Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài
của người cán bộ dân cử
Hiện nay, Lạng Sơn cùng với cả nước đang khẩn trương chuẩn
bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Qua công tác bầu
cử, nhằm lựa chọn đúng cán bộ có đủ đức và tài, đại biểu xứng
đáng cho lợi ích của nhân dân. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi dịp
chuẩn bị bầu cử, là mỗi dịp để chúng ta quán triệt sâu sắc và vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài của người
cán bộ dân cử.
Đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm
miền xuôi sung sướng được gặp Bác Hồ - Ảnh: Tư
liệu
Nói về đức của người cán bộ; theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức
của người cán bộ gồm đạo đức công dân và đạo đức cách mạng.
“Đạo đức cách mạng của người cán bộ là quyết tâm suốt đời đấu
tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra
sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng. Thực hiện
tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và lợi
ích của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá
nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc. Ra
sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình
và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình
và cùng đồng chí mình tiến bộ”. Trong giai đoạn cách mạng
mới, đạo đức cách mạng của người cán bộ thể hiện trước hết ở
sự trung thành với lý tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Trung
thành nhưng không thụ động, giáo điều, bảo thủ, trì trệ, né tránh
khó khăn, ngại những thay đổi tiến bộ có lợi cho cách mạng, cho
Đảng, cho nhân dân. Đức của người cán bộ hiện nay thể hiện ở
sự trung thực, dân chủ trong công tác. Theo Bác, đạo đức công
dân, tức là, con người Việt Nam được thể hiện ở phẩm chất giàu
lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, sống trong
sáng, làm điều thiện. Người cán bộ cách mạng phải có đầy đủ
phẩm chất đạo đức công dân và đạo đức cách mạng. Nói về tài,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ phải có năng lực
tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết
của Đảng; luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, có
phong cách công tác tốt, chống quan liêu, đại khái, chống bệnh
ham chuộng hình thức. Vì tài là năng lực chuyên môn nên phải
khéo dùng cán bộ, phải tuỳ tài mà dùng người; phải có chính
sách tốt để phát hiện nhân tài, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán
bộ… Thấm nhuần tư tưởng của Bác, trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, tài của người cán bộ
phải hiểu theo yêu cầu của mỗi vị trí công tác. Cán bộ lãnh đạo
quản lý phải có năng lực tư duy, tổng hợp, năng lực khái quát,
trừu tượng hoá, trên cơ sở tham mưu, tư vấn mà đề ra đường lối,
chủ trương, các quyết sách đúng đắn. Cán bộ chuyên môn, thực
hành phải giỏi về kỹ thuật, kỹ năng. Trong mỗi cán bộ thì đức
và tài không tách biệt mà hoà quyện chặt chẽ và tương xứng với
yêu cầu, nhiệm vụ ở từng vị trí công tác. Do nhận thức, quan
niệm không đúng, không đầy đủ về đức và tài nên ở một số nơi
vẫn xuất hiện định kiến, thành kiến về thành phần giai cấp,
thành phần xuất thân, về cơ cấu thành phần địa phương, quan
niệm máy móc, khắt khe về lối sống, cách sinh hoạt cá nhân.
Một số không rõ quan niệm về giữ gìn đoàn kết nội bộ và thảo
luận, tranh luận dân chủ, thẳng thắn trong tổ chức, không tôn
trọng người còn trẻ chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, coi
nhẹ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, coi trọng kinh nghiệm hơn
tri thức khoa học…làm ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ. Tất
cả những điều ấy đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc và vận dụng
một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ của
Đảng.
Cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ cho lớp cán bộ
công chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm
Lạng Sơn - Ảnh: Thế Bảo
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, để xây
dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài phục vụ nhân
dân thì phải thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng, hình thành một
đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” phục vụ đắc lực sự
nghiệp cách mạng của Đảng. Qua mỗi nhiệm kỳ bầu cử là dịp để
phát hiện, tuyển chọn cán bộ từ trong lòng dân. Mặt khác, phải
kịp thời khắc phục hiện tượng chảy máu chất xám bằng việc xây
dựng các cơ chế chính sách trọng dụng người có đức, có tài.
Kinh nghiệm cho thấy, trong công tác cán bộ, cần đặc biệt nhấn
mạnh khả năng và trách nhiệm của bí thư cấp uỷ, người đứng
đầu cơ quan, đơn vị trong phát hiện, giới thiệu nhân tài. Một
trong những điểm thể hiện trách nhiệm và tài năng của bí thư
cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan là thấy được, phát hiện được và
giới thiệu được người có tài và đức độ để đảm nhiệm các vị trí
công tác. Điều đó càng quan trọng đối với việc phát hiện và giới
thiệu những người cán bộ dân cử khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016
đang đến gần.
Minh Chấn