Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.3 KB, 10 trang )

Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ
lên CNXH ở Việt Nam
Câu 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN.
Trả lời:
 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội:
- Mục tiêu chung:
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu
của người là một, đó là độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Là giải phóng con người, giải phóng tiềm năng của con người, tạo điều kiện
về mọi mặt cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người.
Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là mục tiệu tổng quát theo cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh về xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm bắt nội
dung cốt lỗi con đường lực chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta xây dựng.
Người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa
xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được
đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập
quán không tốt dần dần được xóa bỏ”….
Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng
tốt, đó là chủ nghĩa xã hội. Nhưng quan niệm cao nhất của người về chủ nghĩa xã
hội là nâng cao đời sống nhân dân, đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm
nghiệm xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định rõ các mục tiệu củ thể của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
• Mục tiêu chính trị: Chủ nghĩa xã hội là chế độ do lao động nhân dân làm
chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng
cử vào cơ quan Nhà nước, thực hiện quyền kiểm soát đối với đại biểu mình. Nhân
dân thực hiện quyền làm chủ chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ở đó có sự thống nhất giữa quyền làm chủ và nghĩa vụ, tính năng động của người


làm chủ.
• Mục tiêu kinh tế: Đó là nền kinh tế phát triển cao, không còn quan hệ người
bóc lột người, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện. Xây dựng
nền kinh tế là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại. Nền
kinh tế phải được xây dựng trên cở sở chế độ công hữu công cộng về tư liệu sản
xuất chủ yếu.
Nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa
học công nghệ.
Nền kinh tế phải phát triển toàn diện các nghành chủ yếu là công nông
nghiệp, thương nghiệp, trong đó công nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nhà
nước. Chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích
kinh tế.
• Mục tiêu văn hóa - xã hội: Về văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển cao
hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là
nền văn hóa vì con người, phục vụ cho con người. Đó là nền văn hóa có nội dung xã
hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâu sắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa
nhân loại kết hợp với kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Về xã hội là
cần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ. Mọi chế độ, chính sách xã hội phải là
chế độ, chính sách về con người, vì con người, cho con người. Xã hội có đạo đức,
lối sống lành mạnh.
 Động lực của chủ nghĩa xã hội:
- Để đạt được các mục tiêu cần phải nhận thức và phát huy tất cả các động
lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, động lực là tất cả những yếu tố, điều
kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động con người.
Mặt khác cần triệt tiêu các trợ lực kìm hãm sự hoạt động của con người, kìm hãm
sự phát triển kinh tế xã hội. Động lực xã hội chủ nghĩa là một hệ thống rất phong
phú trong đó quan trong nhất là động lực con người. Động lực con người được xét
trên hai phương diện: Cộng đồng và cá nhân. Từ đó các động lực có biểu hiện cụ

thể như sau:
• Động lực 1: Động lực con người: phát huy sức mạnh con người với tư
cách cá nhân người lao động trong bồi cảnh cộng đồng sức mạnh của dân tộc
• Động lực 2: Động lực vật chất: đó là nhu cầu và lợi ích của con
người, của xã hội, coi trọng động lực từ các đoàn bẩy kinh tế.
• Động lực 3: Chính trị tinh thần: Đó là việc phát huy quyền làm chủ và
ý thức quyền làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xã hội; thực sự điều
chỉnh các yếu tố tinh thần khác: chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.
• Động lực 4: Khoa học kỹ thuật và yếu tố quốc tế
- Điểm mấu chốt để phát huy động lực của CNXH là phải khơi dậy, phát huy
động lực con người trên cả hai phương diện cá nhân và cộng đồng:
+ Phương diện cộng đồng:
 Củng cố và tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp.
 Tạo lập môi trường thuận lợi để các tổ chức tham gia vào công cuộc xây
dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội.
 Tạo điều kiện giúp đỡ các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa cùng phát
trển.
+ Trên phương diện cá nhân:
 Phải giải quyết hài hòa, đúng đắn vấn đề lợi ích trước hết là mối quan hệ
giữa 3 lợi ích: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
 Đẩy lùi, xóa bỏ trở lực.
Bên việc phát huy các động lực, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra sự cần thiết phải
đấu tranh khắc phục những trợ lực của chủ nghĩa xã hội. Người đã chỉ ra các trợ lực
sau:
- Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc: đây là kẻ địch to lớn.
- Các phong tục tập quán không tốt.
- Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
- Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.
- Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái

mới,v.v..
- Chủ nghĩa cá nhân: đây là đồng minh của hai kẻ thù kia, là bệnh mẹ đẻ ra vô
số bệnh con, đe dọa sự mất còn của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Hồ Chí Minh kiên
quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần chí công vô tư cho cán
bộ đảng viên và nhân dân nhằm khơi dậy và phát huy động lực con người vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh
đến vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cũng như vai trò của
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.
Câu 2: Trình bày những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Hồ Chí Minh quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu
vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”, là “làm
cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, “là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân”, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được
sung sướng, tự do, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do,
….
Đặc trưng tổng quát của CNXH ở VIỆT NAM , theo HỒ CHÍ MINH ,cũng
trên cơ sở của lý luận Mac- Lênin ,nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh tế ,văn
hoá , xã hội .Còn về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên
những điểm sau:
-Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ .
Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và
nhân dân lao động làm chủ, theo mô hình xã hội cũ, nhân dân lao động thường được
hiểu đơn giản là hai giai cấp công nhân và nông dân, nghĩa là gần như chỉ đề cập
đến lực lượng chân tay.Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hình thức lao động khác như lao
động trí óc, lao động nghệ thuật.
Tại sao phải “do nhân dân lao động làm chủ” ?
+ Bản chất của CNXH là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, đem
quyền lực về tay nhân dân (trong đó chủ yếu là nhân dân lao động).Vì thế xã hội

XHCN “do nhân dân lao động làm chủ”, được xem là đặc trưng cơ bản, hiển nhiên
của mọi chế độ XHCN.
+ Việc trao quyền làm chủ xã hội cho nhân dân sẽ giúp phát huy được nguồn lực to
lớn của lực lượng này trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp cho xã hội ngày
một phát triển hơn.
“Do nhân dân lao động làm chủ” như thế nào?
+ Việc trước hết cần làm đó là phải thực hiện dân chủ. Đây là một quá trình
lâu dài và khó khăn. Trong đó, tự nhân dân phải phát huy quyền làm chủ (thông qua
bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…) còn Đảng và Nhà nước phải
đảm bảo về pháp luật, các cơ chế nhằm đảm bảo nhân dân có khả năng phát huy
quyền làm chủ của mình.
+ Đảng là lực lượng lãnh đạo nhưng xuất phát từ nhân dân và phải luôn đăc
quyền lợi của nhân lên trên hết. Mọi chủ trương chính sách phải xuất phát từ quyền
lợi thực tế của người dân và phải loại trừ mọi tư tưởng độc đoán, lạm quyền, chủ
quan, duy ý chí.
Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân
chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động
xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân.
Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân .Nhân dân đoàn
kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định
vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ XHCN. Hồ Chí Minh
coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. CNXH chính là sự
nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại
quyền lợi cho nhân dân.
-Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền
với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật .
Đây là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động
xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ

thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại .

×