Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.28 KB, 4 trang )

Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn?


Khi thân nhiệt tăng cao hơn bình thường (trên 38
o
C), không phải ai cũng biết
xử trí đúng. Sự thiếu hiểu biết về hiện tượng này của cơ thể thường khiến
người ta sốt cao hơn, thậm chí mắc thêm bệnh. Dùng thuốc hạ sốt- công việc
có vẻ khá đơn giản, nhưng cũng cần phải học.
Theo quy ước chung, sốt nhẹ được dùng khi thân nhiệt từ 38-38,9
o
C. Trên 39
o
C là
sốt cao. Ðể đo thân nhiệt cần có nhiệt kế và đo ở trực tràng (nhét vào hậu môn)
hoặc ngậm ở miệng. Nếu đo thân nhiệt ở nách phải cộng thêm 0,5
o
C. Riêng với trẻ
em, nếu sốt quá cao có thể bị co giật, thậm chí tổn thương não trầm trọng (nếu là
trẻ sơ sinh).
Nguyên nhân sốt
Sốt là triệu chứng do nhiều nguyên nhân:
- Do bị bệnh nhiễm trùng như nhiễm siêu vi (cảm cúm), vi khuẩn (viêm phổi,
thương hàn), ký sinh trùng (sốt rét).
- Do các yếu tố khác như thuốc, độc tố (thức ăn, rượu), bệnh do rối loạn cơ thể
(ung bướu), thiếu nước (khi bị tiêu chảy mất nước).
- Không tìm được nguyên nhân (gọi là sốt không rõ nguyên nhân).
Khi bị sốt việc cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân để chữa trị. Một khi nguyên
nhân bệnh được giải quyết, sốt có thể tự khỏi.
Khi nào đến bác sĩ?
- Khi sốt nhẹ nhưng kéo dài, đặc biệt là trẻ em. Trẻ bị sốt nhẹ nhưng kéo dài có thể


do bị bệnh lao sơ nhiễm, bệnh về máu.
- Khi sốt cao kèm theo một triệu chứng. Trẻ bị sốt xuất huyết kèm sốt cao còn có
các vết bầm tím, chấm xuất huyết ngoài da hoặc đau bụng; Hoặc trẻ sốt cao kèm
thở khó, ho, có thể bị viêm phổi.
Không dùng thuốc có hạ được sốt?
Có thể hạ sốt bằng cách giải nhiệt ngoài da như sau:
- Ðể người bệnh nằm ở chỗ thoáng mát (nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn
nhiệt độ cơ thể 5-6
o
C và nhớ tránh gió lùa).
- Cho bệnh nhân mặc quần áo mỏng, thoáng (tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần
áo, chăn mền).
- Lau bằng nước ấm (30-32
o
C, tức nước có nhiệt độ vừa phải chứ không phải nước
quá lạnh, nước đá). Nhúng khăn và lau toàn thân bệnh nhân.
Tự sử dụng thuốc hạ sốt
- Thuốc có thể tự sử dụng là Paracetamol (Acetaminophen). Tránh dùng Aspirin
cho trẻ em vì có nguy cơ gây xuất huyết trong sốt xuất huyết, hoặc nếu trẻ bị sốt
do nhiễm siêu vi (bị cảm cúm, ban, trái rạ) dùng Aspirin sẽ có nguy cơ bị hội
chứng REYE nguy hiểm.
- Người bị hen suyễn và nhất là có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng chỉ nên dùng
Paracetamol, tránh dùng Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid
(NSAID) khác để hạ sốt.
- Cần uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng (nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc
hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc).
- Riêng với trẻ em, nên dùng dạng thuốc thích hợp: Thuốc lỏng (thuốc giọt uống
hoặc gói sủi bọt, hòa vào một lượng nước thích hợp để uống). Với trẻ sơ sinh, có
thể dùng dạng thuốc đạn nhét hậu môn.
Lưu ý: Nhiều biệt dược trị cảm sốt hiện nay ngoài thành phần là Paracetamol còn

chứa thêm các thành phần khác như:
- Thuốc kháng histamine (như Clorpheniramin) gây buồn ngủ (người làm việc cần
sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc tránh dùng).
- Thuốc co mạch chống sung huyết ở niêm mạc mũi (như Phenylpropanolamin)
gây tăng huyết áp (người cao huyết áp tránh dùng).
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần uống nhiều nước (nước cam, nước chanh
hoặc ORESOL) do sốt gây mất nước nhiều.

×