1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm vi rút
cấp tính, gây dịch do muỗi truyền bởi 4 týp vi rút Dengue. Trên thế giới trước
năm 1970 chỉ có 9 quốc gia đã ghi nhận bệnh này, ước tính hàng năm có
500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, phần lớn là trẻ em.
Ít nhất 2,5% các ca bệnh dẫn tới tử vong. Do số lượng người mắc và chết cao
trong các vụ sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue nên bệnh SD/SXHD ngày nay
đang trở thành một vấn nạn cho sức khỏe cộng đồng trong vùng nhiệt đới. Sự
chuyển dịch dân cư kết hợp với hiện tượng đô trị hóa quá mức cùng với sự
thay đổi lối sống đã làm gia tăng các nơi trú ẩn cho lăng quăng của muỗi
truyền bệnh khiến tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng, tần suất các vụ
dịch ngày càng gia tăng với sự lưu hành của nhiều týp vi rút và những trường
hợp mắc SD/SXHD ở cỏc vựng địa lý mới.
Việt Nam được xác định là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông
Nam châu Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SD/SXHD. Bệnh lưu
hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu long và duyên hải miền
Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vựng nụng thôn, nơi cú véc
tơ truyền bệnh [13]. Bệnh có chiều hướng gia tăng ở tất cả các khu vực và là
một trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta,
năm 2009 cả nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc SD/SXHD, trong đó 87 ca tử
vong, tỷ lệ mắc lên tới 121 ca/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08%; Năm
2010, dịch cũng đã xảy ra ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc SD/SXHD, 100
ca tử vong, số mắc tăng 13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm
2009. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) nhiều quốc gia
Đông Nam Á cũng có tình hình tương tự. Véc tơ truyền bệnh chủ yếu của
SD/SXHD được phát hiện ở Việt Nam là 2 loài muỗi Aedes aegypti và Aedes
2
albopictus, nhưng Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chính (chiếm 96%)
[16], [17], [18], [24], [35], [41], [42].
Tỉnh Hà Tĩnh có đặc điểm thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt thường
xuyên xảy ra và tập quán dự trữ nước sinh hoạt trong nhà rất thuận lợi cho
muỗi sinh sản, phát triển và lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh xảy
ra từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, phát triển mạnh từ tháng 6 đến tháng 10
và đỉnh cao vào tháng 7, 8 và 9. Năm 1998 vụ dịch lớn nhất xảy ra tại Hà
Tĩnh với 13.200 ca mắc, 13 ca tử vong; tỷ lệ mắc lên đến 1.036/100.000 dân,
tỷ lệ chết/mắc 0,98%. Giai đoạn 1999-2009 số mắc có xu hướng giảm nhiều,
trung bình hàng 125 ca/năm, không có trường hợp tử vong. Nhưng đến năm
2010, dịch SD/SXHD lại bùng nổ và diễn biến phức tạp với 933 ca mắc tại
11/12 huyện, thị xã, thành phố; 72/262 xã, phường; tỷ lệ mắc 71,88/100.000
dân gấp 7,46 lần so với giai đoạn 10 năm gần đây; Bệnh không chỉ xảy ra ở
đồng bằng mà cả huyện miền núi Hương Khê với số mắc 168 ca, cao nhất từ
trước đến nay.
Vấn đề đặt ra là số lượng mắc tăng đột biến thì đặc thù dịch tễ học của
bệnh SD/SXHD ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh liệu cú gì thay đổi. Để mô
tả đặc điểm dịch tễ học của vụ dịch năm 2010 và đánh giá sự xuất hiện ổ dịch
ở huyện miền núi nhằm góp phần vào việc lập kế hoạch và tiến hành các biện
pháp can thiệp phòng chống dịch SD/SXHD tại tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2010” với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2010.
Từ đó đề xuất các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH SỐT DENGUE/SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE
1.1.1. Tình hình sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh SD/SXHD trên thế giới vào năm
1779 tại Jakarta (Indonesia) và Cairo (Ai Cập), 1780 tại Philadenphia (Mỹ).
Tại khu vực châu Á có những tài liệu ghi chú về lịch sử bệnh SD/SXHD xảy
ra từ những năm 1927-1928 tại Athens (Hy Lạp) làm khoảng 1250 người
chết, 1953-1954 tại Philippine và trong vòng 20 năm sau đó bệnh SD/SXHD
đã trải rộng khắp vùng Đông Nam châu Á tới Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc,
Nam và Tây Thái Bình Dương, Chõu Phi, châu Mỹ và vùng biển Caribờ.
Tháng 5 năm 1945, lần đầu tiên tác nhân gây bệnh được phân lập bởi Alber
Sabin từ những binh lính bị ốm tại Calcuta (Ấn Độ), NewGuinea và Hawaii.
Những chủng vi rút Dengue mà Sabin phân lập được tại Ấn Độ, New Guinea
và một chủng tại Hawaii đều có tính kháng nguyên giống nhau ngoài ra còn 3
chủng khác tại New Guinea, Sabin nhận thấy có sự khác biệt về tính kháng
nguyên với các chủng trên. Hai chủng vi rút này được gọi là Dengue típ 1 và
Dengue típ 2. Hai chủng vi rút Dengue tiếp theo là Dengue 3 và Dengue 4 đã
được William Mcd Hammon và cộng sự phân lập được từ những trẻ em bị bệnh
SXH tại vụ dịch ở Manila năm 1956. Tiếp theo sau đó rất nhiều chủng vi rút
Dengue được phân lập từ cỏc vựng khác nhau trên thế giới nhưng tính kháng
nguyên của chúng đều được định dạng trong 4 típ huyết thanh trên [45].
Các nhà nghiên cứu về vi rút Dengue đã sớm cho rằng bệnh SD/SXHD
được lây truyền bởi muỗi nhưng mãi đến tận năm 1903 H. Graham mới chứng
4
minh được điều này. Năm 1906, T.L. Brabcroft đã chỉ ra rằng muỗi
Ae.Aegypti chính là vectơ chính truyền bệnh S
D/SXHD. Những nghiên cứu sâu hơn về sau cho thấy muỗi A.
Albopictus và A. Polynesiensis cũng tham gia vào việc truyền bệnh này. Tới
năm 1997 vi rút Dengue và muỗi A. aegypti đã phát triển rộng trên toàn thế
giới. Theo những nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới có hơn 2.5 tỷ người
sống trong vùng nguy cơ dịch, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc
bệnh. SD/SXHD trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng trên
toàn cầu [20], [44], [45].
1.1.2. Tình hình sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SD/SXHD đầu tiờn xảy ra tại Hà Nội và một số
tỉnh miền Bắc năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm
1959. Ở miền Nam, dịch SXHD được mô tả vào năm 1960 với 60 trường hợp
tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ
sông Hồng, sông Cửu long và dọc theo bờ biển miền Trung.
Trước năm 1990, bệnh SD/SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ
nét, với khoảng cách trung bình 3-5 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liờn tục
với quy mô và cường độ ngày một gia tăng. Đặc biệt năm 1998 dịch
SD/SXHD đã bùng nổ với qui mô lớn ở Việt Nam, có tới 57/61 tỉnh thành
trong cả nước có xuất hiện dịch với 234,920 trường hợp mắc và 377 tử vong,
tỷ lệ mắc 306,3/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc 0,16%. Giai đoạn 1999-2003, số
mắc, chết trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 trường hợp và tử vong
66 trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay số mắc và tử vong do
SD/SXHD có xu hướng gia tăng. Đặc biệt năm 2009 cả nước đã ghi nhận
108.756 ca mắc SD/SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới
121/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08 %; Năm 2010, dịch cũng đã xảy ra
ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc SD/SXHD, 100 ca tử vong, số mắc tăng
13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm 2009.
5
1.1.3. Tình hình sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh có đặc điểm thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt thường
xuyên xảy ra và tập quán dự trữ nước sinh hoạt trong nhà rất thuận lợi cho
muỗi sinh sản, phát triển và lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh xảy
ra từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, phát triển mạnh từ tháng 6 đến tháng 10
và đỉnh cao vào tháng 7, 8 và 9. Năm 1998 vụ dịch lớn nhất xảy ra tại Hà
Tĩnh với 13.200 ca mắc, 13 ca tử vong; tỷ lệ mắc lên đến 1.036/100.000 dân,
tỷ lệ chết/mắc 0,98%. Giai đoạn 1999-2009 số mắc có xu hướng giảm nhiều,
trung bình hàng 125 ca/năm, không có trường hợp tử vong. Nhưng đến năm
2010, dịch SD/SXHD lại bùng nổ và diễn biến phức tạp với 933 ca mắc tại
11/12 huyện, thị xã, thành phố; 72/262 xã, phường; tỷ lệ mắc 71,88/100.000
dân gấp 7,46 lần so với giai đoạn 10 năm gần đây; Bệnh không chỉ xảy ra ở
đồng bằng mà cả huyện miền núi Hương Khê với số mắc 168 ca, cao nhất từ
trước đến nay.
Vùng lưu hành SD/SXHD trên thế giới
Việt Nam
6
1.2. DỊCH TỄ HỌC TRUYỀN BỆNH
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Trong thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch SD/SXHD do
muỗi truyền liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribờ và Đông Nam
châu Á, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Mãi đến 1944, khi
Sabin phân lập được vi rút Dengue týp 1, 2 và sau đó tháng 4/1956, tháng
5/1960 phân lập được vi rút Dengue týp 3 và 4 thì tác nhân gây ra các vụ dịch
SD/SXHD mới được hiểu rõ. Vi rút Dengue thuộc họ Togaviridae, nhóm
Flavivirut, là nhóm bao gồm các vi rút cho động vật và côn trùng truyền. Vi
rút Dengue có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc
nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh.
Thời kỳ nhiễm vi rút huyết ở người từ 2 đến 12 ngày, trung bình từ 4
đến 5 ngày, với hiệu giá từ mức nhỏ không phát hiện được đến trên 10
8
(MID50/ml).
Đối với động vật có xương sống, người là động vật duy nhất khi nhiễm
vi rút có biểu hiện lâm sàng, từ nhẹ đến tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc và
chết. Ở động vật linh trưởng, thời kỳ nhiễm vi rút ngắn hơn, chỉ khoảng 1 đến
2 ngày, với hiệu giá ở mức có thể phát hiện được, ít khi vượt quá 106
MID50/ml, loại động vật này tỏ ra thích ứng đặc biệt với vi rút Dengue,
không biểu lộ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.
Vi rút Dengue khụng gõy nhiễm hoặc rất khú gõy nhiễm đối với các
động vật có xương sống khác. Ngay cả chuột mới đẻ, vẫn thường được dùng
để phân lập vi rút, cũng không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh sau khi
đó tiờm vào nóo cỏc vi rút chưa được cấy truyền nhiều lần.
Một số loài muỗi thuộc giống Aedes được coi là ổ chứa tự nhiên của vi
rút Dengue, đó là Ae.Aegypti, Ae.Albopictus, Ae.Scutellaris, Ae.Africanus và
Ae.Lentrocephalus. Các loài muỗi khác không phải là ổ chứa của vi rút
7
Dengue, mặc dù gần đây có thông báo của Trung Quốc cho rằng Culex
quinquefasciatus cũng là véc tơ truyền bệnh SD/SXHD, nhưng nhiều tác giả
không công nhận loài muỗi này có thể đóng vai trò truyền bệnh [45].
Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai
đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6-8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi
phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài
hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở nhiệt độ 22
0
C, sau 8-12
ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh. Nếu nhiệt độ bên ngoài
thấp hơn 16
0
C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi. Muỗi cái nhiễm
vi rút có thể truyền bệnh suốt đời. Như vậy một số loài động vật linh trưởng
và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên.
1.2.2. Véc tơ truyền bệnh
Ngay từ ban đầu, người ta đã nghĩ đến muỗi là thủ phạm truyền vi rút
Dengue từ người mắc bệnh sang người lành, nhưng mãi tới năm 1903 vấn đề
này mới được Graham chứng minh [45].
Nhiều tác giả nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SD/SXHD và thống
nhất đi đến kết luận SD và SXHD đều được truyền bởi muỗi Ae.Aegypti và
muỗi Ae.Albopictus, trong đó Ae.Aegypti đóng vai trò quan trọng nhất [16],
[17], [18], [24], [35], [41], [42]. Những nghiên cứu tiếp theo ở Philippin,
Inđụnờsia và các đảo thuộc Thái Bình Dương cho thấy ngoài Ae.Aegypti và
Ae.Albopictus, một số loài muỗi khác như Ae.Polynesiensis, Ae.Scutellaris,
Ae.Cooki, Ae.Rotumae, Ae.Hebrideus, Ae.Tongue, Ae.Tabu… cũng có thể là
véc tơ truyền vi rút này [45], [49].
Năm 1964 và 1986, TCYTTG đã mở hội thảo về SD/SXHD ở Băng
Cốc, Thái lan, véc tơ của bệnh đã được nhiều tác giả nghiên cứu và
Ae.Aegypti được khẳng định là véc tơ chủ yếu, Ae.Albopictus đóng vai trò
nhất định trong việc lưu trữ vi rút trong tự nhiên [42], [43], [49]. Một số tác
8
giả cho rằng Ae.Albopictus truyền vi rút Dengue típ 2 và 4 chỉ gây ra ở người
bệnh sốt với triệu chứng nhẹ. Ngược lại, Ae.Aegypti khi truyền vi rút gây ra
những diễn biến nặng [42]. Trong thực tế cho thấy, sự thay thế Ae.Albopictus
bằng Ae.Aegypti ở cỏc vựng thành phố Đông Nam châu Á liên quan đến việc
xuất hiện SXHD ngày càng thường xuyên ở đây. TCYTTG [47], [48] tổng kết
tình hình ở Đông Nam châu Á và thế giới, đã xây dựng một hướng dẫn toàn
diện về bệnh SD/SXHD. Các chuyên gia một lần nữa khẳng định Ae.Aegypti
là véc tơ quan trọng nhất truyền vi rút Dengue, ngoài ra một số loài muỗi
khác như Ae.Albopictus, Ae.Polinesiensis và một số loài thuộc nhóm
Scutellaris. Trước tình hình bệnh SD/SXHD ngày càng lan rộng trên phạm vi
toàn thế giới, hội thảo quốc tế lần thứ nhất về SD/SXHD và chiến lược phòng
chống đã được tổ chức tại Mexico tháng 11/1992. Tại đây các chuyên gia đã
đưa ra một danh sách bổ sung các loài muỗi của SD/SXHD. Những vùng ven
rừng thuộc Đông Nam châu Á, Ae.Niveus cũng tham gia truyền bệnh [39].
Các tác giả cũng cảnh báo về khả năng truyền trực tiếp hệ vi rút Dengue của
một số loài véc tơ như Ae.Mediovitatus trong vùng Caribê [31], [34] các loài
thuộc nhóm Scutellaris và 6 loài khác từ châu Phi. Nhóm Scutellaris rất quan
trọng trong vùng Đông Nam Á, các đảo thuộc Inđụnờsia và Nam Thái Bình
Dương. Mặc dù trong thực tế là những loài phân cách địa lý một cách tương
đối, và chỉ giới hạn ở một số đảo mà chúng là véc tơ, nhưng khả năng truyền
trực tiếp cả 4 típ vi rút Dengue trực hệ đã làm cho các nhà nghiên cứu
SD/SXHD không thể coi nhẹ vai trò của chúng [44].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SD/SXHD đã được tiến
hành trong nhiều năm bởi Russell và cộng sự năm 1965 [43], Nguyễn Trung
Thành năm 1971 [24], Vũ Thị Phan và cộng sự năm 1970, 1973 [16], [17],
Vũ Đức Hương năm 1977 [8], Vũ Sinh Nam năm 1990, 1995 [10], [12], Đỗ
Quang Hà năm 1992 [4]. Các tác giả đều khẳng định Ae.Aegypti là véc tơ
truyền bệnh chính trong các vụ dịch SD/SXHD ở Việt Nam. Muỗi
9
Ae.Albopictus chỉ có mặt trong một số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật độ rất
thấp, và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ
Ae.Albopictus. Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này Ae.Aegypti vẫn
là véc tơ chính truyền vi rút Dengue trong các vụ dịch SD/SXHD đã xảy ra.
Để phòng chống có hiệu quả SD/SXHD cũng như các bệnh khác do muỗi
Ae.Aegypti truyền, những hiểu biết về sinh học, sinh thái loài muỗi này đóng
một vai trò rất quan trọng.
1.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái muỗi Aedes aegypti
Giống Aedes được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới hơn 1000 loài[48].
Trong số những loài có liên quan đến y học thì Ae.Aegypti được biết đến
nhiều nhất bởi nó không chỉ là véc tơ truyền bệnh mà còn được dùng trong
nghiên cứu phòng thí nghiệm. Do vậy Ae.Aegypti đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới như Rudnick, Hammon, 1961,
Service, 1976, Degallier, 1988, Esther Chow, 1993, Schultz, 1989, Morris,
1991,…Trong số những công trình nghiên cứu về Ae.Aegypti, công trình của
Christphers, 1960 “Aedes aegypti (L) the Jellow fever mosquito”có nội dung
phong phú nhất. Tác giả đã tổng kết và nghiên cứu về nhiều đặc điểm của
muỗi Ae.Aegypti như hình thái giải phẩu, sinh học của các pha trong chu kỳ
phát triển, vùng phân bố và vai trò dịch tễ học. Đỗ Sỹ Hiển, 1974[36] đã bổ
sung nhiều dẫn liệu về sinh học của muỗi Ae.Aegypti và Ae.Albopictus như
khả năng tồn tại của trứng, các yếu tố kích thích trứng nở, các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển của bọ gậy, khả năng sinh sản của muỗi…, Vũ Đức
Hương, 1984[9], đã nghiên cứu về khu hệ của Aedes, sự phân bố, một số
đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò dịch tễ của một số loài Aedes ở miền
Bắc Việt Nam. Vũ Sinh Nam, 1955 đã có kết quả tương đối toàn diện về sinh
học, sinh thái của Ae.Aegypti và các biện pháp phòng chống. Có thể tóm tắt
một số đặc điểm sinh học của Ae.Aegypti như sau”.
10
Muỗi Ae.Aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống
trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi
trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp tới
việc truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trong
điều kiện phòng thí nghiệm là 8,35± 0,2 ngày, dài nhất 10 ngày, ngắn nhất là
7 ngày [10].
Sự phát triển của phôi và sức đề kháng của trứng: ở 25
0
C, phôi
Ae.Aegypti phát triển 2 lần nhanh hơn ở 20
0
C. Bhattacharya và Dey,
1968[29], nhận thấy thời kỳ phát triển phôi trong trứng của Ae.Albopictus kéo
dài hơn Ae.Aegypti và đã ghi nhận về thời gian phát triển của phôi Ae.Aegypti.
Kết quả nghiên cứu của Finlay và Reed (Chiristophers, 1960 trích dẫn) cho
thấy trứng muỗi Ae.Aegypti có sức chịu đựng cao đối với khô hạn, có tới 67%
ấu trùng nở từ trứng để trong điều kiện khô 3 tháng. Tương tự, Trips,
1967[46] ghi nhận 7-40% trứng Ae.Aegypti có thể sống sót sau 120 ngày ở
điều kiện khô hạn.
Sự nở của ấu trùng và những yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này: Có
nhiều nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nở trong thời
điểm kể từ lúc trứng được đẻ ra tới lúc bọ gậy được nở từ trứng. Khoảng thời
gian đó, số lượng nở ra phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và các yếu tố hoá
học có trong môi trường, lượng ô xy cũng như các vi sinh vật có trong nước.
Một số tác giả lại cho rằng những chất hoá học hoà tan như axớt ascorbic đã
kích thích ấu trùng nở. Ngược lại, canxi hypochlorid chứa 500/1000.000 đơn
vị chlorine lại kìm hãm quá trình nở, hay trứng của cùng một con cái
Ae.Aegypti hoặc Ae.Albopictus không nở cùng một thời gian. Theo Gubler,
1970 [33], phần lớn ấu trùng nở từ ngày thứ hai và ngày thứ ba kể từ khi con
cái đẻ. Một số khác thậm chí có thể nở vào ngày thứ 44-45 với Ae.Aegypti và
ngày thứ 100-160 đối với Ae.Albopictus. Tuy nhiên khả năng nở của bọ gậy
11
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sự khộ hạn đột ngột, hàm lượng ụxy
trong nước, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của nước, các chủng muỗi có nguồn
gốc khỏc nhau…chớnh sức chịu đựng khô hạn của trứng cũng như đặc tính
nở của trứng có liên quan rõt nhiều đến việc đề xuất các biện pháp phòng
chống Ae.Aegypti.
Sinh học của bọ gậy, quăng đã được nhiều tác giả đề cập tới, như ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường khác nhau, nhiệt độ của nước, lượng thức
ăn, mật độ,… lên sự phát triển của bọ gậy và quăng, phản ứng chúng đối với
nhiệt độ và ỏnh sỏng, sự phụ thuộc trọng lượng con trưởng thành vào điều
kiện sống của bọ gậy và quăng. Nếu thiếu thức ăn, thời gian phát triển của bọ
gậy kéo dài hơn và con trưởng thành nở ra rất nhỏ. Kết quả của Keirans và
Fay, 1968 [37], ở 90
0
F, 80
0
F, 70
0
F và 60
0
F, thời gian phát triển của bọ gậy
Ae.Aegypti từ 1 đến 4 tuổi kéo dài 5-9 ngày, 6-8 ngày, 10-13 ngày và >33
ngày. Thời gian phát triển của tuổi 4 kéo dài hơn cả, chiếm 33,3% tổng số
thời gian của tất cả các giai đoạn trước trưởng thành. Giai đoạn quăng chiếm
20,6%, tuổi 3 chiếm 17,5%, tuổi 1 chiếm 14,6%, tuổi 2 chiếm ít nhất, 13,9%.
Các tác giả cũng chứng minh 32
0
C là nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển
của Ae.Aegypti, 36
0
C và 14
0
C là nhiệt độ tối đa và tối thiểu để bọ gậy phát
triển từ tuổi 1 đến trưởng thành. Ở 9-10
0
C bọ gậy có thể sống một thời gian nhất
định. Thời gian phát triển và tỷ lệ chết của bọ gậy tỷ lệ thuận với mật độ cá thể.
Sinh học muỗi trưởng thành đã được nghiên cứu toàn diện. Người ta biết rõ rằng
Ae.Aegypti xuất phát từ châu Phi rồi sang châu Mỹ, châu Á vào cuối thế kỷ 19.
Loài muỗi này trở nên thích ứng tốt và ngày càng phân bố sâu vào lục địa châu
Á trước hết là cỏc vựng thành thị. Ở châu Á tồn tại quá trình lùi bước của
Ae.Albopictus trước sự xâm lấn của Ae.Aegypti (Gilotre, 1967) [36].
Muỗi trưởng thành có màu đen hoặc nâu với nhiều đốm trắng bạc ở
thân và chân. Những đốm này tạo thành hình đàn ở mặt lưng. Bụng, chõn cú
12
cỏc vẩy trắng và đốt cuối cùng hoàn toàn trắng (D.S.Kettle, 1955) [38]. Muỗi
cái trưởng thành giao phối (Ae.Aegypti có thể giao phối trong không gian
hẹp), hút máu người hoặc động vật (nhưng thích hút máu người hơn và hút
máu vào lúc sáng sớm và chập tối). Muỗi cỏi trỳ đậu chủ yếu trong nhà
(96,6% ở thành phố, 96,9% ở nông thôn). Muỗi ưa nơi kín gió, trú đậu nơi tối
và sang. Trong số các gia đình có muỗi, 39,4% ở nông thôn và 31,9% ở thành
phố có ổ bọ gậy Ae.Aegypti. Như vậy có thể thấy mỗi gia đình có ổ bọ gậy
Ae.Aegypti có thể cung cấp muỗi trưởng thành cho chính gia đình họ và ít
nhất một gia đình hàng xóm [10]. Muỗi Ae.Aegypti đậu nghỉ trờn cỏc giỏ thể
có chất liệu bằng vải là chủ yếu như quần áo, chăn, màn (6-71%), ngoài ra
còn có thể trú đậu trờn cỏc đồ vật bằng gỗ, dây phơi… chỉ có 1,2%-3,8% đậu
nghỉ trên tường. Chính vì vậy biện pháp phun hoá chất tồn lưu trên tường để
diệt Ae.Aegypti trong các vụ dịch đã không được áp dụng vì rất ít hiệu quả.
Thời gian thực hiện chu kỳ sinh thực giảm dần theo số lần đẻ của muỗi, trong
đó chu kỳ đầu dài nhất, khoảng 3,1 ngày. Ae.Aegypti có khả năng hoà hợp
tiêu sinh cao. Muỗi có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở
giai đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6-8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau, khi
bệnh nhân khởi phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi,
thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Trứng
muỗi rời rạc nhưng được đẻ thành đám bám vào thành ẩm của các dụng cụ
chứa nước. Trứng có màu đen, có nắp và có khả năng vượt hạn. Muỗi
Ae.Aegypti mỗi lần đẻ trung bình 78,6± 10,6 trứng, nhiều nhất 163 và ít nhất
16 trứng . Tỷ lệ sống sót trung bình của muỗi Ae.Aegypti từ trứng đến muỗi
trưởng thành là 59,7%, ở điều kiện nhiệt độ 28
0
C, độ ẩm 80-87%[10].
Bọ gậy của muỗi Ae.Aegypti sống hoàn toàn trong nước, có phần phụ
miệng kiểu nghiên, không chân và hô hấp bằng hệ thống ống khí với một ống
thở nằm cuối cơ thể. Mặc dù bọ gậy Ae.Aegypti bắt buộc phải lên mặt nước để
13
lấy không khí nhưng lại có khả năng nhịn thở rất lâu, đặc biệt là khi mặt
nước bị khuấy động (Đỗ Dương Thái, 1974[23]). Ở đốt thứ 8 phía ống thở có
một hàm răng (khoảng 10 răng), hình dạng của các răng chính là đặc điểm
phân loại quan trọng. Bọ gậy trải qua 4 lần lột xác để trở thành giai đoạn
nhộng (quăng). Nhộng có dạng dấu hỏi, và ở dạng nhộng trần-
Nympha(D.S.Kettle, 1955) [38].
Bọ gậy thường được tìm thấy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt
của con người như chum, vại, bể xây, giếng…ngoài ra, các dụng cụ phế thải,
lọ hoa, bể cảnh. Ở Thái Lan ghi nhận 25 dụng cụ chứa nước khá nhau mà
Ae.Aegypti và Ae.Albopictus có thể đẻ trứng. Năm 1986, WHO đã đưa ra 17
chủng loại dụng cụ chứa nước có thể là nơi đẻ của Ae.Aegypti, trong đó bình
cảnh chiếm tỷ lệ cao nhất (23,0%), tiếp theo là vại sành (21,3%), phuy.
(12,5%), bẫy kiến (11,2%). Ở Việt Nam ổ bọ gậy của Ae.Aegypti cũng rất
phong phú, có nhiều chủng loại dụng cụ chứa nước và cũng tuỳ theo từng
vùng mà ổ bọ gậy nguồn có thể khác nhau. Ở miền Bắc có thể xếp thành 5
loại chính là bể xây, phuy sắt, chum vại sành, xô chậu và các đồ phế thải. Mật
độ tập trung bọ gậy cao nhất ở thành thị là bể xây (64,5%), tiếp theo là
phuy(22,6%), chum vại (7,6%), phế thải (4,5%), xụ tụn (0,83%), ở nông thôn
số bọ gậy tập trung trong bể xây là 50,5%, chum vại 29,3%, phuy 11,4%, phế
thải 8,6% và xụ tụn 0,27% [9]. Xác định ổ bọ gậy nguồn là cơ sở cho việc đề
xuất biện pháp thích hợp, cụ thể cho từng vùng, từng địa phương trong các
hoàn cảnh cụ thể.
Những đặc tính trên, rõ ràng Ae.Aegypti có tập tính hoạt động gắn liền
với đời sống của con người và là véc tơ chính truyền bệnh SD/SXHD
Ae.Albopictus thuộc cùng giống phụ với Ae.Aegypti. Loài muỗi này phân bố
rộng rãi ở châu Á từ các nước nhiệt đới đến vùng ôn đới. Trong những năm
14
gần đây, phạm vi phân bố của Ae.Albopictus đã mở rộng sang Bắc và Nam
Mỹ, khu vực Caribờ, châu Phi, Nam Âu và một số đảo ở Thái Bình Dương.
Đầu tiờn, Ae.Albopictus là loài muỗi sống trong rừng đã thích nghi với
môi trường sống của con người ở vùng nông thôn, bán đô thị và đô thị. Ổ sinh
sản của chúng trong rừng là các hốc cây, ống nứa và kẽ lá; thêm vào đó là các
dụng cụ chứa nước nhân tạo ở khu vực đô thị. Ae.Albopictus là loài hút máu
tạp, ưa máu động vật hơn so với Ae.Aegypti. Phạm vi bay của Ae.Albopictus
có thể xa tới 500m. Không giống Ae.Aegypti, một số chủng Ae.Albopictus
thích nghi với khí hậu lạnh ở vùng Bắc Á và Bắc Mỹ nhờ trứng qua đông
trong trạng thái “nghỉ”. Ở một số khu vực của châu Á và Seychelles,
Ae.Albopictus đôi khi được coi là véc tơ trong các vụ dịch SD/SXHD, cho dù
vai trò của nó ớt quan trọng hơn Ae.aegypti [20].
1.2.4. Vòng truyền bệnh
Hình 1 : Vòng truyền bệnh của vi rút Dengue
Khởi đầu từ bệnh dịch của động vật, linh trưởng liên quan đến nơi cư
trú của muỗi Ae.Aegypti tại các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Muỗi
Aedes là vectơ truyền bệnh chính, đây là loài muỗi nhỏ, thân vằn, có mật độ
Linh trưởng
Linh trưởng
Truyền trực tiếp
Muỗi
Muỗi
Vùng rừng/dịch
Nguời
Linh trưởng
Người
Linh trưởng
Người
Truyền trực tiếp
Muỗi
Muỗi
Vùng rừng/bệnh động vật
Thành thị/ bệnh địa
phương
Truyền trực tiếp
Người
Muỗi
Muỗi
?
?
15
cao ở cùng đô thị và nông thôn tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều
kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Muỗi
trưởng thành thường sống ở trong và xung quanh nhà, hoạt động hút máu vào
ban ngày. Muỗi cái thường thực hiện hút máu trên vài người trong một lần,
đây có thể là giả thuyết cho rằng nhiều thành viên trong một nhà bị mắc bệnh
trong vòng 24 đến 36 giờ. Vi rút Dengue duy trì vòng truyền bệnh qua muỗi -
người- muỗi trong suốt giai đoạn dịch xảy ra, thường có rất nhiều típ vi rút
lưu hành tại một vùng [7], [14], [24].
1.2.5. Lâm Sàng
Các triệu chứng, hội chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường giống các
biểu hiện của nhiễm các vi rút bất kỳ nào như cúm, sởi, rubella…Theo
TCYTTG năm 1994 hình thái lâm sàng của SXHD có thể chia làm 2 loại :
Sốt Dengue thông thường (SD) : hay còn gọi là SD cổ điển với các biểu hiện
sốt cao đột ngột 38-39
0
C kèm theo đau người, đau cơ, đau đầu, buồn nôn.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Khi hạ nhiệt độ những đốm xuất
huyết dưới da có thể xuất hiện. Hiếm xuất hiện mảng xuất huyết trong SD
thông thường.
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD): Khởi đầu cũng rất dễ nhầm lẫn với các
bệnh nhiễm vi rút khác. Giai đoạn xuất huyết thường xảy ra trước hoặc sau 24
giờ khi bắt đầu hạ sốt. Xuất huyết thường biểu hiện dưới dạng đốm xuất
huyết, mảng xuất huyết dưới da hoặc chảy máu chân răng, lợi, mũi, xuất
huyết đường tiờu hoỏ… Trong giai đoạn này hội chứng sốc có thể xuất hiện
như trong giai đoạn ngắn người bệnh cảm thấy lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh,
huyết áp kẹp. Giai đoạn sốc thường ngắn khoảng 8-24 giờ bệnh nhân có thể
chết nếu như không kịp thời điều trị [7], [14], [20].
1.3. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG SD/SXHD
Chiến lược phòng chống SD/SXHD hiện nay đang tập trung giải quyết
cỏc khõu cơ bản :
16
- Giám sát, chẩn đoán và điều trị kịp thời ca bệnh SD/SXHD
- Phòng chống véc tơ truyền bệnh
- Nghiên cứu vắc xin dự phòng.
1.3.1. Chủ động giám sát bệnh SD/SXHD
Giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán nhanh để điều trị đúng và kịp thời
ngay từ ca bệnh đầu tiên ; Những thông tin sớm về nguy cơ bùng nổ dịch
hoặc khả năng lan truyền của dịch có khả năng giúp cho hoạt động ngăn chặn
và dập dịch được tiến hành một cách chủ động, do đó thiệt hại do dịch gây ra
được giảm bớt. Với mục đích dự báo dịch, các chuyên gia phải kiểm soát
được sự lan truyền của vi rút Dengue trong cộng đồng và có khả năng dự báo
được khu vực nào đang có dịch SD/SXHD lưu hành, típ huyết thanh nào gây
nên vụ dịch đó. Theo Gubler (CDC, Mỹ) việc thiết lập hệ thống giám sát chủ
động bệnh SD/SXHD tốt nhất nên chia làm ba nhóm đặt dưới sự kiểm soát
của phòng thí nghiệm chức năng và có quan hệ chặt chẽ :
Mạng lưới giám sát lâm sàng tại cộng đồng
Hệ thống báo dịch
Hệ thống giám sát bệnh viện [4], [7], [8].
1.3.2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
Hiện nay, kiểm soát véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong
phòng, chống bệnh SD/SXHD. Trước đây, nghiên cứu phòng trừ véc tơ chủ
yếu dựa trên cơ sở làm giảm nguồn sinh sản, quản lý môi trường và bảo vệ cá
nhân khỏi muỗi đốt. Sự phát minh ra cỏc hoỏ chất diệt côn trùng trong những
năm 1940-1950, đặc biệt là DDT đã làm thay đổi hướng phòng chống véc tơ,
các biện pháp trên được thay thế hoàn toàn bằng biện pháp hoá học. Trong
những năm 1960-1970, xuất hiện các loài côn trùng khỏng hoỏ chất và phát
hiện sự tồn lưu của hoá chất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật và ô
nhiễm môi trường ; do đó nghiên cứu được thay đổi bằng việc sử dụng những
17
tác nhân sinh học (đặc biệt là vi sinh vật), những chất điều hoà sinh trưởng và
khôi phục biện pháp làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ dựa trên sự tham gia
của cộng đồng. Phòng chống véc tơ đựơc chia làm 2 phần : phòng chống các
pha trước trưởng thành và phòng chống pha trưởng thành. Tuy nhiên quan
niệm phòng chống hiện nay đồng thời nhằm vào các giai đoạn khác nhau
trong chu kỳ vòng đời của muỗi với mục đích làm giảm mật độ quần thể và
giảm khả năng tiếp xúc người - muỗi, nhằm giảm tỷ lệ mắc SD/SXHD trong
quần thể dân cư. Do véc tơ chính là muỗi Ae.Aegypti thường có tập quán sống
trong nhà, hoá chất diệt côn trùng nhằm diệt muỗi thường có ảnh hưởng nhất
định. Biện pháp kiểm soát véc tơ chính hiện nay là giảm số lượng bọ gậy, đây
là phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả cao.
1.3.3. Vắc xin phòng chống SD/SXHD
Vắc xin Dengue được đề cập tới ngay sau khi phân lập được vi rút
Dengue tại Nhật và Mỹ, hiệu quả phòng chống bệnh của loại vắc xin này chưa
được nhắc đến. Hiện nay theo TCYTTG dự định phát triển một loại vắc xin
có khả năng chống bệnh SD/SXHD với cả 4 típ huyết thanh, bởi vì qua các vụ
dịch đã xảy ra cho thấy kháng thể của cỏc típ vi rút Dengue khác nhau không
tương đồng vì vậy không thể trung hoà vi rút chéo. Loại văc xin này có thể sẽ
được tạo ra trong những năm sắp tới dưới sự tài trợ của TCYTTG và sự cộng
tác tích cực của các nhà khoa học trên toàn thế giới [14], [20].
18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyện miền núi ghi nhận ổ
dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue năm 2010
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
Từ 31/8/2010 đến 31/9/2011
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được chẩn đoán SD/SXHD năm 2010, bao gồm :
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng phương pháp xét nghiệm
huyết thanh học hoặc phân lập vi rút.
- Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng theo tiêu chuẩn của TCYTTG
quy định năm 1994:
Sốt cao đột ngột 39
0
C- 40
0
C
Nhức đầu, đau mình mẩy và đau các bắp thịt
Dấu hiệu dây thắt dương tính
Có thể xuất huyết dưới da hoặc chảy máu chân răng, lợi, xuất huyết tiờu hoỏ.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế : Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu nghiên cứu :
Tất cả những bệnh nhân được ghi nhận SD/SXHD tại huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2010.
19
2.5. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Mục
tiêu
Nhóm
biến số
Tên biến số Chỉ số/định nghĩa
Phương
pháp thu
thập
thông tin
Một số
Đặc
trưng
Tuổi Tuổi dương lịch tính theo năm Điều tra
ca bệnh
Giới Tỷ suất Nam, Nữ
Nghề nghiệp
Theo các nghề thực tế tại địa
phương :
Nông dân, cán bộ CNVC, học sinh
Trình độ học
vấn
Mù chữ ; Tiểu học ; Trung học ;
Trung cấp, Cao đằng, Đại học trở
lên
Khởi
phát
bệnh
Địa chỉ nơi
khởi phát
Nơi bệnh nhân bị bệnh
Ngày khởi
phát
Ngày bệnh nhân có triệu chứng
đầu tiên
Phân bố
ca bệnh
Tỷ lệ mắc/
100.000 dân
Tổng số ca mắc
X 100.000
Tổng số dân
Tỷ lệ chết/mắc
Tổng số ca tử vong
X 100
Tổng số ca mắc
Phân bố ca
mắc theo
nhóm tuổi
Tỷ lệ ca mắc tính theo nhóm tuổi,
gồm nhóm > 15 tuổi và ≤ 15 tuổi
Phân bố ca
mắc theo giới
Tỷ suất Nam, Nữ
20
đặc điểm
dịch tễ
học bệnh
Sốt
Dengue/
sốt xuất
huyết
Dengue
tại huyện
Hương
Khê, tỉnh
Hà Tĩnh
năm
2010.
Phân bố ca
mắc theo nghề
nghiệp
Tỷ lệ ca mắc tính theo nhóm nghề
nghiệp, gồm các nhóm nghề: Nông
dân, cán bộ CNVC, học sinh
Phân bố ca
mắc theo địa
dư
Tỷ lệ ca mắc tính theo xã
Phân bố ca
mắc thời gian
(đường cong
dịch)
Số ca mắc tính theo ngày
Nguồn
truyền
Đi từ vùng
dịch đến
Bệnh nhân từ vùng dịch đến trong
vòng 2 tuần trước ngày khởi phát
21
nhiễm Chẩn đoán xác
định vụ dịch
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm
sàng, xét nghiệm và dịch tễ học
Điều tra
ca bệnh,
lấy mẫu
xét
Xác định typ
vi rút Dengue
Phân lập vi rút
Véc tơ
truyền
Định loài
véc tơ
Định loài muỗi
Giám sát
Định loài bọ gậy
Mục
tiêu
Nhóm
biến số
Tên biến số Chỉ số/định nghĩa
Phương
pháp thu
thập
thông tin
Một số
yếu tố
nguy cơ
đến bệnh
nhân
mắc
SD/SXH
D
tại huyện
Hương
Khê, tỉnh
Hà Tĩnh
năm
2010.
Yếu tố
nguy
cơ
trong
vòng
14
ngày
trước
ngày
khởi
phát
Đi từ vùng có
dịch
SD/SXHD
đến
Có, không
Điều tra
ca bệnh
Thói
quen
sinh
hoạt
Ngủ màn, kể
cả ban ngày
Thường xuyên, thỉnh thoảng,
không
Mặc quần áo
dài
Thường xuyên, thỉnh thoảng,
không
Áp dụng các
biện pháp
xua, diệt
muỗi
Thường xuyên, thỉnh thoảng,
không
Loại bỏ nơi
sinh sản của
muỗi
Thường xuyên, thỉnh thoảng,
không
22
Các chỉ
số véc
tơ
Ổ bọ gậy
nguồn
Nguồn sinh sản của muỗi truyền
bệnh
Giám sát
véc tơ
Chỉ số Breteau
(BI)
<=20 ; > 20
Ghi chú:
• Áp dụng các biện pháp xua, diệt muỗi: Hương diệt muỗi, bình xịt muỗi,
hun khói, rèm tẩm hóa chất
• Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi : Lật ỳp cỏc dụng cụ phế thải ; thả cá vào
giếng khơi, bể nước lớn ; đậy kín các dụng cụ chứa nước…
• Chỉ số Breteau (BI) : Số dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes trong 100 nhà
điều tra
Số DCCN có BG Aedes
BI= x 100
Số nhà điều tra
Khi chỉ số BI lớn hơn 20 là dấu hiệu cho biết khu vực có nguy cơ xảy ra dịch
SD/SXHD
2.6. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU
Các kỹ thuật thu thập số liệu bản sau đây sẽ được áp dụng nhằm thu
thập các thông tin cần thiết cho nghiên cứu :
2.6.1.Giám sát bệnh nhân : Sử dụng phiếu điều tra về sốt xuất huyết trong
cộng đồng (phụ lục 1)
2.6.2. Giám sát véc tơ : Sử dụng phiếu giám sát véc tơ của Dự án phòng
chống SD/SXHD quốc gia (phụ lục 2)
Kỹ thuật giám sát bọ gậy : Quan sát, sử dụng pipet chuyên dụng bắt bọ
gậy trong các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà. (lần 1: lúc ghi
nhận có ổ dịch SD/SXHD ; lần 2 : Sau khi vệ sinh môi trường diệt bọ gậy )
2.6.3. Giám sát huyết thanh :
23
- Xác định kháng thể kháng Dengue bằng phương pháp MAC-ELISA
tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, phân lập vi rút tại Viện VSDT
Trung ương.
Kỹ thuật MAC-ELISA
Đọc kết quả ở bước sóng ngắn 450 nm.
Thành phần và các bước tiến hành kỹ thuật MAC-ELISA (phụ lục 3)
- Kỹ thuật phân lập vi rút
24
Định týp vi rút bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang theo thường
quy của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
Nhận định kết quả huỳnh quang trực tiếp :
- Chứng âm hoàn toàn không phát sáng
- Mẫu dương tính : xuất hiện sự phát sáng của huỳnh quang xung quanh
tế bào.
Nhận định kết quả huỳnh quang gián tiếp :
- Chứng dương: phát sáng lá mạ bao quanh tế bào.
- Chứng âm hoàn toàn không phát sáng
- Mẫu dương tính : xuất hiện sự phát sáng của huỳnh quang xung quanh
tế bào giống chứng dương.
- Các mẫu âm tính tiếp tục nuôi tại 28
0
C trong 7 ngày sau đó lặp lại
phương pháp trên
- Sau khi lặp lại, loại bỏ tất cả các mẫu âm tính lần thứ 2.
Thành phần và các bước tiến hành kỹ thuật phân lập vi rút(phụ lục 4)
2.7. NHẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
25
- Thông tin được làm sạch trước khi nhập liệu bằng phần mềm của
chương trình Epi-Info 6.04
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Epi-Info 6.04 và SPSS.
- Sử dụng test χ
2
để kiểm định sự khác biệt với p<0,05 là mức ý nghĩa
thống kê.
- Trình bày dưới dạng bảng, biểu và bản đồ dịch tễ học.
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Hà Nội
thông qua.
- Tuân thủ các quy trình về đạo đức trong nghiên cứu y học như: thông
báo cho hộ gia đình về nội dung điều tra, việc lấy máu để làm xét nghiệm
cũng dựa theo nguyên tắc tự nguyện.
- Qỳa trình nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khỏe và không làm xáo
trộn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu mang lại lợi ích cho sức khỏe cho cộng đồng địa phương,
nghiên cứu đồng thời sẽ cung cấp một bộ số liệu đáng tin cậy giỳp cỏc nhà
hoạch định chính sách có cơ sở đề ra các giải pháp thích hợp trong công tác
phòng chống SD/SXHD tại địa phương.
- Số liệu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, tất cả những thông tin
nhạy cảm mang tính cá nhân được giữ bí mật.
2.9. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
- Không có khả năng xét nghiệm tất cả bệnh nhân để chẩn đoán xác định.
- Cách khống chế: Chẩn đoán ca bệnh dựa vào các triệu chứng lâm
sàng theo tiêu chuẩn của TCYTTG.