Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ung thư dạ dày – Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.44 KB, 11 trang )

Ung thư dạ dày – Phần 1


I. Đại cương:
1. Ung thư dạ dày bao gồm các thương tổn ác tính nằm ở dạ dày trong phạm
vi từ tâm vị đến môn vị. Ung thư dạ dày là một bệnh lí thường gặp và chiếm
tỉ lệ cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hoá cho dù trong những năm
gần đây đã có xu hướng giảm đi.
2. Về mặt dịch tễ:
- Ung thư dạ dày hay gặp ở các nước nghèo tập trung ở đông nam á, đông
âu là chủ yếu.
- Giới: nam gặp nhiều hơn nữ (2/1).
- Tuổi: thường gặp ở người nhiều tuổi (ở Việt nam: 45 – 55 tuổi).
- Tính chất gia đình: Trong cùng một điều kiện sống, ung thư dạ dày
mang tính chất gia đình rõ rệt. Nguy cơ mắc bệnh cao trong các thế hệ của
1 gia đình có người bị ung thư dạ dày.
- Nhóm máu: nhóm máu O có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn.
- Các yếu tố thuận lợi:
+ ăn thức ăn nhiều nitrosamin trong thực phẩm để lâu (dưa muối).
+ thức ăn giàu nitrat: cá kho, thịt hun khói.
+ Các thương tổn tiền ung thư: polyp dạ dày, viêm dạ dày teo.
+ H.P.
+ thành phần Vitamin C trong thực phẩm giảm.
3. Ung thư dạ dày là một bệnh lí ác tính, tiến triển nhanh, nếu để muộn thì
khả năng điều trị ít kết quả. Tuy nhiên với các tiến bộ trong chẩn đoán như
nội soi, siêu âm nội soi, giải phẫu bệnh … có thể phát hiện sớm ở giai đoạn
ung thư mới chỉ ở niêm mạc, dưới niêm mạc hoặc ở thời kì đầu của giai đoạn
tiến triển. Do vậy khả năng phẫu thuật có kết quả ngày càng cao.
4. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Nhờ có dhẩn đoán sớm, kĩ thuật nạo vét
hạch triệt để nên tỉ lệ sống lâu sau phẫu thuật ngày càng tăng. ở Việt nam >
90% sống sau 5 năm nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Còn ở


giai đoạn tiến triển, tỉ lệ này không quá 10%.
II. Giải phẫu bệnh:
1. Vị trí: Hang môn vị (50 – 60%) > Bờ cong nhỏ (25 – 30%) > Tâm vị
(10%) > Bờ cong lớn.
2. Đại thể:
- Thể u.
- Thể loét.
- Thể thâm nhiễm cứng.
3. Vi thể:
- Ung thư tuyến (Carinome) (90%): dạng điển hình và dạng không điển
hình
- Ung thư tổ chức liên kết (sarcome) :10%.
+ U cơ trơn.
+ U lympho.
+ U thần kinh.
4. Thâm nhiễm:
- Theo chiều sâu: là cơ sở cho việc phân loại ung thư sớm hay tiến triển.
- Theo bề rộng: là cơ sở cho phẫu thuật cắt dạ dày.
- Theo hệ thống hạch bạch huyết.
5. Phân loại:
2) Theo thương tổn:
- Giai đoạn đầu:
+ I: u lồi dạng polyp.
+ II: U bề mặt: 3 loại: hơi gồ lên, phẳng và lõm.
+ III: Thể loét.
- Giai đoạn tiến triển:
+ Loét.
+ Sùi.
+ Thâm nhiễm cứng.
2) Theo tiến triển (TNM):

- T:
+ T1: U ở lớp niêm mạc.
+ T2: Xâm lấn niêm mạc, dưới niêm mạc và cơ.
+ T3: Xâm lấn thanh mạc và ngoài thanh mạc.
+ T4: Toàn bộ thành dạ dày và ngoài dạ dày.
- N:
+ No: chưa có di căn hạch.
+ N1: Di căn hạch cạnh u.
+ N2: Di căn hạch dọc theo 2 bờ cong.
- M:
+ Mo: Không có di căn xa.
+ M1: có di căn xa: có các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng.
III. Chẩn đoán: các dấu hiệu lâm sàng ở 2 giai đoạn là giai đoạn sớm và giai
đoạn tiến triển là khác nhau. Khi bệnh nhân đến sớm các triệu chứng không
điển hình còn khi bệnh nhân đến muộn thì các triệu chứng rất rõ.
1. Khi bệnh nhân đến sớm:
ung thư dạ dày sớm là những trường hợp chỉ khu trú ở lớp niêm mạc và lớp
dưới niêm mạc, chưa vượt qua lớp cơ niên (nên có tên gọi là ung thư nông).
Các triệu chứng lâm sàng có tính chất gợi ý để hướng tới việc Chỉ định các
thăm dò cận lâm sàng (chủ yếu là nội soi và sinh thiết).
1) Hoàn cảnh: các triệu chứng có thể xuất hiện trên bệnh nhân hoàn toàn
khoẻ mạnh, thường > 40 tuổi, chưa có tiền sử gì về dạ dày, tá tràng hoặc
trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao:
- tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng nhất là những trường hợp loét dạ dày tá
tràng đã được theo dõi và điều trị,
- tiền sử viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, Có loét dạ dày tá tràng được
Chẩn đoán là lành tính.
- Có tiền sử chảy máu đường tiêu hoá.
- Đã bị cắt 2/3 dạ dày do loét lành tính đã quá 5 năm…
2) Cơ năng:

- Đau tức trên rốn: Đau nhẹ, đôi khi chỉ thấy ậm ạch, đầy tức, một số
trường hợp đau nóng rát. Đau không có tính chất chu kỳ, thường không liên
quan đến bữa ăn, đôi khi đau nhiều hơn sau ăn.
- Đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch: luôn xuất hiện sau khi ăn.
- Chán ăn: Cảm giác không muốn ăn, không thèm ăn. Ăn không tiêu cũng
gây chán ăn.
- Nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
3) Toàn thân:
- Gầy sút: bệnh nhân có cảm giác gầy hơn trước. Theo dõi thấy có sút
cân.
- Mệt mỏi, thiếu máu.
4) Thực thể: Không có gì đặc biệt. Đôi khi các chảy máu của đường tiêu
hoá là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
5) cận lâm sàng:
- Xquang dạ dày có thuốc cản quang:
+ Có thể thấy hình ảnh ung thư giai đoạn đầu:
*ổ đọng thuốc trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
*Hình niêm mạc hội tụ.
*Một đoạn cứng.
+ Các hình ảnh này thấy thường xuyên và cố định trên các phim chụp hàng
loạt.
- Nội soi dạ dày ống mềm:
+ Là phương pháp Chẩn đoán ung thư dạ dày quyết định nhất.
+ Quan sát toàn bộ dạ dày tá tràng, đặc biệt chú ý vùng từ tâm vị đến môn
vị.
+ Hình ảnh:
*Thể u lồi (dạng polypoid): thương tổn chỉ hơi lồi lên bề mặt, vài nốt nhỏ,
màu đỏ sần sùi, ranh giới tương đối rõ. Nhìn trực tiếp hoặc bôi xanh
methylen.
*Thể bề mặt: Thương tổn nằm ở bề mặt dạ dày, có khi chỉ là 1 chợt nông

trên mép niêm mạc to, phì đại, ranh giới không rõ (sinh thiết nhiều mảnh
xung quanh vị trí này).
*Thể loét: Toàn thân là những ổ loét nông, bờ không đều, hơi lồi cao, niêm
mạc ….
+ Qua nội soi tiến hành sinh thiết một cách có hệ thống để xác định thương
tổn ung thư:
*Sinh thiết nhiều mảnh (6 – 8 mảnh).
*Sinh thiết nhiều vùng: vùng thương tổn, vùng ranh giới giữa vùng thương
tổn và vùng bình thường.
*Sinh thiết nhằm xác định chắc chắn ung thư. Trường hợp còn nghi ngờ thì
phải sinh thiết một mảng.
*Người đọc vi thể phải có kinh nghiệm.
Trong tất cả các trường hợp nội soi phải xác định được ranh giới của
thương tổn, mức độ thâm nhiễm …
+ Những trường hợp nghi ngờ: soi + sinh thiết lại sau 3 – 6 tháng.
- Siêu âm nội soi: Để xác định rõ mức độ thâm nhiễm một cách chính
xác, nhất là những trường hợp ung thư giai đoạn đầu.
- Các phương pháp khác: phần sau.
*Tóm lại: Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm thực chất là nội soi kết
hợp với kinh nghiệm đọc thương tổn mô học. Các triệu chứng cùng với đặc
điểm của bệnh nhân chỉ có giá trị gợi ý (?). tỉ lệ Chẩn đoán sớm so với ung
thư dạ dày nói chung thay đổi theo từng nơi (15 – 40%).
2. Giai đoạn tiến triển:
Đây là những trường hợp ung thư dạ dày đã vượt qua lớp cơ niêm hoặc xa
hơn nữa. Đa số ung thư dạ dày ở Việt nam hiện nay được Chẩn đoán ở giai
đoạn này. Khi thương tổn đã phát triển thành khối u (các thể) thì các biểu
hiện lâm sàng hoàn toàn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên tuỳ
từng mức độ tiến triển mà các dấu hiệu sẽ thể hiện như sau:
1) Cơ năng:
- Đau bụng thượng vị: đau tức kéo dài và ngày càng tăng. Đau không có

cơn dữ dội liên tục. Đau không có tính chất chu kỳ. Đau tăng lên sau khi ăn.
- Nôn, buồn nôn: Do cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu. Có khi nôn ra
thức ăn ngày hôm trước (trường hợp có hẹp môn vị).
- Chán ăn: đầy bụng, khó tiêu. bệnh nhân hoàn toàn không thèm ăn, đôi
khi sợ ăn, kể cả những món ăn mọi khi vẫn ưa thích.
2) Toàn thân:
- Gày sút rõ trong một thời gian ngắn, ngày càng nhanh.
- Thiếu máu: da xanh, hoa mắt chóng mặt, niêm mạc nhợt.
- Da vàng mai mái kiểu vàng rơm.
- Mệt mỏi + kém ăn làm bệnh nhân suy kiệt.
- Một số trường hợp có sốt nhẹ 37,5 - 38C.
- Trường hợp bệnh nhân đến muộn, toàn thân suy kiệt nặng. thiếu máu
nặng, phù.

×