Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN CỔ PHẦN HOÁ " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.85 KB, 48 trang )

Trường………………………………
Khoa…………………………



BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY XÂY LẮP PHÁT
TRIỂN BƯU ĐIỆN TRONG
ĐIỀU KIỆN CỔ PHẦN HOÁ

1

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP
PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN
CỔ PHẦN HOÁ



PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

I. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán :
1. Khái niệm về tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công
tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt
động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau
của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp.


2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán: để tổ chức công tác kế toán khoa họa
và hợp lý thì việc tổ chức công tác kế toán phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản
sau:
a. Tổ chức công tác kế toán phải đúng với những qui định trong điều lệ tổ
chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù hợp với các
chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Kế toán là một công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành
ngân sách của Nhà Nước đối với tất cả các doanh nghiệp , để điều hành và quản lý nền
kinh tế quốc dân. Vì vậy tổ chức công tác kế toán phải theo những qui định chung, đó là
những qui định về nội dung công tác kế toán, qui định về tổ chức chỉ đạo công tác kế
toán.
Các qui định này được ban hành thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do
đó các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh doanh của mình mà tổ chức
công tác kế toán một cách phù hợp với những qui định chung của Nhà Nước. Đồng thời
để đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán không vi phạm những nguyên tắc, chế
độ qui định của Nhà Nước và thực hiện các chức năng của kế toán, góp phần tăng
cường quản lý kinh tế tài chính, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà Nước đối
với các doanh nghiệp thì yêu cầu các doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán phải
phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà Nước trong từng thời kỳ.
b. Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc điểm, điều kiện riêng của mình, do đó mỗi
một doanh nghiệp đều có mô hình công tác kế toán riêng và không có mô hình chung
nào cho tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tổ chức tốt công tác kế toán

2

của mình thì phải dựa vào các điều kiện sẵn có của mình, đó là qui mô của doanh
nghiệp, tính chất hoạt động, trình độ nhân viên kế toán, sự phân cấp quản lý trong doanh
nghiệp.

c. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc tiết
kiệm và hiệu quả.
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp
lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán để làm sao cho chất lượng
công tác kế toán đạt được tốt nhất với chi phí thấp nhất.Tổ chức công tác kế toán phải
đảm bảo kết hợp tốt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau về đối tượng sử dụng thông
tin, đặc điểm thông tin, phạm vi thông tin đồng thời giữa chúng cũng có những điểm
giống nhau như đều dựa trên cùng một cơ sở hạch toán ban đầu, đều thu thập, xử lý thông
tin kinh tế của doanh nghiệp. Vì thế khi tổ chức công tác kế toán cần phải kết hợp kế toán
tài chính và kế toán quản trị để cho hai loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt
nhất.
II. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cổ phần qui mô
nhỏ( không có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán).
1. Xác lập mô hình tổ chức kế toán :
Mô hình tổ chức kế toán là quan hệ về phân phối công tác kế toán giữa các cấp
quản lý dựa trên cơ sở quy hoạch thông tin cho từng cấp của một tổ chức. Từ những
quan hệ về phân phối công tác kế toán này bộ máy kế toán được hình thành tương
ứng để thực hiện khối lượng công tác kế toán ở mỗi cấp.
Để xác lập mô hình tổ chức kế toán cần dựa vào một số căn cứ như: quy mô, thời
điểm sản xuất kinh doanh, địa bàn bố trí các đơn vị cơ sở, trình độ của quản lý ở các
đơn vị cơ sở. Tất cả những căn cứ trên có ảnh hưởng đến phân cấp quản lý tài chính
ở đơn vị tức là các căn cứ đó có ảnh hưởng đến sự chia xẻ về quyền lực giữa các cấp
trong doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp mức độ phân cấp quản lý tài chính như
thế nào sẽ quyết định mô hình tổ chưc kế toán tương ứng.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể tổ chưc bộ máy kế toán theo một trong ba mô
hình sau: tổ chức bộ máy tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán. Đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ thì các
doanh nghiệp này với qui mô hoạt động thường nhỏ ,các cơ sở được bố trí gần nhau nên

thường tổ chức theo mô hình tập trung và mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
 Tổ chức bộ máy kế toán tập trung:
Theo mô hình này tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện
tại phòng kế toán của doanh nghiệp, tại các đơn vị phụ thuộc các kế toán viên chỉ làm
nhiệm vụ là thu thập, hạch toánban đầu, kiểm tra, tổng hợp, phân loại chứng từ kế toán
phát sinh sau đó gửi về phòng kế toán của doanh nghiệp.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung có thể khái quát theo sơ đồ sau:

3



B


phận
kế
toán
vật

hàng
hoá
Bộ
phận
kế toán
TSCĐ
và đầu
tư dài
hạn
Bộ

phận
kế toán
CPSX
và tính
giá
thành
Bộ
phận
kế toán
bán
hàng,
kết quả
kinh
doanh
K
ế

toán
nguồn
vốn và
các
quỹ
K
ế

toán
tổng
hợp

kiểm

tra
B


phận
tài
chính
Kế toán trưởng
trư
ởng

Các nhân viên kinh t
ế


các
đơn vị phụ thuộc
B


phận
kế
toán
tiền
lươn
g và
bhxh
Bộ
phận
kế

toán


4


 Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán:
Sơ đồ khái quát mô hình bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán như sau:





































Kế Toán Trưởng
Bộ
phận
kế toán
vật tư
hàng
hoá
Bộ
phận
kế
toán
TSCĐ
Bộ phận
kế toán
tiền
lương và

BHXH
Bộ
phận
kế
toán

Kế
toán
tổng
hợp

kiểm
tra
Bộ
phận
tài
chính
Nhân viên kế toán ở các
đơn vị phụ thuộc không
có tổ chức kế toán riêng
trưởng phòng(tổ
trưởng) kế toán
Phòng(tổ) kế toán ở các
đơn vị trực thuộc
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
tiền
lương


BHXH
Kế toán
CPSX ,
tính giá
thành
Kế toán
bán hàng,
kết quả
kinh
doanh
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
vật tư
hàng
hoá

5

Với mô hình này trong doanh nghiệp vừa có những đơn vị có tổ chức kế toán riêng,
và cũng có những đơn vị không có tổ chức kế toán riêng. Đối với những đơn vị được
phân bố xa văn phòng doanh nghiệp sẽ tổ chức kế toán riêng, tổ chức hạch toán nghiệp vụ
phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ gửi báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp. Đối với
những đơn vị qui mô nhỏ hoặc ở gần doanh nghiệp thì không cần tổ chức kế toán riêng,
chỉ làm nhiện vụ hạch toán ban đầu, thu thập ,xử lý, phân loại chứng từ, lập các báo cáo
gửi về phòng kế toán của doanh nghiệp. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp

vụ phát sinh tại văn phòng, tại các đơn vị không có tổ chức kế toán riêng và tổng hợp các
báo cáo của đơn vị có tổ chức kế toán riêng.
2. Tổ chức công tác kế toán:
a) Tổ chức công tác kế toán theo các giai đoạn hạch toán kế toán: bao gồm các công
việc sau:
 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều phải lấy chứng từ kế toán để làm
căn cứ ghi sổ kế toán. Do đó tổ chức vận dụng chứng từ kế toán là khâu đầu tiên quan
trọng của tổ chức công tác kế toán.
- Các loại chứng từ : theo qui định về ban hành chế độ chứng từ kế toán của bộ tài
chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bao gồm:
 Chứng từ kế toán về lao động, tiền lương: để theo dõi, xác nhận số ngày
làm việc thực tế, số giờ làm thêm hay tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân
viên tại đơn vị thì BTC ban hành các chứng từ như sau: bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, phiếu nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh
toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm
thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động.
 Chứng từ kế toán về hàng tồn kho: để thận tiện cho việc theo dõi tình hình
nhập xuất vật tư ,hàng hoá cũng như xác định quy cách, phẩm chất của chúng thì các
đơn vị phải sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo định mức, biên bản kiểm nghiệm, thẻ
kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, phiếuxuất kho
hàng gửi bán đại lý.
 Chứng từ kế toán về bán hàng: trong các nghiệp vụ mua bán hàng hoá thì
việc theo dõi số lượng nhập và bán, đơn giá, chất lượng yêu cầu phải có các chứng từ như
hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn thu phí bảo hiểm, bảng kê thu mua hàng nông
sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất, bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy
hàng.
 Chứng từ kế toán về tiền tệ:nhằm quản lý chặt chẽ, chính xác các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến các khoản thu, chi tiền tại đơn vị thì bộ tài chính ban hành các

chứng từ sau gồm có phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thanh toán tiền tạm
ứng, biên lai thu tiền. Bảng kê vàng bạc đá quý, bảng kiểm kê quỹ.

6

 Chứng từ kế toán về TSCĐ:đối với phần hành TSCĐ để có thể quản lý tình
hình thay đổi nguyên giá, giá trịhao mòn của TSCĐ cũng như quyền sử dụng và sở hữu
chúng thì chúng ta có các chứng từ sau biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản
thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại
TSCĐ.
Không phải mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng tất cả các loại chứng từ nêu trên, mà
các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện của đơn vị mình mà sửa đổi, bổ sung chứng từ để
áp dụng cho phù hợp.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ (không niêm yết cổ
phần trên thị trường chứng khoán) thì tuân thủ theo hệ thống chứng từ như trên đồng
thời còn bổ sung thêm hai mẫu chứng từ đó là: bảng kê mua lại cổ phiếu và bảng kê bán
cổ phiếu.
+Với bảng kê mua lại cổ phiếu được các đơn vị dùng để phản ánh các giá trị cổ
phiếu mà các công ty cổ phần này mua lại chính cổ phiếu do công ty mình phát hành. Cổ
phiếu mua lại này có thể được tái phát hành ra thị trường, chia cổ tức cho cổ đông hoặc huỷ
bỏ. Bảng kê này được lập theo mẫu số 01-CK Ban hành theo quyết định 144/2001/QĐ-
BTC ngày 21/12/2001 (đính kèm phụ lục1).
+Doanh nghiệp sử dùng bảng kê bán cổ phiếu để phản ánh giá trị của các loại cổ
phiếu được phát hành ra thị trường trong cả hai trường hợp là phát hành lần đầu và tái
phát hành ra thị trường. Doanh nghiệp lập bảng kê bán cổ phiếu theo mẫu số 02- CK
ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001( theo mẫu phụ lục 2).
- Hệ thống chứng từ: hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cũng như doanh nghiệp cổ phần qui mô nhỏ thì có hai hệ thống:
 Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: đó là những chứng từ kế toán được Nhà Nước
qui định thống nhất trên toán quốc về qui cách, mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh và

phương pháp lập. Doanh nghiệp phải áp dụng đúng theo các qui định trên.
 Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn: đối với hệ thống này thì các chứng từ chủ yếu
là những chứng từ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Đối với loại này thì Nhà
Nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu chủ yếu và các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc
điểm của doanh nghiệp mình mà vận dụng một cách thích hợp. Khi vận dụng doanh
nghiệp có thể thêm, bớt hoặc thay đổi thiết kế cho thích hợp.
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống TK áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định
số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001thì hệ thống TK sử dụng tại các
doanh nghiệp này bao gồm 44 TK được phân thành 9 loại từ loại1 đến loại 9 và 8 TK
ngoài bảng cân đối kế toán. Đối với Các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ ngoài
việc tuân thủ theo hệ thống TK nói trên, hệ thống TK cho mô hình này còn bao gồm
một số TK đặc trưng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cổ phần hóa như:
TK 419’cổ phiếu mua lại’,
TK ngoài bảng như sau TK 010’cổ phiếu lưu hành’,

7

TK 011’cổ tức, lợi nhuận phải trả’.
Căn cứ vào hệ thống tài khoản của Nhà Nước cùng với điều kiện của từng doanh
nghiệp, kế toán trướng sẽ lựa chọn, nghiên cứu, xây dựng danh mục các loại tài khoản mà
doanh nghiệp cần sử dụng, đồng thời cũng nêu rõ phương pháp vận dụng các tài khoản
này. Ngoài ra còn phải xây dựng danh mục và phương pháp ghi chép các TK cấp III, IV
phục vụ cho quản trị. Chẳng hạn như để thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu thì kế
toán mở TK cấp II cho TK 152 chi tiết như sau:
TK 1521: Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh.
TK 1522: Nguyên vật liệu dùng cho XDCB.
TK 1523: Nguyên vật liệu đưa đi lắp đặt giao cho bên nhận thầu.
Việc vận dụng hệ thống TK phải đảm bảo phản ánh đầy đủ cụ thể nội dung đối
tượng hạch toán của các hoạt động kinh tế.

 Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán:
- Sổ kế toán và phân loại sổ kế toán
 Khái niệm sổ kế toán
Dựa vào yêu cầu của phương pháp đối ứng tài khoản và yêu cầu về thông tin trong
từng trường hợp cụ thể mà người ta xây dựng nên các tờ sổ theo mẫu nhất định, nhằm
phản ánh các số liệu đã được ghi chép trên chứng từ, và những tờ sổ đó được gọi là sổ kế
toán.
Sổ kế toán chia làm hai loại:
- Sổ kế toán tổng hợp: là loại sổ ghi chép tổng hợp các số liệu về một đối tượng nào đó,
bao gồm các sổ như sau:
+ Sổ ghi chép theo trình tự thời gian: là các sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo trình tự thời gian đồng thời có kết hợp quan hệ đối ứng các TK của các nghiệp vụ
đó như sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ nhật ký.
+Sổ ghi chép theo nội dung kinh tế như Sổ cái.
+Sổ ghi chép kết hợp cả ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế như Nhật ký Sổ
cái.
- Sổ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi ghi chép các đối tượng kế toán cần phải theo dõi
chi tiết để thuận tiện cho việc quản lý. Số liệu ghi trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết
cung cấp thông tin trong việc phục vụ cho công tác quản lý và hệ thống hoá từng
loại tài sản, công nợ cũng như nguồn vốn.
Riêng đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá thì có bổ sung thêm 03 sổ kế toán chi tiết sau:
- Sô chi tiết cổ phiếu mua lại: sổ này dùng tại các công ty cổ phần với mục đích để
theo dõi và quản lý toàn bộ số cổ phiếu mua lại của công ty từ khi công ty bắt đầu mua
lại cho đến khi tái phát hành thị trường hoặc là huỷ bỏ. Sổ này được lập theo quyết
định số 144/2001-QĐ-BTC với mẫu số S26-SKT/DNN có đính kèm theo phụ lục 3.
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh: với sổ này công ty dùng trong việc theo dõi các
khoản chênh lệch trong việc tái phát hành cổ phiếu, các khoản giảm trừ do việc huỷ bỏ
cổ phiếu mua lại, các khoản chênh lệch giữa giá mua thực tế của cổ phiếu mua lại với

8


giá trị của nó tại ngày trả cổ tức. Mẫu của sổ chi tiết này được lập theo mẫu số
S27/SKT/DNN theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC đính kèm theo phụ lục 3.
- Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu: dùng trong việc theo dõi chi tiết việc phát hành cổ
phiếu tại Công Ty, mẫu sổ này áp dụng theo mẫu số S28-SKT/DNN.
Các hình thức sổ kế toán: hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán,
có kết cấu, nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một hệ thống trình tự nhất
định để hệ thống hoá số liệu trên cơ sở các chứng từ gốc và từ đó làm cơ sở để lập các
báo cáo kế toán. Hiện nay có 4 hình thức sổ kế toán được áp dụng trong doanh nghiệp,
đó là: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái, hình thức nhật ký chung, hình thức chứng từ
ghi sổ và hình thức nhật ký chứng từ. Trong đó thường thấy hình thức nhật ký chung và
hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như
các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ. Do đo khi xét đền hình thức sổ kế toán tại
các doanh nghiệp loại hình này thì chỉ đề cập về hai hình thức kế toán này.
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ tổng hợp là sổ Chứng Từ ghi sổ,
việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm: ghi theo trình tự thời gian trên sô Đăng ký Chứng Từ
ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ như sau:























Báo cáo tài chính
Sổthẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng tổng hợp chứng
từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng cân đối số phát
sinh
Sổ cái
Báo cáo kế toán

9


Ghi chú: : ghi hàng ngày

: ghi định kỳ.
: đối chiếu.
 Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành phân loại để
lập chứng từ-ghi sổ hoặc sau khi phân loại thì tiến hành vào bảng tổng hợp chứng từ
gốc rồi mới lập chứng từ- ghi sổ. Ngoài ra các chứng từ gốc liên quan tói đến các đối
tượng cần hạch toánd chi tiết thì kế toán vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau khi đã lập
chứng từ- ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ-ghi sổ. Chứng từ- ghi
sổ chỉ sau khiđã ghi vào sổ đăng kỳ chứng từ- ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào
Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu ở các sổ thẻ kế toán chi tiết kế toán tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Đối
chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với một số TK liên quan trên bảng cân đối số
phát sinh đồng thời đối chiếu số tổng cộng trên sổ đănng ký chứng từ-ghi sổ với số
tổng cộng phát sinh trên bảng cân đối số phát sinh. Sau đó từ bảng cân đối số phát sinh
và bảng tổng hợp chi tiết lập các báo cáo tài chính.
 Hình thức kế toán Nhật ký chung: Là hình thức phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế
vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian.
 Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung hoặc
nhật ký đặc biệt, đồng thời những nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi
tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung hoặc
nhật ký đặc biệt ghi vào các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu
phản ánh ở các Sổ cái kế toán tiến hành lập bảng cân đối TK và căn cứ vào các sổ thẻ
kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với bảng
cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa bảng cân đối TK với các bảng tổng hợp chi tiết
kế toán tiến hành lập các báo cáo tài chính.
 Sơ đồ luân chuyển tổng hợp như sau:

10




Chứng từ gốc


Sổ nhật ký đặc biệt sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết


Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết


Bảng cân đối số phát sinh


Báo cáo tài chính



Mỗi một hình thức có những đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng, có ưu nhược
điểm riêng, chẳng hạn như:
Hình thức nhật ký chung thì sổ sách vận dụng đơn giản, dễ ghi chép, việc áp dụng
máy vi tính để xử lý số liệu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong hình thức này thì việc
xảy ra vấn đề ghi trùng lắp là thường xuyên.
Với hình thức chứng từ-ghi sổ thì mẫu sổ được xây dựng đơn giản, thuận lợi trong
việc kiểm tra, đối chiếu và thuận tiện trong việc phân công lao động kế toán. Và nó
còn những mặt hạn chế là việc ghi trùng lắp các nghiệp vụ kinh tế.
Với mỗi ưu nhược điểm của từng hình thức ghi sổ như vậy, kế toán trưởng căn
cứ vào điều kiện áp dụng của từng hình thức kế toán trên cũng như xem xét điều kiện
của doanh nghiệp mình để lựa chọn một hình thức thích hợp, đảm bảo phát huy được
các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của hình thức mà doanh nghiệp lựa chọn.
 Tổ chức lập báo cáo kế toán:

Báo cáo kế toán chia làm hai loại:
 Báo cáo tài chính: đối với các báo cáo này phục vụ cho các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp, và các báo cáo này mang tính chất bắt buộc, việc lập và hướng dẫn lập
theo các qui định của Nhà Nước. Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC thì bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo
đó là bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài
chính, báo cáo lưu chuyển tiền tê,ngoài ra trong số báo cáo tài chính gửi cho cơ quan
thuế còn phải có: bảng cân đối TK và tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều

11

hành sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị thì các đơn vị có thể lập thêm các báo cáo
chi tiết khác.
 Báo cáo quản trị: các báo cáo này thường phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Để xây
dựng được các báo cáo này thì đòi hỏi kế toán trưởng phải xây dựng các chỉ tiêu,
phương pháp lập thích hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình và phù hợp với yêu
cầu cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
Các báo cáo phải được lập một cách trung thực, khách quan, toàn diện kịp thời.
b) Xét theo đối tượng hạch toán: công tác kế toán được chia thành các phần hành
kế toán , mỗi phần hành kế toán gắn với 1 hoặc một số đối tượng nhất định như
doanh thu, chi phí tổ chức công tác kế toán theo từng đối tượng hạch toán
dựa vào các căn cứ như: đặc điểm của đối tượng hạch toán, quy mô tính chất
phát sinh nghiệp vụ và yêu cầu quản lý đối tượng.
Tổ chức công tác kế toán xem xét theo 2 giác độ như trên có mối quan hệ với nhau
chặt chẽ, trên cơ sở xác lập cácphần hành kế toán, kế toán các phần hánh căn cứ
vào đặc điểm, yêu cầu quản lý, các chế độ kế toán liên quan để tổ chức hạch toán
theo các giai đoạn hạch toán ở mỗi phần hành cho thuận lợi.
3. Tổ chức bộ máy kế toán :
Tổ chức bộ máy kế toán là xác định số lượng cũng như trình độ của nhân viên

kế toán để có cơ sở phân công bố trí công việc của từng người và xác định trách
nhiệm, quyến hạn cũng như mối quan hệ giữa các thành viên trong bộ máy kế toán.
Để có thể tổ chức được bộ máy kế toán phùhợp với đơn vị mình thìkt trưởng
trước khi xây dựng nênbộ máy kế toán cần phải dựa vào mô hình tổ chức kế toán đã
xáclập để phân phối chức năng và khối lượng côngtác kế toán phùhợp vớicác cấp trong
đơn vị. Trongđó cần phảiquiđịnh rỏ chức năng, nhiệm vụ của từng thànhviên, trong
mỗi cấp kế toán thường bao gồm các thành viên như: kế toán trưởng- người trực tiếp
điều hành cáchoạt động của đơn vị, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán các bút toán kết chuyển và lập báo cáo kế
toán. Các kế toán viên chịu trách nhiệm hạch toán các đối tượngđược giao phó.
Mối liên hệ chỉ đạo giữa kế toán trưởng với kế toán thành viên thường được tổ chức
theo một trong ba phương thức sau:
- Phương thức trực tuyến: kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên mà
không qua một khâu trung gian nào.
- Phương thức trực tuyến tham mưu : là phương thức mà trong đó kế toán truởng sử
dụng các quan hệ tham mưu để chỉ đạo các vấn đề mang tính chuyên sâu và chỉ đạo
trực tiếp đối với các vấn đề còn lại
- Phương thức chức năng: trong đó bộ máy kế toán được hình thành các tổ,các bộ
phận thực hiện các công tác chuyên sâu nhất định và mối quan hệ chỉ đạo của kế
toán trưởng được thực hiện thông qua tổ trương của các bộ phận đó
4. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phương tiện tính toán phục vụ công tác kế toán :
công tác kế toán được thực hiện tốt không chỉ nhờ vào trình độ của nhân viên kế

12

toán, mà nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho
nó, với doanh nghiệp được trang bị đầy đủ mọi phương tiện tính toán nhanh nhất,
áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thì việc nhận thông tin cũng như việc xử lý thông
tin sẽ có hiệu qủa hơn so với đơn vịcó cơ sở vạt chất thiếu thốn, nghèo nàn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ một đơn vị nào với cơ sở vật chất, phương tiện tính toán

phục vụ công tác kế toán được trang bị tốt đều có thể sử dụng có hiệu quả chúng. Mà
tuỳ theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà trang bị cho phù hợp. Trước hết là doanh
nghiệp đó phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa khả năng tài chính của doanh nghiệp, với doanh
nghiệp có vốn nhỏ thì việc mua sắm quá nhiều trang thiết bị hiện đại sẽ làm ứ đọng vốn
của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh, tiếp đó doanh
nghiệp phải dựa vào yêu cầu của quản lý về nhu cầu thông tin cần cung cấp để xem xét
việc lựa chọn cơ sở vật chất. Thứ ba là doanh nghiệp phải dựa vào trình độ của nhân
viên kế toán, với đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiêm và trình độ thì việc trang
bị quá tốt sẽ gây nên tình trạng lãng phí, đồng thời không có hiệu quả. Căn cứ cuối
cùng doanh nghiệp phải dựa vào để có cơ sở trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác kế toán là hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
Đối với các cty cổ phần qui mô nhỏ thì nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu từ
nguồn vốn vay của các cổ đông, do đó doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc sử dụng
chúng vào hoạt động kinh doanh, cho nên doanh nghiệp chi trang bị cácphương tiện
phục vụ cho công tác kế toán những thiết bị quan trọng, cần thiết.

















13


PHẦN HAI: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HIỆN NAY TẠI
CÔNG TY XÂY LẮP PHÁT- TRIỂN BƯU ĐIỆN ĐÀ NẴNG
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY LẮP- PHÁT
TRIỂN BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Lịch sử ra đời và phát triển của Công Xây Lắp-Phát triển Bưu Điện Đà
Nẵng.
1. Quá trình hình thành:
Cùng với sự chuyển hướng từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà Nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên khắp các lĩnh vực, trong
đó bao gồm cả ngành thông tin liên lạc. Trong công cuộc đổi mới như hiện nay với sự
phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì thông tin liên lạc của ngành Bưu Điện đang
trở thành nhu cầu không thể thiếu trong công việc quản lý cũng như phục vụ tốt hơn cho
các cơ quan, đoàn thể, chính quyền , các nhà kinh doanh thương mại và toàn thể nhân
dân.
Trong tình hình nền kinh tế phát triễn ở nước ta hiện nay thì hệ thống thông tin
liên lạc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế. Hệ thống thông tin liên
lạc vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu cấp thiết của người dân. Và để đáp ứng nhu cầu đó
ngày 17/12/1996 tổng Công Ty BCVT Việt Nam ra quyết định số 1901/QĐ-TCCB
thành lập nên Công ty Xây Lắp -Phát triển Bưu Điện Đà Nẵng, hoạt động chuyên
nghành xây lắp các công trình bưu chính viễn thông, kinh doanh vật tư thiết bị đầu
cuối, hạch toán phụ thuộc Bưu Điện thành phố Đà Nẵng.
2. Quá trình phát triển
Tuy mới ra đời, đội ngũ lao động còn non trẻ lại gặp nhiều khó khăn về trang thiết
bị, nhưng Công Ty đã cố gắng khắc phục và hoàn thành các công việc do Bưu Điện
thành phố giao cho và luôn hoàn thành vượt kế hoạch với chỉ tiêu được giao. Điều này
được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Năm Doanh thu % tăng DTHU Vượt chỉ tiêu so với kh
2000
2001
2002
8.560.230.540

10.230.560.450

11.365.510.578



321.560.500

450.230.800

452.436.325

Qua chỉ tiêu trên ta thấy được sự nổ lực cũng như phấn đâu không ngừng của cán
bộ công nhân viên trong toàn Công Ty và trong tương lai không xa Công Ty sẽ đạt được
nhiều thành tích hơn nữa và ngày càn khẳng định được mình trên thị trường.
II. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại Công Ty :
1. Ngành nghề kinhdoanh của Công Ty : Công Ty hoạt động sản xuât kinh
doanh và phụ vụ trên các lĩnh vực:

14

- Xây lắp chuyên nghành bưu chính viễn thông; lắp đặt bảo dưỡng thiết bị bưu chính,
viễn thông; lắp đặt mạng truyền dẫn, các cột anten , lắp đặt nguồn điện ánh sáng, điều
hoà.

- Xây dựng các công trình dân dụng .
- Thi công tái lập mặt đường.
- Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên nghành bưu chính viễn thông.
2. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau:

















3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Bộ máy tổ chức của Công ty Xây Lắp Phát triển Bưu Điện được tổ chức khép kín
và mô hình tô chức như sau:
 Ban giám đốc của Công Ty bao gồm một Giám Đốc và hai phó Giám Đốc .
- Giám Đốc: là người đứng đầu công ty, Giám Đốc Công ty do Giám đốc Bưu Điện
thành phố đề nghị. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước
Bưu Điện thành phố ,Tổng Công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt
động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quyết định. Giám đốc là

người điều hành cao nhất của đơn vị.
- Phó Giám Đốc: là người giúp Giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh
vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc.
Hiện nay tại Công Ty có hai Phó Giám đốc:
+ Phó Giám Đốc kỹ thuật: được Giám đốc giao cho trách nhiệm về công tác kiểm tra,
giám sát kỹ thuật. Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo cho các phòng ban chức năng, phân tích
Phòng kế
toán
Ban Giám Đốc
Đội cáp
ngoại vi
Bộ phận văn phòng(
hành chính, bảo vệ tạp
vụ )
Đội xây
dựng
Đội xây lắp
thiết bị
Các cửa hàng

15

và áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến phục vụ cho Công Ty. Quản lý trực tiếp các
công trình đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình thiết bị viễn thông.
+ Phó Giám Đốc kinh doanh: có trách nhiệm theo dõi các hoạt động kinh doanh của
Công Ty, quản lý công tác chất lượng nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về
công việc được giao.
 Phòng kế toán: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện các chức năng sau:
- Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có tại doanh nghiệp, đồng thời cung cấp đầy đủ các

thông tin về các hoạt động kinh tế tài vụ của Công Ty.
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế xảy ra hàng ngày.
- Phản ánh tất cả các chi phí trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Tổ văn phòng và phục vụ: chịu trách nhiệm quản lý văn phòng. Trong đó đội xe của
Công Ty có nhiệm vụ là vận chuyển vật tư, máy móc, phục vụ cho các tuyến công
tác, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Đội cáp ngoại vi: với nhiệm vụ chính là thi công hoàn thành các tuyến cáp( cáp
ngầm, cáp quang, cống bể trong khu vực thành phố và các tỉnh miền trung tây nguyên.
 Đội xây lắp thiết bị: chuyên thực hiện khảo sát thiết kế lắp đặt các tổng đầi điện từ,
lắp đặt mạng truyền dẫn,các tuyến cáp thông tin, lắp đặt mạng di động, nhắn tin
 Đội xây dựng: lập hồ sơ dự thầu, tiến hành thi công các công trình trúng thầu về xây
dựng cơ bản, hoànthành các công trình và lập hồ sơ hoàn thành nghiệm thu bàn giao.
 Các cửa hàng: với chức năng chính là cung cấp các loại máymóc thiết bị BCVT,
các loại dịch vụ viễn thông cho khách hàng,đồng thời tiếp nhận hồ sơ lắp đặt đường dây
điện thoại, máy fax, tổng đài nội bộ cho các thuê bao.


B. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY XÂY LẮP PHÁT TRIỂN- BƯU ĐIỆN ĐÀ NẴNG
I. Đặc điểm sản phẩm của Công Ty có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán
1. Sản phẩm chính của Công Ty : là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn
thành bàn giao.
2. Đặc điểm của sản phẩm có ảnh hưởng đến công tác kế toán:
 Sản phẩm được xây dựng và sử dụng tại chỗ và phân bô tản mạn nhiều nơi
trên địa bàn miền trung và tây nguyên.
 Sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương tại nơi đặt công
trình xây dựng.
 Sản phẩm có kích thước, khối lượng lớn, thời gian kiến tạo và sử dụng
lâu dài.

II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xây Lắp Phát triển Bưu
Điện
1. Tổ chức bộ máy kế toán:

16

Khi đã bắt đầu bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì buộc các doanh nghiệp
phải có bộ máy kế toán để tổ chứ c hạch toán và quản lý đối với các hoạt động kinh tế
xảy ra trong doanh nghiệp nhằm cung cấp số liệu một cách kịp thời cho các cấp lãnh
đạo, cho ban giám đốc trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Kế toán tại Công Ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung nhằm đáp
ứng nhu cầu nhanh chóng, kịp thời của số liệu kế toán.
a. Sơ đồ bộ máy:
Theo hình thức kế toán tập trung thì mọi công việc kế toán phát sinh tại Công Ty đều
tập trung ở phòng kế toáncủa Công Ty. Sơ đồ tổ chức như sau:

















Giải thích : : Mối quan hệ trực tuyến.
: Mối quan hệ đối chiếu.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các kế toán phần hành :
 Kế toán trưởng: là người nắm vững mọi chế độ chính sách liên quan đến công tác hạch
toán của đơn vị, giám sát điều hành và phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên.
 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ kiêm kế toán ngân hàng: hàng ngày tiến
hành kiểm tra đối chiếu sổ sách, xác định công nợ cùng với số dư của tk cuối kỳ lập
báo cáo kế toán.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: : theo dõi,lập các bảng thanh toán
lương,BHXH, quỹ công đoàn.
 Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản chi phí, thu nhập tại Công Ty
 Kế toán vật tư: theo dõi các nghiệp vụ mua hàng,viết phiếu nhập xuất vật tư.
 Kế toán công trình XDCB: lập các hợp đồng dự thầu, lập các báo cáo về khối lượng
đầu tư thực hiện và nguồn vốn XDCB.
 Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt.
Kế toán tổng
hợp kiêm kế
toán công nợ
kiêm kế toán
nhân hàng

Thủ
kho
Kế toán
công
trình
XDCB
Kế
toán

vật

Kế toán trưởng
Kế
toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế toán tiền
lương và
các khoản
trích theo
lương

17

 Thủ kho: theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật tư
c) Hình thức tổ chức sổ tại Công Ty :
Tại Công Ty sử dụng chương trình phần mềm kế toán theo hình thức”Chứng Từ ghi
sổ “, trình tự hạch toán như sau:




















Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu

Trình tự ghi chép như sau:
 Hằng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc, sau khi kiểm
tra tính hợp pháp, chính xác của chứng từ kế toán các phần hành tiến hành nhập vào máy
theo chương trình định sẵn đồng thời các nghiệp vụ có liên quan đến các đối tượng cần
hạch toán chi tiết thì kế toán tiến hành định khoản vào các sổ thẻ kế toán chi tiết. Từ máy
tính vào bảng kê chứng từ ghi sổ, cuối ngày căn cứ số liệu trên bảng kê tiến hành ghi vào
Sổ cái, đồng thời căn cứ trên các sổ thẻ kế toán chi tiết ghi lập bảng tổng hợp chi tiết.
Định kỳ đối chiếu số liệu trên các Sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết các TK có liên quan,
sau đó tiến hành lập bảng cân đối TK và các báo cáo kế toán.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1. Tổ chức công tác kế toán cho phần hành sản xuất
Sổ cái Bảng tổng hợp
ch
ứng từ chi tiết


Bảng cân đối TK

Bảng kê chứng từ
ghi sổ
Sổ , thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ gốc
Báo cáo kế toán

18

a) Tổ chức chứng từ kế toán:tại Công Ty một số chứng từ bắt buộc phải luôn có
đối với phần hành sản xuất như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, đâylà các chứng từ
dùng làm căn cứ để xác nhận số lượng nhập xuất trong kỳ, các chứng từ này do kế
toán vật tư lập, ngoài ra để quản lý vật tư di chuyển trong nội bộ đơn vị thì kế toán vật
tư tiến hành lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Riêng căn cứ để xác định chi
phí nhân công trong quá trình sản xuất là Bảng thanh toán thu nhập, chứng từ này được
kế toán tiền lương lập, các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất thì kế toán
căn cứ vào các hoá đơn dịch vụ mua ngoài như hoá đơn tiền điện hoá đơn tiền nước.
Ngoài các chứng từ bắt buộc trên, trong một số trường hợp Công Ty sử dụng chứng từ
hưởng dẫn như khi nhân viên làm thêm giờ thì kế toán sử dụng chứng từ là phiếu báo
làm thêm giờ hay là khi công việc hoàn thành thì kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản
phẩm hoặc công việc hoàn thành.
b) tổ chức vận dụng hệ thống TK và sổ sách kế toán:
- Tổ chức vận dụng hệ thống TK:tất cả các chi phí sản xuất phát sinh tại Công
Ty đều được tập trung vào TK 154” chi phí sản xuất kinh doanh”,vì tại Công Ty chỉ có
hoạt động kinh doanh khác hạch toán riêng nên các chi phí này được tập hợp vào
TK 1548’chi phí SXKD khác về hạch toán riêng’ trong đó TK này được Công Ty xây
dựng chi tiết như sau để phục vụ cho yêu cầu quản lý:
TK 15482: chi phí sản xuất dở dang về xây lắp công trình XDCB.

TK 15488: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khác.
Hoạt động sản xuất chủ yếu tài Công Ty là hoạt động xây lắp. Do đó để thuận tiện cho
yêu cầu quản lý thì Công Ty đã chi tiết TK 15482 theo từng khoản mục chi phí như sau:
+ chi phí tiền lương và các khoản theo mã số 01, bao gồm:tiền lương theo đơn giá(mã
số 01.01), tiền lương thêm giơ (mã số 01.02),tiền ăn ca(mã số 01.03)
+ Chi phí nguyên vật liệu được mở theo mã số 02 bao gồm: vật liệu dùng cho sản xuất
sản phẩm ,khai thác(mã số 02.01), vật liệu dùng cho sửa chữa tài sản(mã số 02.02),
nhiên liệu động lực(mã số 02.03),
+ chi phí dụng cụ sản xuất được mở theo mã 03
+chi phí khấu hao TSCĐ mở theo mã 04
+ mã 07 được mở cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài như là điện nước mua
ngoài được phản ánh ở ma07. 02, vận chuyển bốc dở thuê ngoài phản ánh ở mã07. 03,
chi phí mua bảo hiểm phản ánh tại mã 07.07, dịch vụ thuê ngoài khác với ma07. 08.
+ Mã 08 được dùng để mở cho khoản mục chi phí khác bằng tiền như bảo hộ lao động
phản ánh tại mã 08.01, các khoản khánh tiết, đối ngoại được thể hiện tại mã 08.03, bổ
túc đào tạo được phản ánh tại mã số 08.04 và các khoản băng tiền khác được phản ánh ở
mã 08.08
- sổ sách kế toán: hàng ngày khi có yêu cầu về vật tư của các đội, kế toán vật tư
tiến hành lập phiếu xuất kho, hoặc khi nhận được các hoá đơn mua nguyên vật liệu, các
hoá đơn mua ngoài khác, hoặc bảng chấm công từ các đội gởi lên, thi kế toán XDCB
tiến hành kiểm tra và ghi vào Sổ cái TK 15482 với mã tương ứng các khoản mục chi

19

phí, và các chứng từ gốc đó liên quan đến công trình nào thì kế toán tiền hành vào bảng
liệt kê chi tiết công trình cho từng công trình đó. Dưới đây là bảng kiệt kê chi tiết của
các công trình đã hoàn thành và chưa hoàn thành
LIỆT KÊ CHI TIẾT CÔNG TRÌNH
Từ ngày 10/10/2003 đến ngày 31/12/2003
Công trình sửa chữa tuyến cáp khu Bình AN- Hoà Cường

Mã công trình: CAP 174
lct Sct ngày ht mã tk Mã tkê tên chỉ tiêu nội dung tiền
C
C
154/2
346/4
27/10
29/10
15482
15482
02.03
02.03
Chi phí nhiên liệu Chi tiền mua nhiên liệu cho xe Hino
Chi tiền mua nhiên liệu cho xe Hino
15.020
636.309
TỔNG MÃ THỐNG KÊ 651.329
C 253/3 10/11 15482 08.03 Khánh tiết, gdịch Chi tiền tiếp khách 811.000
TỔNG MÃ THỐNG KÊ 811.000
C
c
CAP174

31/12 15482
15482
10
10
Pb cphí chung
Pb cphi SXC
Pbổ cphí chung cho CTdở dang

Pbổ cphí chung(tlương)
10.000.000
25.833.329
TỔNG MX THỐNG KÊ 35.833.329
TỔNG LOẠI 37.295.658
Q
Q
CAP174

CAP174

31/12
31/12
15482
15482
02.03
08.03
Chi phí nhiên liệu
Khánh tiết gdịch
KC CPHÍ nhiên liệu làm công trình
KC Cphí khánh tiết gdịch cho ctrình
651.329
811.000
Q
Q
CAP174

CAP174

31/12

31/12
15482
15482
10
10
PB CPSXC
PBCPSXC
KC CPSCX Pbổ quí trước làm ctrình
KC CPSXC pbổ cho ctrình CAP174
10.000.000
25.833.329
TỔNG MÃ THỐNG KÊ 35.833.329
TỔNG LOẠI 37.295.658
SÓ DƯ ĐẦU KỲ
SỐ DƯ CUỐI KỲ
0
0

Đây là bảng liệt kê chi tiết của công trình chưa hoàn thành
LIỆT KÊ CHI TIẾT CÔNG TRÌNH
Quí IV năm 2003
Lct Sct Ngày
ht
Mã TK Mã tkê Tên chỉ tiêu Nội dung tiền
C UNC148 16/11 15482 07.08 Dvụ thuê ngoài TT thi công CTĐtư mới hthống CBC 40.000.000
40.000.000
c UNC148 16/11 15482 08.08 Cphí bằng tiền 45.714.000
TỔNG MÃ THỐNG KÊ 45.714.000
TỔNG LOẠI 85.714.000
SỐ DƯ ĐẦU KỲ

SỐ DƯ CUỐI KỲ
0
85.714.000

Cuối kỳ, kế toán vật tư tập hợp tất cả các bảng liệt kê chi tiết công trình(đối với các
công trình đã hoàn thành) vào bảng báo cáo công trình hoàn thành. Đối với các công
trình chưa hoàn thành thì được ghi vào báo cáo công trình chưa hoàn thành(thể hiện ở
phụ lục). Dưới đây là báo cáo các công trình đã hoàn thành



20









21

BÁO CÁO CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
Quí IV năm 2003
Mã ctri Tên công trình Tổng
02.01 02.03 03 07.03 07.07 07.08 08.03 10
CAP02
CAP02
CAP02

PS
GIAM

QT
Ngầm hoá các
tuyến cáp treo
Trần phú- lê du
ẩn
687.308.552
66.158.198
621.150.354
680.764.552
66.158.198
614.606.354
69.000

69.000
6.475.000

6.475.000

CAP10
CAP10
CAP10
PS
GIAM

QT
Tuyến cáp
quang Gia Lai

2.856.420.549
2.304.938.719
551.481.830
2.414.682.716
2.304.938.719
109.743.997
3.108.728

3.108.728
194.000

194.000
7.210.560 3.590.568 399.827.977
CAP123
CAP123
CAP123
PS
GIAM

QT
Mở rộng tuyến
truyền dẫn cáp
quang Tp ĐN
148.691.305
44.734.596
103.956.709
302.446

302.446
389.904


389.904
5.930.000 1.259.600 35.750.000 105.059.335
CAP136
CAP136
CAP136
PS
GIAM

QT
XD mới Mcáp
phần cáp
An hải Bắc
57.513.550
10.000.000
47.513.550
46.406.627

46.403.627
105.127

105.127
49.500

49.500
2.860.350 8.091.946
CAP174
CAP174
CAP174
PS

GIAM

QT
Tuyến cáp
khu bình an-
Hoà Cường
37.295.658

37.295.658
651.329

651.329
272.250

272.250
35.833.329

Cộng 8.121.602.161 5.129.231 39.397.225 27.238.835 35.419.559 8.726.690
1.973.716.653
115.511.582





22

Từ báo cáo công trình hoàn thành, cùng với các báo cáo của bộ phận sản xuất khác như
đúc cột thì cuối kỳ kế toán tiến hành lập báo cáo giá thành sản phẩm, dịch vụ.
BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Quí IV năm 2003
Kinh doanh hạch toán riêng Chỉ tiêu Mã số
Xl công trình Kd khác CPhí chung Tổng cộng
1.Chi phí nhân công
01 262.874.589 2.551.386.932 2.814.261.521
-tiền lương theo đơn giá 01.01 238.009.089 2.185.734.440 2.423.741.529
-BHXH,BHYT,PKCĐ 01.02 106.836.774 106.836.774
-lương làm thêm giờ 01.03 82.430.718 82.430.718
- ăn giữa ca 01.04 24.865.500 176.387.000 201.252.500
2. chi phí vật liệu 02 5.258.628.390 171.229.375 142.901.758 5.572.759.523
-chi phí nguyên vật liệu 02.01 5.219.231.165 162.028.243 29.767.641 5.411.027.049
-chi phí nhiên liệu 02.03 39.397.225 8.510.223 56.791.936 104.699.384
3. chi phí công cụ, dụng cụ sx 03 27.238.835 21.211.363 58.293.258 106.743.456
4. chi phí khấu hao TSCĐ 04 306.153.273 306.153.273
5.chi phí dịch vụ muangoài 07 2.017.862.902 93.053.815 2.110.916.717 180.410.283
Điện, nước mua ngoài 07.02 32.342.995 32.752.381 65.095.376
Vận chuyển thuê ngoài 07.03 35.419.559 1.420.000 36.839.559
Chi phí mua bảo hiểm tài sản 07.07 8.726.690 42.847.054 51.573.744
Dịch vụ thuê ngoài khác 07.08 1.973.716.653 60.710.520 103.390.848 2.137.818.321
6.Chi phí bằng tiền khác 08 817.872.034 23.951.419 198.037.818 1.139.861.271
-bảo hộ lao động 08.01 7.913.082 58.227.277 66.140.359
-Tuyên truyền qcáo, tiếp thị 08.02 3.309.072 18.991.052 22.300.124
-Khánh tiết gdịch đối ngoại 08.03 115.511.582 5.407.091 114.044.103 234.962.776
-Bổ túc đào tạo 08.04 3.169.810 3.169.810
-Chi phí bằng tiền khác 08.08 702.360.452 7.322.174 103.605.576 813.288.202
Cộng 09 8.121.602.161 572.320.561 3.537.183.322 12.231.106.044

Cùng với báo cáo công trình chưa hoàn thành ta tiến hành lập báo cáo chi phí sản xuất
theo yếu tố . số liệu ghi vào cột chi phí trực tiếp được tính như sau:
= (số phát sinh của các ctr hoàn thành+ số phát sinh của các công trình chưa hoàn

thành)-( số giảm trừ của các công trình hoàn thành+ số giảm trư của các công trình chưa
hoàn thành)






CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ
Từ ngày01/10/2003 đến ngày 31/12/2003
Kinh doanh khác hạch toán riêng Mã
số

Chi phí trực tiếp Chi phí chung CPBH Cộng
1. chi phí nguyên vật liệu 373.415.185 90.434.564 224.000 464.073.749
vật liệu dùng choSXSP ,cho khai thác 02.01 154.516.098 8.953.405 224.000 163.693.503

23

Vật liệu dùng cho sửa chữa tài sản 02.02 255.497.391 35.061.985 290.559.376s
Nhiên liệu,động lực 02.03 19.250.319 13.268.615 32.518.934
Chi phí dụng cụ sản xuất 03 17.347.985 33.150.559 50.498.544
2.chi phí khấu hao TSCĐ 04 83.059.613 63.059.613
3.Chi phí tiền lương và các khoản 87.649.457 1.508.604.532 4.731.296 1.600.985.285
Tiền lương theo đơn giá 01.01 81.539.457 1.387.217.379 4.731.296 1.473.488.132
Tiền lương thêm giờ 01.03 78.071.153 78.071.153
Tiền ăn ca 01.04 6.110.000 43.316.000 49.426.000
4.BHXH,BHYT,KPCĐ,chi hoạt 106.836.774 106.836.774
BHXH,BHYT,PH công đoàn 01.02 106.836.774 106.836.774
5.chi phí dịch vụ mua ngoài 1.055.711.516 99.086.560 419.634 1.155.217.710

Điện nước mua ngoài 07.02 14.478.526 17.668.816 419.634 32.566.976
Vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 07.03 3.610.000 3.610.000
Chi phí mua bảo hiểm tài sản 07.07 15.376.727 15.376.727
Dịch vụ thuê ngoài khác 07.08 1.037.622.990 66.041.017 1.103.664.007
6.Chi phí bằng tiền khác 522.890.468 67.673.114 618.176 591.181.758
Bảo hộ lao động 08.01 1.587.992 7.923.627 418.176 10.129.758
Khánh tiết,giao dịch đối ngoại 08.03 66.804.682 25.746.626 92.551.308
Bổ túc đào tạo 08.04 793.810 793.310
Chi phí bằng tiền khác 08.08 454.497.794 33.209.051 487.706.845
Tổng cộng 4.956.231.020 1.935.695.157 5.993.106 7.459.256.183

2. Tổ chức công tác kế toán cho phần hành tiêu thụ:
Trong phần hành tiêu thụ tại đơn vị bao gồm hoạt động bán hàng hoá như bán máy
điện thoại, bán cardphone, bán các cột đúc và bàn giao các công trình hoàn thành cho
chủ đầu tư.
a) Tổ chức chứng từ kế toán: tương ứng với các hoạt động tiêu thụ trên thì tại Công
Ty sử dụng các chứng từ đó là hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho cho hoạt động tiêu thụ
hàng hoá. Đối với các công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán căn cứ
vào hồ sơ quyết toán công trình, biên bản thanh lý hợp đồng cùng với khối lượng quyết
toán công trình hoàn thành ghi nhận doanh thu trong kỳ. Ngoài các chứng từ bắt buộc
trên, trong khâu tiêu thụ kế toán còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn như biên lai thu
tiền, phiếu thu, giấy xác nhận công nợ của kách hàng.
b) Tổ chức vận dụng hệ thống TK và sổ sách kế toán: tại Công Ty ghi nhận doanh
thu các hoạt động tiêu thụ vào TK 511’doanh thu bán hàng’, đồng thời Công Ty theo
yêu cầu quản lý từng hoạt động tiêu thụ nêu trên đã xây dựng chi tiết TK 511như sau:
- Đối với việc ghi nhận doanh thu bán hàng hoá là các sản phẩm như điện thoại,
card phone thì doanh thu được phản ánh vào TK 5111’ doanh thu bán hàng hoá’
- Đối với các công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng như là các công trình
cáp thì Công Ty ghi nhận doanh thu thể hiện bên Có ở TK 51132(mã số 01), còn các
công trình là các tổng đài mà Công Ty làm cho bưu điện thành phố thì doanh thu phản

ánh vào TK 51132(mã số 02), các sản phẩm là các cột đúc bán ra bên ngoài cho khách
hàng được ghi nhận doanh thu vào TK 51132(mã số 03).

24

Ngoài ra việc ghi nhận các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng được tập hợp
vào TK 641’chi phí bán hàng’, trong đó để dễ dàng quản lý các khoản chi phí phát sinh
thì TK 641 được chi tiết theo từng khoản mục có mã số trùng với mã số của TK 15482.
b) Sổ sách kế toán: khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình tiêu
thụ hàng hoá, kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi vào TK 641chi
tiết theo từng khoản mục chi phí, chẳng hạn như kế toán thanh toán dựa vào các chứng
từ như hợp đồng thuê ngoài bốc dơ,các hoá đơn mua bảo hiểm cho hàng hoá, các hoá
đơn chi tiền mua nhiên liệu vận chuyển hàng đi tiêu thụ , phiếu xuất kho để sửa chữa
các công trình cùng với phiếu chi, kế toán phản ánh vào Sổ cái TK 641 sau:
SỔ CÁI
TK 641 MÃ TKÊ: 02.

Chứng từ - ghi sổ Số hiệu TK đối ứng Số tiền
Sh Ngày
SCT Diễn giải Tkê
TK Tkê Nợ Có
22/10
22/10

C 15
142
Mua xăng cho xe Hino
Xuất vật liệu sửa cột đúc
02
02

111
152
03
01
1.250.000
523.000

Cộng 5.258.628.390







SỔ CÁI
TK 641 MÃ TKÊ: 07

Chứng từ - ghi sổ Số hiệu TK đối ứng Số tiền
Sh Ngày
SC
T
Diễn giải Tkê
TK Tkê Nợ Có
22/11
03/12

A12
125
Chi tiền thuê vchuyển

Điện, nước dùng cho ctri
07
07
111
111
03
02
25.341.260
3.560.210

Cộng 2.017.862.902

Từ các Sổ cái đó cuối kỳ kế toán thanh toán lập báo cáo chi phí bán hàng như sau:

CHI PHÍ BÁN HÀNG
Quí IV năm 2003

MS Xl công trình Kd khác Chi phí chung Tổng cộng
1. Chi phú nhân công 01 262.874.589 2.551.386.932 2.814.261.521
Tiền lương theo đơn giá 01.01 238.009.089 2.15.732.440 2.423.741.529
BHXH, BHYT, KPCĐ 01.02 106.836.774 106.836.774
Lương làm thêm giờ 01.03 82.430.718 82.430.718
Ăn giữa ca 01.04 24.865.500 176.387.000 201.252.500
2.chi phí vật liệu 02 5.258.628.390 171.229.375 142.901.758 5.572.759.523
Chi phí nguyên vật liệu 02.01 5.219.231.165 162.028.243 29.767.641 5.411.027.049

×