Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

HƯỚNG DẪN LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP LỊCH SỬ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.7 KB, 21 trang )

HƯỚNG DẪN LÀM CÁC DẠNG BÀI
TẬP LỊCH SỬ
LỜI DẪN

Giống như các bộ môn khác, môn lịch sử cũng có các dạng bài tập cơ
bản thường gặp trong các kì kiểm tra hay trong các kỳ thi. Mỗi dạng bài
tập có những đặc trưng và yêu cầu riêng. Tuy nhiên có một thực tế là khi
làm bài thì nhiều em không chú ý đến vấn đề này mà chỉ quan tâm đến
những sự kiện lịch sử được nêu ở trong đề bài dẫn đến lúng túng trong
cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, chuyên đề này sẽ cung cấp cho các em
một số các bài tập lịch sử chúng ta thường gặp trong chương trình lịch
sử ở trường phổ thông và cách giải quyết từng loại bài tập đó .

PHẦN NỘI DUNG

I. Một số dang bài tập lịch sử

I.1. Dạng đề trình bày

I.1.1. Khái niệm : Trình bày là tái hiện những vấn đề, những sự kiện,
hiện tượng lịch sử đúng như nó đã từng diến ra.

Tức là ta trả lời câu hỏi sự kiện đó diễn ra như thế nào? Đây là loại bài
phổ biến nhất thường gặp sau các bài học và trong bài học lịch sử
thường trình bày khái quát hoặc là tóm tắt chứ không có điều kiện để
trình bày chi tiết vì bản thân bài sử trong sách giáo khoa được học đã là
tóm tắt rồi. Còn hiện thực lịch sử nó rất phong phú, đa dạng, đa chiều và
chi tiết đến từng ngày giờ.

I.1.2. Các dạng trình bày thường gặp.


Vì đây là loại bài phổ biến nên cũng có các dạng phong phú. Ví dụ trình
bày về các sự kiện lịch sử. Sự kiện đó có thể là một trận đánh, một cuộc
cách mạng, một cuộc cải cách hay một giai đoạn lịch sử hoặc trình bày
một vấn đề lịch sử nào đó
Ví dụ :

1. Trình bày công cuộc cải tổ của Liên xô từ 1985 – 1991. (tức là yêu
cầu chúng ta trình bày một sự kiện lịch sử).

2. Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu
tranh tự phát đến đấu tranh tự giác. (tức là trình bày về một vấn đề lịch
sử).

Thông thường khi trình bày một sự kiện lịch sử, chúng trình bày những
nội dung sau:

- Trình bày hoàn cảnh lịch sử.

Một nguyên tắt khi trình bày một sự kiện lịch sử không thể tách rời hoàn
cảnh lịch sử, vì hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định nội dung của sự kiện. Sự
kiện lịch sử không còn ý nghĩa nếu mà ta đặt ngoài bối cảnh xuất hiện
của nó.

Phần này ta trình bày những nét chính, những nét khái quát về tình hình
trong nước và tình hình thế giới tác động đến sự kiện đó.

- Trình bày diễn biến: phải tuân thủ nguyên tắt biên niên (tức là sự kiện
nào có trước thì nói trước, sự kiện nào có sau thì nói sau) vì mỗi chuỗi
sự kiện bao giờ cũng có mối liên quan, chặt chẽ với nhau. Ngoài ra ta
còn đảm bảo tính hệ thống và tính chính xác.


- Trình bày kết quả và ý nghĩa. Thường ta nêu ra những con số cụ thể
hay những nội dung chính của ý nghĩa. Và trong khi trình bày ý nghĩa, ta
phải kết hợp phân tích, đánh giá để thể hiện rõ lập trường của mình về
vấn đề đó.

I.1.3. Một số lưu ý khi làm bài tập dạng trình bày:

+ Trình bày phải lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, mức độ khái quát đến
đâu thì phải tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của đề và thời gian làm bài.

+ Người trình bày phải thể hiện quan điểm của mình ở mức độ nhất
định. Vì thế khi trình bày, thường kết hợp phân tích và đánh giá. Phần
này quyết định độ sâu của bài làm. Nhiều người cho rằng thể loại bài
trình bày này không thể hiện sự phân hóa học sinh, nhưng thật ra không
hẳn là như vậy vì một bài làm trình bày tốt là bài làm chọn được những
sự kiện tiêu biểu và có thể hiện được đánh giá của mình vào bài làm.
Điều đó cho thấy học sinh đó không chỉ dừng lại ở việc biết lịch sử mà
còn ở mức độ là hiểu lịch sử.

+ Thực tế có một số đề dùng từ “trình bày”, có đề không nói từ này
nhưng thực chất vẫn là trình bày một vấn đề lịch sử.

Ví dụ : Có đề yêu cầu: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc sau 1945 và sự
thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

I.1.4. Bài tập thực hành.

ĐỀ : Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu
tranh tự phát đến đấu tranh tự giác.


Hướng dẫn làm bài

+ Xác định giai cấp công nhân ra đời từ bao giờ và có đặc điểm gì?

+Thời gian họ vươn lên từ đấu tranh tự phát lên tự giác là trong khoản
thời gian nào? Và đến mốc nào là công nhân hoàn thành quá trình này?
Lưu ý là ta cũng chọn những sự kiện tiêu biểu nào của phong trào công
nhân để đưa vào bài làm.

a) Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam

+ Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp (1897 đến trước 1914) đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt
Nam và giai cấp công nhân ra đời.
+ Đặc điểm của giai cấp công nhân:
· Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như đại diện cho
lực lượng sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội, sống tập trung, có ý thức tổ
chức kĩ luật và tinh thần cách mạng triệt để.
· Đặc điểm riêng: Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa.
- Chịu 3 tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản nên nguyện vọng
của họ phù hợp với nguyện vọng quần chúng, lợi ích của học phù hợp
với lợi ích dân tộc.

- Họ có nguồn gốc từ nông dân nên họ dễ dàng thực hiện liên minh
công-nông.
- Trong thành phần, không có công nhân quý tộc, thuần nhất về ngôn
ngữ giúp họ đoàn kết trong đấu tranh.

- Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam và ngay từ khi mới ra đời họ

mang trong mình truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và sớm
chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng vô sản nên có khả năng gương
cao ngọn cờ cách mạng.

b) Quá trình công nhân vươn lên từ tự phát đến tư giác

* Từ 1919-1925

+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn lập ra công hội bí mật do Tôn Đức
Thắng đứng đầu.

+ Năm 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi chủ cho nghĩa ngày chủ
nhật có lương. Tiếp đó là cuộc bãi công ở các nhà máy dệt, rượu, xay xát
Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội.

+ Tháng 8-1925, Công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn chặn tàu Pháp
chở lính sang đàn áp phong trào của công nhân Trung Quốc đã đánh dấu
bước chuyển từ từ phát sang tự giác.

Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này diễn ra còn lẻ tẻ, chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài, nặng đấu tranh về kinh tế, còn mang tính tự phát,
giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

* Từ 1926-1929

+ 1926-1927, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu
như cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500
công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, cuộc đấu tranh của công nhân đồn
điền cà phê Rayna…


+ 1928-1929, toàn quốc có 40 cuộc đấu tranh từ Bắc vào Nam, lớn nhất
là ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợ Nam Định, nhà máy diêm
Bến Thủy, nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.
Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này có sự phát triển về số lượng
và chất lượng. Phong trào phát triển vượt ra ngoài phạm vi một xưởng
bắt đầu liên kết được với nhiều địa phương. Tại nhiều nhà máy xí nghiệp
có sự lãnh đạo đấu tranh của các tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, khẩu
hiệu đấu tranh đã kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị. Giai
cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đặt ra
nhu cầu phải có một chính Đảng cách mạng đứng ra lãnh đạo. Đó cũng
là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của hai tổ chức Thanh Niên và Tan
Việt, dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản cuối 1929. Cuối cùng 3 tổ
chức này đã được hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam.

c) Kết luận

Với sự ra đời của Đảng, giai cấp công nhân đã có bộ tham mưu lãnh đạo,
có cương lĩnh cách mạng cụ thế, với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân đã
hoàn thiện quá trình từ tự phát lên tự giác, bước lên vũ đài lịch sử đảm
nhận lịch sử vẻ vang của giai cấp mình.

I.2. Dạng đề phân tích

I.2.1. Khái niệm : Phân tích là dùng toàn bộ hiểu biết của mình để khám
phá bản chất sự kiện đó, để đánh giá tác động của nó đến lịch sử, khi
phân tích phải dùng lý lẻ, luận điểm chắc chắn, khoa học để suy xét.
Dạng phân tích thì yêu cầu sẽ cao hơn dạng trình bày, đòi hỏi học sinh
không chỉ biết sự kiện mà còn phải hiểu sự kiện đó. Biết vận dụng các

kỹ năng để phân tích. Vì vậy, khi phân tích nó thường đi liền với trình
bày và so sánh.

I.2.2.Các dạng phân tích thường gặp

· Phân tích nguyên nhân bùng nổ, nguyên nhân thành công, thất bại.

Ví dụ : Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945-1954).

· Phân tích ý nghĩa lịch sử.

Ví dụ : Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam.

· Phân tích một vấn đề lịch sử.

Ví dụ : Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam (1911-1930).

I.2.3.Một số vấn đề lưu ý khi làm bài phân tích.

+ Nắm chắc bản chất của sự kiện lịch sử hay vấn đề lịch sử, mối liên hệ
giữa các sự kiện lịch sử đó.
+ Phân tích theo đúng yêu cầu của đề bài, tránh lan man.
+ Phải có quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, tránh xuyên tạc, bóp
méo sự thật lịch sử.
+ Khi phân tích phải tìm ra các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc,
logich. Phân tích thường đi liền với chứng minh để có tính thuyết phục
cao.


I.2.4. Bài tập thực hành

ĐỀ: Phân tích nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa phát xít thắng thế ở
Đức.

Hướng dẫn làm bài

Phân tích đề:

+ Dạng đề là phân tích.

+ Nội dung: Nguyên nhân chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức một cách
dễ dàng.

+ Phạm vi của đề: tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1919-1939), thời điểm chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện và lên nắm
quyền ở Đức.

+ Tìm ra những nguyên nhân (ý lớn) rồi sau đó phân tích. Và trong khi
phân tích ta đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

- Do truyền thống quân phiệt của nước Đức.
Thời Cận đại, công cuộc thống nhất Đức diễn ra chậm hơn so với các
nước khác. Cuộc thống nhất này do sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt
bằng con đường sắt và máu. Chính truyền thống quân phiệt ấy đã dung
dưỡng cho mần mống chủ nghĩa phát xít nảy nở và phát triển.
- Bối cảnh lịch sử nước Đức sau chiến tranh là miếng đất màu mở nhất
cho chủ nghĩa phát xít hình thành và phát triển.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bị bại trận, bị thiệt hại nặng nề

theo hòa ước Véc-xai, đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện. Năm
1929, đại khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng mạnh đến nền
kinh tế Đức, làm cho nền kinh tế kiệt quệ, tình hình đó dẫn đến chính trị
rối loạn.
- So sánh lực lượng giữa các giai cấp.

+ Đảng cộng sản: chưa đủ mạnh, chưa đủ sức để tập hợp lực lượng và
lãnh đạo quần chúng cách mạng. Điều này quyết định sự thất bại của
phong trào chống phát xit.

+ Đảng xã hội dân chủ: là lực lượng mạnh nhưng bất hợp tác với Đảng
cộng sản. Nên ở Đức không lập được một mặt trận thống nhất chống
phát xít, khiến cho phát xít ngày càng thắng thế.

+ Đảng Quốc xã do Hit-le đứng đầu: được giới tư bản ủng hộ ra tranh
cử, Đảng này dũng những luận điệu, mị dân, đánh đúng tâm lý muốn
phục thù của người Đức với Hội nghị Véc-xai nên một chừng mực nào
đó gây ảnh hưởng trong quần chúng ở giai đoạn đầu.

- Các nước đế quốc đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở
Đức.

Sau khi Đức bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc
muốn sử dụng con bài Đức để tiêu diệt Liên xô. Chính sự nhượng bộ,
dung dưỡng và thỏa hiệp của các nước lớn đã tạo điều kiện cho Hít-le
nhanh chóng phát xít hóa nhanh chóng và hầu như không gặp trở ngại.

I.3. Dạng đề chứng minh

I.3.1.Khái niệm : Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề đã được khẳng

định từ trước, phải chứng minh nó là đúng, là có thật hoặc ngược lại.

Dạng đề này yêu cầu người viết không chỉ có kiến thức lịch sử phong
phú về vấn đề đó mà phải có khả năng lập luận chặc chẽ, logich thì bài
làm mới có tính thuyết phục.

I.3.2.Các dạng chứng minh

· Chứng minh một nhận định trong một văn bản để khẳng định vấn đề
đó.
Ví dụ : Đường lối của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kì
kháng chiến, tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chứng
minh rằng đường lối đó là đúng.

· Chứng minh cau nói của một vĩ nhân.

Ví dụ : Chứng minh câu nói của Trần Hưng Đạo “Năm nay thế giặc
nhàn”.
· Chứng minh một vấn đề có tính chất quy luật trong lịch sử.
Ví dụ : Chứng minh vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng
tư sản Pháp 1789.
· Chứng minh phản đề.

Ví dụ : Có ý kiến cho rằng cách mạng tháng Tám 1945 thành công là vì
nó diễn ra trong một thời cơ bỏ ngỏ. Ý kiến của em như thế nào hãy
chứng minh.

I.3.3. Một số vấn đề lưu ý khi làm bài dạng chứng minh.

- Khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó phải tìm được lý lẻ xác đáng,

chia thành các ý rõ ràng, đặc biệt là lựa chọn sự kiện để chứng minh.
Dẫn chứng càng phong phú, tiêu biểu, xác thực thì bài làm càng có tính
thuyết phục cao.
- Khi chứng minh phải kết hợp với phân tích khái quát để làm rõ vấn đề.
I.3.4.Bài tập thực hành

ĐỀ: Chứng minh phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng
lớn, quyết liệt và có tính chất triệt để.

Hướng dẫn làm bài

+ Phạm vi đề: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết
Ngệ Tĩnh.
+ Nội dung: đề nêu 3 ý lớn

Hướng dẫn làm bài

- Phong trào có qui mô rộng lớn:

Phong trào diễn ra trong suốt từ 1930 đến cuối 1931 trên phạm vi toàn
quốc, bao trùn khắp ba miền (Bắc-Trung-Nam).

Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng trong đó
chủ yếu là nông dân và công nhân.

Cong nhân: hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ trong hai năm: bãi công
của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng; 4000 công nhân nhà máy sợi
Nam Định. Riêng tháng 5 có 16 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra.

Nông dân: Có hàng trăm cuộc biểu tình của nông dân, tiêu biểu là 8000

nông dân huyện Hưng Yên (Ngệ An) ngày 12-9-1930.

- Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.

Quần chúng đã sử dụng những hình thức đấu tranh từ thấp lên cao:
mittinh, biểu tình, bãi công đến phá đồn điền nhà lao, bao vây huyện
đường kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nữa vũ trang, thành lập các
đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần chúng đấu tranh buộc bọn thống trị phải
chấp nhận những yêu sách của mình.

Trong phong trào này đã xuất hiện một hình thức sơ khai của khởi nghĩa
từng phần, dùng bạ lực để làm tan rã bộ máy chính quyền kẻ thù và thiết
lập chính quyền cách mạng.

- Phong trào có tính cách mạng triệt để:

Nó nhằm trúng hai kẻ thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc và phong
kiến, thực hiện khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “ruộng đất dân cày”.

Trong phong trào này quần chúng thể hiện quyết tâm đánh đến cùng, ở
một số nới như Nghệ An, Hà Tĩnh, dưới sức mạnh đấu tranh của quần
chúng, hệ tống chính quyền địch bị tan rã từng mãng, chính quyền cách
mạng được thành lạp dưới hình thức các Xô viết. Đó là chính quyền nhà
nước cách mạng lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.

Kết luận:

+ Phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng lớn, quyết liệt và
có tính chất triệt để. Nó đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với
phong trào yêu nước trước đó.


Sở dĩ như vậy, là do lần đầu tiên phong trào được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Qua đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền
lãnh đạo của giai cáp công nhân. Phong trào 1930-1931 đã để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quí báu. Vì vậy nó có ý nghĩa như cuộc tập dược
đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
(Còn nữa)

×