Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

SỰ RỐI LOẠN CƠ CHẾ CẦM MÁU ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.59 KB, 3 trang )

SỰ RỐI LOẠN CƠ CHẾ CẦM MÁU


Cầm máu là một cơ chế rất phức tạp, cho nên những rối loạn của cơ chế cầm
máu thật sự là những hội chứng gây nhiều trở ngại cho việc chẩn đoán, điều
trị của các thầy thuốc. Chúng ta có thể gặp rối loạn cơ chế cầm máu do những
nguyên nhân sau.
- Rối loạn chức năng gan sẽ dẫn đến rối loạn cơ chế cầm máu, vì gan là cơ quan
hầu như sản xuất toàn bộ các yếu tố gây đông máu và chống đông máu.
- Thiếu hụt vitamin K dẫn đến giảm các yếu tố II, VII, IX và X vì vậy gây rối loạn
cơ chế cầm máu.
- Bệnh ưa chảy máu (hemophilia) do thiếu các yếu tố VIII (hemophilia A), yếu tố
IX (hemopilia B), yếu tố XI (hemophilia C). Đây là những bệnh di truyền.
- Suy và nhược tuỷ làm giảm tiểu cầu gây rối loạn cơ chế cầm máu.
- Huyết khối.
Cục máu đông hình thành bất thường trong lòng mạch gây nghẽn mạch (thrombus)
hoặc cục máu đông hình thành bất thường ở đâu đó trong hệ tuần hoàn rồi bong ra
trôi tự do trong lòng mạch tới chỗ mạch nhỏ hơn thì dừng lại và gây tắc mạch tại
đó (emboli). Rối loạn cơ chế đông máu gây huyết khối là một bệnh lý nặng nhất là
hyết khối tại động mạch vành, động mạch não, động mạch thận, động mạch phổi
sau đó là động mạch chi và các cơ quan khác.
Nguyên nhân của huyết khối là bề mặt lớp tế bào nội mô bị xù xì do xơ vữa động
mạch, do nhiễm trùng (thấp tim, nhiễm trùng máu), do chấn thương đã phát
động quá trình đông máu. Hiện nay người ta thường dùng catheter để đưa các chất
hoạt hoá plasminogen của mô vào vùng huyết khối để điều trị.
- Đông máu rải rác trong lòng mạch máu nhỏ được xuất hiện do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau. Khi mô bị chết hoặc tổn thương nó giải phóng thromboplastin
vào máu và tạo ra nhiều cục máu đông làm tắc phần lớn các mạch máu nhỏ ngoại
vi. Đông máu rải rác còn gặp trong shock nhiễm khuẩn. Vi khuẩn hoặc độc tố của
vi khuẩn, nhất là nội độc tố (endotoxin) sẽ hoạt hoá quá trình đông máu gây tắc,
nghẽn mạch và đẩy tình trạng shock nặng thêm.


- Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc gây huỷ fibrin làm chảy máu. Cũng có nhiều
trường hợp bình thường cơ chế cầm máu rất cân bằng nhưng khi có sự can thiệp
phẫu thuật vào cơ thể thì rối loạn cơ chế cầm máu mới xuất hiện, gây chảy máu
kéo dài.
- Cấu trúc thành mạch bị biến đổi, thành mạch kém bền rất dễ gây chảy máu.

×