Xu hướng đề thi ĐH và phương pháp làm
bài hiệu quả môn Vật lý
So với các đề thi của Bộ Giáo dục - Đào tạo ra từ 2002 đến nay, đề thi
2005 môn Vật lý có những thay đổi đáng chú ý.
1. Tỉ trọng lý thuyết giảm đáng kể: Chỉ còn chiếm 10% tổng điểm thi (so
với 25% năm 2002 và 20% năm 2003). Câu hỏi lý thuyết cũng yêu cầu
đơn giản hơn. Thí dụ: Công dụng và cách ngắm chừng ảnh của kính hiển
vi.
Các câu hỏi phức tạp, yêu cầu cao, phải vận dụng trí óc, lập so sánh sự
giống nhau và khác nhau của hiện tượng vật lý như: phóng xạ và phân
hạch (năm 2002); quang điện bên ngoài và quang điện bên trong (năm
2003) có xu hướng giảm hẳn.
Để trả lời các câu hỏi lý thuyết hiện nay bạn có thể dùng trực tiếp kiến
thức từ sách giáo khoa lớp 12.
2. Tỉ trọng bài tập tăng và phân bố rải khắp các chương vật lý lớp 12:
tổng điểm bài tập so với toàn đề 2005 lên đến 90% bao gồm 30% cho
điện xoay chiều; 20% quang lý; 20% cơ; 10% hạt nhân và chỉ có 10%
quang hình.
Phần gây khó khăn cho học sinh vì tính
bao quát, khó tổng kết các dạng bài là
quang hình; đặc biệt là các định luật cơ
bản, lăng kính, phản xạ toàn phần
không còn được khai thác nhiều trong
những năm gần đây. Việc nhấn mạnh
bài tập điện xoay chiều, đặc biệt là
quang vật lý và hạt nhân (60%) giúp
học sinh kết thúc bài thi kịp giờ vì giải
chúng đơn giản hơn quang hình và cơ
học và là sở trường của học sinh trung
bình – khá.
Do đề có mục đích tiến đến thi
trắc nghiệm vật lý nên dự báo
đề thi 2006 sẽ còn dễ hơn
2005.
Vẫn phân bố rải đều, không có
các hệ cơ học phức tạp, không
có bài tập yêu cầu cách giải xa
lạ, dùng các hiện tượng vật lý
phức tạp hay thuật ngữ khó
hiểu.
3. Yêu cầu đơn giản – câu hỏi rõ ràng: một đặc trưng đáng chú ý là các
câu hỏi bài tập hiện nay khá đơn giản và rất rõ ràng.
Thí dụ: bài tập phóng xạ; phản ứng hạt nhân chỉ cần dùng định luật bảo
toàn số khối - điện tích và để tìm ra kết quả chỉ thay số vào định luật
phóng xạ (2005) mà không cần chứng minh kiểu dạng t = T/ln2 (năm
2003) nên thuận lợi cho học sinh trung bình, siêng học.
Phần cơ học yêu cầu dùng các công thức sóng cơ học, sóng dừng đơn
giản. Bài tập dao động là loại viết phương trình dao động, tìm các đại
lượng vật lý quen thuộc, dạng 1 bài toán xuôi. Đề thi cũng giảm những
bẫy kiểu như “Kéo cho lò xo dãn (từ đâu?)” (đề 2002), hay dùng thuật
ngữ dễ gây hiểu lầm. Hai bài quang vật lý 2005 chỉ dừng ở mức áp dụng
công thức vị trí vân; Uh; tìm các cho vân sáng trùng nhau. Mỗi bài nếu
chuẩn bị tốt học sinh chỉ giải mất 10 phút.
Trên cơ sở phân tích xu hướng đề thi 2005 và dự báo đề thi 2006, để có
thể học tốt và làm bài thi hiệu quả, học sinh cần:
- Phân bố thời gian và ôn đều các phần vật lý thuộc chương trình lớp 12.
Không phải học thuộc lòng lý thuyết mà chỉ cần nắm ý chính, các hiện
tượng vật lý.
- Phải thuộc lòng tất cả các công thức vật lý: trong khi học cần phân biệt
công thức nào có thể dùng trực tiếp và nhớ cách chứng minh các công
thức không được phép dùng ngay. Nên có 1 sổ tay loại bỏ túi để ghi
chúng kèm đơn vị và qui ước về dấu rõ ràng để có thể xem đi xem lại
bất cứ lúc nào, và bất cứ nơi đâu. Nên giải qua các dạng bài tập đã học
và chú ý thêm: tổng hợp dao động; kính thiên văn; máy biến thế; máy
phát điện; chuyển tải điện năng, tia X và mẫu Bohr.
- Trong khi giải bài tập cần:
+ Gạch dưới các câu, đoạn văn quan trọng của bài đang đọc để không bị
hiểu lầm về dấu các đại lượng vật lý.
+ Liệt kê hết các số liệu của từng câu đang đọc vào giấy, bên trái.
+ Đổi chúng ra hệ SI.
+ Các đại lượng cần tìm nên đánh dấu hỏi.
+ Phân loại câu hỏi thuộc vấn đề nào (Thí dụ: tính Uh hay Vmax) dạng
nào (bài toán xuôi hay ngược; cực trị hay khảo sát )
+ Kết nối (link) đại lượng đánh dấu hỏi với các đại lượng đã liệt kê giúp
ta nhớ ngay công thức đã học có chứa những đại lượng này. Thí dụ: cho
f, k và l mà hỏi v = ? thì phải nhớ đến v = (2l/k)f
+ Trước khi viết một công thức nên xem có cần dẫn dắt, chứng minh nó
không? Thí dụ có , h, c; v0max muốn tìm Uh = ? thì phải dẫn dắt từ
phương trình Einstein và định lý động năng mới dùng được (hc)/
=(1/2)m.v0max + |e|.Uh
+ Đối với bài toán ngược của quang hình: gương, mắt; kính lúp việc vẽ
mô hình vào giấy (không cần vẽ tia sáng) giúp học sinh lập phương trình
nhanh và chính xác. Bài toán viết phương trình dao động; sóng cơ học
cần vẽ vào bài làm trục Ox để gán dấu cho x0, v0 hoặc a0 nhanh và
đúng nhằm chọn nghiệm thích hợp.
+ Phần bài tập luôn luôn có:
(i) đáp số chính xác;
(ii) ghi đơn vị (không cần ghi cho các tính toán trung gian)
và (iii) bài làm phải dẫn dắt rõ ràng.
Cuối cùng: “Hiệu quả bài làm tỉ lệ thuận với sức khỏe mỗi học sinh” nên
cần phân bố thời gian khoa học; đều đặn cho môn vật lý mỗi ngày từ nay
đến khi thi. Có chế độ ăn uống hợp lý; không thức quá khuya và cần
nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi thi vài ngày.
Chúc các em thành công!
NGUYỄN HỮU LỘC
(giảng viên ĐH Kinh tế - Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn)