Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Đặt ống thông dạ dày pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 57 trang )

ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
RỬA DẠ DÀY
THỤT THÁO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
Trương Quang Trung, MSc., RN.
Trường Đại học Y Hà Nội
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
Tháng 9/2009
3
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được mục đích, chỉ định và chống chỉ định của đặt
thông dạ dày
2. Mô tả được cách đo trước khi tiến hành đặt ống thông dạ
dày và phương pháp kiểm tra ống thông dạ dày sau khi đặt
xong
3. Liệt kê tai biến khi đặt ống thông dạ dày và các bước của
quy trình đặt ống thông dạ dày
4. Áp dụng được quy trình đặt ống thông dạ dày.
4
1. Giải phẫu – sinh lý dạ dày
5

Hình 1: Cấu trúc của lớp cơ dạ dày: A – Lớp cơ dọc (vùng mà
những thớ cơ dọc bắt đầu phân chia, được đánh dấu đen); B—Lớp
cơ vòng; C—Lớp cơ chéo.
6
7
2. Thủ thuật đặt ống thông dạ dày


Đặt ống thông dạ dày là thủ thuật đưa ống thông bằng cao su
hoặc bằng nhựa qua đường miệng hoặc mũi vào dạ dày.
8
Mục đích của thủ thuật
1. Nuôi dưỡng đối với những người bệnh hôn mê, bất tỉnh
hoặc không tiêu hóa hiệu quả dinh dưỡng bằng đường
uống.
2. Giảm áp lực và dẫn lưu dịch tiết dạ dày sau phẫu thuật
đường tiêu hóa.
3. Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm trong chẩn đoán viêm
loét đường tiêu hóa, xét nghiệm dịch dạ dày.
4. Rửa, làm sạch dạ dày trong các trường hợp ngộ độc
các chất, thuốc và thuốc trừ sâu bằng đường uống.
5. Kiểm tra sự có mặt của máu trong dạ dày, theo dõi chảy
máu dạ dày, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
9
Chỉ định
Hút dich:

Các bệnh về dạ dày: viêm loét, ung thư dạ dày, tá tràng,

Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em

Các trường hợp chướng bụng (sau mổ, viêm tụy cấp)

Người bệnh mổ đường tiêu hóa

Mổ có gây mê

Liệt ruột

Nuôi dưỡng:

Trẻ đẻ non, phản xạ mút, nuốt kém

Hôn mê, co giật

Dị dạng đường tiêu hóa nặng

Ăn bằng miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt
Rửa dạ dày
10
Chống chỉ định

Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh đông, mạch
thực quản.

Tổn thương ở thực quản: U, rò, bỏng thực quản, dạ dày do
acid kiềm mạnh , teo thực quản.

Nghi thủng dạ dày

Áp xe thành họng
11
Tai biến

Tai biến chủ yếu của việc đặt ống thông dạ dày bao gồm đặt
nhầm vào đường thở của người bệnh.

Đồng thời trong khi đặt ống thông dạ dày, người bệnh có thể
nôn và buồn nôn, có thể gây sặc dịch vào đường thở. Đo đó,

máy hút và các vật liêu, phương tiện cần thiết luôn sẵn sàng
khi cần thiết.

Tổn thương vùng mặt.
12
Chuẩn bị

Chuẩn bị địa điểm

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị người bệnh
13
DỤNG CỤ CẦN THIẾT
14
Ống thông Levin

Các vạch đánh dấu tại điểm 45, 55, 65,
và 75 cm, tính từ đầu của ống thông

Chiều dài ống: 125 cm.
15
Ống thông Salem
Chiều dài hữu dụng 119 cm
Chiều dài của ống 122 cm
Cỡ Màu
12 Trắng
14 Xanh
16 Màu cam
18 Đỏ

20 Vàng
Chiều dài hiệu dụng 119 cm
Chiều dài của ống 122 cm
16
Tiến hành qui trình
2. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
1. Rửa tay thường quy, mang găng.
4. Đo, đánh dấu ống thông và bôi trơn đầu
ống thông (khoảng 5 cm).
3. Chuẩn bị người bệnh
Giảm việc lây truyền VK
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện qui trình
Chấn an, khuyến khích người bệnh
hợp tác.
Chấn an, khuyến khích người bệnh
hợp tác.
17
Đo ống thông
khoảng cách từ cánh mũi,
đến dái tai, đến mũi ức.
18
5. Đưa ống thông vào dạ dày qua đường mũi:

Đưa nhẹ nhàng đầu ống thông vào lỗ mũi
theo hướng chếch lên trên theo đường đi
của lỗ mũi khoảng 10-12 cm.

Đẩy ống thông vào từng đoạn theo nhịp
nuốt của người bệnh đến điểm đánh dấu.

Giảm phản ứng buồn nôn,
nôn.
Bệnh nhân thấy thoải mái
6. Kiểm tra xem ống đã vào đúng dạ dày
chưa (3 cách) :

Dùng bơm tiêm bơm một lượng khí
khoảng 30 ml, đồng thời đặt loa ống nghe
trên vùng thượng vị của người bệnh, nghe
tiếng sục của khí qua nước.

Dùng bơm tiêm hút dịch trong dạ dày.

Nhúng đầu ngoài ống thông vào cốc nước
sạch.
Đảm bảo ống thông đã đặt
đúng trong dạ dày
Đảm bảo ống thông đã đặt
đúng trong dạ dày
6. Kiểm tra xem ống đã vào đúng dạ dày
chưa (3 cách) :

Dùng bơm tiêm bơm một lượng khí
khoảng 30 ml, đồng thời đặt loa ống nghe
trên vùng thượng vị của người bệnh, nghe
tiếng sục của khí qua nước.

Dùng bơm tiêm hút dịch trong dạ dày.

Nhúng đầu ngoài ống thông vào cốc nước

sạch.
7. Cố định ống thông (nếu cần)
19
Kiểm tra ống thông
20
21
8. Cố định ống thông (nếu cần)

Tháo băng dính cố định

Kẹp hoặc gập ống thông lại rồi rút
ống thông.
Đảm dịch dạ dày không vào
đường thở
9. Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải
mái, vệ sinh mặt, miệng và đánh giá
trạng thái chung.
- Giảm sự lo lắng của người
bệnh
- Phục vụ cho việc ghi hồ sơ
10. Thu dọn dụng cụ.
11. Ghi hồ sơ.
Ghi lại việc thực hiện thủ
thuật và tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình theo dõi
người bệnh.
12. Tiếp tục theo dõi người bệnh và báo
bác sỹ (nếu cần).
22
Ghi hồ sơ


Ghi hồ sơ loại ống thông, kích cỡ, sự hợp tác của người bệnh
trong quá trình tiến hành thủ thuật đặt ống thông và phương
pháp kiểm tra vị trí của ống thông.

Ghi hồ sơ về các chăm sóc sau khi tiến hành thủ thuật đặt
ống thông dạ dày giúp cho người bệnh thoải mái.

Trường hợp cần thiết: ghi lại lượng dịch vào – ra
Thời gian hoàn thiện kỹ thuật: 15 – 20 phút
23
Lưu ý

Trường hợp sử dụng máy hút phải điều chính áp lực hút trước:
người lớn 300 mmHg, trẻ em 150 mmHg hoặc dùng bơm tiêm
để hút.

Trường hợp hút dịch liên tục: đặt áp lực hút thấp hơn bình
thường. Khi dịch không chảy ra nữa hoặc người bệnh đỡ
chướng bụng thì tắt máy, kẹp ống hoặc nút ống lại. Khi hút lại
chỉ cần mở nút ống thông và lắp máy vào. Đồng thời dặn người
nhà không được tự động điều chỉnh áp lực hoặc rút ống thông
ra.

Trường hợp lưu ống thông, thì sau 3- 7 ngày (tùy điều kiện)
thay ống thông và đổi lỗ mũi.
24
Lưu ý

Không để không khí vào dạ dày trong trường hợp bơm thức ăn

và nước.

Chú ý giữ gìn vệ sinh mũi, răng, miệng của người bệnh.

Trường hợp lưu ống thông để nuôi dưỡng, trước khi tiến hành
cho người bệnh ăn qua ống thông, cần phải kiểm tra, đảm bảo
ống thông nằm trong dạ dày. Thức ăn nuôi dưỡng cần được
nghiền nhỏ, tránh làm tắc ống thông.

Đặc biệt cần theo dõi cẩn thẩn lần ăn thức ăn đầu tiên.
25
4. Một số chú ý

Đối với người già, người có tuổi: răng giả, vệ sinh răng miệng
cần được chú ý trước và sau khi đặt ống thông dạ dày.

Đối với trẻ em: các vật nhỏ cần phải được bố trí gọn gàng hoặc
cố định chặt bằng băng dính đề phòng trẻ hít hoặc nuốt phải.

Đối với chăm sóc tại nhà (home care): Cần đánh giá định kỳ khả
năng của các thành viên trong gia đình đối với việc kiểm tra vị trí
của đầu ống thông, quản lý và bảo quản ống thông nuôi dưỡng.

Đối với chăm sóc lâu dài (Long – term care): Dạy, hướng dẫn
thành viên gia đình hoặc người chăm sóc đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của người bệnh và các biến chứng có liên quan tới
việc đặt ống thông dạ dày.

×