sỹ (nếu cần)
5. Tiến hành thủ thuật rửa dạ dày hệ kín
5.1.Dụng cụ:
Bộ dụng cụ rửa dạ dày hệ thống kín:
- Ống thông
• Ống thông Fauchet ñầu tù, có nhiều lỗ ở cạnh các cỡ:
 Số 10 ñường kính trong 4 cm.
 Số 12 ñường kính trong 5 cm.
 Số 14 ñường kính trong 6
• Ống thông cho ăn:
- Dây nối chữ "Y" và các van ñiều chỉnh ñóng mở ñường ra ñường vào.

- Hai túi ñựng dịch có chia vạch ño mỗi 50 ml:
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

12

Túi trên treo cao > 1m so với mặt giường có
dung tích 3000 ml (ñựng nước muối 0,5-0,9
% ) (có chia vạch thể tích




Túi dưới treo dưới mặt giường ít nhất 30cm.
(Có chia vạch thể tích)


- Dụng cụ mở miệng.
- Canun Guedel và các dụng cụ khác








Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

13
5.2. Chu
ẩn bị bệnh nhân: tương tự hệ thống mở
5.3. Chuẩn bị nhân viên làm thủ thuật:
- ðã ñược ñào tạo kỹ thuật RDD, ñội mũ, ñeo khẩu trang, ñi găng tay sạch.
- Cần 2 người: một người ñặt xông dạ dày, cố ñịnh xông, xoa bụng trong quá trình rửa.
Một người ñiều chỉnh lượng nước vào ra.
- Khi BN phải bóp bóng: thêm người thứ ba.
5.4. Quy trình kỹ thuật:
1. Tương tự quy trình ñặt ống thông dạ dày, từ bước 1 ñến bước 7 (ñặt ống thông dạ dày
ñường mũi) hoặc bước 1 – ñến bước 8 (rửa dạ dày)
2. Nối hệ thống RDD - ñầu ngoài ống xông.

- Nối ống chữ "Y" vào ñầu ngoài ống xông.
- Nối hai túi vào hai ñầu còn lại của chữ "Y".
+ Túi ñựng dịch vào treo cao trên mặt giường 0,8-1m.
+ Túi ñựng dịch ra ñặt thấp hơn mặt giường
3. Tiến hành rửa dạ dày
− ðưa dịch vào: ðóng ñường ra, mở khoá ñường vào ñể dịch chảy vào nhanh 200 ml,
sau ñó khoá ñường dịch vào lại.
− Dùng tay lắc và ép vùng thượng vị ñể cặn thuốc và thức ăn ñược tháo ra theo dịch.
− Mở khoá ñường ra cho dịch chảy ra túi ñựng ñến khi hết số lượng dịch ñưa vào, ñồng
thời lắc, ép bụng ñể dịch chảy ra nhanh và ñủ hơn. Lấy dịch làm XN ñộc chất (khoảng
200ml).
− RDD cho ñến khi hết số lượng cần rửa (3-5 lít) hoặc dịch dạ dày trong không còn vẩn
thuốc và thức ăn (nếu <3 lít).
Chú ý:
− Theo dõi cân bằng lượng dịch vào - ra. Nếu lượng dịch chảy ra < 150ml nghi
ngờ tắc xông, kiểm tra lại ñầu xông.
− Dịch ñưa vào phải pha muối 0,5-0,9%.
− Thời tiếtlạnh dùng nước ấm 37
0
C.
− BN NðC thuốc trừ sâu khi rửa pha thêm than hoạt.
So sánh 2 phương pháp
Phương pháp hở Phương pháp kín
Tư thế - Ngồi, nằm ngửa - Nghiêng trái, ñầu thấp
Tổng số dịch - > 20 lít ñến 60 lít - < 10 lít
Một lần rửa - 500 ml - < 250 ml
Than hoạt - không - Có
Ép bụng - không - Có
Máy hút - Có (n
ếu cần) - Không

Khác - Hở, gây ô nhiễm xung quanh

- Kín
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

14
- Không ki
ểm soát lượng dịch
vào ra
- Dụng cụ tuỳ tiện
- Dễ sặc phổi
- Gây tăng thể tích tuần hoàn
- Kiểm soát dịch vào ra dễ
dàng
- Dụng cụ theo tiêu chuẩn

6. Ghi nhận xét vào hồ sơ
• Ngày … giờ…. làm thủ thuật
• Số lượng nước và dịch rửa
• Thời gian
• Số lượng dịch và nước chảy ra, màu, mùi
• Tình trạng của người bệnh trước, trong và sau khi rửa
• Tên người thực hiện
7. Lưu ý
• Khi rửa dạ dày cần hạn chế ñưa không khí vào dạ dày.
• Trong khi rửa, phải luôn quan sát sắc mặt và tình trạng ý thức của người bệnh.
• Phải ngừng rửa dạ dày ngay khi người bệnh kêu ñau bụng, hoặc dịch chảy ra có lẫn
máu, ñồng thời phải theo dõi chặt chẽ người bệnh.
• Trường hợp người bệnh bị ngộ ñộc thuốc trừ sâu hoặc cloroquin, khi rửa dạ dày cần

có sự có mặt của bác sĩ.
8. Tai biến và cách ñề phòng khi rửa dạ dày
8.1. Nôn mửa gây sặc, viêm phổi do sặc dịch rửa



ðặt người bệnh ñúng tư thế, rửa theo
ñúng qui trình kỹ thuật, nếu người bệnh hôn mê hoăch rối loạn ý thức, phải ñặt nội khí quản
và bơm bóng chèn trước khi tiến hành thủ thuật
8.2. Nhịp chậm, ngất do kích thích dây thần kinh X



Chuẩn bị sẵn hộp dụng cụ và thuốc
chống sốc, atropin ñể cấp cứu kịp thời.
8.3. Rối loạn nước ñiện giải thường do ngộ ñọc nước hoặc tăng Na máu
• Ngộ ñộc nước: ðối với trường hợp nước rửa không pha muối. Xử lý: Lợi tiểu kết hợp
vơi truyền Na ưu trương. Phòng ngừa: Kiểm tra dung dịch rửa trước khi tiến hành trên
người bệnh.
• Tăng Na máu: Do mất nước nhiều hoặc pha nước có nhiều muối (> 9g/l). Xử trí:
Truyền dịch lợi tiểu, theo dõi ñiện giải ñồ. Phòng ngừa: ðảm bảo lượng dịch rửa ñưa
vào ñủ và ñúng hàm lượng muối cần thiết
8.4. Hạ thân nhiệt do trời lạnh: Khi thời tiết lạnh, pha nước ấm ñể rửa dạ dày, sưởi ấm cho
người bệnh.
8.5. Tổn thương thực quản dạ dày cho kỹ thuật thô bạo, ống thông cứng, sắc cạnh hoặc
rửa trong những trường hợp uống acid hoặc kiềm. Tuân thủ chặt chẽ về chỉ ñịnh, chống chỉ
ñịnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðiều dưỡng cơ bản (1999, trang 344 – 348)
2. Bài giảng ñiều dưỡng cơ bản (2005, trang 21 – 223)

3. ðiều dưỡng nội khoa (1996, trang 272)
4. Delmar’s Fundamental and Advanced Nursing skills (2005, 646 - 653)
5. Nasogastric Intubation, Todd W. Thomsen, M.D., Robert W. Shaffer, M.D., and
Gary S. Setnik, M.D. n engl j med 354;17 www.nejm.org april 27, 2006
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

15
THỤT ðẠI TRÀNG

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày ñược ñịnh nghĩa của thụt rửa ñại tràng
2. Nêu ñược các trường hợp áp dụng và không áp dụng của kỹ thuật thụt rửa ñại tràng
3. Liệt kê ñược các bước của qui trình thụt ñại tràng
4. Áp dụng ñược các bước của qui trình rửa ñại tràng

NỘI DUNG
1. Giải phẫu – sinh lý
ðại tràng là ñoạn ống tiêu hoa tiếp theo ruột non, dài khoảng 1,5m. Chỗ ruột non nối
với ñại tràng là van hồi mang tràng. Manh tràng là ñầu cụt của ñại tràng nằm ở hố chậu phải.
ðại tràng ñược chia làm các ñoạn: ðại tràng lên ñi từ mang tràng tới phía phải mặt dưới của
gan, rồi vòng sang trái, gọi là ðại tràng ngang. Tới lách, ñại tràng ngang vòng xuống dưới trở
thành ñại tràng xuống. Tới hố chậu phải, ñại tràng ñi thẳng xuống có hình chữ S, nên gọi là
ñại tràng sigmoid (sigma). ðến khoang chậu, ñại tràng sigmoid ñi thẳng xuống, gọi là trực
tràng. Trực tràng tận cùng bởi hậu môn, ñược bao quanh bởi cơ thắt hậu môn.

Hình: Hệ tiêu hóa và ñại tràng
ðại tràng có chức năng hấp thu lại nước và ñiện giải. ðồng thời, ñại tràng có nhiệm vụ
tiết chất nhày ñể bảo vệ và làm trơn niêm mạc dạ dày. Trong ñại tràng có rất nhiều vi khuẩn

có vai trò quan trọng trông tiêu hóa. Ngoài ra, ñại tràng còn có chức năng vận ñổng ñể ñẩy,
tàn trữ và tống phân ra ngoài. Khi phân tới trực tràng và làm trực tràng căng, sẽ gây nên hiện
tượng mót ñại tiện
2. Thủ thuật thụt tháo
2.1. ðịnh nghĩa
Th
ụt ñại tràng là một phương pháp ñưa nước, thuốc hoặc thức ăn vào ñại tràng qua
ñường hậu môn nhằm mục ñích tháo phân, ñiều trị hoặc dinh dưỡng cho người bệnh.
Có 2 hình thức thụt: thụt và thụt giữ.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

16
• Th
ụt rửa là phương pháp ñưa nước vào ñại tràng qua ñường hậu môn, nhằm làm mềm
cục phân, giãn thành ruột ñến một mức ñộ nhât ñịnh, kích thích sự co bóp của thành
ruột ñể tống phân, hơi và chất cặn bã ra ngoài. Sau khi ñã ñưa từ 500 ñến 100 ml dịch
vào trực tràng, ñại tràng, người bệnh ñược yêu cầu tạm thời không ñại tiện càng lâu
càng tốt với mục ñích dịch thụt vào trực tràng làm mềm và tan phân. Mục ñích của
thụt rửa ñại tràng là
o Tạo ñiều kiện thuận lợi ñể làm sạch phân
o Là nội dung chuẩn bị trước mổ hoặc chẩn ñoán
o
• Thụt giữ: là phương pháp ñưa dung dịch, thức ăn hoặc thuốc với số lượng nhỏ qua hậu
môn vào trực tràng, ñại tràng nhằm ñiều trị một số bệnh tại chỗ ở ñại tràng, có thể thụt
ñể hạ sốt. Thụt giữ ñược áp dụng ñể nuôi dưỡng người bệnh trong trường hợp người
bệnh không thể ăn uống, không thể nuôi dưỡng bằng ñường tĩnh mạch (hiện này ít áp
dụng do hiệu quả nuôi dưỡng không cao).
 Thụt ñại tràng là phương pháp ñơn giản, dễ làm, không tốn kém, nhưng ñóng góp rất nhiều
lợi ích trong lâm sàng, ñược áp dụng rất nhiều trong công tác chẩn ñoán và ñiều trị cho người

bệnh. Vì vậy, tất cả thấy thuốc lâm sàng ñều phải nắm nguyên tắc và thành thạo kỹ thuật thụt
ñại tràng ñể có ñược chỉ ñịnh ñúng ñắn và hướng dẫn cho ðiều dưỡng viên thực hiện ñược tốt
kỹ thuật thụt ñại tràng.
2.2. Trường hợp áp dụng và không áp dụng
2.2.1. Trường hợp áp dụng
• Người bệnh bị táo bón lâu ngày không ñại tiện ñược.
• Những người bệnh ở giai ñoạn tièn hôn mê gan: thụt rửa ñể tống phân và các loại vi
khuẩn lên men ở ruột ra ngoài, giảm hiện tượng sinh amoniac ở ruột và hạn chế sự
tăng amoniac trong máu.
• Trước khi chụp Xquang một số cơ quan ở vùng bụng phải thụt rửa sạch: chụp bụng
không chuẩn bị, chụp thận, chụp UIV, chụp khung ñại tràng, v.v.
• Trước khi soi trực tràng, ñại tràng bằng ống soi cứng, ống soi mềm
• Trước khi thụt giữ,
• Trước ñẻ
• Trước phẫu thuật ñường tiêu hóa
2.2.2. Trường hợp không áp dụng
• Nghi ngờ thủng ruột
• Thương hàn
• Viêm ruột
• Tắc ruột, xoắn ruột
• Tổn thương hậu môn, trực tràng
2.3. Các yêu cầu về giáo dục người bệnh
• Giải thích lý do phải tiến hành thụt tháo ñối với người bệnh (Mục ñích làm sạch phân
trong ruột)
• Giải thích qui trình và các bước liên quan trong qui trình.
• Giải thích yêu cầu, mức ñộ quan trọng của việc tạm thời không ñi ñại tiện sau khi thụt
• Dặn dò người bệnh thông báo ngay cho người ðiều dưỡng về các biểu hiện ñau ở vùng
b
ụng.
• Hướng dẫn người bệnh về tư thế thuận lợi cho việc thụt tháo.

Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

17
3. Ti
ến hành thủ thuật thụt tháo
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
• Xe ñẩy/ Xe tiêm hai tâng
• Bốc thụt có gắn ống cao su
• Kẹp
• Canun thụt hoặc ống thông hậu môn phù hợp với bệnh nhân.
 Canul thẳng
 Canul cong (dùng trong sản khoa)
• Nếu dùng ống thông thì phải có ống nối tiếp. Nên dùng ống thông ñể thụt cho bệnh
nhân liệt và trẻ em.
• Bình ñựng nước thụt.
 Nước chín: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dùng nước muối sinh lý.
 SỐ LƯỢNG nước thụt tùy theo chỉ ñịnh, thông thường ñối với người lớn: 500
- 1.000 ml, không ñược quá 1.500ml.
 ðỐI VỚI TRẺ EM: SỐ lượng dịch thụt tùy theo tuổi. Nhưng không ñược quá
500ml.
 Nhiệt ñộ của dịch thụt: 37-40
o
C
• Khay quả ñậu
• Gạc.
• Dầu nhờn, dầu parafine
• 1 tấm nylon
• Vải ñắp hoặc chăn.
• Bô dẹt

• Giấy vệ sinh
• Trụ treo bốc thụt
• Bình phong che nếu làm tại bệnh phòng.


Các loại dụng cụ khác nhau của thụt tháo Bô dẹt, dùng ñối với người bệnh phải vệ sinh tại chỗ
3.2. Chuẩn bị tư thế bệnh nhân
Thông báo cho người bệnh biết thủ thuật sắp tiến hành. ðộng viên, an ủi người bệnh
an tâm, hợp tác với người ñiều dưỡng trong khi tiến hành thủ thuật (trường hợp người bệnh là
tr
ẻ em, cần phải giải thích với bố mẹ của trẻ), hướng dẫn người bệnh và người nhà những ñiều
cần thiết.
Kéo bình phong che ñể tránh ảnh hưởng tới bệnh nhân khác khi làm ở buồng bệnh.
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

18
H
ướng dẫn căn dặn bệnh nhân những ñiều cần thiết. Không thụt vào giờ bệnh nhân ăn,
hoặc giờ thăm bệnh nhân.
Chuẩn bị tư thế cho người bệnh: Ðặt bệnh nhân nằm tư thế thích hợp tùy theo tình trạng bệnh:
+ Thông thường cho bệnh nhân nằm nghiêng trái.
+ Trường hợp bệnh nhân liệt cho bệnh nhân nằm ngửa trên bô dẹt, nâng cao ñầu cho bệnh
nhân.
3.3. Tiến hành thủ thuật
Các bước tiến hành Nguyên nhân
1. Rửa tay thường quy.
Giảm việc lây truyền VK
2. Chuẩn bị dụng cụ ñầy ñủ
Tạo ñiều kiện thuận lợi cho

việc thực hiện qui trình
3. Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích, ñộng viên, dặn dò, vệ
sinh trước (nếu cần) hướng dẫn tư thế nằm và che vùng
hậu môn bằng vải ñắp.
Chấn an, khuyến khích người
bệnh hợp tác.
Thuận lợi cho quá trình thụt
4. Lót tấm nilon dưới mông bệnh nhân. Ngăn ngừa, ñề phòng phân,
dịch lầm bẩn, làm ướt ga,
quần áo
5. Lắp dây cao su vào bốc, vào canuyn, khóa canuyl lại.
6. Kiểm tra nhiệt ñộ nước thụt và ñổ vào bốc (số lượng theo chỉ
ñịnh)
Nhiệt ñộ của dung dịch thụt
ñối với người lớn: 40,5 –
43
o
C; với trẻ em 37
o
C. Nhiệt
ñộ nước thụt tối thiểu nhiệt
ñộ của cơ thể, ngăn ngừa ñau
và sự không thoải mái ở
người bệnh
Thụt tháo có kết quả cao ñối với
dung dịch thụt ấm. Trường hợp
nước thụt lanh, có thể gây sự co
cứng, gây ñau bụng
7. Treo bốc thụt lên trụ treo (cao 50-80 cm so với mặt
giường) tiến hành ñuổi khí ñồng thời kiểm tra sự lưu

thông của ống cao su và canuyn, khoá canuyn, bôi trơn
2/3 ñầu canuyn.
- Không treo bốc quá cao vì
treo cao nước chảy vào với
áp lực mạnh gây kích thích,
tăng nhu ñộng ruột gây cản
trở nước không vào sâu ñược
ảnh hưởng ñến kết quả thụt
và làm bệnh nhân khó chịu.
- Việc ñưa thêm không khí
vào trực tràng của người
bệnh, sẽ gây chướng bụng và
không thoải mái ở người
bệnh
8. Mang găng
9. Bỏ vải ñắp, lau hậu môn bệnh nhân từ trước ra sau.



10. Tiến hành thụt:
10.1

Bôi trơn ñầu canuyl thụt. Một tay banh hậu môn ñồng Giảm nguy cơ gây tổn
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

19
th
ời bảo bệnh nhân rặn nhẹ, tay kia ñưa nhẹ nhàng ñầu
canyl vào hậu môn (chú ý khoá canuyn về phía

lưng)1/3 ñoạn ñầu hướng hậu môn -rốn, 2/3 sau hướ
ng
hậu môn-cột sống
thương hậu môn, trực tràng
do việc ñặt canuyl thụt.
Theo vị trí giải phẫu của ruột
thẳng (trực tràng).
10.2

Mở khóa canuyn cho nước từ từ chảy vào, theo dõi
mức nước ở bốc và hỏi cảm giác của bệnh nhân. Một
tay liên tục giữ canuyn trong suốt thời gian nước chảy.


Giảm nguy cơ co cứng, gây
ñau bụng
11. Khi nước hết trong bốc, khóa canuyn lại và rút ra.
12. ðưa bệnh nhân về tư thế thoải mái, ñộng viên bệnh nhân
tạm thời nhịn ñại tiện trong 15-20 phút.
- Giảm sự lo lắng của người
bệnh
- Phục vụ cho việc ghi hồ sơ
13. ðánh giá bệnh nhân sau khi ñại tiện.
14. Thu dọn dụng cụ.

15. Ghi hồ sơ.






Thời gian hoàn thiện kỹ thuật: tùy thuộc vào loại thụt tháo ñược chỉ
ñịnh, hết khoảng 15 phút ñối với chuẩn bị người bệnh và chuẩn bị dung
dịch thụt.
Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ thụt.
- Dung dịch thụt - số lượng.
- Kết quả thụt, tính chất phân.
- TÊN NGƯỜI LÀM THỦ THUẬT.
Lưu ý:
• Cần trao ñổi và hướng dẫn người bệnh cẩn thận và rõ ràng trước khi tiến hành thủ
thuật
• Thử nước trước khi thụt ñể tránh bỏng cho người bệnh.
• ðưa canuyn thụt nhẹ nhàng, ñúng kỹ thuật tránh gây tổn thương niêm mạc trực tràng,
hậu môn của người bệnh
• D
ừng thủ thuật thụt tháo ngay lập tức khi
 Người bệnh kêu ñau
Trương Quang Trung, MSc., RN.,
Faculty of Nursing & Midwifery, Hanoi Medical University

20
 Cảm thấy vướng, có sự cản trở khi ñưa canuyl thụt vào
 Chảy máu
• Hiện nay có một số loại thuốc có thể sử dụng thay thế thụt tháo (Fortrans, Forlax). Sử
dụng cần có sự kê ñơn và hướng dẫn của bác sĩ.
4. Chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi thụt tháo.
• Trong lúc nước vào ñại tràng, nếu bệnh nhân kêu ñau bụng hoặc muốn ñi ñại tiện, phải
ngừng ngay không cho nước chảy vào và báo bác sĩ.
• Thay quần áo, khăn trải giường nếu ướt

• Theo dõi tình trạng chung (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt ñộ) ñể phát hiện những thay
ñổi bất thường sau thụt (ñau bụng).
5. Ghi chú
5.1. Người già, người có tuổi:
• ðối với người già, người có tuổi có thể có những tổn thương và bệnh tất ảnh hưởng tới
vấn ñề di chuyển, ñi lại. ðo ñó, họ có thể gặp những khó khăn ñối với tư thế nằm
nghiêng, co chân, cũng như khó khăn khi di chuyển, ñi tới nhà vệ sinh.
• Người bệnh nên ñược khuyến khích giữ và duy trì tư thế trong thời gian tiến hành thủ
thuật, thêm vào ñó bô dẹt và các phương tiện khác nên sẵn sàng, khi cần thiết.
• Người già, người có tuổi có thể bị ñiếc, không nghe rõ những hướng dẫn với tiếng nói
nhỏ. Cần trao ñổi và hướng dẫn người bệnh với tiếng nói to, hoặc viết ra giấy các
thông tin cần thiết.
• Nên tiến hành thủ thuật ở phòng riêng ñể bảo vệ sự riêng tư và sự tôn trọng ñối với
người bệnh
5.2. Trẻ nhỏ
• Trẻ em có thể không hiểu tại sao phải thụt tháo, do ñó các cháu có thể sợ hãi. Nên ñể
cho bố mẹ của trẻ ở bên cạnh trong khi tiến hành thủ thuật, ñể làm giảm sự sợ hãi, lo
lắng ở trẻ và tăng cường sự hợp tác.
• ðảm bảo về nhiệt ñọ của nước thụt ñể ngăn ngừa tổn thương hoặc làm cho trẻ không
thoải mái.
• Canuyl thụt cần phải ñược bôi trơn cẩn thận, và chỉ ñược ñưa sâu vào 7,5 cm ở trẻ em,
và từ 2,5 – 3,7 cm ở trẻ sơ sinh.
• Chú ý tới số lượng dịch thụt cho trẻ em, ñồng thời chỉ sử dụng dung dịch ñẳng trương
khi thụt cho trẻ em.
5.3. Chăm sóc dài hạn (Long-term care)
• Táo bón là một trong các vấn ñề chủ yếu ñối với chăm sóc dài hạn. Những người bệnh
có nguy cơ cần phải ñược theo dõi ñối với thói quen ăn uống và ñại tiện.
• Vấn ñề tâm lý của người bệnh thường ảnh hưởng tới thói quen ăn uống và ñại tiện của
người bệnh trong chăm sóc dài hạn. Khi người bệnh cảm thấy không thoải mái về tâm
lý và chịu các tác ñộng tâm lý khác, ñiều này có thể ảnh hưởng tới vấn ñề ăn uống và

ñại tiện của người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• ðiều dưỡng cơ bản (1999, trang 363 - 368)
• Bài giảng ñiều dưỡng cơ bản (2005, trang 224 – 237)
• ðiều dưỡng nội khoa (1996, trang 197 – 198)
• Gi
ải phẫu học tập II (1993, trang 168)
• Delmar’s Fundamental and Advanced Nursing skills (2005, 762 - 774)

×