Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Đặc điểm dịch tễ tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại cộng đồng và kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo tại tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 159 trang )

Đặt vấn đề
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLT/TTL) là bệnh lành tính của
tuyến tiền liệt, nó được coi là bệnh tiến triển chậm [42]. Bệnh có tỷ lệ mắc
tăng dần theo lứa tuổi. Hiện tượng tăng sản bắt đầu xuất hiện từ tuổi 30 - 40,
nhưng biểu hiện triệu chứng đường tiểu dưới mức độ nhẹ từ tuổi 50 [30],
[89], [111]. Tỷ lệ mắc TSLT/TTL có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn
thế giới. Nó đang trở thành gánh nặng cho cá nhân và cho toàn xã hội [129].
Hiện nay số người mắc đứng sau bệnh lý mạch vành, tăng mỡ máu, tăng
huyết áp, và tiểu đường [63], [110]. Theo Ricardo, từ 1/2000 đến 5/2007 đã
có 1968 bài báo đề cập tới TSLT/TTT [115]. Tại Việt Nam, số người mắc
bệnh ngày một tăng, nguyên nhân do tuổi thọ của người dân ngày một cao; áp
dụng rộng rãi các phương tiện chẩn đoán đặc biệt là siêu âm; mạng lưới y tế
phát triển rộng rãi; dân trí cải thiện tốt hơn, người dân đi khám bệnh sớm khi
mới xuất hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện [21]. Theo GS Nguyễn Bửu Triều,
TSLT/TTL đã được biết đến từ thời Hipocrate, được mô tả chính xác nhờ
Morgani (1760), nhưng chưa bao giờ được quan tâm nh hiện nay trong các
hội nghị khoa học cũng nh trong đời sống xã hội của người dân [30].
Chi phí điều trị đối với bệnh lý này cũng là vấn đề đang được xã hội
quan tâm. Tại Brazin, năm 2003, ước tính chi phí điều trị bệnh lý này khoảng
2,26-3,83 tỷ đô la [79]. Tại Hoa Kỳ năm 2000, ước tính chi phí điều trị bệnh
lý này khoảng 1,1 tỷ đô la, chưa bao gồm các trường hợp điều trị ngoại trú
bằng thuốc, trung bình mỗi một người dân mất 7,3 giê / năm cho việc khám
và điều trị. Đánh giá kinh tế của bệnh lý này được phân tích dùa vào 3 lĩnh
vực: trực tiếp liên quan đến chi phí y tế với điều trị; chi phí do phải nghỉ việc,
công việc bị hạn chế; những chi phí không thể tính được đó là những khó chịu
do bệnh gây ra mà người bệnh phải gánh chịu [89].
1
Do nguyên nhân bệnh sinh của TSLT/TTL chưa được làm sáng tỏ,
nên có nhiều phương pháp điều trị, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng.
Những năm 80 của thế kỷ XX, phẫu thuật nội soi qua niệu đạo đã trở thành
lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh lý này. Năm 1994 tại Mỹ có khoảng


400.000 người, tại Anh có khoảng 40.000 người điều trị bằng phẫu thuật nội
soi qua niệu đạo [128]. Theo ZHANG Xiang-hua (2008), hiện nay có nhiều
phương pháp điều trị, nhưng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo (TURP) vẫn
được coi là chuẩn “Vàng” can thiệp phẫu thuật đối với TSLT/TTL [131].
Tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu đánh giá kết quả
gần và xa của phẫu thuật nội soi qua niệu đạo, tuy nhiên các nghiên cứu này
mới chỉ thực hiện tại bệnh viện khi người bệnh đến phẫu thuật và tái khám
sau phẫu thuật. Cũng đã có những nghiên cứu điều tra dịch tễ học TSLT/TTL
tại cộng đồng, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tiến hành điều tra cắt
ngang. Chưa có nghiên cứu nào tiến hành điều tra cắt ngang và theo dõi dọc
tại cộng đồng để tìm hiểu về sự tiến triển của bệnh và những biến chứng xa
của phẫu thuật tại một cộng đồng dân cư.
Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ tăng
sản lành tính tuyến tiền liệt tại cộng đồng và kết quả phẫu thuật nội soi qua
đường niệu đạo tại tỉnh Thái Bình” với mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình dịch tễ bệnh Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại một
số cụm dân cư của tỉnh Thái Bình.
2. Kết quả phẫu thuật nội soi qua niệu đạo điều trị cho những trường
hợp mắc Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt từ kết quả khảo sát tình
hình dịch tễ học.
2
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1: Giải phẫu học tuyến tiền liệt.
1.1.1: Hình thể ngoài của tuyến tiền liệt.
Hình 1.1: Giải phẫu tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt (TTL) là một tổ chức tuyến xơ cơ (adéno-fibro-
myome), có dạng hình tháp đảo ngược, đỉnh ở dưới, nền ở trên tiếp xúc với
nền bàng quang. Kích thước bình thường của TTL ở người trưởng thành là 30
x 35 x 25 mm, với trọng lượng 15-20g. Về hình thể, TTL có 4 mặt, một nền

và một đỉnh:
+) Mặt trước: Phẳng, dựng đứng, nằm ngay sau xương mu. Giữa mặt
trước TTL và mặt sau xương mu là đám rối tĩnh mạch Santorini.
+) Mặt sau: Nằm ở phía trước trực tràng, được ngăn cách với thành
trước của trực tràng bởi cân Denonvillier. Giữa hai thuỳ của TTL có một rãnh
3
phân cách, gọi là rãnh liên thùy. Rãnh này sẽ mất đi khi TTL tăng sản. Khi
thăm khám TTL qua trực tràng dễ ràng nhận thấy rãnh này.
+) Hai mặt bên: Lồi ra bên ngoài, liên quan tới bó mạch thần kinh sinh
dục tại gần đỉnh của TTL. Ở phía ngoài trên của hai mặt bên là lỗ bịt, trong đó có
dây thần kinh bịt chạy qua. Dây thần kinh này có thể bị kích thích trong quá
trình cắt nội soi, nhất là cắt u bàng quang và gây giật chi dưới của bệnh nhân.
+) Nền: Liên quan chặt chẽ với nền bàng quang, gồm phần trước là
phần niệu đạo bàng quang, và phần sau là phần sinh dục có túi tinh.
+) Đỉnh: Liên tiếp với niệu đạo màng, có cơ thắt vân bao quanh.
Niệu đạo TTL được chia thành 2 đoạn: Đoạn gần và đoạn xa tạo
thành một góc 135
o
. Mỗi đầu niệu đạo được bao quanh bởi một cơ thắt. Cơ
thắt trơn tại cổ bàng quang và cơ thắt vân tại đỉnh niệu đạo - ụ núi. Ô núi là
một phần tổ chức nhô lên trên bề mặt niệu đạo, là mốc quan trọng trong quá
trình phẫu thuật cắt TTL nội soi qua niệu đạo. Nếu cắt quá ụ núi sẽ phạm phải
cơ thắt vân niệu đạo, gây tiểu tiện không tự chủ [31].
1.1.2. Sự phân chia các vùng của tuyến tiền liệt.
Mc. Neal, chia TTL thành 5 vùng:
- Vùng đệm xơ-cơ phía trước. Chất đệm xơ-cơ chiếm tới gần 1/3 tổng
khối lượng của TTL nhưng lại không chứa các phần tử tuyến. Khi tăng sinh
nó góp phần quan trọng gây ra TSLT/TTL và những rối loạn tiểu tiện (đái
khó, đái đêm, tia tiểu yếu, tồn đọng nước tiểu trong bàng quang ).
- Vùng ngoại vi là tổ chức mô tiết. Chính vùng này chứa gần như toàn

bộ (gần 75%) các mô của TTL và là nơi xuất phát của phần lớn ung thư TTL.
- Vùng trung tâm, vÒ mô học cách sắp xếp ở đây giống như ở túi tinh.
Tỷ lệ mắc ung thư ở vùng này rất thấp, chỉ ngang với tỷ lệ ung thư túi tinh.
- Vùng mô trước (quanh niệu đạo), đây là vùng nhỏ nhất, phức tạp
nhất với sự xếp kề nhau của các tế bào vừa là tuyến vừa không phải là tuyến.
4
- Vùng chuyển tiếp, gồm những ống tuyến. Thường các ống tuyến của
vùng này chỉ chiếm <5% khối lượng TTL. Dù nhỏ bé và Ýt quan trọng về
chức năng, nhưng đây là vùng tăng sinh mạnh nhất khi TTL quá sản lành tính
(tạo nodule).
P = peripheral zone (Vùng ngoại vi); S = preprostatic sphincter (Phần TTL dưới cơ
thắt); T = transition zone (Vùng chuyển tiếp); U = urethra (Vùng quanh niệu đạo); V =
verumontanum (Vùng quanh ụ núi)
Hìmh 1.2: Sự phân chia các vùng của TTL theo McNeal JE
(Nguồn: Journal of Andrology, 1991, Vol. 12, 348-355).
1.2: Dịch tễ tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
1.2.1: Tỷ lệ mắc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
Khái niệm về dịch tễ học của TSLT/TTL và xác định chính xác tỷ lệ
mắc bệnh (Prevalence) còn chưa được thống nhất. Khái niệm có bệnh và
không có bệnh đối với TSLT/TTL là rất khó xác định. Mặc dù có nhiều công
trình nghiên cứu trên một diện rộng và kéo dài tới 20 năm, nhưng tỷ lệ mắc
bệnh rất khó xác định. Sở dĩ có hiện tượng này là do: TSLT/TTL với những
biểu hiện rất khác nhau, rất khó khăn cho nghiên cứu dịch tễ học. Tỷ lệ mắc
của các nghiên cứu phụ thuộc vào: Tiêu chuẩn đánh giá; Mẫu nghiên cứu; Địa
bàn nghiên cứu; Cách thu nạp đối tượng nghiên cứu; Cách quản lý và theo dõi
đối tượng nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu [111]. Tùy theo mục đích nghiên
5
cứu, mỗi tác giả đề xuất một tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh, do đó tỷ lệ mắc
TSLT/TTL của các nghiên cứu cũng rất khác nhau.
1.2.1.1: Xác định tỷ lệ mắc dựa vào các triệu chứng đường tiểu dưới.

a) Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt
Điểm triệu chứng TTL (IPSS - International Prostate Symptom
Score), do Barry và cộng sự đề xuất và được Hiệp hội tiết niệu Quốc tế chuẩn
hóa vào năm 1991 [43]. Bảng thang điểm gồm 7 câu hỏi với tổng số điểm là
35 điểm (phụ lục 1). Mức độ của bệnh dựa vào thang điểm này được phân
loại nh sau: Nhẹ (0-7 điểm); Trung bình (8-19 điểm); Nặng (20-35 điểm).
Có thể dựa vào thang điểm IPSS đÓ lựa chọn phương pháp điểu trị.
Một số tác giả gợi ý rằng những bệnh nhân với điểm triệu chứng mức độ nhẹ,
lựa chọn tốt nhất là quản lý theo dõi và chờ đợi (watchful waiting). Bệnh nhân
với điểm triệu chứng mức độ trung bình sử dụng chữa trị bằng thuốc
(pharmaco therapy). Đối với bệnh nhân có điểm triệu chứng mức độ nặng, tốt
nhất là chọn phương pháp phẫu thuật (surgical treatment) [111], [134].
Có thể dựa vào thang điểm IPSS để dự báo kết quả điều trị. Điểm
triệu chứng có ưu thế là dự báo diễn biến của triệu chứng, và dự báo kết quả
điều trị. Sau phẫu thuật, những trường hợp có điểm triệu chứng mức độ nhẹ
thường không cải thiện nhiều hơn những trường hợp điểm triệu chứng mức độ
nặng. Ở người đàn ông trước phẫu thuật điểm IPSS lớn hơn 17 điểm thì sau
phẫu thuật điểm IPSS có thể cải thiện khoảng 87% [111].
Việc đánh giá mức độ triệu chứng dựa vào thang điểm IPSS, qua các
câu hỏi và cho điểm, cho phép lượng hóa mức độ triệu chứng chủ quan của
bệnh nhân, nhưng tính chính xác của các kết quả thu được không thực sự cao
và đôi khi không khách quan. Theo Pupca, số bệnh nhân hiểu rõ các câu hỏi chỉ
là 84% [102]. Gee W. F và cộng sự (1995), tiến hành đánh giá khả năng thực
hành chẩn đoán và theo dõi TSLT/TTL của nhân viên Y tế trong 514 khoa Tiết
6
niệu tại Hoa Kỳ, kÕt quả cho thấy 99% số người được kiểm tra có kiến thức và
sử dụng được thang điểm triệu chứng, tuy nhiên trong số này có 21% số người
thay đổi chẩn đoán trong quá trình quản lý và theo dõi bệnh [70].
Triệu chứng đường tiểu dưới không hoàn toàn đặc trưng cho
TSLT/TTL. Bàng quang tăng thúc tính và TSLT/TTL có những triệu chứng

giống nhau, nhiều trường hợp đã tìm thấy kết hợp cùng nhau, rất khó khăn tìm
ra nguyên nhân khác nhau, và khó khăn cho việc lựa chọn phương pháp điều
trị. Một nghiên cứu theo dõi dọc 12 tháng trong năm 2004, thấy tỷ lệ mắc
bàng quang tăng thúc tính ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Một nghiên vào
năm 2005, trong tổng số 4.806 nam giới mắc triệu chứng đường tiểu dưới,
nhóm nghiên cứu có nhận xét: Nam giới với triệu chứng đường tiểu dưới thì
nguyên nhân do TSLT/ TTL gặp nhiều hơn là bàng quang tăng thúc tính. Nam
giới mắc bàng quang tăng thúc tính, với nguyên nhân đặc trưng là tổn thương
cơ Detrusor [109]. Sự liên quan điểm triệu chứng và khối lượng TTL là quan
hệ thấp [112].
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc theo điểm IPSS của một số nghiên cứu.
Nơi N.C Tác giả Năm Mẫu Tuổi T.L mắc
Tại Hoa Kỳ Roberts
1998 2.115 40-79 9%
2002 1.541 40-79 2,2%
Tại Hoa Kỳ Collins
1998 58.955 ≥ 18 8%
2002 31.681 16%
Tại Phần Lan Mehik 2000 1.832 20-59 14,2%
Tại Italia Rizzo 2003 8.503 16-83 12,8%
Tại Canada Nickel 2001 868 20-74 9,7%
Tại Hàn Quốc Ku 2001 16.321 ≥ 20 6%
Tại Singapo Tan 2002 1.087 21-70 2,7%
Tại Nhật Bản Kunishima 2002 502 20-79 5%
Tại Malaisia Cheah 2002 3.147 20-50 8,7%
(Nguồn: International Journal of Impotence Research, 2002, Supl1, 99-104)
Theo Roehrborn Claus G (2007), tỷ lệ mắc triệu chứng đường tiểu
dưới ở đàn ông là rất cao, khoảng 61% trong toàn bộ dân số có Ýt nhất một
7
triệu chứng [109]. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ (2006), với mẫu không

chọn lọc, nam giới từ 40-79 tuổi, xác định tỷ lệ mắc dựa vào điểm triệu chứng
IPSS, thấy tỷ lệ mắc ở nhóm tuổi 40-49 là 13%, ở nhóm tuổi 70-79 là 28%
với điểm triệu chứng ở mức độ vừa và nặng [111]. Theo một nghiên cứu tại
Tunisia (2007), điều tra cắt ngang 4.602 đối tượng nam giới, dựa vào điểm
IPSS cã 72,6% số trường hợp điểm triệu chứng ở mức độ trung bình (IPSS: 8-
19 điểm); 26,4% số trường hợp điểm triệu chứng ở mức độ nặng (IPSS: 20-35
điểm), trong khi đó dựa vào điểm QoL có 10,3% dưới 2 điểm, có 52,2% từ 3-
4 điểm, có 37,5% từ 5-6 điểm [82]. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc
(1997), được tiến hành điều tra tại 187 bệnh viện thuộc 26 tỉnh và 4 trung tâm
nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra tỷ lệ mắc TSLT/TTL tại Trung Quốc là
16,1% (15.495 người mắc trong tổng số 95.749 đối tượng điều tra) [72].
Roehrborn Claus G và cộng sự (2002), đã thống kê một số nghiên cứu điều tra
tình hình mắc bệnh dựa vào thang điểm IPSS của các tác giả: Garraway
(1991), Chute (1993), Hunter (1994), Bosch (1995), Sagnier (1996), Overland
(2001), điều tra 7588 nam giới thuộc các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
loan, Triều Tiên, Philippin, Thái Lan, Singapo, Pakistan, Ên Độ và Australia,
có tỷ lệ mắc bệnh : Tuổi 40 là 18%, Tuổi 50 là 29%, Tuổi 60 là 40%, Tuổi 70
là 56% với các triệu chứng trung bình và nặng [106]. Theo Horchani A và
cộng sự (2007), tiến hành điều tra cắt ngang 4.602 trường hợp nam giới từ 50
tuổi trở lên, thấy số trường hợp có điểm IPSS ở mức độ trung bình và nặng
chiếm tỷ lệ 72,6% [82]. Theo Swen-Olof Andersson và cộng sự (1992),
nghiên cứu trên 40.000 người Thụy Điển, thuộc nhóm tuổi 45-70 tuổi, sử
dụng thang điểm IPSS và QoL để đánh giá tuổi đặc hiệu mắc bệnh ở mức
nặng của triệu chứng đường tiểu dưới. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, 18,5% ở
mức độ trung bình, 4,8% ở mức độ nặng, trường hợp có Ýt nhất một triệu
chứng là 83%. Triệu chứng đường tiểu dưới phụ thuộc mật thiết với tuổi, với
8
1,8% triệu chứng mức độ nặng trong số tuổi đời 45-49, và tăng dần tới 9,7%
trong số những người 75-79 tuổi. Tiểu tiện nhiều lần là triệu chứng gặp nhiều
nhất ở đàn ông dưới 70 tuổi, và tiểu đêm nhiều gặp ở đàn ông trên 70 tuổi.

Trong số này chỉ 29% có điểm IPSS > 7 mà trước đó họ được chẩn đoán có
vấn đề tiểu tiện, và chỉ có 11% thừa nhận có sử dụng thuốc [123]. Theo
Nguyễn Quang (2002), điều tra cắt ngang tại một số xã thuộc huyện Sóc Sơn
Hà Nội, theo thang điểm IPSS, nam giới từ 40 tuổi trở lên, 97,5% trường hợp
có Ýt nhất một triệu chứng [19].
Marie Chevret và cộng sự (2000), đã thống kê tỷ lệ mắc bệnh của một
số nghiên cứu theo điểm IPSS được trình bày tại bảng 1.1 [133].
b) Điểm chất lượng cuộc sống.
Điểm chất lượng cuộc sống (QoL - Quality of life), được coi là câu
hỏi thứ 8 của điểm IPSS [111]. Tổng điểm QoL là 6 điểm, được phân loại nh
sau: ≤ 2 điểm được coi là nhẹ; 3-4 điểm được coi là trung bình; 5-6 điểm
được coi là nặng (Phụ lục 2).
Việc đánh giá kết quả dựa trên chỉ số QoL dễ dàng hơn, nhưng tính đặc
hiệu không cao do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài bệnh cảnh của TSLT/
TTL. Điểm IPSS phản ánh trung thực hơn so với điểm QoL về mức độ bệnh
[63]. Cùng có số điểm IPSS nh nhau, nhưng điểm QoL có thể khác nhau [112].
c) Đo tốc độ dòng tiểu.
Đo tốc độ dòng tiểu bằng máy (uroflowmetry), là những số liệu chắc
chắn đáng tin cậy, đánh giá sự tắc nghẽn bàng quang niệu đạo của bệnh nhân
với triệu chứng đường tiểu dưới [111]. Với khối lượng nước tiểu trong bàng
quang trên 150 ml, tiến hành đo tốc độ dòng nước tiểu tối đa (Qmax). Nếu
Qmax >15 ml/giây, được coi là bình thường; Qmax từ 10-15 ml/giây được coi
là có cản trở nhẹ; Qmax < 10 ml/giây được coi là nặng [111]. Theo Dương
9
Quang Trí (2004), không có sự tương quan (tương quan Spearman) giữa tốc
độ dòng tiểu tối đa và điểm số triệu chứng, lượng nước tiểu tồn dư [28]
Đa số các tác giả đều đánh giá lưu lượng dòng tiểu của bệnh nhân bằng
lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax). Một số Ýt không đo được Qmax thì tiến
hành đo lưu lượng dòng tiểu trung bình (Qmean) như là một giá trị tham khảo.
Qmean =

V
t
Tuy là số liệu đáng tin cậy để chẩn đoán sự tắc nghẽn đường tiểu
dưới, nhưng đây là biện pháp không dễ gì thực hiện được tại các bệnh viện
tuyến tỉnh và đặc biệt là trong nghiên cứu điều tra tại cộng đồng.
d) Đo lượng nước tiểu tồn dư.
Theo Rosette J và cộng sự (2006), siêu âm để đo lượng nước tiểu tồn
dư (Post-void residual - PVR), là một phương pháp đơn giản không xâm lấn
(non-invasive). Lượng nước tiểu tồn dư lớn (>200-300 ml) có nghĩa là bàng
quang kém chức năng và dự báo kết quả điều trị kém thuận lợi hơn. Lượng
nước tiểu tồn dư lớn chống chỉ định đối với theo dõi và chờ đợi hoặc điều trị
bằng thuốc [111]. Faruk Turgut và cộng sự (2006), đã tiến hành siêu âm
đường thành bụng bằng đầu dò 4,0 MHz, cho 100 đối tượng thuộc nhóm
TSLT/TTL (nhóm Bệnh) và 53 đối tượng thuộc nhóm không có bệnh (nhóm
Chứng). Các đối tượng được đo khối lượng TTL và nước tiểu tồn dư. Đo
lượng nước tiểu tồn dư được tiến hành ngay sau khi đi tiểu. Khối lượng TTL
trung bình ở nhóm Bệnh và nhóm Chứng khác nhau rất có ý nghĩa (25,9 ± 2,8
ml và 9,3 ± 1,4 ml). Nước tiểu tồn dư ở nhóm Bệnh là 49,2 ± 5,6 ml [64].
Theo Francois Desgrandchamps và cộng sự (2006), những trường hợp
TSLT/TTL, lượng nước tiểu tồn dư trên 39 ml, được xếp vào nhóm nguy cơ
cao, biện pháp lựa chọn tốt nhất là can thiệp y tế [51].
10
e) Bí tiểu tiện.
Một biến chứng quan trọng thường gặp trong quá trính phát triển của
TSLT/TTL là bí đái cấp tính (AUR - acute urinary retention). Roehrborn
Claus G (2001), nghiên cứu theo dõi dọc nhóm đối tượng có hội chứng đường
tiểu dưới do TSLT/TTL nằm trong nhóm theo dõi và chờ đợi. Nghiên cứu sử
dụng định lượng nước tiểu trong bàng quang để xác định bí đái. Nếu điểm
triệu chứng ở mức độ nhẹ: Nam giới 50 tuổi sống đến 80 tuổi thì tỷ lệ bị bí
đái cấp là 20%; nếu 60 tuổi sống đến 80 tuổi thì tỷ lệ bí đái cấp là 23%; và 70

tuổi sống đến 80 tuổi tỷ lệ bí đái cấp sẽ là 30% [107]
Tóm tại, trong các triệu chứng: Điểm IPSS, điểm QoL, Tốc độ dòng
tiểu tối đa, Lượng nước tiểu tồn dư, Bí tiểu cấp tính, không hoàn toàn đặc
trưng cho TSLT/TTL, đây là những biểu hiện của triệu chứng đường tiểu dưới
(Lower urinary tract symptoms - LUTS). Tuy nhiên trong TSLT/TTL, các
triệu chứng này có giá trị xác định mức độ bệnh và tiên lượng kết quả điều trị.
Theo Esther Kok (2007), trong các triệu chứng này, thì điểm IPSS thường
được lấy để xác định tỷ lệ mắc trong điều tra tại cộng đồng [63].
1.1.2.2: Xác định tỷ lệ mắc dựa vào khối lượng tuyến tiền liệt.
a) Thăm trực tràng
Thăm trực tràng là phương pháp khám nghiệm đơn giản rẻ tiền ước
lượng được khối lượng và đánh giá được tính chất của TTL, bước đầu giúp
cho việc sàng lọc phân biệt giữa TSLT/TTL với ung thư TTL, viêm TTL và
một số bệnh lý khác tại vùng tiểu khung. Phương pháp khám nghiệm này
quan trọng bởi 2 lý do: giúp cho việc phát hiện ung thư; giúp ước lượng khối
lượng TTL. Từ đó giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng. Thăm
trực tràng phát hiện ung thư đạt 26-34%, định hướng cho việc sinh thiết, được
dùng để sàng lọc trong nghiên cứu tại cộng đồng [111]. Đối chiếu kết quả
thăm trực tràng và nồng độ PSA cho thấy: Thăm trực tràng nghi ngờ ung thư
11
trong 5% với PSA 0-1,0 ng/ml; 14% với PSA 1,1-2,5 ng/ml; 30% với PSA
2,6-4,0 ng/ml [111]. Tuy nhiên phương pháp này mang tính chủ quan, do đó
đòi hỏi người khám phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này [120].
b) Siêu âm.
Siêu âm là phương pháp khám nghiệm khách quan hơn. Siêu âm xác
định khối lượng TTL, đồng thời có thể phát hiện được khối tăng hoặc giảm
âm trong tuyến, giúp cho việc phân biệt với các bệnh lý khác của TTL. Siêu
âm qua đường trực tràng có độ chính xác cao hơn qua đường thành bụng
[118]. Theo Rosette J, xác định các số đo của TTL, thì siêu âm qua đường
trực tràng có độ chính xác cao hơn so với siêu âm qua đường thành bụng, soi

bàng quang, thăm trực tràng, chụp UIV, chụp MRI và biện pháp thăm dò khác
[111]. Khối lượng TTL qua thăm trực tràng thường nhỏ hơn so với siêu âm,
đặc biệt với trường hợp TTL trên 30

– 40 cm
3
[111], [112].
c) Một số phương pháp khác.
Chụp cắt lớp vi tính khó phân biệt được các vùng khác nhau của TTL.
Chụp cắt lớp vi tính chỉ giúp cho việc xác định khối lượng TTL, khó khăn xác
định khối bất thường trong tuyến khi mà vỏ bao tuyến vẫn còn nguyên vẹn,
nhưng nó có tác dụng đánh giá sự phát triển lan rộng của tuyến trong trường
hợp ung thư.
Chụp cộng hưởng từ (Imagerie résonante magnétique - IRM): Hiện
nay, là một phương pháp thăm dò khá hiệu quả trong trường hợp ung thư
TTL. Hình ảnh IRM có khả năng phân biệt được những vùng khác nhau của
TTL và cho những hình ảnh theo không gian ba chiều. Theo Kellogg J. P và
cộng sự đã tiến hành chụp 1100 phim IRM cho 540 nam để đo khối lượng
TTL ở các thời điểm nghiên cứu. Dựa vào kết quả số đo IRM xác định tổng
khối lượng TTL. Nhóm tác giả đưa ra mốc để kết luận: Nếu TTL ≥40 cm
3
12
được coi là có hiện tượng tăng sản; Nếu TTL < 40cm
3
được coi là không có
hiện tượng tăng sản. Theo tác giả, khối lượng 40cm
3
là ngưỡng đối với người
đàn ông không điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật sẽ trải qua tiến triển xÊu
đi các triệu chứng và những dấu hiệu nặng lên của đường tiểu dưới trong

khoảng thời gian 4 năm hoặc lâu hơn [100].
Chụp niệu đạo ngược dòng, cho hình ảnh gián tiếp sự ảnh hưởng của
TTL chèn Ðp niệu đạo [111].
Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV), cho hình ảnh gián tiếp khối lượng
TTL. Đặc biệt phương pháp này cho phép đánh giá sự ảnh hưởng của TTL
gây cản trở niệu quản - bàng quang. Theo kết quả nghiên cứu của 24 trung
tâm Tiết niệu tại Hoa Kỳ, đã sử dụng chụp UIV hoặc siêu âm đối với 175
bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới không có bí đái và không phát hiện
được dấu hiệu bất thường trên siêu âm thận và UIV để thay đổi phương thức
điều trị. Ngược lại, Koch và cộng sự đã siêu âm cắt lớp (ultrasound scans)
thận cho 556 nguời đàn ông cao tuổi với triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS).
Kết quả là 14 trường hợp (2,5%) có ứ nước thận. Nồng độ Creatinin huyết
thanh cũng tương đương với sự giãn của bể thận. Các tác giả đã kết luận rằng
siêu âm thận là việc làm cần thiết đối với những bệnh nhân có nồng độ
Creatinin huyết thanh tăng lên hoặc trong trường hợp lượng nước tiểu tồn dư
tăng [111].
Ranh giới khối lượng TTL bao nhiêu để kết luận có bệnh hay không
có bệnh vẫn chưa được thống nhất. Đây cũng là lý do mà tỷ lệ mắc bệnh của
các nghiên cứu cũng rất khác nhau. Khối lượng TTL lớn có khi không có biểu
hiện tắc nghẽn đường tiểu dưới, nhưng có khi khối lượng TTL nhỏ các triệu
chứng đường tiểu dưới lại ở mức độ nặng. Theo Simpson R.J và cộng sự
(1996), không có dấu hiệu liên quan giữa số đo TTL và triệu chứng, hoặc là
giữa số đo TTL và tốc độ dòng tiểu tối đa. Ở một chừng mực nào đó, người
13
đàn ông với tốc độ dòng tiểu trên 20 ml/s cũng không thể chắc chắn không có
khối lượng TTL trên 40 cm
3
[118]. Theo Faruk Turgut và cộng sự (2008),
nghiên cứu so sánh 100 người mắc TSLT/TTL, và 53 người không mắc
TSLT/TTL, trung bình lượng nước tiểu tồn dư ở nhóm mắc bệnh là 49,2 ± 5,6

ml, nhóm nghiên cứu không thấy có mối liên quan giữa khối lượng TTL và
lượng nước tiểu tồn dư [64].
Simpson R.J và cộng sự (1996), xác định tỷ lệ mắc dựa vào khối
lượng TTL trên 20 cm
3
, tốc độ dòng tiểu, và điểm IPSS. Tỷ lệ mắc của 1000
đàn ông theo nhóm tuổi: 40-49 tuổi là 615 trường hợp; 50-59 tuổi là 776
trường hợp; 60-69 tuổi là 889 trường hợp; Đối với tất cả các nhóm tuổi là 765
trường hợp [118]. Theo Rosette J và cộng sự (2006), khối lượng TTL được
ước lượng bởi thăm trực tràng (Digital rectal examination- DRE) từ 40 cm
3
trở lên được coi là có hiện tượng TSLT/TTL [111]. Theo Francois
Desgrandchamps và cộng sự (2006), khối lượng TTL> 31cm
3
; PSA>1,6
ng/ml; Nước tiểu tồn dư >39 ml; tốc độ dòng tiểu tối đa < 10,6 ml/s, cần phải
can thiệp y tế không nên lựa chon phương pháp theo dõi và chờ đợi [51].
Theo Kellogg J. P và cộng, xác định khối lượng TTL bằng phim chụp MRI,
khối lượng TTL ≥ 40cm
3
được coi là có hiện tượng tăng sản. Theo tác giả,
khối lượng TTL 40 cm
3
là ngưỡng nếu không điều trị bằng thuốc hoặc phẫu
thuật các triệu chứng của đường tiểu dưới sẽ nặng dần lên trong khoảng thời
gian 4 năm hoặc lâu hơn [100].
Theo Đỗ Thị Khánh Hỷ, tại Việt Nam, đến tận năm 1989, sự điều tra
chính thức ở cộng đồng về bệnh lý này mới được bắt đầu. Trần Đức Thọ và
cộng sự tiến hành điều tra tại 4 vùng dân cư thuộc Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc
Thái, cho nam giới từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ khám trên dưới

200 người và khối lượng TTL được ước lượng qua thăm trực tràng (khối
lượng TTL>20g). Tác giả đưa ra tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng 43,1%-74,18%
14
[17]. Theo Nguyễn Quang (2002), điều tra cắt ngang tại một số xã thuộc
huyện Sóc Sơn Hà Nội, thăm trực tràng để ước lượng khối lượng TTL, có
41,1% trường hợp khối lượng TTL trên 20g (41 trường hợp TTL trên 20g
trong tổng số 119 đối tượng điều tra) [19]. Theo Đỗ Thị Khánh Hỷ (2003),
tiến hành điều tra tại một số cụm dân cư thuộc Miền Bắc; Miền Trung; Miền
Nam, xác định tỷ lệ mắc dựa vào kết quả siêu âm khối lượng TTL. Tác giả
phân chia nhóm đối tượng có bệnh khi [17]:
- Nhóm 45-59 tuổi, khối lượng TTL lớn hơn 19 cm
3
.
- Nhóm 60-74 tuổi, khối lượng TTL lớn hơn 22 cm
3
.
- Nhóm từ 75 tuổi trở lên, khối lượng TTL lớn hơn 23 cm
3
.
- Tỷ lệ mắc chung của nhóm đối tượng điều tra là 60,1% (n=828).
1.1.2.3. Xác định tỷ lệ mắc dựa vào tế bào và mô bệnh học.
Hình ảnh đại thể
Hình ảnh vi thể
Hình 1.3: Hình ảnh giải phẫu bệnh lý của TSLT/TTL
Về tổ chức của TSLT/TTL bao gồm: tổ chức liên kết, chiếm khoảng
60%; Tổ chức tuyến, chiếm khoảng 20%; tổ chức cơ, chiếm khoảng 20%; tổ
chức liên kết càng nhiều thì phần tăng sản càng cứng, làm cho cơ cổ bàng
quang càng khó giãn nở lúc đi tiểu, do đó càng gây nhiều triệu chứng bế tắc.
Quá trình tăng sản của mô tuyến và mô đệm tạo thành những nhân ngày càng
phát triển về số lượng và kích thước. Thành phần tuyến gồm các chùm nang

có chứa các nhú bên trong. Khác với phần mô tuyến bình thường, có thể tìm
15
thấy ở đây những điểm nhồi máu , dãn các chùm nang, dị sản tế bào biểu mô.
Có thể tìm thấy hình ảnh tân sản nội biểu mô TTL (Prostatic Intraepithelil
Neoplasia - PIN) [21], [31].
Tỷ lệ mắc dựa vào tế bào và mô bệnh học cao hơn nhiều so với khối
lượng TTL và điểm IPSS. Theo Gu F (2000), tỷ lệ mắc TSLT/TTL qua số liệu
xét nghiệm tế bào học là: 25% nhóm tuổi 40-50; 50% nhóm tuổi 50-60; 65%
nhóm tuổi 60-70; 80% nhóm tuổi 70-80; 90% nhóm tuổi 80-90. Tuy nhiên
trong số này chỉ có 25-50% có triệu chứng lâm sàng [72]. Manzar S (1997),
đã tổng hợp tỷ lệ mắc theo triệu chứng lâm sàng và triệu chứng tế bào mô
bệnh học của mét số tác giả được trình bày tại bảng 1.2 [94].
Bảng 1.2: Tỷ lệ mắc TSLT/TTL của một số tác giả.
Tỷ lệ mắc
dựa vào
Tác giả
Nhóm tuổi
40-49 50-59 60-69 ≥70
Triệu chứng
Lâm sàng
Manzar
(n=661, tại Pakistan)
16% 40% 29% 14%
Lytton và cộng sự
(n=6975, tại Mỹ)
8% 20% 35% 43%
Tế bào
Mô bệnh học
Moore
(n=304, tại Áo)

30% 37% 67% 75%
Franks
(n=211, tại U.K)
17% 40% 74% 80%
(Nguồn: Pakistan Journal of Surgery, Jan – March, 1997, Vol.13, No.1)
Tỷ lệ mắc dựa vào tế bào và mô bệnh học Ýt được sử dụng trong điều
tra thống kê tỷ lệ mắc TSLT/TTL. Theo Rosette J (2006), xÐt nghiệm tế bào
học Ýt có giá trị trong việc xác định tỷ lệ mắc TSLT/TTL [111]. Xét nghiệm
tế bào và mô bệnh học chủ yếu để chẩn đoán phân biệt, đặc biệt với ung thư
TTL. Nhưng không thể cứ sinh thiết hàng loạt mà không dựa vào một gợi ý
nào. Những gợi ý để chỉ định sinh thiết thường là : dÊu hiệu nghi ngờ khi
thăm khám TTL qua trực tràng; sau khi thăm dò bằng siêu âm; khi đo nồng độ
PSA huyết thanh cao hơn bình thường. Không thể chỉ sinh thiết một điểm, đa
16
số tác giả đề nghị sinh thiết 6 điểm quanh tuyến (hình lục lăng), có người đề
nghị 10 điểm. Theo Hà Thị Thu Hiền (2002), tiến hành nghiên cứu đối chiếu
hình ảnh mô bệnh học của tân sản nội biểu mô (PIN) với nồng độ PSA. Trong
347 trường hợp được mổ bóc hoặc cắt nội soi TTL với chẩn đoán trước mổ là
TSLT/TTL, khi xét nghiệm mô bệnh học thấy: 17 trường hợp (4,9%) ung thư;
47 trường hợp PIN (13,5%); 283 trường hợp tăng sản lành (81,56%). Trong
283 trường hợp tăng sản lành, nồng độ PSA trong khoảng 0,3-50 ng/ml huyết
thanh; Trong 47 trường hợp PIN, nồng độ PSA trong khoảng 1-60 ng/ml huyết
thanh; Trong 17 trường hợp ung thư, nồng độ PSA trong khoảng 11-378 ng/ml
huyết thanh. Nồng độ PSA của PIN nằm giữa nồng độ PSA của ung thư và
tăng sản lành tính [10]. Theo GS Trần Văn Sáng, có khoảng 10% số trường
hợp chẩn đoán TSLT/TTL, khi làm tế bào học mới phát hiện có tế bào ung thư
[21].
1.1.2.4. Xác định tỷ lệ mắc dựa vào xét nghiệm PSA.
Khối lượng TTL tăng thì nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen)
huyết thanh cũng tăng. Theo Marks L. S (2003), nồng độ PSA cũng tăng theo

khối lượng TTL. Sự tăng của PSA đánh giá sự phát triển của TTL. Đối với
TTL 30 cm
3
hoặc lớn hơn phản ánh nồng độ PSA vào khoảng 1,5 ng/ml hoặc
lớn hơn [95]. Theo Jane Perry (2007), nồng độ PSA bình thường của từng
nhóm tuổi: 40-49 là 2,5 ng/ml; 50-59 là 3,0 ng/ml; 60-69 là 4,0 ng/ml; 70-79
là 5,0 ng/ml. Nồng độ PSA 0,5-2,5 ng/ml không phát hiện thấy trường hợp
nào bị ung thư. Nồng độ PSA 3-10 ng/ml thì có khoảng 20% trường hợp bị
ung thư. Nồng độ PSA trên 10 ng/ml thì có khoảng 50% trường hợp bị ung
thư [85]. Theo Đào Thị Hồng Nga (2001), nghiên cứu nồng độ PSA huyết
thanh ở 3 nhóm đối tượng: Không mắc TSLT/TTL; Có mắc TSLT/TTL; và
nhóm mắc ung thư TTL. Tác giả nhận thấy nồng độ PSA ở người bình thường
tăng theo tuổi (từ 0 đến 6 ng/ml). Nồng độ PSA ở nhóm mắc TSLT/TTL dao
17
động rất lớn không có mối liên quan rõ rệt với tuổi. Nồng độ PSA ở nhóm
ung thư TTL tăng rất cao, đặc biệt gần một nửa tăng trên 200 ng/ml [18].
Tuy nhiên trên thực tế không có nghiên cứu nào dựa vào nồng độ
PSA để xác định tỷ lệ mắc TSLT/TTL. Các nghiên cứu đều lấy xét nghiệm
này để sàng lọc và chẩn đoán phân biệt với ung thư TTL. Theo Ian M.
Thompson và cộng sự (2005), tiến hành nghiên cứu với đối tượng nam giới từ
50 tuổi trở lên được xét nghiệm PSA ≤3,0 ng/ml, thăm trực tràng không có
dấu hiệu bất thường. Tất cả các đối tượng này được xét nghiệm và thăm trực
tràng hàng năm, kéo dài 8 năm, nếu PSA=4 ng/ml sẽ được chọc sinh thiết để
xác định ung thư TTL. Nhận thấy PSA nhậy với việc phát hiện ung thư TTL.
Việc xét nghiệm PSA định kỳ giúp cho việc phát hiện sớm ung thư TTL [83].
Theo Rosette J (2001), nồng độ PSA trong khoảng 4-10 ng/ml và thăm trực
tràng thấy TTL bình thường được gọi là vùng “xám”, cần phải được theo dõi
thường xuyên [111]. Catalona WJ và cộng sự (1993), Nghiên cứu 10251
trường hợp, tuổi từ 50 trở lên, tuổi trung bình 63, lấy máu tĩnh mạch xét
nghiệm PSA, kéo dài 6 đến 37 tháng, xác định TTL qua siêu âm và Biopsy

qua đường trực tràng, nhận thấy PSA rất có giá trị cho việc chẩn đoán ung thư
TTL, làm tăng tỷ lệ phát hiện ung thư so với sử dụng thăm trực tràng [46].
Theo Al Baha Barqawi và cộng sự (2008), nguy cơ của ung thư TTL tăng dần
theo tuổi, yếu tố gia đình, một số thức ăn hàng ngày có ảnh hưởng tới tỷ lệ
mắc. PSA có giá trị xác định tỷ lệ bị mắc ung thư TTL. Tỷ lệ mắc ở nhóm
tuổi 40-59 là 2,2%; 60-70 là 13,7%. Tỷ lệ mắc dựa vào autopsies còn cao
hơn, ở nhóm tuổi: 50-60 là 20%; 70-80 là 50% [41]. Đối với tất cả bệnh nhân
có nồng độ PSA>10 ng/ml, dù kết quả thăm trực tràng và siêu âm như thế nào
cũng cần làm sinh thiết dưới sự hướng dẫn của siêu âm để xác định chẩn
đoán. Nồng độ PSA tăng lên ngoài nguyên nhân do ung thư TTL, còn do
18
tuyến quá sản, viêm, hoặc do tác động cơ học tới nã, tuy nhiên nó cũng không
vượt quá giới hạn bình thường.
Tóm lại, tỷ lệ mắc theo các nghiên cứu dịch tễ học rất khác nhau, các
mẫu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là tương đối lớn, thời gian theo
dõi dọc có những nghiên cứu tới 20 năm. Ngược lại các nghiên cứu trong
nước về lĩnh vực này còn quá Ýt, mẫu nghiên cứu còn ở mức độ rất khiêm
tốn, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra cắt ngang, chưa có nghiên
cứu nào tiến hành theo dõi dọc để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Tiêu
chuẩn để xác định tỷ lệ mắc bệnh chưa hoàn toàn thống nhất, tuỳ theo điều
kiện nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, mỗi tác giả đưa ra
một tiêu chuẩn đánh giá riêng. Do đó nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc tại một
cụm dân cư nào đó sẽ giúp cho việc lên kế hoạch chăm sóc và điều trị TSLT/
TTL tại cụm dân cư đó.
1.2.2: Yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
1.2.2.1: Tuổi đời
Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu về lĩnh vực này đều thừa nhận có
hai yếu tố liên quan rõ nét nhất, ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đó là tuổi đời
và vai trò của nội tiết tố nam. Tuổi đời có quan hệ tuyến tính với tỷ lệ mắc
bệnh [82]. Tuổi càng cao thì tỷ lệ bị bệnh càng cao. Xét về mặt tế bào học, ở

độ tuổi 40 bắt đầu xuất hiện TSLT/TTL, nhưng về mặt lâm sàng, ở độ tuổi 50
bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của đường tiểu dưới ở mức độ nhẹ, tuổi
càng cao mức độ triệu chứng càng nặng.
1.2.2.2: Vai trò của nội tiết.
Quan trọng nhất là Testosteron. Nã có nguồn gốc trên 95% từ tinh
hoàn. Sự tăng trưởng và phát triển của TTL dưới tác dụng của nội tiết tố tinh
hoàn theo sơ đồ sau :
19
Testosterone 5α reductase Dihydrotestosterone (DHT)
Liên bào đệm xoang niệu sinh dục (Coffey).
DHT tác dụng lên tế bào mô đích thông qua cơ chế hoạt hoá hệ gen [46], [88].
Các trường hợp cắt tinh hoàn sẽ không xảy ra hiện tượng TSLT/TTL
kể cả trên thực nghiệm và trên người. Huggins (1941) nhận thấy những con
chó cắt tinh hoàn không bị TSLT/TTL, đã áp dụng cắt tinh hoàn để điều trị
tăng sản TTL (ít hiệu quả). Walls Wilson (1976) nhận thấy sự thay đổi
oestrogen và androgen (thực nghiệm trên chó) thấy gây to TTL. Gloyna,
Garnet (1989) tiêm Dihydrotestosteron cho chó thực nghiêm còn tinh hoàn
gây TSLT/TTL [11].
1.2.2.3: Yếu tè di truyền.
Theo Barry (1997), TSLT/TTL có liên quan đến yếu tố di truyền, mặc
dù tính đặc hiệu không cao [42]. Theo Hoke G (2008), có sự liên quan giữa
yếu tố di truyền và tỷ lệ mắc TSLT/TTL. Theo tác giả, yếu tố di truyền có liên
quan đến Androgen receptor tại cấu trúc của tế bào TTL, và chính lý do này
tác động đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các dân tộc, chủng tộc [81].
1.2.2.4: Yếu tố nhân trắc học.
Theo Kellogg J. P và cộng sự (2002), tiến hành nghiên cứu điều tra
cắt ngang và theo dõi dọc từ năm 1993 đến năm 2002, cho đối tượng là nam
giới từ 27 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI khác
nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm khối lượng TTL < 40cm
3

và nhóm khối
lượng TTL ≥ 40cm
3
, khi chỉ số BMI tăng lên 1 đơn vị, thì khối lượng TTL
tăng lên 0,41cm
3
. Chỉ số đo chiều cao cơ thể, vòng Eo/Hông, sự khác nhau
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm khối lượng TTL [100]. Ngược lại
theo Faruk Turgut và cộng sự (2008), nghiên cứu Bệnh-Chứng theo dõi dọc
153 đối tượng tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhận xét: Chỉ số BMI, thãi quen hút thuốc
20
không phải là yếu tố nguy cơ TSLT/TTL [64]. Theo Rosette J và cộng sự
(2006), nguyên nhân bệnh sinh là rất phong phú đa dạng. Hiện nay, chưa có
một bằng chứng rõ ràng rằng hút thuốc lá, phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, béo
phì, uống nhiều rượu, bia là nguy cơ phát triển triệu chứng lâm sàng của
TSLT/TTL. Những bệnh cảnh mạn tính như tiểu đường có mối quan hệ với
triệu chứng lâm sàng của TSLT/TTL. Nhưng chỉ có yếu tố liên quan chắc
chắn đến sự phát triển của bệnh là tuổi đời và vai trò của nội tiết [111]. Theo
Signorello và cộng sự (2001), nghiên cứu đặc điểm dịch tễ TSLT/TTL tại Hy
Lạp, với phương pháp nghiên cứu Bệnh-Chứng, các đối tượng có cùng nhóm
độ tuổi, trình độ học vấn, chỉ số đo cơ thể, anh em ruột thịt cùng cha mẹ, tình
trạng hôn nhân và số con của họ. Nhóm nghiên cứu đã kết luận: Các yếu tố
như hói đầu, hút thuốc lá, uống rượu bia tác động không rõ ràng đến
TSLT/TTL [119].
1.2.2.5: Yếu tố chủng tộc và vị trí đại lý.
Theo Shvartzman P. MD và cộng sự (2001), nghiên cứu cắt ngang và
theo dõi dọc tại cộng đồng thông qua việc phỏng vấn qua điện thoại của các
trung tâm bác sỹ gia đình, các trung tâm này quản lý 65% số dân cư hiện đang
sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố nơi sinh, tình trạng hôn nhân,
khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở nhóm có triệu chứng đường tiểu dưới

và nhóm không có triệu chứng đường tiểu dưới. Các yếu tố nơi ở hiện nay,
tuổi đời, tình trạng việc làm, khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có
triệu chứng đường tiểu dưới và nhóm không có triệu chứng đường tiểu dưới.
Như vậy, với cùng yếu tố gia đình như nhau, vị trí địa lý hiện đang sinh sống
cũng là một yếu tố nguy cơ TSLT/TTL [117]. Theo Hoke G và công sự, yếu
tố chủng tộc có tác động ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc TSLT/TTL [81]. Theo một
nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc TSLT/TTL người ở châu Mỹ cũng tương tự
như ở người châu Âu qua so sánh với kết quả điều tra tại Scotland và Hà Lan,
21
tỷ lệ mắc người ở châu Mỹ thấp hơn so với người ở châu Á, qua so sánh với
các nghiên cứu ở châu Á, mặc dù khối lượng TTL người ở Nhật có vẻ nhỏ
hơn người ở Mỹ [111].
Ngược lại, theo nghiên cứu của Đỗ Thị Khánh Hỷ [17], khi tiến hành
điều tra tại 3 vùng dân cư thuộc miền Bắc, niềm Trung và niềm Nam với tổng
số đối tượng nghiên cứu là 828 người, thì tỷ lệ mắc bệnh tại 3 vùng dân cư
khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
1.2.2.6: Một số yếu tố khác.
Theo Shvartzman P. MD và cộng sự (2001), biểu hiện triệu chứng
đường tiểu dưới càng nặng lên khi tuổi của họ tăng lên. Tất cả những trường
hợp có biểu hiện triệu chứng đường tiểu dưới đều có nhiều hơn các bệnh mạn
tính và các vấn đề về y tế so với nhóm không có triệu chứng đường tiểu dưới.
Phân tích ảnh hưởng của một số hoạt động thường ngày ở những trường hợp
có biểu hiện triệu chứng đường tiểu dưới với mức độ bệnh cho thấy, việc đi
tiểu theo một giờ nhất định, kể cả khi đi ngủ cũng chủ động thức dậy để đi
tiểu, ảnh hưởng không rõ ràng đến mức độ nặng nhẹ của triệu chứng đường
tiểu dưới [117].
Theo Philip M. Ullrich và cộng sự (2005), nghiên cứu cắt ngang về
những yếu tố Stres trong cuộc sống với các thông số bệnh lý của 83 trường
hợp được chẩn đoán TSLT/TTL. Nhóm nghiên cứu kết luận, yếu tố tâm lý có
ảnh hưởng đến các thông số bệnh lý TSLT/TTL [103].

Theo Faruk Turgut và cộng sự (2008), nghiên cứu Bệnh-Chứng theo
dõi dọc 153 đối tượng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm đối tượng nghiên cứu được đo
huyết áp liên tục trong 24 giờ bằng máy đo tự động không xâm lấn. Nhóm
nghiên cứu nhận thấy có sự khác biệt về huyết áp vào ban đêm của nhóm có
TSLT/TTL và nhóm không có TSLT/TTL. Tác giả kết luận, đi tiểu đêm
không những làm nặng thêm điểm chất lượng cuộc sống mà nó còn làm tăng
22
nguy cơ bệnh lý tim mạch, sự thay đổi huyết áp không phải là dấu hiệu chỉ
báo bệnh TSLT/TTL, mà TSLT/TTL làm tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch
[64].
Theo Aruna V. Sarma, PHD (1998), nghiên cứu dịch tễ học ảnh
hưởng của bệnh tiểu đường và các chỉ số đánh giá TSLT/TTL. Nhóm nghiên
cứu kết luận, bệnh tiểu đường làm nặng thêm triệu chứng kích thích của hội
chứng đường tiểu dưới, đặc biệt là tăng số lần đi tiểu đêm. Ngoài ra bệnh tiểu
đường có liên quan đến sự tăng trưởng của TTL. Sự tăng trưởng này khác
nhau giữa người đàn ông da Trắng và người đàn ông da Đen [40]. Theo Paulo
Tadeu Dib và cộng sự (2008), nghiên cứu tại Brazin nhận thấy, triệu chứng
đường tiểu dưới (Lower urinary tract symptoms LUTS) gặp phổ biến từ lứa
tuổi trên 50. Nhóm mắc TSLT/TTL có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn
[101].
Theo Hoke G. P v c ng s (2008), à ộ ự tỷ lệ mắc bệnh ở người Mỹ da
trắng thấp hơn ở người Mỹ gốc châu Phi và La tinh, sự khác nhau này có liên
quan đến yếu tố di truyền, cấu trúc gien androgen receptor. Tỷ lệ mắc có liên
quan đến yếu tố di truyền, chủng tộc [81]. Theo Eliahu Golomb và cộng sự
(2000), tỷ lệ mắc TSLT/TTL có liên quan đến yếu tố di truyền tăng huyết áp
[58].
Theo Jennifer L. St và cộng sự (2008), nghiên cứu tác động lâu dài của
viêm TTL ảnh hưởng tới sự phát triển của TSLT/TTL. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: nhóm viêm TTL có tỷ lệ mắc TSLT/TTL là 90%, nhóm không có viêm
TTL tỷ lệ mắc TSLT/TTL là 78%. Thời gian trung bình từ khi chẩn đoán viêm

TTL đến khi phải điều trị tăng TSLT/TTL là 9,8 năm [87]. Theo Trần Quán
Anh, viêm tuyến tiền liệt ở Việt Nam Ýt được phát hiện, có thể do người thày
thuốc chưa có một lưu ý đúng mức vào định hướng chẩn đoán bệnh này [2]
23
Theo Jennifer L. St và cộng sự (2006), nghiên cứu tác động của nhóm
thuốc kháng viêm Nonsteroid đối với sự phát triển TSLT/TTL. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: thuốc kháng viêm Nonsteroid có tác dụng làm hạn chế
sự phát triển TSLT/TTL [86].
Theo Kenneth M và cộng sự (2000), có mối liên quan giữa
TSLT/TTL và bệnh lý mạch vành ở người đàn ông cao tuổi. Bệnh nhân ở
nhóm không có TSLT/TTL giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim so với
nhóm có TSLT/TTL [91].
Theo Gass R (2002), nhóm không hút thuốc lá có nguy cơ mắc
TSLT/TTL lớn hơn nhóm hút thuốc lá. Không có mối liên quan giữa trọng lượng
cơ thể và tỷ lệ mắc TSLT/TTL. Các thành phần Cà phê làm tăng nồng độ
Cholesterol trong huyết thanh, nhân tố tham gia vào quá trình sinh lý bệnh của
TSLT/TTL [67]. Theo Richard B và cộng sự (1996), không có bằng chứng rõ
ràng thói quen uống rượu là yếu tố nguy cơ của ung thư TTL và TSLT/TTL
[105].
1.3: Điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
Cho đến nay, nguyên nhân bệnh sinh chưa được làm sáng tỏ, khái
niệm có bệnh và không có bệnh cũng chưa được thống nhất. Khái niệm mắc
bệnh, tỷ lệ mắc bệnh của các nghiên cứu phụ thuộc vào cách chọn mẫu, tiêu
chuẩn đánh giá, địa bàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. Theo Barry MJ và
cộng sự (1997), mặc dù triệu chứng đường tiểu dưới do TSLT/TTL nhìn
chung tiến triển theo thời gian, sù tăng sản không nhất thiết phải điều trị, theo
dõi từ 1 đến 5 năm thấy: Khoảng 18-32% bệnh nhân với triệu chứng lâm sàng
được cải thiện tốt dần lên; 15-52% với các triệu chứng không thay đổi; 16-
60% với các triệu chứng nặng lên. TSLT/TTL rất hiếm khi gây tử vong, nó
được coi là bệnh tiến triển chậm [42]. Theo Gu F (2000), tuỳ theo định nghĩa

(dựa vào niệu động học, khối lượng TTL, v.v ) mà tỷ lệ có triệu chứng lâm
24
sàng của TSLT/TTL ở mỗi cá thể, mỗi địa phương khác nhau trong nhóm tuổi
55-74 khoảng 5-30%, và chỉ có 40% trong nhóm này phàn nàn về triệu chứng
của đường tiểu dưới (LUTS), và chỉ có 20% cần đến sự can thiệp của Y tế
[72]. Theo Fiches (2008), tỷ lệ mắc (Prevalence) ước tính khoảng 10-30% số
người trong độ tuổi 70-75. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ cần đến sự can
thiệp của bác sỹ. Trong số những trường hợp có triệu chứng đường tiểu dưới,
theo dõi trong 5 năm thì có tới 40% có cải thiện tốt dần, 45% các triệu chứng
không thay đổi, có 15% các triệu chứng nặng lên. Tuy nhiên không thể dự
đoán sự tiến triển cho từng người cụ thể với thời gian dài [134].
Do đặc điểm lâm sàng của bệnh đã được nhiều nghiên cứu có những
nhận xét khác nhau, nên việc lựa chọn phương pháp điều trị còn nhiều vấn đề
chưa được thống nhất. Theo Yan Kit Fong MD và cộng sự (2004), người đàn
ông với điểm IPSS mức độ nhẹ nên lựa chọn phương án trì hoãn điều trị và
chờ đợi, bởi lẽ nó được coi như một phần của quá trình lão hoá, sự tiến triển
thường chậm [129]. Một số tác giả đưa ra phương hướng điều trị TSLT/TTL
như sau [51], [66], [111], [122], [127]:
- Theo dõi và chờ đợi (Watchfull waiting): Điểm IPSS ≤ 7; Điểm
QoL < 3; Không có yếu tố nguy cơ.
- Cần phải can thiệp y tế (Medical Treatment): Điểm IPSS > 7; Điểm
QoL ≥ 3; Có yếu tố nguy cơ.
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm: TTL> 31 cm
3
; PSA>1,6 ng/ml; Nước
tiểu tồn dư >39 ml; Tốc độ dòng tiểu tối đa < 10,6 ml/s.
- Can thiệp y tế có thể lựa chọn: Điều trị bằng thuốc (pharmaco
therapy); Điều trị can thiệp phẫu thuật (surgical treatment).
Theo Bruskewitz R và cộng sự (2000), phân tích điểm IPSS và điểm
QoL thường là yếu tố đầu tiên cho việc lựa chọn phẫu thuật TURP [45].

1.3.1: Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo.
25

×