Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Báo cáo tốt nghiệp:" Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng v à những khó khăn, thách thức trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.89 KB, 81 trang )


TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
[\[\




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn TP Đà Nẵng v à những khó
khăn, thách thức trong xu thế hội
nhập toàn cầu hóa hiện nay


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 1
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng
v à những khó khăn, thách thức trong xu thế hội
nhập toàn cầu hóa hiện nay

A – Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ và chính quyền thành phố
là tạo ra nhiều việc làm cho người dân & huy động vốn từ trong dân để phát triển đất


nước. Muốn phát triển kinh tế thì phải huy động được vốn, trong điều kiện phát triển
của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng, điều cần nhất đó là vốn trong nước
và để có được nguồn vốn này thì phải huy động vốn từ trong dân.
Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là bước đi thích hợp và thật sự quan
trọng bởi vì nó góp phần tạo ra được nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy
động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi của cả nước, cũng như của thành phố.
Ngoài ra, việc phát triển DNNVV phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế
giới cũng như sự vần động biến đổi của nền kinh tế Việt Nam, bước đi trên còn giúp
tháo gỡ các vấn đề xã hội như thất nghiệp, khắc phục và giảm bớt các tệ nạn xã hôi,
góp phần bảo đảm trật tự an ninh, đảm bào sự phát triển công bằng giữa các thành phần
kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Nói tóm lại, phát triển
DNNVV là một bước đi không thể không tiến hành, tận dụng tối đa nguồn lực và phát
triển nền kinh tế xã hội sẽ giúp cho nước ta vững bước trên con đường hội nhập và mở
cửa với nền kinh tế thế giới.
Đà nẵng một thành phố năng động, là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất của
khu vực Miền trung & Tây nguyên và sự phát triển kinh tế của nó kéo theo sự phát
triễn mạnh mẽ của các DNNVV. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp này đang lâm
vào tình trạng khó khăn và có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệplà không
nhỏ. Số DN được thành lập ít hơn quy mô số dân của thành phố, số doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, tăng thêm vốn, lao động là chưa nhiều. Tuy đã có nhiều DN hoạt động
hiệu quả, có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động,
thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường…nhưng sự phát triển của DNNVV
thành phố tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát
từ những hạn chế và khó khăn của bản thân các DNNVV ở Việt Nam nói chung và TP

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 2

Đà Nẵng nói riêng, mặt khác chính quyền thành phố cũng chưa có đủ các chính sách
phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện được tốt nhất các giải pháp và
chính sách đã đề ra, chính quyền thành phố cũng chưa theo sát được các vấn đề liên
quan đến DN.
Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV, cũng như đẩy mạnh công
tác hôc trợ các DN trên địa bàn thành phố nhằm huy động tối đa tiềm năng vốn, lao
động, mặt bằng…trong dân, cần thiết phải làm rỏ thực trạng của DNNVV của thành
phố và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phần nào khái quát hoá và hệ thống hoá về mặt lý luận cũng như các vấn đề có
liên quan đến DNNVV và vai trò của DNNVV đối với sự phát triển KT - XH
- Đánh giá ttổng quan thực trạng của các DNNVV trên địa bàn thành phố, cũng
nhưng công tác hỗ trợ cho các DN này của chính quyền thành phố bao gồm cả nguyên
nhân, những hạn chế và thành quả đạt được từ công tác phát triển và hỗ trợ các
DNNVV này
- Xem xét mối quan hệ, sự tương thích của công tác hỗ trợ với doanh nghiệp
- Phân tích & đưa ra một số giải pháp phát triển DNNVV cũng như việc đẩy
mạnh công tác hỗ trợ của chính quyền đối với các DN này trong giai đoạn 2008 – 2015

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV, những khó khăn và vướng mắc trong quá
trình phát triển của các DN, cũng như cồng tác hỗ trợ của chính quyền thành phố đối
với các DNNVV tính từ năm 1997 – 2007. Và đồng thời đưa ra một số giải pháp cho
sự phát triển của DNNVV và công tác hỗ trợ của chính quyền thành phố cho các DN
này
Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, các DN thuộc hội Doanh nghiệp trẻ thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp và
chương trình của chính quyền thành phố đã thực hiện từ năm 1997 – 2007 để hỗ trợ

cho DNNVV trên địa bàn thành phố.

4. Phương pháp nghiên cứu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 3
• Thu thập số liệu
• Phân tích thống kê và đánh giá
• Phương pháp so sánh
• Điều tra, xử lý bằng SPSS

5. Kết cấu chuyên đề thực tập
Phần 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu
thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay
Phần 2: Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn TP Đà
Nẵng giai đoạn 1997 - 2007
Phần 3: Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên
địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, do khả năng còn hạn hẹp và
kiến thức chưa được sâu rộng, thêm vào đó là không có đầy đủ số liệu để phân tích nên
trong đề tài của em còn rất nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự thông cảm của
thầy cô.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S TRẦN THỊ TÚC đã
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!



Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH HẢI








CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 4




B – Nội dung
PHẦN I
Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu thế
hội nhập toàn cầu hóa hiện nay
I/ Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới
1. Khái niệm về doanh nghiệp & doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp (DN)
Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một nền sản xuất kinh doanh nào tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ để bán, cung ứng cho khách hàng và thu lợi nhuận, dù hoạt động đó
chỉ là một cá nhân, một hộ gia đình, đều có thể coi là một doanh nghiệp. Cùng cách
hiểu này, Viện Thống kê và viện nghiên cứu kinh tế Pháp định nghĩa DN là một tổ

chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để
bán. Tuy vậy, trong các văn bản pháp quy của nước ta ranh giới thật rõ ràng “doanh
nghiệp” hộ gia đình và doanh nghiệp khác vẫn còn nhiều vấn đề tranh cải. Luật DN
được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua tại kỳ
họp thứ 5, ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2000, Chương I,
Điều 3 nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tiếp theo đó, Luật cũng đã định nghĩa kinh
doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoạc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy chính trong văn bản Luật cũng đã để một
khoảng trống, rằng có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hẳn đã là doanh nghiệp. Bởi
vì, muốn trở thành doanh nghiệp thì phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định tất yếu phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể nếu
không có đăng ký kinh doanh, không được gọi là doanh nghiệp, cho dù hộ này vẫn
thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 5
1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
Trong một nền kinh tế , có thể tuỳ theo các chỉ tiêu khác nhau mà người ta phân
ra các loại doanh nghiệp khác nhau. Theo ngành kinh tế có thế chia ra DN công nghiệp,
DN nông nghiệp, DN thương mại dịch vụ; Theo tính chất hoạt động thì có DN hoạt
động công ích và DN SX-KD; Theo hình thức sở hữu thì có DNNN, DNDN và DN có
vốn đầu tư nước ngoài; Theo quy mô, mà chủ yếu là quy mô về vốn và lao động thì có
DN lớn, DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở hầu hết tất cả các nước. Có khá

nhiều cách định nghĩa khác nhau về DNNVV. Các định nghĩa này có những điểm
giống nhau và khác nhau, vì vậy khó mà tìm ra một định nghĩa thống nhất mặc dù ai
cũng biết rằng kinh doanh nhỏ và vừa thì khối lượng công việc ít hơn, đơn giản hơn là
ở các DN lớn.
Hiện nay không có tiêu chuẩn chung cho việc phân định ranh giới quy mô DN ở
các nước. Ở mỗi nước, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế cụ thể mà có
cách xác định quy mô DN trong từng giai đoạn nhất định.
Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước
Lĩnh vực Công nghiệp Thương mại-Dịch vụ
Các nước DN vừa DN nhỏ DN vừa DN nhỏ
Mỹ
Dưới 3,5 triệu
USD
Dưới 500 lao
động
Dưới 3,5 triệu
USD
Dưới 500 lao
động

Nhật Bản
Dưới 100 triệu
Yên
Dưới 300 lao
động

Dưới 20 lao động

10 - 30 triệu Yên
Dưới 100 lao

động

Dưới 5 lao động
CHLB Đức
1 đến < 100 triệu
DM
10 < 500 lao
động
Dưới 1 triệu DM
Dưới 9 lao động
1-100 triệu DM
10 < 500 lao
động
Dưới 1 triệu DM
Dưới 9 lao động

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 6
Philippin
15 - 60 triệu Peso
Không quy định

< 15 triệu Peso
Không quy định

15 - 60 triệu Peso
Không quy định


< 15 triệu Peso
Không quy định

Đài Loan
1,6 triệu USD
4 -10 lao động
1,6 triệu USD
4 - 10 lao động

(Nguồn: Đỗ Đức Định-Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển DNNVV ở một số nước trên thế giới)
Xác định tiêu chí DNNVV ở Việt Nam
Cần thiết phải xác định DNNVV vì những lý do sau:
 Phục vụ cho việc thống kê và phân tích
 Để xây dựng và áp dụng chính sách
 Thiết kế và áp dụng các dịch vụ hỗ trợ phát triển
Từ nhiều năm trước, khi chính phủ chưa ban hành chính thức tiêu chí quy định
DNNVV, một số cơ quan nhà nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể
khác nhau để phân loại DNNVV. Có thể kể ra cách cách phân loại tiêu biểu sau:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) căn cứ vào 2 tiêu chí lao
động và vốn của các ngành để phân biệt:
+ Trong ngành công nghiệp: DNNVV là tổ chức kinh tế có số vốn từ 5-10 tỷ
đồng và có số lao động 200-500 người. Trong đó DN nhỏ có số vốn dưới 5 tỷ đồng với
số lao động nhỏ hơn 200 người.
+ Trong ngành Thương mại-Dịch vụ: DNNVV là tổ chức có số vốn từ 5-10 tỷ
đồng và có số vốn lao động từ 50-100 người.
- Ngân hàng Công thương hoạt động cho vay tín dụng đối với các DN quy định
rằng: DN vừa là DN có vốn từ 5-10 tỷ đồng và số lao động từ 500-1000 người, DN nhỏ
là DN có số vốn dưới 5 tỷ đồng và lao động dưới 500 người.
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, DN có vốn

dưới 1 tỷ đồng và dưới 100 lao động được xếp là DN nhỏ, DN có vốn từ 1-10 tỷ đồng
và có từ 100-500 lao động là DN vừa.
Tóm lại, người ta thường dùng 2 tiêu chí vốn và lao động thường xuyên để xác
định DNNVV vì tất cả các DN đều có thể xác định được 2 tiêu thức này. Riêng tiêu
thức doanh thu ít được sử dụng vì đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt
Nam thì tiêu chí này có thể biến động do nhiều yếu tố và khó xác định.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 7
Để thống nhất tiêu chí xác định DNNVV, ngày 20/6/1998, Chính phủ đã ban
hành công văn số 681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời xác định DNNVV. Theo quy
định này, DNNVV là các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung
bình hàng năm dưới 200 người. Quy định tạm thời này chỉ tồn tại 3 năm và ngày
23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển
DNNVV, Theo quy định tại Nghị định này, “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10
tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình
hình kinh tế-xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện
pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí vốn và lao
động hoặc 1 trong 2 tiêu chí trên”. Với tiêu thức phân loại mới này DNNVV ở nước ta
chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số DN hiện có, trong đó phần lớn là các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Điều này phù hợp với tinh hình kinh tế của nước
ta vốn là nền kinh tế sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu.
2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng, Các DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế,
đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với Việt Nam và cũng như tất cả các nước khác

trên thế giới DNNVV cũng đều đóng một vai trò quan trọng, vậy vai trò các DNNVV
như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.
2.1. DNNVV góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động
Đây là một thế mạnh rõ rệt của các DNNVV, và là nguyên nhân chủ yếu khiến
chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Các DN này có
số lượng lớn, phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền
ngược, nên mặc dù số lao động làm việc trong một DNNVV không nhiều nhưng theo
quy luật số đông, với số lượng rất lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn
việc làm cho xã hội. Mặt khác, các DNNVV loại này mang tính tư hữu cao, dễ dàng đa
dạng hoá sản phẩm, kể cả các mặt hàng mà các DN lớn không sản xuất ra. Sự lớn mạnh
của các DNNVV đã làm tăng thu nhập của công nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp của
mỗi địa phương nói riêng và toàn lãnh thổ nói chung.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, các DNNVV thường tạo ra từ 70-90%
việc làm cho xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái, các DN lớn phải cắt giảm lao động để
giảm chi phí đến mức có thể tồn tại được vì cầu của thị trường thấp hơn cung. Nhưng
đối với các DNNVV do đặc tính linh hoạt, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 8
vẫn duy trì hoạt động thậm chí vẫn phát triển. Do đó các DNNVV vẫn có nhu cầu về
lao động. Chính vì vậy, Hội đồng DN thế giới đã cho rằng: DNNVV là liều thuốc cuối
cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái.
Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao và không ổn định, sức ép
dân số, lao động lên đất đai, việc làm ở nông thôn chính là nguyên nhân của dòng di
dân từ nông thôn ra thành phố, gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Khu vực DNNVV
thu hút khoảng 26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, mặt khác, các

DNNVV đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động từ các DNNN
dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản DN hiện đang được
triển khai.
Do các DNNVV có thể phát triển ở khắp mọi nơi trong nước, nên khoảng cách
giữa nhà sản xuất và thị trường được rút ngắn lại, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa
các vùng. Chênh lệch giàu nghèo không đáng kể, mỗi người dân có thể là một ông chủ,
mỗi gia đình có thể là một doanh nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam còn
khá thấp do kinh tế chậm phát triển. Phát triển DNNVV ở thành thị và nông thôn là
biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập của các tầng lớp nhân dân
khắp các cùng trong nước.
2.2. Các DNNVV góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư và
sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương
Với ưu điểm tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào ngõ ngách và yêu cầu số
vốn ban đầu không nhiều, mặt khác các DNNVV trong quá trình hoạt động, các
DNNVV có thể huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc. Chính vì
vậy, DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các
khoản vay tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Nguồn
vốn được trích từ trong dân là nguồn vốn rất quan trọng, ở Trung Quốc nguồn ngân
sách quốc dân có tới 75% là vốn từ trong dân, mặt khác nguồn vốn trong dân được sử
dụng tối đa tránh được việc gia tăng mức cung tiền trên thị trương, bình ổn thị trường
tài chính. Những đồng tiền nhàn rỗi từ trong dân được sử dụng để tạo thêm giá trị gia
tăng, đem lại một giá trị to lớn cho nền kinh tế.
Với quy mô vừa và nhỏ, lại được thành lập phân tán ở hầu khắp mọi nơi nên
DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu với trữ
lượng hạn chế, không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất lớn, nhưng sản có ở địa
phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các DN lớn. Điều này
cũng rất hợp lý đối với nước ta, vốn là một nước có nền kinh tế lạc hậu, trình độ phát
triển chậm, cách kinh doanh nhỏ lẽ là thích hợp nhất đối với đại đa số bộ phận người

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC


SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 9
dân. Mặt khác hơn 70% lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đạc điểm của
ngành nông nghiệp là tính thời vụ cho nên có một bộ phận lao động thất nghiệp tạm
thời và lao động nhàn rỗi tự nhiên, khi sử dụng mô thức kinh doanh này chắc chắn sẽ
tận dụng tối đa các lao động nhàn rỗi, mặt khác góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở
khu vực nông thôn

2.3. Các DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các Cơ sở SX-KD và ngày
càng gia tăng mạnh
Phần lớn các nước trên thế giới, số lượng các DNNVV chiếm khoảng 90% tổng
số doanh nghiệp. Tốc độ tăng số lượng các DNNVV nhanh hơn số lượng các DN lớn.
Các DNNVV hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ, từ công
nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Do đặc tính của
mình mà các DN này rất dẽ dàng thích nghi với điều kiện kinh doanh, vốn không lơn,
mô thức kinh doanh và quản lý gọn nhẹ và đơn giản, đây là một thế mạnh mà chúng ta
không thể nào phủ nhận được. Một quy luật tất yếu của nền kinh tế cũng như cho toàn
XH đó là sự tồn tại song song và hổ trợ lẫn nhau của các bộ phận cấu thành nên xã hội.
2.4. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế
Chúng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước
trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50%GDP ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, mỗi
năm các DNNVV đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước. Các DN này có nhiều
thuận lợi trong việc khai thác những tiềm năng phong phú trong nhân dân, từ trí tuệ,
tay nghề tinh xảo, vốn liếng, ngành ngề truyền thống…Chỉ cần dùng một phép tính rất
đơn giản ta có thể nhận thấy rằng sự đóng góp của các DNNVV đối với không chỉ
nước ta mà cả với các nước khác là không hề nhỏ, tuy nó nhỏ nhưng số lượng rất đông
đảo, lại rất đa dạng về lĩnh vực ngành nghề.
2.5. Các DNNVV là nhân tố quan trọng tạo sự năng động nề kinh tế trong cơ chế thị

trường, đóng góp trong việc lưu thông và xuất khẩu hàng hoá
Với quy mô nhỏ lại năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh cùng với
hình thức tổ chức kinh doanh sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hóa mềm dẻo,
hoà nhịp cùng với những đòi hỏi từ nền kinh tế thị trường nên các DNNVV có vai trò
to lớn góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. DNNVV có nhiều
cơ hội đễ thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ.
Khi nền kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội kinh doanh mới, sức mua tăng lên
nhu cầu lớn hơn, các DNNVV rất nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 10

thu. Diều này rất khó thực hiện ở các DN lớn khi muốn đa dạng hoá mặt hàng sản xuất.
Đối với các DN lớn, DNNVV cũng có thể làm đại lý, vệ tinh tiêu thụ hàng hoá hoặc
cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu
sản xuất cho DN lớn.
Đây là thế mạnh rất riêng của các DN này cho nên số lượng của các
DNNVVngày càng đông về số lượng và đa dạng về chủng loại, những DN này góp
phần đáp ứng cho bộ phận thị trường người tiêu dùng và là nguyên liệu đầu vào cho
các DN lớn.
2.6. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của các DNNVV sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, lam cho công nghiệp phát triển, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch
vụ, làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông thôn trong cơ cấu kinh tế quốc dân, đặc biệt
là ở nông thôn.
Với tính chất nhanh nhạy và dễ dàng bắt kịp với những thay đổi hay biến động
của thị trường, các DNNVV luôn đóng vai trò đi dầu trong mọi biến động trên cả hai

phương diện, thứ nhất các DNNVV sẽ là bước thử nghiệm sự thay đổi, thứ hai nó sẽ
đóng vai trò là những bản thảo, tích lũy được các kinh nghiệm đương đầu với sự thay
đổi cho các doanh nghiệp lớn. Sau khi có bước thay đỏi thành công nó sẽ là mô hình
hoàn hảo nhất cho sự thay đổi của các DN lớn, từ đó làm bước đệm thay đổi và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi để phù hợp với tình hình mới và quy luật kinh tế mới.
2.7. Các DNNVV góp phần dân chủ hoá nền kinh tế, duy trì sự tự do cạnh tranh và có
khả năng ứng biến nhanh nhạy
DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vài trò quan trọng trong việc tập trung
lực lượng kinh tế, lực lượng lao động. Sự phát triển không ngừng của các DNNVV góp
phần phân phối theo chiều hướng tương đối công bằng, mặt khác huy động nguồn sức
lao động lớn trong xã hội vào hoạt động sản xuất theo quy trình phân công LĐXH.
Tự do kinh doanh là con đường tốt nhất phát huy tiềm lực. Ở các DNNVV, tình
trạng độc quyền không xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do kinh doanh. So với các xí
nghiệp lớn, các DNNVV có tính tự chủ cao, không ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước, sẵn
sàng khai thác các cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro.
Với những ưu thế nhỏ gọn, năng động, dễ quản lý; các DNNVV rất linh hoạt
trong việc học hỏi và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động
lên. Do đó, các DNNVV sẽ có khả năng ứng biến nhanh nhạy, thay đổi hoàn cảnh, tự
điều chỉnh tổ chức sản xuất.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 11

2.8. Các DNNVV là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp
Các DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân,
ươm mầm các tài năng kinh doanh. Kinh doanh qui mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện
các nhà doanh nhân làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh qui ô

nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trưởng thành lên
thành những nhà doanh nghiệp lớn.
Đây cũng là một quy luật tất yếu đối với một nhà quản lý, điểm tích lũy sẽ hình
thành khi họ tham gia vào thị trường lao động, không con đường nào khác những nahf
quản lý DN lớn thành đạt đều xuất thân từ việc quản lý thành công một doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Mọi bước chạy của những con người thành đạt đều xuất thân từ những
bước chập chững ban đầu và môi trường kinh doanh của các DNNVV sẽ là nơi thử sức
và trau dồi cho những nhà quản lý ngương doanh ngiệp lớn hơn trong tương lai.
Tóm lại, DNNVV có nhiều ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó không có tính loại trừ một quốc gia nào trong đó
cá cả Việt Nam. DNNVV ngày càng thể hiện được tầm quan trọng cũng như sự ảnh
hưởng của mình đến mọi mặt, tầm ảnh hưởng của nó mang diện rộng trên toàn thế giới,
tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay nó thay đổi như thế nào và xu hướng chủ đạo của nó
trong trương lai sẽ ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở những phần sau.
II/ Những khó khăn, thách thức của DNNVV trong xu thế hội nhập hiện nay
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì nền kinh tế không thể tránh
khỏi việc bị tác động, mức tác động được biến đổi tùy theo cường độ và sự thay đổi
từng lĩnh vực và từng khía cạnh của nên kinh tế - xã hôi. Các DNNVV cũng không
nằm ngoài các quy luật đó.
1. Tác động của hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế Việt Nam
Mọi tác động đều mang tính hai mặt, khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa nền
kinh tế nước ta đứng trước thế và lực mới. Những thời cơ và thách thức đem lại từ việc
mở cửa sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà.
1.1. Những thời cơ khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế
Hội nhập kinh tế toàn cầu là một trong những hiện tượng nổi bật nhất của cuối
thế kỷ 20 và những năm đầu của thiên niên kỷ mới này. Đặc điểm nổi bật của hội nhập
kinh tế là sự gia tăng các luồng thương mại và đầu tư giữa các nước trên thế giới.
Trong một thế giới đang toàn cầu hoá, sự mở cửa các nền kinh tế nội địa, sự tăng
cường của các thể chế kinh tế quốc tế, và quyền lực của các công ty xuyên quốc gia đã
đóng góp vào việc thúc đẩy cấu trúc thị trường được hội nhập trên phạm vi toàn cầu.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 12

Ngày nay, hội nhập kinh tế là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Việc hội nhập có hiệu quả vào hệ thống thương mại thế giới đòi hỏi mức độ tự
do hoá cao của mỗi nền kinh tế. Hội nhập kinh tế toàn cầu có thể mang lại những lợi
ích lớn cho các nước tham gia vào quá trình này. Mở cửa thương mại, tài chính và đầu
tư quốc tế đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu
phát triển. Hội nhập thương mại quốc tế cho phép các nước chuyên môn hoá sản xuất
để đạt được tính kinh tế của quy mô sản xuất. Đối với các nước có lợi thế so sánh như
nguồn lực tự nhiên dồi dào, lao động rẻ,… có thể thúc đẩy việc phân phối nguồn lực có
hiệu quả hơn và đẩy mạnh khả năng xuất khẩu của họ để đạt được lợi ích kinh tế tối ưu.
Mở cửa hội nhập sẽ giúp chúng ta tiếp cận được những cái mới trong lĩnh vực
công nghệ, cả công nghệ quản lý và cả công nghệ trong sản xuất. Bước chuyển biến
trong việc tiếp thu công nghệ sẽ góp phần làm thay đổi hiệu suất sản xuất, tăng năng
suất lao động. Những bước tiến công nghệ sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong sản xuất
và kinh doanh. Hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm sẽ góp phần là tăng tính
cạnh tranh cũng như chất lượng của từng sản phẩm. Nhưng bước tiến quan trọng nhất
trong việc hội nhập mở cửa và tiếp thu công nghệ đó là công nghệ quản lý, chính sự
quản lý chuyên nghiệp sẽ làm thay đổi cách thức làm việc và tác phong công nghiệp
trong sản xuất, thay đổi được thói quen tập tục gắn liền với nông nghiệp của Việt Nam.
Mở cửa thương mại quốc tế cũng chính là một bước mở cửa thị trường, thị
trường rộng mở là điều mơ ước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại.
Tận dụng được lợi thế trong mở cửa thị trường sẽ tận dụng được các thời cơ và cơ hội
kinh doanh lớn. Khi mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy được sự cạnh tranh lành mạnh, các

doanh nghiệp phải tự thân vận động, cả nền kinh tế cũng vận động để thay đổi để phù
hợp với nhu cầu của tình hình mới, cũng là phù hợp với quy luật tất yếu của sự vận
động và biến đổi.
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là thời cơ mà chúng ta nên chớp lấy để
phát triển nền kinh tế, trong đó các DNNVV cũng tự tạo được những thuận lợi được
đưa tới từ việc mở cửa và hội nhập này. Tuy nhiên, thời cơ lớn thì thách thức quả thực
là không nhỏ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này ở phần tiếp theo.
1.2. Những thách thức khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế
Do mức độ phát triển thấp, nên những thách thức hội nhập mà Việt Nam phải
đương đầu là rất lớn. Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của chính sách mở cửa kinh

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 13

tế, với những điều kiện ít thuận lợi hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Ví
dụ như khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống các nguyên tắc MFN và
đối xử quốc gia đối với tất cả các thành viên của WTO và hàng hoá và dịch vụ của họ.
Vì vậy, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để bảo đảm khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Hiện nay,
nền kinh tế Việt Nam được cho là có khả năng cạnh tranh thấp so với các nước khác
trong khu vực. Bằng việc tự do hoá nhanh chóng thị trường của mình, kể cả các ngành
công nghiệp còn non trẻ, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khắc nghiệt từ các đối thủ kinh doanh nước ngoài. Việc mở cửa thị trường cho
hàng hoá, đầu tư và dịch vụ nước ngoài, và những cam kết của Việt Nam để tạo ra một
môi trường thuận lợi cho kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nhân nước ngoài
có được sự tiếp cận rộng hơn đối với thị trường Việt Nam. Một số ngành có khả năng
cạnh tranh thấp như dịch vụ, sẽ bị đặt vào những tình thế bất lợi, dẫn đến những tác

động xấu đối với nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, do còn nhiều yếu kém, các doanh
nghiệp nội địa khó có thể đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế về đối xử ưu đãi mà
Việt Nam sẽ nhận được thông qua việc hội nhập nền kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu
hóa. Hậu quả là Việt Nam có thể trở thành một nhà máy khổng lồ của các công ty nước
ngoài.
Đối với ngành nông nghiệp, vòng đàm phán thương mại Doha đã đặt ra những
yêu cầu khó khăn hơn đối với ngành nông nghiệp của các thành viên mới, như, xoá bỏ
trợ cấp xuất khẩu, thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế an toàn thực phẩm, xoá bỏ hàng rào
bảo hộ và giảm thuế nhập khẩu lương thực. Do vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ
phải đối mặt với những thách thức lớn khi đất nước gia nhập WTO. Kết quả là sẽ có
sự sụt giảm trong thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông nghiệp, dẫn đến sự
bất bình đẳng ngày càng tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị khi chúng ta mở cửa
thị trương quốc tế và gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế lớn này.
Về phía người lao động, việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong
xu thế toàn cầu hóa sẽ gây ra một số bất lợi cho họ. Những thách thức trong việc mở
cửa thị trường và xoá bỏ trợ cấp nhà nước và sự bảo hộ trong một số ngành sẽ dẫn tới
việc thu hẹp hoặc đóng cửa nhiều doanh nghiệp khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Trong những trường hợp như vậy, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam không có khả
năng hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ, do Việt Nam vẫn chưa có mạng lưới bảo
hiểm thất nghiệp. Cho đến nay, mới chỉ có 12% lực lượng lao động được hệ thống bảo
hiểm xã hội bảo vệ. Người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc khu
vực nông nghiệp vẫn không được bảo vệ. Những khó khăn này đặt người lao động Việt

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 14

Nam vào những tình thế rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, hội nhập kinh tế thông qua

WTO cũng sẽ làm cho khoảng cách về thu nhập giữa lao động có kỹ năng và không có
kỹ năng, giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Đặc biệt, cơ hội cho người nghèo
ở nông thôn tham gia vào các hoạt động được toàn cầu hoá là rất ít do phần lớn trong
số họ là những người lao động không qua đào tạo.
Với Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung, việc tham gia vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế không phải là một bảo đảm rằng nền kinh tế sẽ phát triển
nhanh chóng, thuận lợi. Lý thuyết và thực tế cho thấy tư cách thành viên mới chỉ là
chiếc vé để tham gia vào một trò chơi. Thành công đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ
lực vượt bậc trong nhiều lĩnh vực để nắm bắt những cơ hội và giảm thiểu những tác
động tiêu cực trong quá trình hội nhập này. Tư cách thành viên mà Việt Nam sẽ đạt
được là một cơ hội để Việt Nam phát triển nhanh nền kinh tế, đồng thời, nó cũng mang
lại những thách thức lớn khi tham gia vào tổ chức WTO. Nhưng đó là thách thức trong
cơ hội, và thách thức cũng mang lại những cơ hội. Bằng việc tái cấu trúc nền kinh tế và
khung khổ thể chế, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia,… Việt Nam có thể vượt qua
được những khó khăn và gặt hái những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày
càng tăng này.
Mở cửa nền kinh tế của mình, có nghĩa là nước đó sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt từ những đối thủ nước ngoài. Hậu quả là, các doanh nghiệp trong nước,
đặc biệt là các DNNVV thiếu khả năng cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc
đi đến phá sản. Nếu không có các chiến lược phát triển thích hợp của Chính phủ và bản
thân các doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều tổn thất từ hội nhập kinh tế. Các
DNNVV đang như con thuyền bé lênh đênh giữa đại dương rộng lớn, thị trường thế
giới sẽ trở thành một chiến trường khốc liệt hơn bao giờ hết, cuộc đấu sẽ luôn tiếp diễn
đòi hỏi các DNNVV phải không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Mở cửa tức là
chấp nhận bước vào cuộc chơi mà thôi, ai yếu thế và không sẵn sàng bước vào cuộc
chơi sẽ bị loại bỏ. Mô hình liên doanh liên kết giữa các DNNVV sẽ trở thành một khối
đoàn kết, giúp cho các DNNVV có thể vượt qua được những trở ngại trước mắt
Để thành công trong quá trình hội nhập kinh tế, các nước không nên chỉ dựa vào
những lợi thế so sánh mà họ có. Thực tế đã cho thấy rằng những lợi thế to lớn mà nhiều
quốc gia đang phát triển có được với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn

lao động rẻ và dồi dào… đã không phải là chiếc chìa khoá vàng dẫn các nước này đến
sự thịnh vượng. Điều quan trọng là, các nước phải nắm bắt được lợi thế cạnh tranh
thông qua tri thức, sự đổi mới và nguồn vốn con người để đạt được mục tiêu tăng
trưởng bền vững.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 15

2. Những khó khăn và thách thức đặt ra với DNNVV
Tuy có được những điều kiện rất thuận lợi song các doanh nghiêp nhỏ và vừa
đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập đòi hỏi
sự nỗ lực vượt bậc về tất cả mọi mặt, thách thức đặt ra cho các DNNVV và phải vượt
qua được các thử thách là điều tất yếu trong quy luật phát triển của DNNVV
2.1. Những khó khăn đối với DNNVV
2.1.1. Bất cập về trình độ quản lý và công nghệ
Đây quả thật là vấn đề không nhỏ mhi mà sự phát triển ngày càng gia tăng nhu
cầu về cách thức quản lý khoa học và người quản lý có trình độ là thật sự cần thiết và
quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê thì hiện nay có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp
có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình
độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%;
thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ
học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh
tế và quản trị doanh nghiệp.
Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ

công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh
về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số
doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh
nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ
2,16%.
Ta có thể dễ dàng nhận ra một nghịch lý, trong khi trình độ về kỹ thuật công
nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ
lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.
Vậy chứng tỏ là các DNNVV thực sự chưa chú trọng đến việc phát triển và áp dụng
KHCN để tăng hàm lược chất xám, nâng cao hiệu quả cũng như chất lược của sản
phẩm. Trong khi việc phát triển KHCN và áp dụng công nghệ trong sản xuất đang là
một vấn đề nóng hổi và rất đang quan tâm thì có phần lớn các chủ doanh nghiệp lại đi
ngược lại yêu cầu này.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 16

Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp
Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên
thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường
cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin
về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến
các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.
2.1.2. Nhu cầu lớn về vốn, thị trường và đào tạo
Từ số liệu của các cuộc điều tra thì các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều

khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường
gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị
trường; 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22%
doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu
đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về
đào tạo nguồn nhân lực
Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh
nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận
và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn
vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận,
30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được.
Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước
cũng rất khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh
nghiệp khó được tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia.
Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều
lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán;
31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu
cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập
kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm
mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế;
11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu
cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng
chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ;

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ


Trang 17

đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là
cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu


2.1.3. Bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, cơ sỡ vật chất kĩ thuật lạc hậu chậm đổi
mới
Có thể nói các DNNVV có cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh kém, thêm
vào đó là sự bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu để sản xuất, máy móc thiết bị. Do
quy mô không lớn, khả năng tài chính hạn hẹp nên chỉ giới hạn số lượng mua hàng, chỉ
mua với số lượng nhỏ, các doanh nghiệp không được hưởng hưởng chiết khấu hay
giảm giá, điều mà các doanh nghiệp lớn thường được hưởng do lợi thế trong việc mua
sản phẩm với khối lượng lớn và đã là khách hàng làm ăn quen thuộc. Mặt khác khi
mua máy móc trang thiết bị để phát triển sản xuất từ nước ngoài thì các DNNVV
thường thiếu ngoại tệ nên không thể mua trực tiếp mà phải vay mượn hoặc là phải
thông qua đại lý nên thường là giá lên rất cao so với mức giá thực tế.
Một điều nữa cũng bắt nguồn từ nguyên nhân trên, đó là cơ sỡ vật chất kỉ thuật
lạc hậu, trình độ thiết bị công nghệ yếu kém, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ
sở giao dịch, quản lý đa phần là rất chật hẹp và không đủ diện tích, chứ chưa nói đến
việc có được các gian hàng trưng bày, các Showroom với quy mô lớn, dẫn đến bộ mặt
của DN không đủ lực để đảm bảo sự tin cậy cho đối tác và không thể tự mình tôn lên
khả năng, năng lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện các công việc, xã giao với
các đối tác làm ăn. Các DNNVV không đủ số lượng tiền đủ lớn để quay vòng và thay
đổi các thiết bị cho nên các khấu hao cơ bản sẽ được tính dài ra, vòng đời công nghệ vì
thế cũng được giãn ra dài hơn so với yêu cầu phải thay đổi công nghệ nên ngay từ việc
mua may móc trang thiết bị ban đầu đã lạc hậu thì nay sự lạc hậu đó còn được kéo dài
ra thêm nữa.
2.1.4. Hoạt động sản xuất thiếu vững chắc, yếu về sức cạnh tranh và việc tiếp cận thị
trường

Mặc dù các DNNVV có ưu thê là rất linh hoạt trước sự thay đổi bất thường của
thị trường, nhưng do khả năng tài chính hạn hẹp nên khi biến động lớn xảy ra thì rất dễ
dẫn đến tình trạng đó là các doanh nghiệp nhỏ và không đử sức để xoay chuyển tình
thế sẽ phải chấp nhận phá sản. Trên thực tế hiện tượng nay rất nhiều và diễn ra liên tục,
vòng đời của các DNNVV là rất ngắn. Tuy nhiên, trong khi có một số doanh nghiệp bị
phá sản thì số đông các DN khác sẽ được thành lập và thường thì số dong nghiệp được

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 18

thành lập luôn lớn hơn rất nhiều số lượng các doanh nghiệp bị phá sản cho nên một
điều dễ dàng xảy ra đó là sự xáo trộng trong hoạy động kinh tế, sựa mất ổn dịnh và khó
quản lý đối với các doanh nghiệp, và lĩnh vực kinh doanh. Một vấn đề nữa từ các
DNNVV đó là việc thường xuyên thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm
cho nền kinh tế càng khó quản lý, thêm vào đó là các DN này phải thường xuyên thay
đổi mặt bằng sản xuất kinh doanh, trụ sở giao dịch nên hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn để trong tình trạng bị động, thiếu vững chắc và thiếu sự ổn định cần thiết cho hoạt
động kinh doanh thương nhật của doanh nghiệp.
Cùng với những khó khăn trên thì còn một vấn đề lớn trong quá trình sản xuất
kinh doanh của các DNNVV cũng nảy sinh một số tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến
đời sống kinh tế - xã hội như trốn, lậu thuế, mua bán hàng giả, hàng nhái, mau bán hóa
đơn và gây ô nhiễm môi trường. Các DNNVV luôn bị yếu thế trong cạnh tranh trên
thương trường khi đối đầu với các doanh nghiệp lớn hơn về quy mô cũng như tiềm lực,
năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp. Việc tiếp cân thông tin
càng khó khăn hơn khi các doanh nghiệp với quy mô nhỏ không đủ liềm lực về công
nghệ cũng như con người để nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác.
Trình độ quản lý của DN còn hạn chế, chưa cập nhật được các kiến thức về kinh tế và

thị trường, về quản trị kinh doanh chỉ dự vào kinh nghiệm thiếu các thông tin thực tiễn.
2.2. Những thách thức đối với DNNVV
2.2.1. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn yếu
Trong tình hình như hiện nay, khi mà việc áp dụng KHCN trong hoạt động
SXKD ngày càng được quan tâm và ưu tiên hang đầu bởi vì nó đem lại cho doanh
nghiệp năng lực cao hơn trong cạnh tranh do có lợi thế về công nghệ, hiệu quả kinh
doanh tốt hơn. Có thể nói trong thởi đại ngày nay thì công nghệ không chỉ đóng góp
phần quan trọng trong doanh nghiệp mà phải nói rằng nó là yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Nhưng các DNNVV ở nước ta thì sao? Tuy đã có được công nghệ từ nước ngà
lại có lợi thế là một nước đi sau nhưng lại rất yếu về năng lực ứng dụng KHCN trong
sản xuất, kinh doanh và cả trong quản lý. Điều này cũng dễ thấy khi mà công tác đào
tạo của Việt Nam còn mang nặng tính sách vở và ít hiện thực, thứ hai nền kinh tế của
nước ta còn rất yếu kém chưa đủ tiềm lực về vốn, con người để thay đổi theo các công
nghệ tiên tiến hơn và ngày càng tiến triển một cách chóng mặt, thứ ba ta có thể nhận
thấy một quy luật rất tự nhiên đó là ai sáng tạo ra cái gì thì người đó sẽ thành thục nhất
trong việc áp dụng nó, nước ta hay tất cả các DN nước ta rất yếu về khâu nghiên cứu
và đổi mới công nghệ, tìm ra cho mình một hướng đi riêng, tự sáng tạo cho mình mô

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 19

thức làm việc hiện đại mà chỉ đơn giản là bắt chước, nhiều khi sự bắt chước chỉ là hình
thức không nắm bắt được cái cốt lõi bên trong của công nghệ, sự sáng tạo của nhà
nghiên cứu chỉ có hạn. Không chỉ yếu vê nghiên cứu và phát triển mà các DNNVV
hiện nay cũng rất khó khăn trong việc thay đổi công nghệ để nó phù hợp hơn với điều
kiện của DN mình.

2.2.2. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành diễn ra ngày càng lớn về mức độ cũng
như quy mô
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế có một quy luật mà tất các các doanh
ngiệp cần phải nắm bắt đó là chu kỳ kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tuy khác
nhau về mức độ nhưnh có điểm giống nhau đó là khi có một công việc kinh doanh và
nhiều doanh nghiệp tham gia vào nó, hay đây có thể hiểu nôm na đó là thị trường
ngành. Trong một môi trường ngành thì các doanh nghiệp sẽ ngày càng tập trung đông
hơn, sau một quá trình chon lọc thì những doanh nghiệp sống sót trong thị trường
ngành sẽ làm cho thị trường ngành ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn, các
doanh nghiệp vì lợi nhuận và chạy theo lợi nhuận sẽ phải tìm cách để hơn được tất cả
các DN còn lại trong thị trường của mình. Các DN gia nhập sau thường có được lợi thế
hơn nhờ học hỏi được kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã bị buộc phải rời khỏi
ngành, thứ hai các DN mới gia nhập vào ngành sau quá trình thanh lộc thường là các
doanh nghiệp rất lớn, có thợi thế hơn so với các DN còn lại trong ngành hoặc là có
được bí quyết công nghệ hoặc là đã phát hiện ra lổ hỗng của thị trường.
2.2.3. Sự khó khăn về vốn và các hoạt dộng tín dụng
Tròng các DN thì tài chính đóng vai trò tiên quết trong mọi hoạt động, nhưng
các doanh nghiệp lại yếu nhất ở khâu này, khi mà thị trường ngày càng thay đổi mạnh
maẽ chi phí đầu vào luôn tăng qua các kỳ kinh doanh thì việc đòi hỏi phải có được
lượng vốn lớn để xoay vòng sản xuất là điều không thể tránh khỏi, nhưng các DNNVV
mỗi năm chứ đừng nói là mỗi quý hay mỗi tháng đều có thu nhập thấp, lợi nhuận thu
về không đủ trích ra để phát triển kinh doanh. Hoạt động ký gửi trong kinh doanh diễn
ra ngày càng lớn, việc bị chiếm dụng vốn là điều rất đương nhiên và các DN trong đó
có DNNVV phải chấp nhận việc này để đảm bảo cho công việc làm ăn trở nên dễ dàng
thuận tiện hơn, “trường vốn” sẽ giúp cho DN có chổ đững vừng vàng hơn trên thị
trường.
Có một phương hướng giải quyết cho vấn đề vốn đó là hoạt động cho vay hay
hoạt động tín dụng. Các doanh nghiệp yếu thế về vốn sẽ tìm được hướng giải quyết cho
việc phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc có được nguồn vốn
này từ các tổ chức cho vay tín dụng là không phải dễ, bởi vì các thủ tục váy mượn rất


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 20

rườm rà và phúc tạp mặc dù đã có sự đổi mới. Mặt khác nữa là các tổ chức hoạt động
về cho vay tín dụng và tài chính không phải là tổ chức từ thiện, đây cũng là các cơ sở
kinh doanh cho nên khi vay tiền các DNNVV phải chứng thực được khả năng về tài
chính, cam kết trả vay đúng hạn cũng như phải thế chấp tài sản, nếu một doanh nghiệp
đang kinh doanh không tốt do thiếu vốn và cần hỗ trợ về vốn thì việc vay được điều
không tưởng, hơn nữa các DNNVV rất nhiều cho nên việc cạnh tranh để vay mượn
được khoản tiền này càng trở nên khóa khăn hơn.
Thị trường tài chính của nước ta đang chao đảo, các chính sách vĩ mô, các chính
sách tiền tệ thay đổi liên tục cũng khiến cho hoạt động tín dụng gặp phải khó khăn. Sự
bình ổn về thị trường tài chính sẽ giúp cho hoạt động tín dụng dễ dàng hơn, các
DNNVV cũng dễ thở hơn.
2.2.4. Sự thay đổi của thị trường diễn ra với tốc độ chóng mặt
Sau khi gia nhập vào kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường thì sự thay đổi diễn ra
càng mạnh mẽ hơn, tốc độ thay đổi cũng nhanh hơn rất nhiều. Khủng hoảng tài chính
thế giới năm 97, nước láng diềng Thái Lan lâm vào khủng hoảng nhưng nước ta thì
khôgn ảnh hưởng gì lớn, nhưng ai dám chắc rằng khi mở cửa rộng rãi hơn, tham gia
vào kinh tế quốc tế thì một sự biến chuyển của thị trường sẽ gây tác động cho nước ta
đến đâu thì đó là điều không ai dám chắc được.
Các sự thay đổi thường thấy hiện nay ta có thể nhận thấy được đó là sự biến
động mãnh liệt của giá như giá xăng, giá dầu, giá bất động sản…vv luôn thay đổi và có
chiều hướng không rõ rệt, rất khó dự báo. Tiếp theo là thị trường vốn và tài chính mà
một ví dụ minh họa điển hình và rõ ràng nhất đó là thị trường chứng khoán, thị trường
chứng khoán Việt Nam tăng nhanh, mạnh nhưng chỉ như bong bóng xà phòng, không

ổn định. Tiếp nữa, là thị trường xuất khẩu luôn nằm trong tư thế bất ổn, sự ràng buộc từ
các yếu tố xuất khẩu, các thị trường lớn thay đổi khiến hoạt động XNK không yên
ổn… và hàng loạt các yếu tố khác từ thị trường gây khó khăn không chỉ cho các DN
lớn mà các DNNVV nước ta cúng không là trường hợp ngợi lệ. Sự thay đổi linh hoạt
để đáp ứng cho nhu cầu mới là điều cần thiết nhưng các DNNVV vừa yếu về vốn, vừa
yếu về công nghệ, năng lực có hạn thì việc sự thay đổi của thị trường diễn ra với tốc độ
chóng mặt là một thách thức không nhỏ đối với các DNNVV.
3. Sự cần thiết phải hỗ trợ DNNVV trong quá trình phát triển
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần VI (năm 1986), cả nước chuyển sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, dần dần xóa bỏ cơ chế kinh tế cũ. Chính
sách mở cửa, thu hút đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho các ngành sản xuất trong

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 21

nước phát triển, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, trong đó có thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các DNNVV.
Tuy nhiên trong sự phát triển mạnh mẽ của mình thì có một hiện tượng hay nói
đúng hơn là một vấn đề xảy ra đó là phần lớn nhân lực của các DNNVV đều rơi vào
tình trạng hụt hẫng, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, kỹ luật và tác
phong lao động nhất là các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu. Thời gian qua,
các DNNVV đã có bước đầu huy động tiềm năng và nguồn lực để tập trung cho công
tác đào tạo và bồi dương nguồn nhân lực, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa tưng xứng với
yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển, công tác đào tạo chưa được chú
trọng đúng mức. Các DNNVV đa số sử dụng máy móc công nghệ đã lạc hậu, việc
nghiên cứu KH&CN tuy đã cso nhưng chưa chuyển biến rõ rệt. Như các số liệu báo
cáo cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD chưa cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu

kém là hậu quả tất yếu đối với nhiều DNNVV. Tất cả những điều trên vừa xuất thân từ
chính bản thân của các doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể tự khắc phục và một
phần là do các yếu tố khách quan bên ngoài. Chính vì vậy vấn đề hỗ trợ là thật sự cần
thiết đối với các DNNVV.
Trong xu thế mới như hiện nay việc phát triển DNNVV là điều rất cần thiết cho
đấtt nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Một khi phát triển
mạnh mã và có chất lượng các DNNVV và công tác hỗ trợ DNNVV được đảm bảo thì
điều đầu tiên ta có thể thấy đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp
sẽ không còn nữa, các DNNVV sẽ có cơ hội phát triển, đem lại cuộc sống ổn định cho
mỗi cá nhân và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, việc phát triển các
DNNVV là đi đúng quy luật phát triển và sự cần thiết của nền kinh tế Việt Nam bây
giờ, những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đó là: Nền kinh tế nhỏ lẻ và lạc hậu,
phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp; trình độ phát triển kém, lạc hậu về công nghệ
quản lý và kỉ thật sản xuất, nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu; tỷ lệ thất nghiệp còn cao;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, chưa tận dụng được hết lợi thế về nguồn nhân
lực, tài nguyên thiên nhiên…vv và vô vàn những vấn đề khác xuất thân từ nền kinh tế
của Việt Nam, DNNVV sẽ góp phần làm thay đổi những vấn đề và vướng mác từ nền
kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, phát triển DNNVV sẽ khắc phục được các vấn đè xã
hội, bởi vì nó góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, thay đổi cách đào tạo,
lành mạnh hóa thể chế chính trị và làm giảm các vấn đề gây mất an ninh trật tự và các
vấn đề xã hội liên quan đến người lao động.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 22

Chính những lý do trên và yêu cầu cho tình hình mới mà ta thấy được sự cần
thiết phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ cho các DNNVV cũng chính

là hỗ trợ cho chính nền kinh tế Việt Nam.



PHẦN II
Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2007
I/ Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
Trong Phần II em sẽ trình bày các vấn đề qua việc trả lời các câu hỏi như: Tình
hình phát triển của DNNVV ở TP Đà Nẵng hiện nay như thế nào? Các cách thức công
tác hỗ trợ đã được TP áp dụng để hỗ trợ DNNVV trong thời gian qua ra sao? Những
nguyên nhân nào đã gây nên sự hạn chế việc hình thành và phát triển DNNVV ở TP ?
Từ đó sẽ có những cái nhìn cụ thể và chính xác để đưa ra những kiến nghị phù hợp sẽ
được trình bày chi tiết trong Phần III nhằm giúp DNNVV càng ngày càng có cơ hội
phát triển, tận dụng hết những lợi thế vốn có của DNNVV và ngày càng khẳng định vị
thế cũng như vị trí của doanh nghiệp đối với nền kinh tế. Nhưng để tìm hiểu được
những vấn đề trên thì ta cùng đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và các báo cáo về doanh
nghiệp dân doanh (DNDD) là thành phần chính trong cơ cấu về DNNVV thành phố.
Phân tích DNDD cũng chính là phân tích tình hình các DNNVV đang hoạt động trên
địa bàn thành phố.
1. Số lượng doanh nghiệp phát triển qua các năm
1.1. Giai đoạn 1997 – 1999
Quy mô và số lượng các DNDD, có số lượng ngày càng tăng, trong các DN này
có quy mô ngày càng tăng và chất lượng cũng có nhiều sự biến đổi.
Về số lượng, năm 1997 Thành phố có 670 DNDD đăng ký kinh doanh 9 trong
đó có 391 DNTN, 266 công ty TNHH, 14 Công ty Cổ phần). Năm 1999, con số này là
855 doanh nghiệp (trong đó có 504 DNTN, 322 công ty TNHH, 29 công ty Cổ phần),
tăng lên 185 DNDD, tính bình quân giai đoạn 1997-1999 mỗi năm tăng 62 DN; tốc độ
tăng bình quân thời kỳ này là 12,9%.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 23

Vốn đăng ký, năm 1997 là 150,48 tỷ đồng, năm 1999 đạt 316,9 tỷ đồng, tăng
gấp 2 lần so với năm 1997; tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 45,1%.
Lao động, năm 1997 số lao động trong DNDD là 7756 người chiếm 2,59% tổng
lao động toàn Thành phố thì dến năm 1999 con số này là 8707 người chiếm 2,73%
tổng lao động toàn Thành phố; tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 6%.
Năm 1999 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chiếm 12,8%, Thương mại-dịch
vụ chiếm 75,8%, Vận tải-xây dựng chiếm 4,1%, ngành nghề khác chiếm 7,2%.
1.2. Giai đoạn 2000 – 2007
Với quan điểm của Đảng ta là “xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
XHCN”. DNDD Đà Nẵng đã có bước phát triển tương đối nhanh chóng đóng góp một
phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Thành phố “phát triển nhanh và bền
vững”, đẩy nhanh sự phát triển của Thành phố.
Giai đoạn 2000-2007 (sau khi có Luật doanh nghiệp) tốc dộ tăng bình quân là
33,435%, gấp 9,83 lần so với thời kỳ chưa có Luật doanh nghiệp.
Bảng 2: Số lượng DNDD dăng ký thành lập qua các năm.
(ĐVT: Doanh Nghiệp)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
2006 2007
Tổng số
Số DN
được cấp
giấy

chứng
nhận
ĐKKD
397 611 620 789 1.136 1.429 1719 1940 8640
Gồm:
-DNTN
-Công ty
TNHH
-Công ty
CP
-C/nhánh,
VPĐD
168
157
11
54
212
292
16
91
188
314
26
92
182
412
60
135
281
576

105
174
301
694
216
218
346
879
209
285
299
991
306
246
1977
4315
949
1295
Số DN có
đến 13/12
1.256 1.687 2.240 2.756 3.764 4.981 6676 8154 8154
Tỷ lệ tăng
trưỡng
năm %
52,28 34,31 32,78 23,04 36,57 32,33 34,03 22,14 33,435
Số DN bị
xoá tên
180 67 273 156 201 140 220 -
Tổng vốn
đăng ký

(Triệu
đồng)
230.246 578.580 471.419,2 2.539.386 5.121.214 7.039.652 5.481.348 7.100.937 -
Vốn b/q 1
DN
(Triệu
đồng)
580 947 760 3.218 4.508 4.926 3.188 4.449 -

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÚC

SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ

Trang 24

(Nguồn : Sở Kế hoạch-Đầu tư TP Đà Nẵng)
Tốc độ phát triển DN qua các năm đã tăng một cách đáng kể, nhất là từ khi có
luật DN băt đầu có hiệu lực (1/1/2000). Năm 2001, có 611 DN ĐKKD tăng 1,54 lần so
với năm 2000. Năm 2002 có 620 DN ĐKKD tăng 1,4% so với năm 2001. Năm 2002 có
789 DN ĐKKD tăng 27,26% so với năm 2002. Đặc biệt năm 2004 có đến 1136 DN
ĐKKD tăng 44% so với năm 2003. Sỡ dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do TP có quyết
định lấy năm 2004 là “Năm doanh nghiệp”, trong thời gian này Chính quyền thành phố
đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho DN. Năm 2005 có 1429 DN ĐKKD tăng
25% so với năm 2004. Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm là năm đánh dấu
bước chuyển biến mới những chủ trương chính sách đã đi vào cuộc sống giúp DN an tâm
hơn mạnh dạn đầu tư kinh doanh. Cho đến năm 2006 con số này đã là 6766 DN, và cho
đến hết tháng 12/2007 thì cả thành phố đã có được số DNDD lên đến con số 8154 DN
(tăng gấp 9 lần so với năm 1999), trong đó có 1977 DNTN, 4315 Công ty TNHH, 949
Công ty Cổ phần. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2007 là 33,435%, gấp 2,7 lần so
với giai đoạn 1997-1999.

1256
1687
2240
2756
3764
4981
6676
8154
0
2000
4000
6000
8000
10000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(ĐVT: Doanh Nghiệp)
Biểu đồ 1: Số lượng DNDD Tp Đà Nẵng qua 8 năm 2000-2007
Trong 8 năm qua, số DN đăng ký thành lập theo loại hình công ty TNHH chiếm
nhiều nhất với 4315 DN chiếm 49,94% so với tổng số DN đăng ký thành lập, tiếp đến là
DNTN với 1977 DN chiếm 22,88%. Công ty CP là loại hình ít được chọn lựa nhất với
949 DN, chỉ chiếm chưa đến 10,98%. Có thể thấy rằng, người kinh doanh ở Đà Nẵng
chưa quen và tin tưởng vào cách làm ăn hùn hạp, huy động vốn từ nhiều người để đầu tư
qua hình thức Cổ phần. Còn công ty TNHH thì đa số có dưới 5 thành viên, chủ yếu là
người trong gia đình hoặc bạn bè tin cậy. Như vậy loại hình công ty TNHH là phổ biến
nhất trong các loại hình kinh tế, nguyên nhân của hiện tượng này là do Công ty TNHH

×